Khi Viện kiểm sát ra “oai”

Đoàn Dự ghi chép

 Trần Kim Ngân bị dẫn ra ṭa

THƯA QUƯ BẠN, dưới chế độ CS, Giám sát viện hay Viện Kiểm sát Nhân dân (danh từ của VNCH là Công tố viện), theo điều 107 hiến pháp của CSVN năm 2002, trong giai đoạn xét xử các vụ án h́nh sự, có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

1.    Đọc cáo trạng và đọc quyết định truy tố của VKSND đối với bị cáo tại phiên toà.

2.    Luận tội bị cáo tại toà sơ thẩm. Phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại toà phúc thẩm. Tranh luận với LS bào chữa hoặc những người tham gia tố tụng khác tại ṭa sơ thẩm cũng như ṭa phúc thẩm.

3.    Phát biểu các quan điểm về việc giải quyết vụ án tại ṭa giám đốc thẩm và ṭa tái thẩm.

Trên thực tế, việc đọc cáo trạng và đọc quyết định truy tố hoặc tranh luận với luật sư bào chữa th́ tất nhiên rồi, ngày trước Công tố viện của VNCH cũng làm. Riêng việc phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án và đề nghị ṭa trừng phạt bị cáo bao nhiêu năm tù, chung thân hay tử h́nh (và ṭa thường làm theo đề nghị đó) th́ hơi lạ.

Sau đây xin mời quư bạn theo dơi một vụ án xảy ra tại Sài G̣n mà hầu hết báo chí và dư luận dân chúng trong nước đều nói rằng ṭa sơ thẩm Sài G̣n xử như vậy là rất hợp t́nh hợp lư. Ngay người mẹ của kẻ bị cô gái đâm chết cũng xin ṭa giảm nhẹ cho bị cáo. Tuy nhiên, đại diện Viện KSND không đồng ư như vậy mà phát biểu rằng phải xử cô gái theo tội “giết người”, tức nặng hơn thay v́ “giết người lúc tinh thần đang bị kích động mạnh”, nhẹ hơn nhiều như ṭa phúc thẩm đă kết luận. VKSND kháng nghị, như vậy vụ án sẽ phải xử lại tại ṭa phúc thẩm. Trong khi đó, một vị luật sư (trưởng Luật sư đoàn Gia Định) được phóng viên phỏng vấn và một luật sư người Việt ở bên Mỹ (theo dơi vụ án trên Internet) đều nói rằng ṭa sơ thẩm xử như vậy là rất hợp lư.

Ai cũng nói ṭa sơ thẩm xử đúng kể cả bà mẹ nạn nhân, tại sao Viện KSND lại nhất định chống án? Họ muốn chứng tỏ rằng VKS “oai” hơn ṭa sơ thẩm chăng? Không thể hiểu được. Sau đây xin mời quư bạn theo dơi vụ án và việc nhất định chống án của VKSND cũng như ư kiến của hai vị luật sư, một ở trong nước, một ở nước ngoài.

Diễn tiến vụ án

Ngày 19/9/2017, phiên ṭa sơ thẩm Sài G̣n xét xử vụ án “cô gái đâm chết kẻ sàm sỡ định hăm hiếp ḿnh”. Tuy nhiên, ngày 17/10/2017, đại diện Viện KSND Sài G̣n quyết định kháng nghị, yêu cầu ṭa phúc thẩm xét xử theo tội danh “giết người” thay v́ tội danh “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” như ṭa sơ thẩm đă kết luận, và đề nghị tăng h́nh phạt đối với bị cáo. Sự việc diễn ra như sau:

Theo điều tra của công an cũng như lời khai của bị cáo trước ṭa, Trần Kim Ngân (23 tuổi) là người quê gốc tại Bạc Liêu, lên Sài G̣n làm nhân viên bán hàng cho một cửa tiệm đồng hồ ở đường Nguyễn Trăi Chợ Lớn, thuê nhà ở chung với một cô bạn cũng là nhân viên bán hàng trong tiệm. Ngân quen biết với Lương Địch Lân (26 tuổi, cư ngụ tại Sài G̣n) qua mạng xă hội Zalo.

Ngày 30/11/2016, khi Ngân đang làm việc tại cửa hàng th́ Lân gọi điện thoại, hẹn hết giờ sẽ tới nhà trọ chở Ngân đi chơi. Đến tối cùng ngày, Lương Địch Lân tới chở Ngân đến băi đất trống nằm trên Đường số 7, phường B́nh Khánh, quận 2 (phía sau chùa Huệ Nghiêm, thuộc vùng Thủ Thiêm) để…tâm sự. Tại đây, Lân ôm và hôn Ngân rồi đè xuống băi cỏ đ̣i “yêu” th́ bị Ngân chống cự. Gă thanh niên bèn rút ra một con dao nhọn đă mang theo và khống chế, cởi quần Ngân.

Tuy nhiên, lợi dụng trong lúc Lân đang cởi quần ḿnh, Ngân đạp vào người gă “bạn trai” mấy đạp rồi vùng đứng dậy, kéo quần, bỏ chạy nhưng Lân nắm lại. Hai bên giằng co nhau. Ngân cắn vào tay Lân khiến Lân mải lo chỗ đau, bị Ngân giật lấy con dao, đâm vào bụng Lân một nhát rồi chạy. Tuy bị thương nhưng không nặng lắm nên Lân vẫn đuổi theo, nắm được Ngân, Ngân bèn đâm Lân một nhát chí mạng vào ngực, bắt buộc Lân phải buông Ngân ra.

Sau khi đă thoát khỏi tay “kẻ địch”, Ngân chạy ra đường nhựa, gặp taxi trống bèn lên taxi, trở về pḥng trọ. C̣n Lân, sau khi bị đâm khá nặng ở ngực, bèn cố gắng lấy xe, ngồi lên, nổ máy, bỏ đi. Nhưng Lân chỉ đi được một quăng, đến gần chợ B́nh Khánh th́ ngă vào hàng rào một quán cà phê ven đường và tử vong ngay chân hàng rào.

Công an điều tra, ba hôm sau th́ Ngân bị bắt.

Tại phiên toà sơ thẩm vào ngày 19/9/2017, Ngân khai rằng khi chạy thoát, cô đă cố gắng t́m số điện thoại của công an phường để báo đến t́m giúp đỡ Lân v́ sợ anh ta nguy kịch, nhưng phường lạ nên cô không biết số điện thoại. Ngoài ra, khi về tới pḥng trọ, Ngân kể hết mọi chuyện với bạn và nhờ bạn chở ḿnh tới băi đất trống phía sau chùa Huệ Nghiêm để xem t́nh h́nh thế nào, nếu cần th́ giúp đỡ Lân nhưng không thấy Lân; cô đoán Lân vẫn đi được, không ngờ Lân bị tử vong chứ cô không có ư định giết Lân.

Về hai nhát dao đâm Lân, Ngân khai: “Nhát dao thứ hai, bị cáo đâm là do bị cáo đă cố chạy nhưng anh ấy vẫn kéo lại”. Ngân nghẹn ngào: “Ngay đến bây giờ, do mọi người nói, bị cáo mới biết anh ấy đă có vợ chứ lúc quen anh Lân, bị cáo hỏi, anh ấy chỉ nói nhà ở quận 11 và chưa có bạn gái”.

Với hành vi phạm tội như trên, Trần Kim Ngân bị VKS truy tố về tội “giết người” và đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo từ 7 đến 8 năm tù.

Trước khi vào trong nghị án, ṭa hỏi ư kiến bà mẹ nạn nhân. Bà nói: “Cổ c̣n quá trẻ, mới 23 tuổi mà chắc c̣n trong trắng nên mới chống cự dữ dội như vậy. Đàng nào con tôi cũng chết rồi, một phần lỗi cũng tại nó, có vợ rồi mà c̣n làm quen với bạn gái trên mạng. Bây giờ dù ṭa có xử cổ 7 – 8 năm hay 10 năm tù th́ con tôi cũng không sống lại được, xin ṭa giảm nhẹ cho cổ”.

Kết luận của ṭa sơ thẩm

Sau khi xem xét toàn bộ chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, lời khai của bị cáo và bào chữa của luật sư, HĐXX nhận định rằng Ngân phạm tội trong t́nh trạng tinh thần bị chấn động mạnh. Trong đêm khuya, lại ở nơi vắng vẻ, nên ngoài sự tự vệ của bản thân, cô không thể nhờ ai giúp đỡ được, do đó bị cáo đă gây án trong t́nh trạng giằng co quyết liệt với địch thủ. Điều này được chứng tỏ là khi khám nghiệm hiện trường, công an t́m thấy sợi dây chuỗi có chiếc lắc vàng của bị cáo bị đứt làm ba đoạn rớt tại hiện trường. Ngoài ra, như lời bị cáo đă khai, nhân chứng là cô bạn trọ cùng pḥng với bị cáo cũng xác nhận sau khi sự việc xảy ra, bị cáo có kể mọi chuyện với bạn và nhờ bạn chở ḿnh tới hiện trường, nếu cần th́ giúp đỡ Lân nhưng không t́m thấy Lân.

Từ những lư do nói trên, HĐXX kết luận rằng bị cáo Trần Kim Ngân phạm tội “giết người trong t́nh trạng bị kích động mạnh” và muốn tự vệ, v́ thế chủ tọa hội đồng tuyên phạt bị cáo 9 tháng 16 ngày tù, bằng với thời gian bị cáo đă bị tạm giam từ đó đến nay. Bị cáo Trần Kim Ngân được trả tự do ngay sau phiên toà.

 Viện Kiểm sát kháng án

VKS kháng nghị, cho rằng ṭa đổi tội danh, trả tự do cho bị cáo Trần Kim Ngân là chưa tương xứng với tính chất nguy hiểm. 

VKSND Sài G̣n vừa kháng nghị, yêu cầu ṭa phúc thẩm xét xử theo hướng đổi tội danh Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” như ṭa sơ thẩm đă nhận định, thành tội danh Giết ngườivà tăng án đối với bị cáo.

Viện cho rằng, Ngân dùng hung khí tước đoạt mạng sống của nạn nhân là phạm tội giết người, ṭa sơ thẩm chuyển sang tội danh giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và chỉ tuyên phạt bị can mức án bằng với thời gian tạm giam (9 tháng 16 ngày tù) là chưa tương xứng với tính chất nguy hiểm do Ngân gây ra.

Nếu kháng nghị của VKSND được ṭa phúc thẩm chấp nhận th́ theo bộ Luật H́nh sự về một trong những tội giết người, Trần Kim Ngân sẽ bị từ 7 đến 15 năm tù, và đến ṭa phúc thẩm là cuối cùng, sẽ không c̣n phiên ṭa nào khác ngoại trừ trường hợp có chỉ thị của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Ư kiến của các luật sư

1.- Luật sư Trần Minh Hùng, trưởng pḥng Luật sư Gia Định (thuộc Đoàn LS Sài G̣n) nhận định rằng, việc ṭa sơ thẩm xét xử theo tội “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” của Trần Kim Ngân là có căn cứ.

Ông nói: “C̣n việc VKSND kháng nghị, yêu cầu cấp phúc thẩm xử theo hướng tăng h́nh phạt và đổi tội danh “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” sang tội danh “giết người”, theo tôi là không có căn cứ và không thuyết phục”.

Vị luật sư nói trên phân tích rằng người bị kích động về tinh thần là người không c̣n nhận thức đầy đủ về hành vi của ḿnh như lúc b́nh thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó họ chỉ mất tự chủ và không thấy hết được tính chất cũng như mức độ nguy hiểm về hành vi của ḿnh. Trạng thái này xảy ra trong chốc lát, sau đó tinh thần của họ sẽ trở lại b́nh thường như trước. Như vậy, trạng thái tinh thần bị kích động có những mức độ khác nhau.

Ông giải thích: “Nếu bị kích động do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của đối phương đối với ḿnh hay đối với người thân của ḿnh th́ đó là trường hợp “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”,việc giết người trong trường hợp này được quy định trong Điều 96 Bộ Luật h́nh sự”.

C̣n để xác định một người có bị kích động về tinh thần hay không, đó là một vấn đề phức tạp. Bởi v́ trạng thái tâm lư của mỗi người có thể khác nhau, cùng một sự việc nhưng người này xử sự khác người kia. Có người khi bị kích động về tinh thần th́ “điên lên” nhưng cũng có người vẫn b́nh thường, thản nhiên như không có chuyện ǵ xảy ra. Do đó, cách xử sự của mỗi người cũng rất khác nhau khi bị kích động về tinh thần.

Luật sư Hùng cho rằng không có một chuẩn mực nhất định nào để “đo” t́nh trạng bị kích động về tinh thần của con người, mà phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và xem xét một cách toàn diện các t́nh tiết của vụ án chứ không phải cứ hễ họ đâm người khác bằng hung khí khiến người khác chết đều buộc họ vào tội “giết người”.

Luật sư Hùng cũng nhận định: “Theo tôi, căn cứ vào các thông tin trong vụ án th́ bị hại nhiều lần khống chế bị cáo Ngân bằng dao. Hơn nữa, bị cáo là một phụ nữ, sự việc xảy ra ở nơi vắng vẻ vào ban đêm khiến cho cô dễ hoang mang lo sợ, dẫn đến không làm chủ được ḿnh và bị kích động mạnh về tinh thần là điều đương nhiên“.

Khi bị hăm hiếp, cô vật lộn với kẻ thủ ác, nếu hắn chết là do hắn mà ra, lúc đó cô c̣n làm ǵ hơn được nữa.

2.    Luật sư David Khanh, hiện làm việc tại Mỹ, cho biết quan điểm của ḿnh: 

Việc một cô gái đâm chết kẻ định hăm hiếp cô và đang dùng dao đe dọa cô, để rồi cô bị đưa ra toà về tội giết người trong t́nh trạng tinh thần bị kích động mạnh làm tôi sững sờ. Đă vậy, khi cô bị Viện Kiểm sát Nhân dân ǵ đó đề nghị tăng h́nh phạt và tăng tội danh lên thành “giết người” lại càng làm cho tôi không hiểu nổi.

Tự vệ là một hành động chính đáng. Khi có một kẻ sắp cưỡng hiếp ḿnh mà ḿnh không được phép tự vệ th́ đó là pháp luật ngoảnh mặt làm ngơ, hoàn toàn vô ích. Khi có một kẻ kề dao vào cổ ḿnh, bắt ḿnh phải im lặng để y hăm hiếp mà ḿnh không được phép tự vệ th́ pháp luật giống như một tṛ đùa.

Ở bên Mỹ, việc tự vệ trước bạo lực khá đơn giản. Nếu có kẻ tấn công và bạn có lư khi cho rằng hắn có thể giết bạn th́ bạn giết hắn là chấp nhận được. Nếu có kẻ tấn công và bạn có lư khi cho rằng hắn sắp hăm hiếp bạn th́ bạn giết hắn là chấp nhận được.

Cái sự “có lư” đó được xem xét như sau: Khi ở trong hoàn cảnh đó, nạn nhân bị tấn công cho rằng ḿnh có thể bị giết, rồi chống cự và làm đối phương chết th́ họ “có lư” và không phải chịu trách nhiệm h́nh sự nếu những người b́nh thường nghĩ rằng gặp trường hợp ấy họ cũng có thể chết. Bị kề dao vào cổ th́ ai cũng có thể nghĩ rằng ḿnh sắp chết tới nơi, và họ giết kẻ tấn công là hợp lư. Bị đè ra đ̣i hỏi quan hệ t́nh dục rồi dùng dao bắt nằm im không cho truy hô th́ ai cũng tin rằng ḿnh sắp bị hăm hiếp. Xét theo lẽ này, nếu ở bên Mỹ cô gái hoàn toàn hợp lư khi đâm chết kẻ thủ ác.

Cái ư tưởng cho rằng tự vệ th́ được chứ giết người là không được, thật vớ vẩn khi đem áp dụng vào trường hợp nói trên. Cô gái đă ở trong t́nh trạng sắp bị giết, sắp bị hăm hiếp, hoặc là cả hai. Cô chỉ c̣n cách vật lộn với kẻ thủ ác, tóm được con dao của hắn, đâm hắn, nếu hắn chết th́ đó là do hắn mà ra cả. Lúc ấy cô c̣n làm được ǵ hơn nữa? Chẳng lẽ cô lại dùng dao mà khều khều, đe dọa lại hắn để tránh làm hắn bị thương hoặc chết? Vào t́nh thế đang vật lộn, bị kẻ tấn công nắm trở lại, cực kỳ hoảng loạn trong đêm tối, chả lẽ lại phải t́m chỗ…không nguy hiểm của hắn mà đâm hay sao? Bị hắn nắm chặt, cánh tay của một cô gái có được bao nhiêu khả năng mà bảo phải đâm chỗ khác?

Có một câu chuyện rất phổ biến trên truyền thông Mỹ khoảng vài năm trước đây như thế này. Một người mẹ trẻ với đứa con c̣n nhỏ đang ở trong một căn nhà thuộc loại mobile-home, tức là một “cái thùng” mà một chiếc xe tải có thể kéo được, bên trong có trang bị mọi tiện nghi như trong căn pḥng khách sạn. Có kẻ phá cửa. Cô nh́n ra và thấy một tên say rượu mặt mũi đỏ phừng đang dùng xà beng phá cửa mobile-home của mẹ con cô. Cô gọi tới pḥng điều hành của cảnh sát. Họ nói cảnh sát sẽ tới ngay lập tức.

http://thoibao.com/wp-content/uploads/2017/10/2-17.jpg

Trong khi người mẹ đang dặn chỗ ḿnh ở th́ tên kia vẫn tiếp tục dùng xà beng cạy cửa. Cô hỏi nhân viên điều hành: “Tôi có súng, nếu tên kia phá cửa vào được th́ tôi có quyền bắn hắn không?”. Nhân viên đó trả lời: “Được, cô có quyền dùng vơ khí để bảo vệ bản thân và con cô”.

Cửa bị phá, tên kia xông vào, cảnh sát th́ đến chưa kịp, cô gái bắn tên đó lăn ra chết. Cảnh sát tới, nghiên cứu hiện trường và đồng ư là sự việc diễn ra đúng như thế. Họ dọn dẹp xác chết, khen ngợi cô gái, lại xin phép đưa câu chuyện lên bản tin để răn đe kẻ ác.

Việc ra tay nghĩa hiệp cũng vậy, khi bạn thấy một người đang bị đe dọa bởi kẻ dùng bạo lực, y có thể gây chết người, hoặc khi một phụ nữ sắp bị hăm hiếp kêu cứu th́ bạn có quyền dùng vơ lực, mà nếu kẻ thủ ác bị giết th́ bạn cũng không bị truy cứu trách nhiệm h́nh sự. Tất nhiên, khi điều đó xảy ra, người ta sẽ xem xét kỹ rằng nếu một người b́nh thường khác ở vào vị trí của bạn th́ họ có nghĩ rằng người kia sắp bị giết hay sắp bị hăm hiếp hay không.

Các luật lệ nói trên rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tội phạm. Nếu một nạn nhân không được phép tự vệ th́ kẻ thủ ác tha hồ lộng hành. Những trường hợp thanh niên đi chơi với bạn gái rồi đè ra hăm hiếp không phải là ít, chỉ do các cô không dám tố cáo v́ sợ mang tiếng mang tăm mà thôi. Bây giờ ở VN lại có luật lệ ”không được làm chết người khi tự vệ” th́ chẳng lẽ cứ chịu trận khi gặp kẻ ác hay sao? Thứ quy định đó chỉ làm cho tội phạm thêm nhiều mà thôi.

Ở Mỹ, cái gọi là sắp sửa bị giết được hiểu một cách rất rộng răi. Trường hợp cô gái đâm chết kẻ sàm sỡ định hăm hiếp cô đă quá rơ ràng, cô không thể bị đề nghị tăng h́nh phạt được, điều đó hết sức vô lư. Ngay cả trường hợp một kẻ mới xông vào nhà người ta, chưa kịp đe dọa hay làm ǵ th́ đă bị chủ nhà bắn chết mà c̣n được coi là chủ nhà tự vệ huống chi trường hợp y đă ra tay. Người Mỹ quan niệm kẻ lạ xâm nhập gia đ́nh bất hợp pháp là rất nguy hiểm, chủ nhà có quyền tự vệ, không bị truy tố trách nhiệm h́nh sự.

Đoàn Dự  

Trở lại