Covid-19, vũ khí sinh học và tham vọng mở rộng lănh thổ của Bắc Kinh

Quư Khải

 

Covid-19, vũ khí sinh học và tham vọng mở rộng lănh thổ của Bắc Kinh

Trong một bài phát biểu bí mật dành cho các cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gần hai thập kỷ trước, Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc khi đó, Tướng Ngụy Phượng Ḥa đă tŕnh bày một kế hoạch dài hạn nhằm mục tiêu phục hưng Trung Quốc.

Ông nói có ba vấn đề quan trọng cần phải nắm chắc. Đầu tiên là vấn đề không gian sống, nguyên nhân là do Trung Quốc đang bùng nổ dân số nghiêm trọng trong khi môi sinh đang xuống dốc. Từ đó nảy sinh vấn đề thứ hai, đó là ĐCSTQ phải dạy người dân Trung Quốc “hướng ra biển lớn”. Ư tứ tướng Ngụy muốn ám chỉ sự chinh phục những vùng đất mới, từ đó khai sinh “một Trung Quốc thứ hai” bằng phương thức “thuộc địa hóa” như nó đă từng làm trong lịch sử. Cũng từ đây, nảy sinh vấn đề quan trọng thứ ba: “vấn đề nước Mỹ”.

Covid-19, vũ khí sinh học và tham vọng mở rộng lănh thổ của Bắc Kinh

Tướng Ngụy Phượng Ḥa 

Tướng Ngụy từng dơng dạc cảnh báo các thính giả trong hội trường: “Điều này nghe th́ có vẻ gây sốc, nhưng logic thực ra rất đơn giản. … [Trung Quốc] đang ở trong cuộc xung đột cơ bản về lợi ích chiến lược với phương Tây. Do đó, Mỹ sẽ chẳng bao giờ cho phép Trung Quốc chiếm đoạt các nước khác để xây dựng một Trung Quốc thứ hai. Mỹ sẽ ngáng chân Trung Quốc trong vấn đề này”. 

Tướng Ngụy tiếp tục giải thích: 

“Mỹ có cho phép chúng ta hướng ra biển lớn để thâu thập những không gian sống mới hay không? Thứ nhất, nếu Mỹ kiên quyết ngăn chặn, chúng ta sẽ khó có thể làm bất cứ điều ǵ đáng kể với Đài Loan, Việt Nam, Ấn Độ hoặc thậm chí Nhật Bản, [nếu thế] liệu chúng ta có thể mở rộng thêm bao nhiêu không gian sống? Rất nhỏ nhặt! Mặt khác, chỉ các nước lớn như Mỹ, Canada và Úc mới sở hữu vùng đất đủ rộng răi để phục vụ nhu cầu thực dân trên diện rộng của chúng ta”.

“Tất nhiên, chúng ta không ấu trĩ đến mức cùng tàn lụi với Mỹ trong một cuộc chiến tranh hạt nhân”, tướng Ngụy phân tích. “Chỉ bằng cách sử dụng vũ khí không mang tính hủy diệt mới có thể trừ khử nhiều người, từ đó chiếm lấy đất Mỹ cho riêng ḿnh”.

Do đó, câu trả lời cho vấn đề này nằm ở vũ khí sinh học.

“Tất nhiên, chúng ta chưa từng ngơi nghỉ. Trong những năm qua, chúng ta đă nắm bắt cơ hội để chế tạo vũ khí loại này”, ông nói thêm.

Chính quyền Trung Quốc xếp vũ khí sinh học vào loại vũ khí quan trọng bậc nhất để đạt được mục tiêu của họ – “xóa sổ nước Mỹ”. Tướng Ngụy ca ngợi công lao của cựu lănh đạo Đặng Tiểu B́nh trong việc đặt vũ khí sinh học lên trên tất cả các vũ khí khác trong kho vũ khí của nước này: 

“Khi đồng chí Đặng Tiểu B́nh vẫn c̣n ở bên cạnh chúng ta, Trung ương Đảng đă có quyết định sáng suốt khi không phát triển các nhóm tàu sân bay, mà thay vào đó tập trung phát triển vũ khí sát thương có khả năng tiêu diệt lượng lớn dân số của kẻ thù”.

Nghe có vẻ khó tin, nhưng tướng Ngụy từng tự coi ḿnh là một người cộng sản “nhân đạo”, và từ đó bộc bạch những “cảm xúc” đan xen phức tạp về vấn đề này: “Đôi khi tôi nghĩ thật tàn khốc làm sao khi Trung Quốc và Hoa Kỳ là kẻ thù của nhau”.

Ông muốn lưu ư rằng, rốt cục Mỹ từng giúp Trung Quốc trong Thế chiến II. Người dân Trung Quốc nhớ việc Mỹ đă chống lại chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản. Nhưng điều đó giờ đây không c̣n quan trọng nữa.

“Trong dài hạn, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là một cuộc đấu tranh sinh tử, một mất một c̣n”, tướng Ngụy nhấn mạnh. T́nh cảnh bi thảm này sẽ là viễn cảnh tương lai.

Theo tướng Ngụy, “Chúng ta không được quên rằng lịch sử nền văn minh Trung Quốc đă nhiều lần dạy chúng ta rằng một núi không thể có 2 hổ”.

Và theo tướng Ngụy, vấn đề bùng nổ dân số quá mức và suy thoái môi sinh của Trung Quốc rốt cục sẽ dẫn đến sự sụp đổ xă hội và nội chiến. Ông ước tính, “hơn 800 triệu người Trung Quốc” sẽ chết trong t́nh cảnh sụp đổ như vậy. Do đó, ĐCSTQ không có biện pháp khác cho vấn đề này.

Hoặc là dân Mỹ bị “xóa sổ” trước các cuộc tấn công sinh học, hoặc Trung Quốc phải hứng chịu một thảm họa quốc gia.

“Chúng ta phải chuẩn bị sẵn cho hai kịch bản”, tướng Ngụy nói. “Nếu vũ khí sinh học của chúng ta thành công trong cuộc đột kích chớp nhoáng, người dân Trung Quốc sẽ có thể giữ tổn thất ở mức tối thiểu trong cuộc chiến với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu cuộc tấn công thất bại và kích hoạt đ̣n trả đũa hạt nhân từ Mỹ, Trung Quốc có lẽ sẽ phải hứng chịu một thảm họa trong đó hơn một nửa dân số sẽ thiệt mạng. Đó là lư do tại sao chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng hệ thống pḥng không chắc chắn cho các thành phố cỡ lớn và cỡ trung của chúng ta”.

“Tất nhiên, chúng ta không ấu trĩ đến mức cùng tàn lụi với Mỹ trong một cuộc chiến tranh hạt nhân. Chỉ bằng cách sử dụng vũ khí không mang tính hủy diệt mới có thể trừ khử nhiều người, từ đó chiếm lấy đất Mỹ cho riêng ḿnh”.

– Tướng Ngụy Phượng Ḥa, cựu Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc

Trong bài phát biểu, tướng Ngụy cung cấp ch́a khóa để hiểu được chiến lược phát triển của Trung Quốc.

“Việc phát triển kinh tế của chúng ta đều là để chuẩn bị cho nhu cầu chiến tranh!” ông tuyên bố.

Phát triển kinh tế không phải là để cải thiện đời sống nhân dân Trung Quốc trong ngắn hạn. Phát triển kinh tế không phải là để xây dựng một xă hội tư bản hướng tới sự tiêu dùng. “Trên bề mặt, chúng ta vẫn nhấn mạnh vào việc phát triển kinh tế như là mục tiêu cốt lơi của chúng ta, nhưng trên thực tế, việc phát triển kinh tế sẽ lấy chiến tranh làm hạch tâm cốt lơi!”

Đây cũng là động lực cơ bản đằng sau mối quan tâm rất lớn của Trung Quốc đối với ngành khoa học sinh học.

Vũ khí hóa dịch bệnh

Phương Tây vẫn chưa hiểu được động cơ căn bản của việc Trung Quốc sẵn sàng xây dựng các pḥng thí nghiệm vi sinh học cấp độ 4, nơi nghiên cứu các vi khuẩn chết chóc nhất thế giới (ví dụ, pḥng thí nghiệm các mầm bệnh cấp độ 4, cấp cao nhất hiện tại). Giờ đây, vấn đề này đă nổi lên bề mặt khi đối diện với đại dịch Covid-19 khởi phát ở Vũ Hán, địa khu nằm ở trung tâm Trung Quốc, nơi có pḥng thí nghiệm virus học cấp độ 4 duy nhất của nước này (chuyên nghiên cứu các virus chết chóc, nguy hiểm nhất).

Không lâu sau bài phát biểu, tướng Ngụy thôi giữ chức bộ trưởng quốc pḥng vào năm 2003, cùng năm xảy ra đợt bùng phát dịch SARS (một chủng virus corona khác, c̣n gọi là SARS-CoV-1) tại nước này. Trùng hợp ở chỗ, đây cũng là thời điểm Bắc Kinh quyết định xây dựng pḥng thí nghiệm virus học cấp độ 4 tại Vũ Hán. Trong bối cảnh bài phát biểu của tướng Ngụy, liệu đợt bùng phát dịch virus corona chủng mới (c̣n gọi là SARS-CoV-2) ở Vũ Hán có phải là một tai nạn do nghiên cứu thử nghiệm vũ khí sinh học tại pḥng thí nghiệm đó không?

Có hai điểm đáng cân nhắc. Thứ nhất, vào năm 2008, một quan chức an ninh hàng đầu Đài Loan nói với các nhà lập pháp nước này rằng “Đài Loan có thông tin t́nh báo kết nối virus SARS với nghiên cứu được tiến hành tại các pḥng thí nghiệm ở Trung Quốc đại lục”, theo tờ Sydney Morning Herald ngày 7/10/2008.

Với sức ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc và sự thâm nhập chính trị của truyền thông tiếng Trung tại quốc đảo này, không ngạc nhiên khi Giám đốc Văn pḥng An ninh Quốc gia Tsai Chao-ming buộc phải rút lại tuyên bố của ḿnh, nhưng không có dấu hiệu đặc trưng của một “lỗi ngoại giao ngớ ngẩn” thông thường. Có phải ông Tsai đă bị buộc phải rút lại một tuyên bố xác thực, bởi ông không thể tiết lộ các nguồn cung cấp thông tin t́nh báo của ḿnh tại Trung Quốc nội địa?

Thứ hai, Trung Quốc đă nhiều lần bị chỉ trích v́ trộm cắp công nghệ phương Tây, bao gồm cả các pḥng thí nghiệm sinh học.

Cách đây không lâu, nhà virus học nổi tiếng người Trung Quốc, Tiến sĩ Xiangguo Qiu, cùng chồng và một số sinh viên Trung Quốc của cô, đă bị tước giấy phép hoạt động tại Pḥng thí nghiệm Vi sinh Quốc gia Canada tại thành phố Winnipeg. Đây cũng là pḥng thí nghiệm sinh học cấp độ 4 duy nhất ở Canada. Hành vi của bà Qiu đang bị điều tra bởi cảnh sát hoàng gia Canada (RCMP) với cáo buộc được Cơ quan Y tế Công cộng Canada mô tả là các “vi phạm chính sách” tiềm tàng, kênh CBC đưa tin. Bà Qiu đă được mời đến Pḥng thí nghiệm An toàn Sinh học Quốc gia Vũ Hán thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc hai lần mỗi năm, trong hai năm. Một báo cáo sau đó của CBC đă cẩn trọng bác bỏ tuyên bố cho rằng các nhà khoa học Trung Quốc đánh cắp virus corona từ pḥng thí nghiệm nước này.

Có rất nhiều chi tiết về vụ này chưa được công khai, và hiện có rất ít thông tin được tiết lộ cho công chúng. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa đợt dịch bùng phát tại Vũ Hán và tham vọng của Trung Quốc đối với các vi khuẩn gây chết người phải được đưa vào trong tính toán của chúng ta.

Chúng ta cần phải có một cuộc điều tra toàn diện về sự bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán. Chính quyền Trung Quốc phải cho phép toàn thế giới thấy được sự minh bạch. Nếu các quan chức Trung Quốc vô tội, họ không có ǵ để che giấu. Nếu họ có tội, họ hẳn sẽ từ chối hợp tác.

Mối quan ngại thực sự ở đây là liệu phần c̣n lại của thế giới có đủ can đảm để yêu cầu một cuộc điều tra toàn diện và kỹ lưỡng hay không. Chúng ta cần phải dũng cảm và không lo sợ đối với yêu cầu này và không cho phép các “lợi ích kinh tế” khiến bản thân nhắm mắt làm ngơ và tảng lờ sự thật. Chúng ta cần một cuộc điều tra trung thực, và chúng ta cần nó ngay lập tức.

Phía trên là toàn văn bài b́nh luận có tựa đề gốc “Có phải kế hoạch hủy diệt nước Mỹ của Trung Quốc đă phản tác dụng (Did China’s Plan to Destroy the United States Backfire?)” đăng trên tờ The Epoch Times ngày 31/1/2020. Tại thời điểm đó, Mỹ ghi nhận vỏn vẹn có 6 ca nhiễm. Hiện tại (ngày 11/4/2020), Mỹ có hơn gần nửa triệu ca nhiễm, với hơn 18.000 người tử vong v́ virus Vũ Hán.

J.R. Nyquist là một nhà báo và tác giả các cuốn sách “Nguồn gốc Thế chiến thứ tư (Origins of the Fourth World War)”, “Kẻ ngốc và kẻ thù (The Fool and His Enemy)” và “Chiến thuật mới của Chiến tranh toàn cầu (The New Tactics of Global War)”.

Quư Khải dịch & biên tập

Trở lại