Vùng nhận dạng pḥng không hoạt động như thế nào ?

Các luật lệ tại vùng nhận dạng pḥng không ở mỗi nước có những điểm khác biệt, nhưng hầu hết dựa theo các quy định tại vùng nhận dạng pḥng không Bắc Mỹ.  

Máy bay F-22A Raptor của Mỹ (trên) áp sát phi cơ Tu-95 Bear của Nga tại không phận ở bang Alaska hôm 22/11/2007. Ảnh: USAF

Một trong những câu hỏi được đặt ra liên quan tới vùng nhận dạng pḥng không mới của Trung Quốc là nước này sẽ làm thế nào để thực thi các quy định họ đề ra: áp giải những máy bay từ chối tuân thủ, cố đẩy chúng đi, hay buộc chúng hạ cánh? 

Trung Quốc tuyên bố quân đội sẽ "có những biện pháp pḥng vệ khẩn cấp" chống lại các máy bay không tuân thủ luật của khu vực, nhưng không nói rơ đó là các biện pháp nào. 

Những vùng nhận dạng pḥng không không bị các hiệp ước hay tổ chức quốc tế chi phối, và thường được các chính phủ khác nhau thiết lập đơn phương. Tùy từng nước, luật lệ tại khu vực này có những điểm khác biệt và thực thi cũng khác. Điểm chung là hầu hết luật về vùng pḥng không gắn với các quy định của Vùng nhận dạng pḥng không Bắc Mỹ (ADIZ), bao trùm cả Mỹ và Canada. 

Về kỹ thuật, các luật này yêu cầu hầu hết máy bay nước ngoài nộp kế hoạch bay cho chính quyền Mỹ trước khi cất cánh, cũng như báo cáo vị trí với cơ quan hàng không Mỹ liên quan "ít nhất một giờ trước khi đi vào ADIZ". Luật cũng quy định chi tiết về cách phi cơ quân sự Mỹ nhận dạng, giám sát và chặn các máy bay trong khu vực ADIZ. 

Cơ chế chặn máy bay tại Vùng nhận dạng pḥng không Bắc Mỹ. Đồ họa: FAA

Có ba giai đoạn trong một vụ chặn máy bay xâm phạm ADIZ.

Giai đoạn đầu tiên là tiếp cận. Theo quy tŕnh tiêu chuẩn, máy bay bị chặn được tiếp cận từ phía sau. Các máy bay chặn thường được triển khai theo cặp, nhưng việc chỉ một máy bay làm nhiệm vụ chặn phi cơ cũng không hiếm. Đảm bảo sự ly an toàn là trách nhiệm của máy bay chặn trong toàn bộ thời gian tiến hành.

Nhận dạng là giai đoạn tiếp theo. Máy bay chặn sẽ bắt đầu việc tiếp cận có kiểm soát đối với máy bay mục tiêu, với khoảng cách đủ để nhận dạng tích cực và thu thập thông tin cần thiết. Máy bay chặn cũng có thể bay qua máy bay bị chặn khi đang thu thập thông tin ở khoảng cách an toàn dựa vào đặc điểm hoạt động của nó.

Giai đoạn cuối cùng là sau khi chặn. Một máy bay chặn có thể thực hiện việc thiết lập liên lạc thông qua tín hiệu ICAO (Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế) tiêu chuẩn. Trong những t́nh huống cấp bách, khi máy bay chặn đang cần phản ứng tức th́ từ máy bay bị chặn, hoặc máy bay bị chặn không tuân thủ hướng dẫn, phi công có thể bay chéo qua đường bay của máy bay bị chặn, ở hướng nó dự kiến rẽ. Cự ly tối thiểu là 152 m và máy bay chặn bay hơi thấp hơn máy bay đối phương. 

Máy bay chặn sẽ lắc mạnh cánh (vào ban ngày) và nhấp nháy đèn hoặc buồng đốt sau (vào ban đêm) khi đi qua đường bay của phi cơ bị chặn. Máy bay chặn sẽ lộn ṿng theo hướng máy bay bị chặn dự kiến rẽ, rồi quay lại để xác thực xem liệu đối phương có tuân thủ hay không. 

Phi cơ bị chặn phải rẽ ngay lập tức theo hướng của máy bay chặn. Nếu nó không phục tùng, máy bay chặn có thể bay qua đường bay của máy bay bị chặn lần thứ hai, đồng thời dùng pháo sáng như một tín hiệu cảnh báo phi cơ bị chặn phải lập tức rẽ theo hướng được đề nghị và rời khu vực. 

Máy bay chặn chịu trách nhiệm giữ khoảng cách an toàn trong toàn bộ quá tŕnh, v́ an toàn bay là ưu tiên số một. 

(Theo Wall Street Journal)

Trở lại