Willy Brandt và chính sách Phương Đông
Kỷ niệm ngày sinh nhật thứ 100 của cựu thủ tướng Đức Willy Brandt

 Lương Nguyễn

Cuộc đời và sự nghiệp

Nếu cựu thủ tướng Đức Willy Brandt c̣n sống đến tháng 12 năm 2013, ông sẽ được 100 tuổi. Ông sinh ngày 18 tháng 12 năm 1913 tại Lübeck, một thành phố xinh đẹp ven biển Bắc Đức, cách Đan Mạch khoảng 100 cây số. Cuộc đời của Willy Brandt là chuỗi dài của thăng trầm, là những bi kịch nhưng lại có những thành công rực rỡ. Ông là một thủ tướng rất được nhiều người Đức quư mến. Der Spiegel, một tờ tuần báo có tiếng ở Đức, đă cho ông một danh hiệu „Thủ tướng của trái tim“ (Kanzler der Herzen [1]). Ông được đánh giá là một trong hai vị thủ tướng của Cộng Ḥa Liên bang Đức đă tạo được nhiều ấn tượng nhất sau thời chiến: thủ tướng Đức đầu tiên là Konrad Adenauer (1949-1963) và thủ  tướng Willy Brandt (1969-1974).

 

Tên thật của ông là Herbert Ernst Karl Frahm. Ông là đứa con ngoài giá thú, nên lấy họ Frahm của mẹ, một người phụ nữ bán hàng ở Lübeck. Ông cũng chưa bao giờ được gặp mặt cha dù chỉ là một lần, cho măi đến năm 1947 mới biết được tên của cha ḿnh. Hồi nhỏ, Willy Brandt được ông ngoại nuôi. Ông ngoại cũng là người đă đặt nền tảng chính trị đầu tiên trong đời ông, dẫn đường cho ông vào đảng Xă Hội (SPD) và cuối cùng phải tự tử v́ bị Đức Quốc Xă bức bách (1935). Đi từ truyền thống gia đ́nh, ông gia nhập đảng SPD rất sớm từ năm 1930. Khi đảng Đức Quốc Xă lên nắm chính quyền năm 1933, ông bị theo dơi và bị truy lùng, phải trốn chạy qua Đan Mạch và rồi Na Uy. Trên đường đi tị nạn, ông lấy bí danh là Willy Brand và kể từ đó tên Frahm đi dần vào quên lăng. Ngụy trang là một phóng viên Na Uy, năm 1936 ông trở về lại Đức tới Berlin để t́m tài liệu về tội ác của Đức Quốc Xă, cũng như t́m cách liên lạc lại với đảng viên của đảng Xă Hội đang hoạt động ngấm ngầm tại quê nhà. Ông bị chính quyền Đức Quốc Xă truất bỏ quốc tịch năm 1938, nhưng chẳng bao lâu sau ông được nhập quốc tịch Na Uy. Năm 1940, quân đội Đức Quốc Xă tràn qua Na Uy, ông bị bắt. Nhưng may thay lúc đó ông mặc quân phục Na Uy, nên ông không bị nhận diện và sau đó ông trốn qua được Stockholm (Thụy Điển). Năm 1945, quân Đồng Minh tiến vào Berlin, Đức Quốc Xă đầu hàng. Ông quay trở về lại Đức với tư cách phóng viên chuyên viết về nhng phiên ṭa x tội phạm chiến tranh ở Nürnberg. Nürnberg là nơi phát sinh ra Đức Quốc Xă.

 

Năm 1948, ông được trả lại quốc tịch Đức và từ đó ông lấy Willy Brandt làm tên chính thức. Bắt đầu năm 1949, ông xây dựng lại sự nghiệp chính trị, đại điện đảng Xă Hội tranh cử và trở thành dân biểu của Quốc Hội đầu tiên Cộng ḥa Liên bang Đức (Tây Đức). Tổng cộng ông có 31 năm làm dân biểu của Quốc hội Liên bang. Năm 1950 ông trở thành nghị viên của thành phố Berlin. Ông được bầu làm thị trưởng Berlin năm 1957 và ở chức vụ nầy cho đến 1966. Thời gian này, ông đă phải đương đầu với rất nhiều biến động của thời cuộc: sự nổi dậy của dân Hungary năm 1956 chống lại Liên Xô, năm 1958 tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô Chruschtschow đe dọa cô lập Berlin, bức tường ô nhục Berlin được xây năm 1961,… . Trong chức vị thị trưởng, Willy Brandt đă lèo lái Berlin qua được những cơn băo tố và làm cho thế giới khâm phục ư chí kiên cường và khát vọng tự do, ḥa b́nh của dân Tây Berlin. Năm 1964, ông được bầu làm chủ tịch đảng Xă Hội cho đến năm 1987.

 

Từ năm 1966 đến năm 1969, ông làm bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ liên hiệp đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) và đảng Xă Hội (SPD). Ông cùng với cộng sự viên Egon Bahr đưa ra chủ thuyết „Chính sách từng bước nhỏ“ (Politik der kleinen Schritte)và „Đổi thay bằng cách xích lại gần” (Wandel durch Annäherung).  Ông đă kư những hiệp ước với các nước Đông Âu để họ mở cửa thông thương. Năm 1969, ông cùng với đảng Tự Do Dân Chủ (FDP) lập chính phủ liên hiệp, do ông làm thủ tướng. Ông là vị thủ tướng Đức đầu tiên thuộc đảng Xă Hội thời hậu chiến. Đây là lúc, ông có dịp phát huy tối đa chính sách Phương Đông (Ostpolitik) của ông. Ông đă kư kết những hiệp ước quan trọng nhất với các nước Đông Âu và Liên Xô để giảm bớt sự căng thẳng với các nước cộng sản. Năm 1974, tức là đúng bốn năm rưỡi sau, ông từ chức v́ một người cộng sự viên thân cận là Günter Guillaume bị kết tội làm gián điệp cho Đông Đức. Bộ trưởng bộ Tài Chánh Helmut Schmidt thuộc đảng Xă Hội được cử lên thay Willy Brandt làm thủ tướng (1974-1982).

 

Cần nhắc lại vào thời kỳ thập niên bẩy mươi, đảng Xă Hội do ba nhân vật chính (Troika)  lănh đạo: Willy Brandt, Helmut Schmidt và Herbert Wehner. Willy Brandt là người đă chống lại Đức Quốc Xă ngay từ đầu. Helmut Schmidt là sĩ quan quân đội Đức Quốc Xă vào đảng Xă Hội năm 1945 sau khi chiến tranh chấm dứt. Herbert Wehner đă từng là nhân vật lănh đạo của đảng Cộng Sản Đức, sau đó rời bỏ đảng Cộng Sản v́ không đồng quan điểm và gia nhập đảng Xă Hội khoảng năm 1946. Dù ba người đi từ ba hoàn cảnh và khuynh hướng chính trị khác nhau nhưng họ đă cùng nhau chung sức chung ḷng củng cố đảng Xă Hội và xây dựng nước Đức. Họ đă thành công. Họ đă đưa đảng Xă Hội đang từ một đảng sắp bị tan ră sau chiến tranh v́ đại đa số nhân lực bị Đức Quốc Xă giam cầm thủ tiêu, trở thành một chính đảng đứng thứ hai ở Đức. Họ đă góp phần đưa nước Đức đi từ một nước thua trận trong chiến tranh, trở thành một quốc gia hùng mạnh, đứng nhất về xuất cảng thế giới.

 

Thời gian về sau, là lúc ông hoạt động tích cực nhất và thành công nhất trên b́nh diện quốc tế. Năm 1976 ông làm chủ tịch đảng Xă Hội Quốc Tế (SI), ông giữ chức vụ này cho đến năm 1992. Ngày 8 tháng 10 năm 1992, ông từ trần tại Unkel gần Bonn. Có hàng ngàn người đứng tiễn đưa ông, rất nhiều chính trị gia thế giới đến nghiêng ḿnh trước quan tài ông lần cuối. Ông được chôn cất ở Berlin, khi xưa nơi đây, ông đă trầm ngâm nh́n bức tường ô nhục Berlin được dựng lên. Và cũng như một lần ông đă tiên đoán: „Berlin sẽ sống măi và bức tường sẽ phải sụp đổ“, 3 năm trước khi mất ông được mỉm cười an ḷng khi nh́n thấy bức tường Berlin bị đập đổ (1989).

 

Chính sách Phương Đông (Ostpolitik)

Ông đă lớn lên và sống trong một thời điểm khá phức tạp của một quốc gia muốn thoát quá khứ thua trận của Thế chiến thứ nhất nhưng lại không có khả năng để tự vươn lên. Các đảng phái dân chủ thời đó c̣n quá non nớt, thiếu kinh nghiệm và đầy ích kỷ không vượt qua được những quyền lợi, ư thức hệ riêng để ngồi chung với nhau giải quyết những vấn đề cấp bách kinh tế và chính trị của những thập niên hai mươi, ba mươi. Những cuộc khủng hoảng liên tục đă xô đẩy nước Đức rơi vào tay của chế độ độc tài Đức Quốc Xă (1933 -1945). 17 tuổi ông vào đảng Xă Hội, 20 tuổi ông bỏ nước ra đi tị nạn. Sống lang thang ở Đan Mạch, Na Uy rồi qua Thụy Điển. Có một thời gian ông trở thành „vô tổ quốc“ chỉ v́ chính quyền Đức Quốc Xă truất quốc tịch. Vết thương Thế chiến thứ nhất chưa lành, Thế chiến thứ hai đă bùng nổ. Đức Quốc Xă đă xua quân xâm chiếm các nước châu Âu. Người thanh niên Willy Brandt phải chứng kiến thảm cảnh của chết chóc, đổ nát và bạo tàn. Chưa có một cuộc chiến nào lại đem nỗi đau thương đến cho nhân loại như vậy, trên 60 triệu người chết trong Thế chiến thứ hai. Và khi chiến tranh chấm dứt, Willy Brandt lại phải nát ḷng khi nh́n thấy đất nước điêu tàn, người dân đói khổ và nước Đức một phần đất lớn bị cắt cho Liên Xô và Ba Lan, phần c̣n lại bị các cường quốc chia ra làm 2: Tây Đức và Đông Đức.

 

Chiến tranh nóng đi qua, chiến tranh lạnh kéo tới do sự xung đột chính trị và quyền lợi giữa tư bản và cộng sản vào những thập niên sáu mươi, bẩy mươi. Ông đă là nhân chứng cuộc nổi dậy của dân Đức ở vùng Đông Berlin, của hàng trăm ngàn người đi xuống đường vào ngày 17 tháng 6 năm 1953 để đ̣i tự do, thống nhất. Nhưng rồi, xe tăng Liên Xô lũ lượt kéo tới, nghiến nát phong trào đ̣i nhân quyền của dân Đông Đức và những giấc mơ tự do của họ. Ngày 17 tháng 6 đă được chính quyền Tây Đức đă đặt tên cho là ngày Thống Nhất để tưởng nhớ đến cuộc nổi dậy đẫm máu này. Thời kỳ làm thị trưởng Berlin, ông đă sống những giây phút căng thẳng nhất khi bức tường ô nhục được xây lên (1961). Không phải chỉ là một bức tường đơn thuần chia cắt đất nước thành hai miền, mà c̣n chia cắt bao nhiêu đời sống gia đ́nh: con xa cha, vợ xa chồng, anh em xa nhau. Chiến tranh và đau thương đă đ lại quá nhiều dấu ấn đậm nét trên người tuổi trẻ Willy Brandt. Nên „Ǵn giữ ḥa b́nh“  đă là phương châm hành động được đặt vào ưu tiên hàng đầu trong suốt thời gian ông hoạt động chính trị. Bởi v́ nếu thế chiến xẩy ra lần nữa, chắc chắn sẽ mang lại những hậu quả to lớn không lường trước được. Muốn tránh  chiến tranh, th́ phải làm sao không đẩy các nước Đông Âu đi sâu vào quỹ đạo của Liên Xô, mà phải kéo họ lại gần nước Đức, bắt họ mở cửa để thông thương, để tiến lại gần nhau, để hiểu biết nhau và thông cảm nhau. Theo ông đó là sự bảo đảm to lớn và vững chắc nhất cho ḥa b́nh và cho sự ổn định t́nh h́nh chính trị ở Đức nói riêng và châu Âu nói chung. Chính sách Phương Đông được ra đời trong hoàn cảnh đó. Ostpolitik đă đưa đến hiệp ước Moskau với Liên Xô tháng 8 năm 1970 và hiệp ước Warschau với Ba Lan tháng 11 năm 1970 để tôn trọng chủ quyền lănh thổ của nhau, b́nh thường hóa quan hệ hai nước, chấp nhận ranh giới hiện tại kể cả ranh giới Oder-Neiße. Oder-Neiße là ranh giới mới của nước Đức đă được các nước thắng trận quy định tại hội nghị Potsdam năm 1945, sau khi Đức đầu hàng, qua đó nước Đức bị mất đi khoảng 25% diện tích.

 

Trong một chuyến thăm Ba Lan ngày 7 tháng 12 năm 1970, ông đă quỳ xuống trước đài tưởng niệm người Do Thái ở Warschau. Đây là một cử chỉ đă đi vào lịch sử và làm cả thế giới phải khâm phục v́ hành vi can đảm và đầy chân thành của ông. Bởi v́ ông đă không có một quá khứ dính liền với Đức Quốc Xă và không những thế là một thủ tướng nước Đức duy nhất ngay từ khởi đầu đă đứng lên chống lại chế độ đó. Nên nếu cần phải có người đứng ra xin lỗi nạn nhân chiến tranh, th́ chắc chắn không phải là ông. Hành động chân thành của Willy Brandt đă làm thế giới nhận ra được một người Đức hoàn toàn khác với những ǵ mà họ đă có sẵn trong đầu: những người Đức bạo tàn gây lên tội ác chiến tranh. Ông chinh phục được dân chúng ở Ba Lan và xoa dịu được phần nào vết thương chiến tranh để hai dân tộc xích lại gần nhau. Ông được tờ Time bầu là „người của năm 1970“ (Person of the Year). Tháng 12 năm 1971 ông được giải Nobel Ḥa B́nh về những thành quả ông đạt được do chính sách Ostpolitik.

 

Được rảnh tay về Đông Âu sau hiệp ước Moskau và Warschau,  ông tập trung vào nước Đức. Cao điểm của chính sách Ostpolitik là vào tháng 12 năm 1972, khi hiệp ước giữa Cộng Ḥa Liên bang Đức (Tây Đức) và Cộng Ḥa Dân Chủ Đức (Đông Đức) được kư kết, chấp nhận Đông Đức như là một lănh thổ độc lập và có chủ quyền. Hiệp ước này đă mở cửa cho người dân Tây Đức được thăm viếng Đông Đức và tạo cơ hội cho gia đ́nh được xum họp và đoàn tụ, cho phép họ được mang quà tặng cho thân nhân của họ ở bên kia bức tường. Sự xích lại gần nhau tạo sự hiểu biết và sự thông cảm lẫn nhau, đă phá vỡ được cuộc chiến tranh lạnh kéo dài nhiều năm tháng và cũng là dịp cho dân chúng ở Đông Đức cũng như Đông Âu được thấy sức mạnh của nền kinh tế Tây Đức phát xuất từ nền tảng chính trị đúng đắn: dân chủ và tự do. Khẩu hiệu „Can đảm đ̣i dân chủ“ của Willy Brandt như ngọn lửa làm sôi sục niềm ao ước được tự do, được no ấm đang ngấm ngầm cháy trong ḷng người Đông Đức và chỉ đợi một thời điểm bùng nổ.

 

Mặc dù ông làm thủ tướng Đức một thời gian ngắn, nhưng ông đă để lại một di sản lớn lao là thành quả của chính sách Ostpolitik. Khối Đông Âu  sụp đổ năm 1989 kéo theo Đông Đức năm 1990, sau đó nước Đức thống nhất của năm 1991 và cuối cùng là sự tan ră của Liên Xô cũng năm 1991, nơi phát sinh ra chế độ cộng sản. Sau này, tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô Michail Gorbatschow cũng nh́n nhận chính sách của Willy Brandt đă làm suy yếu các nước Đông Âu và là nguồn gốc đưa đến sự sụp đổ của các nước cộng sản châu Âu.

 

Đoạn Kết

Ông là một vị thủ tướng có tầm nh́n xa, sâu sắc nhưng đặc biệt là ḷng yêu nước thiết tha của ông. Ông không bị mù quáng bởi t́nh yêu tổ quốc một chiều, mà vẫn sáng suốt để nhận thấy đâu là thật, đâu là giả và đủ khả năng để phán quyết ngay từ đầu Đức Quốc Xă là một chế độ độc tài cần phải lật đổ. Ông đă có một thời gian mặc quân phục Na Uy để chống lại quân đội Đức, v́ thế sau này các đảng phái đối lập đă kết tội ông là „phản quốc“. Ông là một chính trị gia nên không tránh khỏi kẻ ưa người ghét. Nhưng tựu trung, người dân Đức và nhất là giới trẻ của thập niên sáu mươi, bẩy mươi đă coi ông như là một thần tượng, một nhà chính trị gia chân thật, một thủ tướng của trái tim. Đặc biệt là đối với dân Đông Đức, họ vẫn không quên ơn ông, ông đă mang lại cho họ tự do và no ấm. Năm 1970 khi ông tới thành phố Erfurt ở Đông Đức để gặp thủ tướng Đông Đức Willi Stoph, người dân ở đây đă đón ông như một người anh hùng, một vị cứu tinh của họ. Họ đứng chật đường và hô to „Willy, Willy“.

 

Willy Brandt c̣n là một con người rất nhậy bén trước mọi t́nh huống chính trị. Ngày 5 tháng 11 năm 1956, dân chúng ở Tây Berlin xuống đường, tay cầm đuốc hô to khẩu hiệu „Lũ giết người“ và „Bọn Nga cút đi“ khi hay tin Liên Xô đàn áp ở Hungary. Hàng ngàn người tiến tới Cổng Brandenburg, định đi vào vùng cấm địa Đông Berlin, để tới ṭa Đại Sứ Liên Xô biểu t́nh. Lính Đông Đức, xe tăng Liên Xô đứng dàn hàng đợi sẵn và chờ lệnh nổ súng. Ông linh cảm có điều bất ổn. Kinh nghiệm của năm 1953 ở Đông Berlin và năm 1956 ở Hungary, lính Liên Xô và Đông Đức sẽ không nương tay đàn áp những ai chống lại họ. Ông nh́n thấy viễn tượng đen tối và muốn tránh cuộc đổ máu vô ích. Không bỏ mất th́ giờ, ông và vợ, bà Rut, xuống đường ḥa nhập vào đám biểu t́nh và cất cao bài hát „Đoàn kết, lẽ phải và tự do“. Mọi người khựng lại và rồi hát chung với nhau, sau đó quay về. Nếu hôm đó đoàn biểu t́nh không bị cản lại, chắc chắn máu dân lành sẽ lại đổ xuống thêm một lần nữa trên đường phố Berlin.

 

Tư tưởng và hành động của Willy Brandt đă tác động đến rất nhiều các tầng lớp thanh niên trí thức Đức, đặc biệt là vào những thập niên sáu mươi, bẩy mươi. Họ là những lớp trẻ phần đông lớn lên trong thời b́nh, không bị quá khứ chiến tranh đè nặng, năng động, có lư tưởng và chịu ảnh hưởng đường lối chính trị của Willy Brandt. Họ được mệnh danh là „Hậu duệ chính trị Willy Brandt“ (politische Enkel Willy Brandts). Một số sau này đă trở thành những chính trị gia tên tuổi của nước Đức như: Björn EngholmRudolf ScharpingOskar Lafontaine, Gerhard Schröder. Bốn người này đă thay nhau làm chủ tịch đảng Xă Hội nhưng riêng Gerhard Schröder đă làmThủ Tướng Đức từ năm 1998 đến năm 2005.

 

Đă một lần ông nói về giấc mơ: „Sẽ có một ngày, châu Âu sẽ không c̣n hận thù và mọi người sẽ sống ḥa đồng với nhau“. Ông đă đạt được ước mơ của ông: thống nhất nước Đức, ḥa b́nh đă trở về châu Âu, hận thù về ư thức hệ không c̣n nữa, chiến tranh lạnh đi vào bóng tối, châu Âu đă trở về cội nguồn của nó với những b́nh an cố hữu. Giờ đây ông thật sự có thể thanh thản yên nghỉ ngàn thu, nơi ông đă từng tranh đấu cho lư tưởng của ḿnh.

 

Mùa đông 2013

Tài liệu tham khảo:

[1]Tuần báo Der Spiegel 11.11.2013: „Kanzler der Herzen", Jan Fleischhauer

[2] Stiftung Haus der Geschichte der Bundesrepublik Deutschland: „Willy Brandt 1913-1992“

[3] Tuần báo Die Zeit  14.11.2013:Der andere Deutsche“,