Ư kiến chuyên gia: Thế giới đă bị Trung Quốc lừa dối quá lâu

 

Tóm tắt bài viết

  • Theo ông Sandipan Deb, hiện có bằng chứng cho thấy Trung Quốc không đáng tin cậy, chuyên lừa dối các nước, coi thường các giá trị của con người, và khao khát quyền bá chủ thế giới. 
  • Văn học Trung Quốc về chiến lược quân sự, từ Tôn Tử cho đến Mao Trạch Đông, đều nhấn mạnh vào sự mưu mẹo gian dối, hơn là vào các học thuyết quân sự. 
  • Đầu những năm 1970, Trung Quốc bắt đầu giả vờ làm bạn với Mỹ. Trong những năm 1980, Trung Quốc mở cửa cho đầu tư nước ngoài, nhưng với các quy định thiên vị có lợi cho doanh nghiệp trong nước. Phương Tây nghĩ rằng Trung Quốc sẽ mở rộng tự do dân chủ, nhưng thực tế lại ngược lại.
  • Nhiều quốc gia đă bắt đầu nhận thấy sự lừa dối của Trung Quốc. Ủy ban châu Âu cảnh báo Trung Quốc là “đối thủ mang tính hệ thống”, cáo buộc Trung Quốc bảo vệ “thị trường nội địa” bằng cách hạn chế công ty nước ngoài tiếp cận th́ trường, trợ cấp cho các công ty trong nước cạnh tranh, và không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. 
  • Là nước láng giềng của Trung Quốc, Ấn Độ có vai tṛ rất lớn trong việc thực hiện các biện pháp ngoại giao, để kiềm chế tham vọng của Trung Quốc. Ấn Độ không nên thể hiện quá nhiều sự thận trọng, ông Sandipan Deb đề xuất.

Hôm 24/3, tờ Live Mint cho đăng bài viết của chuyên gia Ấn Độ Sandipan Deb, sáng lập viên của các tạp chí ‘Open’ và ‘Swarajya’, trong đó nhận định Trung Quốc không đáng tin cậy, và lừa dối thế giới quá lâu.

Theo ông Deb, đáng lẽ không có ai nên ngạc nhiên khi Trung Quốc ngăn chặn đề xuất được đưa ra trong Ủy ban Trừng phạt Al Qaeda của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, chỉ rơ Masood Azhar, thủ lĩnh của tổ chức Jaish-e-Mohammed, là một “kẻ khủng bố toàn cầu”.

Trước sự việc đó, chính phủ Ấn Độ đă đưa ra một tuyên bố thể hiện sự thất vọng, nhưng lại gây ngạc nhiên với rất nhiều người khi không nêu tên đích danh Trung Quốc. Tại sao có sự thận trọng này? Có phải cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Ấn Độ bị lừa dối đến mức tin rằng Trung Quốc sẽ là bạn của Ấn Độ một ngày nào đó không? Ông Deb không nghĩ như vậy, và cho rằng Ấn Độ đă làm đúng khi thể hiện sự thận trọng, và để cộng đồng thế giới lên tiếng.

Các quốc gia khác, thành viên của Ủy ban Trừng phạt, đều nêu tên Trung Quốc, và bày tỏ những ǵ c̣n hơn là sự thất vọng. Pháp đóng băng tất cả tài sản của tên Masood Azhar ở nước này. Đức khởi đầu một động thái trong Liên minh châu Âu (EU), chỉ rơ Azhar là một kẻ khủng bố toàn cầu. Thậm chí, một nhà ngoại giao Mỹ đă đi xa đến mức tuyên bố: “Nếu Trung Quốc tiếp tục ngăn chặn sự chỉ rơ này [đối với kẻ khủng bố Masood Azhar], các quốc gia thành viên có trách nhiệm có thể buộc phải theo đuổi các hành động khác tại Hội đồng Bảo An”.

Những ǵ Ấn Độ đă xoay sở thực hiện được thành công, là việc cho thế giới thấy được Trung Quốc là kẻ lừa đảo, ông Deb viết. Ấn Độ cũng dành được sự ủng hộ của hầu hết các quốc gia hùng mạnh trên thế giới, đứng về phía ḿnh. Thế giới đă mất quá nhiều thời gian để nhận ra rằng Trung Quốc, với việc coi thường luật pháp quốc tế, và với những tham vọng đế quốc được phơi bày, chính là một mối nguy hiểm thật sự cho trật tự thế giới, ông Deb nhận định.

Một báo cáo của ‘RAND Corporation’, một công ty phi lợi nhuận của Mỹ tư vấn về chính sách toàn cầu, cho rằng: “Một kết quả phổ biến của sự mưu mẹo dành cho người Trung Quốc, là không phải sử dụng lực lượng của chính ḿnh”, mà lợi dụng nước khác. Ví dụ như [Trung Quốc] sử dụng Pakistan để khiến Ấn Độ phải phân tâm, quẫn trí, ông Deb dẫn chứng.

Theo ông Deb, đầu những năm 1970, Trung Quốc bắt đầu giả vờ làm bạn với Mỹ. Trong những năm 1980, Trung Quốc mở cửa cho đầu tư nước ngoài (nhưng với các quy định của luật pháp, thiên vệ có lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc). Phương Tây nghĩ rằng các thị trường tự do hơn sẽ dẫn đến sự nở rộ của nền dân chủ, nhưng chính quyền Trung Quốc không tin vào thị trường tự do hay dân chủ. Ngoài các khoản đầu tư, Mỹ c̣n cung cấp cho Trung Quốc công nghệ, bí quyết quân sự, tin tức t́nh báo, và những lời khuyên của chuyên gia.

Trong cuốn sách ‘The Hundred-Year Marathon’ [Tạm dịch: ‘Cuộc đua hàng trăm năm’], tác giả Michael Pillsbury, một nhà phân tích quốc pḥng Mỹ và là chuyên gia về Trung Quốc, đă viết: “Trong một ví dụ kinh điển về việc biến năng lực tiềm tàng và động lực của người khác, thành lợi thế của ḿnh, Trung Quốc sẽ ‘mượn’ các kỹ thuật từ phương Tây để phát triển (lĩnh vực tài chính và công nghiệp của ḿnh) – tất cả cùng với sự giúp đỡ tích cực từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, và từ các công ty tư nhân như Goldman Sachs. Trong khi đó, khi không thấy cách nào khác, chính phủ [Trung Quốc] đă tích cực khuyến khích và cổ vũ các chương tŕnh vụng trộm và liều lĩnh, để đánh cắp công nghệ và sở hữu trí tuệ phương Tây. Giả mạo đă trở thành nền tảng cho 8% GDP của Trung Quốc”.

Năm 2018, một báo cáo về hàng giả của Tổ chức Giám sát Công nghiệp và Ủng hộ Người tiêu dùng Mỹ, đă đánh giá rằng 80% hàng giả trên thế giới, ước tính trị giá 1,8 ngh́n tỷ USD, là được sản xuất ở Trung Quốc.

May mắn thay, theo ông Deb, tin tức tốt đẹp là nhiều quốc gia đă bắt đầu nhận thấy sự lừa dối của Trung Quốc. Trên thực tế, một số hành động của Trung Quốc, chẳng hạn như việc Bắc Kinh miệt thị, coi thường Phán quyết của ṭa trọng tài Liên Hợp Quốc năm 2016 chống lại những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, dường như cho thấy Bắc Kinh không c̣n quan tâm đến việc ‘ngụy trang’ nữa.

Trong một tài liệu phát hành hôm 12/3, Ủy ban châu Âu và cơ quan ngoại giao của Liên minh Châu Âu (EU) đă cảnh báo Trung Quốc là “đối thủ mang tính hệ thống”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Bây giờ có đủ bằng chứng cho thấy Trung Quốc không đáng tin cậy, không trung thực, coi thường các giá trị của con người, và khao khát một quyền bá chủ toàn cầu, chuyên gia Ấn Độ Sandipan Deb nhận định.

Tài liệu này cáo buộc Trung Quốc bảo vệ “thị trường nội địa cho các công ty hàng đầu của ḿnh” bằng cách hạn chế các công ty nước ngoài tiếp cận th́ trường Trung Quốc, trợ cấp cho các công ty địa phương cạnh tranh, và không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đối với đầu tư ra nước ngoài, Trung Quốc thường giành quyền kiểm soát các tài sản chiến lược, làm suy yếu luật pháp, và hưởng lợi từ nguồn tài chính do Bắc Kinh hậu thuẫn, khiến các đối thủ nước ngoài gặp bất lợi. Tài liệu này cũng khuyến nghị EU nên xây dựng một phương sách mới, chống lại các thủ đoạn kinh doanh và thương mại gây hấn của Trung Quốc.

EU có kế hoạch thúc đẩy một cách tiếp cận chung đối với các rủi ro an ninh mạng 5G (một ám chỉ rơ ràng đến Huawei). Một hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc dự kiến sẽ được tổ chức vào đầu tháng 4 tới. Tiếp theo đó là cuộc họp tại Croatia của nhóm 16 + 1, bao gồm 16 nước Trung và Đông Âu (trong đó có 11 nước là thành viên EU) và Trung Quốc. Theo ông Deb, đó được cho là một mưu đồ của Trung Quốc, gieo rắc bất ḥa trong EU, khi Ư trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên thuộc G7 tán thành Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Bây giờ có đủ bằng chứng cho thấy Trung Quốc không đáng tin cậy, không trung thực, coi thường các giá trị của con người, và khao khát một quyền bá chủ toàn cầu, ông Deb nhận định.

Với tư cách là nước láng giềng của Trung Quốc, Ấn Độ có vai tṛ rất lớn trong việc thực hiện các biện pháp ngoại giao, và tự thu xếp mọi nỗ lực hợp lư để kiềm chế tham vọng của Trung Quốc. Ở đây, Ấn Độ không nên thể hiện quá nhiều sự thận trọng, ông Deb đề xuất.

Phạm Duy

Trở lại