Cái Uy của một Siêu Cường

                                                                                                            Trần B́nh Nam

             Tuần lễ vừa qua tướng Richard Myers, tổng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ đệ tŕnh Quốc hội một bản báo cáo về t́nh trạng sẵn sàng của quân đội. Bản báo cáo viết rằng quân đội Hoa Kỳ đang bận tay tại hai chiến truờng Iraq và Afghanistan nên nếu có một cuộc chiến nào khác Hoa Kỳ sẽ khó thắng trong một thời gian như ư muốn. Tướng Richard Myers kết luận rằng chung cục Hoa Kỳ sẽ thắng nhưng sẽ phải huy động tiềm năng của quốc gia (cần được hiểu là tổng động viên) và cần thời gian.

            Bên cạnh bản báo cáo của tướng Myers, Hoa Kỳ cũng đang bị áp lực từ nhiều phía trên thế giới từ những nước lớn như Trung quốc, Liên bang Nga, khối tổ chức các nước Mỹ châu (OAS) cho đến những nước nhỏ như Bắc Hàn và Iran.

            Gần đây Trung quốc tăng áp lực trong eo biển Đài Loan. Giữa tháng Tư 2005 Trung quốc cho phổ biến một bản Bạch Thư nêu đích danh Hoa Kỳ là nước tạo bất ổn tại Á châu với sự hiện diện của quân lực Hoa Kỳ tại đó. Bạch Thư viết rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản đă xâm phạm vào việc nội bộ Trung quốc khi Hoa Kỳ và Nhật Bản kư một bản thông cáo chung về an ninh trong vùng trong đó có nói đến ḥa b́nh tại eo biển Đài Loan như là một mục tiêu chiến lược chung giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Theo lượng định của các quan sát viên quân sự th́ Trung   quốc đang đo lường khả năng đáp ứng của Hoa Kỳ trong trường hợp Trung quốc tấn công Đài Loan. Mười năm trước đây Hoa Kỳ nghĩ Trung quốc không có khả năng đánh Đài Loan, nhưng hiện nay Trung quốc đă có đủ tàu đổ bộ và các phương tiện như tầu ngầm và máy bay chiến đấu để bảo vệ một cuộc đổ bộ lên Đài Loan. Nhưng không ai nghĩ Trung quốc sẽ đánh Đài Loan mà chỉ làm rộn ràng để đặt Hoa Kỳ vào thế bị động và làm giảm khả năng đáp ứng của Hoa Kỳ ở những nơi khác trên thế giới.

Bên cạnh Trung quốc là áp lực của Liên bang Nga. Cuối tháng Tư tổng thống Nga Putin chính thức thăm viếng Trung Đông, gồm Ai Cập, Do thái và  Palestine, và điều này diễn ra chỉ hai tuần trước khi tổng thống Putin tiếp đón tổng thống Bush tại Mạc Tư Khoa nhân lễ kỷ niệm 60 năm ngày đồng minh thắng Đức Quốc xă chấm dứt thế giới đại chiến thứ II. Chuyến thăm viếng Trung Đông lần này là ẩn ư của tổng thống Putin cho thấy giải quyết cuộc tranh chấp ở Trung đông không c̣n là việc riêng của Hoa Kỳ. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh Hoa Kỳ và Liên bang Xô đă ráo riết tranh giành ảnh hưởng tại Trung đông. Nhưng từ đầu thập niên 1990, sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ th́ Liên bang Nga (Liên bang Xô viết cũ) mất chân đứng tại Trung đông, và chính trường tại đó được quyết định bởi Hoa Kỳ, như thế giới đă chứng kiến qua cuộc hai chiến năm 1991 và năm 2003.

Định tâm trở lại Trung đông lần này của Liên bang Nga là một thứ áp lực đối với  Hoa Kỳ, nhắc nhỡ Hoa Kỳ rằng Liên bang Nga c̣n có nhiều tích sản như khả năng khoa học kỹ thuật cao, nhất là trong lĩnh vực nguyên tử, quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, và thân thiện với các nước A Rập trong vùng hơn Hoa Kỳ. Khi dừng chân tại Do thái tổng thống Putin đă ư tứ kêu gọi Iran nên t́m cách thuyết phục thế giới rằng Iran không có ư định chế tạo bom nguyên tử.

            Một mũi áp lực khác từ châu Mỹ một vùng đất xưa nay vẫn là vùng ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Hôm Thứ Hai 2 tháng 5, tại trụ sở của tổ chức các nước châu Mỹ (tức Organization of American States, viết tắt là OAS) tại Hoa Thịnh Đốn ông José Miguel Insulza, bộ trưởng nội vụ của Chile đă được tổ chức OAS bầu vào chức vụ Tổng thư kư với số phiếu 31/34, trong đó có một phiếu của Hoa Kỳ. Phiếu của Hoa Kỳ là phiếu bất đắc dĩ. Nguyên thủy Hoa Kỳ ủng hộ ông Luis Ernesto Derbez, bộ trưởng ngoại giao của Mexico, một đồng minh thân thiết, nhưng trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên ngày 11 tháng 4, số phiếu của hai ứng cử viên chia đều 17/17, và trong suốt tháng 4 Hoa Kỳ đă nỗ lực vận động phiếu cho ông Derbez nhưng không có kết quả, trong khi Venezuela là nước đang hiềm khích với Hoa Kỳ vận động cho ứng cử viên của Chile và có kết quả. Venezuela đă vận động được Paraguay đổi ư. Trước t́nh huống bất khả kháng bà Condoleezza Rice, bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ đă trao đổi vài nhượng bộ từ phía ông José Miguel Insulza có lợi cho Hoa Kỳ và để ông ta đắc cử Tổng thư kư tổ chức OAS. 

Tổ chức OAS gồm 34 nước Tây bán cầu thuộc lục địa Mỹ châu (ngoại trừ Cuba chưa được gia nhập) được thành lập từ năm 1948 đặt trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn để theo dơi tiến triển dân chủ và nhân quyền cũng như kiểm soát nạn buôn lậu ma túy và vũ khí trên lục địa Mỹ châu gồm cả Canada và các nước trong vùng biển Caribbean, và từ ngày thành lập đến nay vẫn ở trong ṿng ảnh hưởng của Hoa Kỳ, nhất là trong việc bầu bán chức vụ Tổng thư kư năm năm một lần. Hoa Kỳ chưa bao giờ giữ chức vụ Tổng thư kư nhưng hầu như Tổng thư kư là người do Hoa Kỳ chọn lựa. Cho nên cuộc bầu chọn Tổng thứ kư lần này là dấu hiệu tổ chức  OAS muốn đi một con đường độc lập hơn không nhất thiết phù hợp với quyền lợi chiến lược tại Tây bán cầu của Hoa Kỳ. Đó là một mũi  áp lực khác bên nách của Hoa Kỳ.

Ngoài ra hai nước Bắc Hàn và Iran gần như bỏ ngoài tai những lời cảnh cáo của Hoa Kỳ tiếp tục các chương tŕnh nguyên tử của ḿnh. Nguy hiểm nhất là Bắc Hàn cho thấy đang chuẩn bị việc thí nghiệm bom nguyên tử. Sự việc này chứng tỏ Bắc Hàn và Iran đang thử cái uy của Hoa Kỳ mà có thể hai nước này cho là đang bị thử thách.

Quyền lực của một siêu cường cốt ở cái uy. Cái uy phát huy từ tiềm lực quân sự và kinh tế nhưng chính yếu từ chính sách đúng được thế giới chấp nhận. Có uy th́ không cần hành động nhưng trật tự thế giới vẫn có thể được duy tŕ. Không uy th́ thế giới sẽ loạn.

Hoa Kỳ đang có vấn đề với chữ uy, và đó là vấn nạn lớn của nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Bush. Tuy nhiên nhiệm kỳ cuối cùng của tổng thống Bush sẽ không phải là một nhiệm kỳ phí phạm đưa đến sự mất an ninh của đất nước nếu tổng thống tái lập được chữ uy bằng cách giải quyết được vấn đề rút quân ra khỏi Iraq mà vẫn duy tŕ được tại đó một chính phủ dân chủ thân Hoa Kỳ, và giải quyết một cách dứt  khoát cái gai Bắc Hàn.

T́nh h́nh Iraq có một sự thay đổi căn bản sau cuộc bầu cử ngày  30/1/2005. Đă có  8 triệu người đa số là người Shite và người Kurds đi bầu, và các cuộc bạo động tại Iraq (dù gia tăng sau ngày chính phủ Iraq do thủ tướng Ibrahim al-Jaafari tuyên thệ nhậm chức) không c̣n thuần túy để chống sự can thiệp Hoa Kỳ mà đang dần biến thành một sự tranh chấp quyền hành giữa người hồi giáo Shite và Sunni. Trong bối cảnh này khối các nước A Rập có lợi nếu họ giúp dàn xếp cuộc tranh chấp đó để cho nó không biến thành một cuộc nội chiến mà sự tàn phá sẽ không có lợi ǵ cho các nước A Rập về phương diện ổn định chính trị. V́ vậy việc vận động các nước A Rập gởi quân đến Iraq để ngăn chận một cuộc nội chiến và bảo đảm quyền tự quyết của nhân dân Iraq trong khuôn khổ của Hồi giáo và thân thiện với Hoa Kỳ là một giải pháp khả dĩ. Trong khi đó Hoa Kỳ cần hành động mạnh đối với Bắc Hàn chẳng hạn đánh bom hũy diệt tiềm năng nguyên tử của Bắc Hàn và sẵn sàng giải phóng Bắc Hàn nếu Bắc Hàn không biết tự chế trong phản ứng.

Hành động mạnh có chọn lựa của Hoa Kỳ sẽ được thế giới ủng hộ và giúp tái lập lại cái uy của Hoa Kỳ đem lại an ninh cho Hoa Kỳ và một sự ổn định lâu dài cho thế giới.

 

Trần B́nh Nam

May 9, 2005

 

trở lại