Chiếc Áo Dài Việt Nam


(Lời người viết:

Đây là bó hoa của yêu và thương cho mùa Valentine 2005, riêng tặng Phối Linh, người bạn đời đă và đang song hành với tôi hơn một phần tư thế kỷ. T́nh yêu nàng là men và nhựa sống.

Là nén hương ḷng kính dâng lên vong linh hiền mẫu, người Mẹ Việt Nam,  mang nặng đẻ đau, dày  công  sinh  dục, hy  sinh  một  đời cho chồng, cho con.

Là lời biết ơn sâu xa đến Mẹ nuôi Hoa Kỳ tuy không cùng ḍng máu nhưng cũng đă dày công dưỡng dục, giúp tôi tái lập đời trên quê hương thứ hai này. 

Là "bó hoa Bảo B́nh" xin trao tặng  các Quan 23 và thân hữu trong mùa Valentine 2005, cùng nhau thắp nén hương ḷng hay dâng lời cảm ơn chân thành đến các hiền mẫu chúng ta!

                         T́nh thân,    Tê Hát, Valentine 2005, Sun City, Arizona)

 Năm nay sau ngày lễ Tạ Ơn vợ tôi không đi "shopping" như mọi năm, nàng ở nhà lục đục sửa chiếc áo dài, chiếc áo  đă may hơn ba năm nay khi chúng tôi về thăm Việt Nam. Năm rồi khi người bạn về Việt Nam, vợ tôi cũng đặt may thêm vài chiếc áo dài nữa nhưng nàng thích chiếc áo đó hơn. Thấy vậy tôi hỏi, hỏi để hỏi, để âu yếm, nựng nịu nàng v́  cái áo có lẽ "chật rồi". Đắn đo, suy nghĩ tôi mới hỏi một câu hỏi vô thưởng vô phạt:

-Cưng sửa áo dài hả ?

-Không thấy sao mà hỏi!

Nàng cười duyên, chọc quê ...

Định hỏi "Chật sao?" nhưng lại không dám mở miệng.  Cũng định hỏi "không vừa hả" nhưng sợ nàng sẽ hỏi ngược lại và chọc người chồng xứ Quảng của nàng: "Nếu vừa th́ ngồi đây sửa làm chi cho mệt Anh Năm!".

Dẫu thế, tôi  cũng hỏi thêm:

-Cưng  định mặc vào dịp nào vậy?

May mắn qúa, nàng âu yếm trả lời:

-Em sẽ mặc đi  hội Tết Việt Nam năm nay.

Ḷng tôi bỗng vui như mở hội. Vui v́ sẽ đi lễ Tết Việt Nam cùng vợ và con năm nay với chiếc áo dài  truyền thống Việt Nam!  Vui v́ mơ ngày tết Việt Nam năm nay sẽ đứng bên cạnh vợ trong chiếc áo dài, với con  trong bối cảnh Tết quê hương, có mai vàng, và đặc biệt có lá cờ vàng ba sọc đỏ, chụp tấm ảnh lưu niệm đầu năm Ất Dậu, 2005!.  

Ḷng tôi lâng lâng với một cảm giác lạ thường. Trong im lặng tôi tự bảo rằng người vợ Tô Châu ḿnh  chưa bao giờ mặc áo dài Việt Nam trước khi kết duyên với ḿnh, và chiếc áo dài nàng định mặc là chiếc áo dài ḿnh đă chọn màu, chọn kiểu ở một nhà may ở đường Lê Thánh Tôn, Sài G̣n khi cùng vợ con  về thăm quê hương xứ Quảng của ḿnh đó!

Ḷng tôi vui như diều căng gió, và cảm thấy  hănh diện vô cùng. Nh́n chiếc áo dài, thấy đôi mắt chăm chú, đôi tay cẩn thận tháo gỡ những đường  chỉ  trong ánh mắt vui tươi của nàng,  tôi lại nghĩ mông lung đến  hai mảnh của chiếc áo dài dường như ẩn chứa điều ǵ đây,  cố nghĩ những ǵ vợ tôi đă  nghĩ khi nàng chọn chiếc áo dài  này để mặc đi  Tết đầu xuân năm nay.

Muốn gạ chuyện để nâng cao tinh thần vợ nhưng thấy nàng qúa chăm chú vào đường kim mối  chỉ, lại sợ những câu nói vô t́nh của ḿnh lúc này sẽ biến tôi thành kẻ "vô t́nh phá hoại"!   Tôi bèn bảo nàng:

-Để anh ra ngoài thổi lá nha!

-Sao cứ thổi lá hoài vậy?, Coi chừng kẻo bị lạnh đấy! 

-Lá cứ rụng chứ anh đâu có muốn!

Nghe câu "coi chừng kẻo bị lạnh đấy" tôi  biết nàng đă kư giấy đi bờ (sự vụ lệnh),  tôi  mặc áo ấm, mang vớ tay, đội mũ len, và ra ngoài thổi lá vàng rơi .

Trời tàn thu lập đông ở bắc Mỹ khá lạnh, nhưng nghe câu "kẻo bị lạnh đấy"  tôi cảm thấy ấm ḷng. Sau gần một giờ đống lá vàng  được thổi dồn về khu rừng hoang cuối vườn  nhưng h́nh ảnh vợ tôi đang sửa chiếc áo dài vẫn chiếm ngự đầu óc tôi . Tôi cứ suy nghĩ loanh quanh về sự lựa chọn chiếc áo dài của vợ.  Sự lựa chọn đó nói lên t́nh yêu sâu đậm nàng dành cho tôi, mang cho tôi niềm vui như niềm vui đón xuân, và niềm hănh diện. Dù chiếc áo đă hơn ba năm, không c̣n vừa với  thân h́nh nàng, nhưng nàng vẫn chọn dù tốn công sửa vá. Tôi nghĩ nàng mặc chiếc áo dài đó như nói:  Anh đang ngủ trong tim em, ngự trị hồn em, hai chúng ta la` một.

Bốn tuần lễ trôi qua, áo đă gần xong. Một hôm vợ tôi đột ngột bảo tôi:

-Năm này em sẽ không đi dự Tết Việt Nam!

Nghe xong  tôi sửng sốt v́ không biết tôi  đă làm ǵ để vợ tôi buồn, giận, bèn vội vă hỏi:

-Tại sao vậy? Tại cưng chưa xong chiếc áo dài phải không?

Nàng từ từ giải thích:

-Năm nay tết ta nhằm ngày 9 tháng 2 nhưng cộng đồng sẽ tổ chức hội Tết ngày thứ bảy, ngày 12 tháng 2, đó là ngày anh bay qua Arizona để "take care of Mom Wiseley."

-Như vậy để anh đổi vé đi ngày 13 để đi hội Tết với cưng và con.

-Đừng!  Sang năm sẽ có Tết khác. Mom đang cần anh bây giờ.

Rồi nàng  mỉm cười  và tiếp:

-Và em sẽ khỏi mặc áo dài!

Tôi biết nàng đang âu yếm, nũng nịu với tôi qua lời đùa dỡn. Tôi thấy được sự hy sinh của nàng cho tôi v́ lâu lâu mặc chiếc áo dài Việt Nam là cả một vấn đề nhứt là sợ đứt nút hông nếu thở mạnh như Như Quỳnh vấp phải khi tŕnh diễn đêm t́nh thương  cách đây vài năm, và phải cẩn thận cả trong lúc ăn uống hoặc  đi đứng nữa.

Tôi suy nghĩ khá nhiều. Suy tư th́ đúng hơn. Sao đây? Đổi vé máy bay hay không? Nếu không thấy tội, thương vợ ḿnh qúa! Nếu đổi th́ mẹ nuôi của ḿnh sẽ không có người săn sóc, ḿnh đă hứa với bà và ba người con trai bà lâu rồi!. Tôi đắn đo lắm. Nếu không đổi vé, chữ t́nh sẽ dày ṿ tôi. Ngược lại, chữ nghĩa, chữ tín sẽ làm lương tâm tôi  cắn rứt. Tôi chưa trả lời cho vợ tôi ngay, hy vọng thời gian vài ngày c̣n lại sẽ giúp tôi chọn đúng quyết định.

Qua đêm, tôi càng suy nghĩ nhiều và mơ tưởng h́nh ảnh vợ tôi trong chiếc áo dài Việt Nam cùng tôi và gia đ́nh đi lễ xuân đầu năm. Tôi cũng thấy h́nh ảnh mẹ cưu mang tôi,  và nghĩ nhiều về  mẹ nuôi tôi đang trơ trọi lúc tuổi ǵa.

H́nh ảnh vợ tôi với tà áo dài Việt Nam làm tôi vui và xúc động rất nhiều. Nó biểu hiện tâm t́nh đất nước Việt Nam, thấy những sợi chữ t́nh và chữ hiếu đan dệt lên nhau. Nó gợi lại h́nh ảnh Mẹ tôi với  chiếc áo dài  đặc biệt may bằng gấm Thượng Hải tôi mua cho Người  ở Tân Gia Ba.

Sau khi tốt nghiệp trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, tôi được gởi đi thực tập trên chiến hạm của Đệ Thất Hạm Đội Hải Quân Hoa Kỳ. Vào dịp Noel 1972, tàu ghé Tân Gia Ba nghỉ bến, sau khi đi xem Bob Hope tŕnh diễn trên chiếc hàng không mẫu hạm Midway neo ở ngoài khơi cảng Tân Gia Ba, trong chuyến đi bờ đầu tiên, tôi ghé một trung tâm siêu thị lớn nhứt ở đây, đi  t́m mua lụa và gấm Thượng Hải để may áo dài cho Mẹ tôi. .. (Tôi đă mồ côi cha lúc chưa tṛn 15 tuổi, nên Mẹ tôi là tất cả.) Dù đă hơn 32 năm, tôi vẫn nhớ rơ chuyện bên lề với cô bán vải người Hoa. Tôi bảo là tôi muốn mua lụa và gấm Thượng Hải. Cô đoán tôi mua cho người yêu hay vợ nên cô cho tôi xem  những mẫu vải rất hợp với tuổi trẻ thời trang.

Tôi hiểu cô đoán sai. Tôi nói muốn mua cho mẹ tôi và muốn mua loại tốt nhất. Cô nh́n tôi với ánh mắt t́nh người,  cảm thông và giúp đỡ.  Cô c̣n đưa cho xem những kiểu áo của người đàn bà Trung Hoa đứng tuổi  và đề nghị mẫu vải để mua. Mẹ tôi người Mẹ Việt Nam, nhưng nụ cười duyên, khuôn mặt khả ái của "bông hồng Trung Quốc" khiến tôi mua những mẫu lụa và gấm cô ta đề nghi.  Ngoài việc mua bán, tiền trao vải lấy, ḷng biết ơn của tôi với cô bán vải trẻ xinh kia  không thể đo lường bằng tiền  bạc được v́ Mẹ tôi thích chiếc áo dài đó lắm.  

Bây giờ chiếc áo dài gấm Thượng Hải đă đi vào cát bụi, theo mẹ tôi, nằm sâu dưới rừng sim, đồi cát cạnh bờ cát trắng bên kia bờ Thái B́nh Dương, nơi đó:

         Tôi yêu  b cát trng

         Đêm đi  gío trùng dương

         Thi v t ngàn phương

         Mang theo t́nh vin x

           

          Tôi thương đi cát trng

          Dưi tri xanh bao la

          Là nơi ca M Cha

          Ngàn năm yên gic ng

Và:

         Tôi yêu ngôi trưng c

         Dy tôi hc i  t

         Tp tôi hc làm thơ

         Đ tim tôi biết nói

Nhờ vậy hôm nay tim tôi nói cho tôi nghe để  viết những ḍng tâm t́nh này.

Mẹ tôi đă về cơi vĩnh hằng. Chiếc áo dài gấm theo Người nhưng h́nh ảnh ấy vẫn c̣n trên dương thế măi măi. Khi ở Việt Nam trong một lần về phép, tôi chỉ được thấy Mẹ tôi mặc chiếc áo dài gấm đó một lần duy nhứt. Bà qúy nó lắm. Rất ít khi mẹ tôi mặc áo dài, thường ngày mặc bộ bà ba, đầu đội chiếc nón lá, tảo tần buôn bán nuôi con. Nếu đi chùa, tết nhứt, giỗ kỵ, ma tang, mẹ tôi mặc chiếc áo lam ṣng hay áo dài đen. Đặc biệt ngày kỵ giỗ Cha tôi, các em tôi kể lại Mẹ luôn luôn mặc chiếc áo dài gấm ấy.

Khi c̣n ở Việt nam tôi có người t́nh văn khoa,  tôi yêu nàng lắm và muốn thêu dệt tấm mộng đời với nàng. Mỗi khi về phép, Mẹ tôi cứ hỏi con có chọn được ai chưa, và Bà  biết thằng con trai Bà "rất kén. "

Một lần về phép, Mẹ rất vui khi nghe tôi nói con đă t́m được người con thích, một cô gái cùng xứ Quảng ḿnh , gia đ́nh ở Sài G̣n, đang học văn khoa, và cô cũng thích con lắm. Không biết tại sao chữ " thích" đối với người mẹ quê mộc mạc đă hàm chứa chữ yêu và thương. Chữ "yêu" với Bà Mẹ quê như mẹ tôi là sáo ngữ, ngôn từ của giới văn chương, khoa bảng, của người thành thị. Nói chữ thương là khi t́nh yêu chín mọng lắm rồi. Nh́n Mẹ vui, tôi biết Bà hiểu cường độ  yêu và thương  tôi dành cho người t́nh văn khoa đó lắm!

Tôi có nói với người yêu và Mẹ là khi chọn được ngày tốt tôi sẽ xin phép song thân nàng  đưa Mẹ vào Sài G̣n làm  lễ đính hôn.

Tháng 10, 1974 tôi đổi ra Qui Nhơn, làm phụ tá sĩ quan hành quân và huấn luyện, nên ngày đêm quanh quẩn ở Bộ Chỉ Huy Hải Đội 2 Duyên pḥng ở bán  đảo Hải Minh. Tôi nhớ những ngày đưa  đón nàng ở  Đại Học Văn Khoa Sài G̣n. Tôi  nhớ mái tóc đen huyền chấm  phủ bờ vai  trên tà áo dài trắng của cô sinh viên văn khoa ấy, nhớ con đường Cường Để rợp bóng, một con đường với hai lối rẽ: Một lối  của tôi vào hạm đội với những con tàu màu xám nghỉ bến sau những ngày tuần dương, ngăn làn sóng đỏ, chống chọi  với cô đơn, băo táp, và một ngă của nàng vào khung trời đại học văn khoa với giảng dường, sách vở, đầy mộng mơ.  Tôi nhớ Sài G̣n ray rứt!

H́nh ảnh nàng trong chiếc áo dài trắng nữ sinh,  tiễn tôi lên phi trường Tân Sơn Nhứt (TSN)  bay ra Qui Nhơn đă in đậm trong kư ức tôi. Trên chiếx xe Jeep thấp của ba nàng và trong lúc đợi  chiếc C-123 đưa tôi xa nàng, nàng đă khóc. Mắt nàng đỏ, nước mắt lăn đài trên đôi má ửng hồng. Cái nóng oi bức của Sài G̣n trong nhà đợi mái tôn, mồ hôi nàng ướt đẫm phía sau chiếc áo dài  trắng nữ sinh của nàng

Phi vụ bị hủy bỏ. Chúng tôi trở về và hôm sau, mồ hôi và nước mắt lại chảy. Ước ǵ tôi có tâm hồn thi sĩ và thiên tài âm nhạc như cố nhạc sĩ Văn Phụng, viết lên bản nhạc "Suối Tóc" để tặng nàng, để diễn tả suối tóc đen huyền, bồng bềnh, quyện với tà áo dài trắng bay bay trong gío khi nàng ngồi trên chiếc Jeep đưa tôi lên phi trường Tân Sơn Nhất. Suối tóc ḥa cùng suối lệ của nàng có khi  như thác đổ,  có khi róc rách chảy trong tim tôi.

Một đêm ở đảo Hải Minh tôi nằm mơ thấy Mẹ  với chiếc áo dài gấm cùng tôi tới nhà song thân người t́nh xin làm lễ đính hôn. Trằn trọc không ngủ được, sáng hôm sau tôi điện thoại về người yêu, được nghe nàng nói nàng cũng mơ thấy vậy đêm qua. Có lẽ "đồng thanh tương ứng" từ hai cơi ḷng đang  yêu nhau đắm đuối.

Rồi tháng tư đen đến với đất nước. Miền Nam mất tự do. Đất nước Việt Nam nhuộm đỏ. Một cuộc đổi đời cho dân tộc Việt Nam. Bao nhiêu người chết trong tù ngục trên rừng sâu chỉ v́ chiến đấu cho tự do, và lắm người bất hạnh nằm sâu dưới ḷng biển lạnh chỉ v́ đi t́m hai chữ tự do.   Tôi cũng đi t́m tự do và người  yêu đầu đời tôi hằng ấp ủ bị vụt khỏi tầm tay.  Phải chăng đường t́nh của hai đứa  tôi giống như con đường Cường Để năm nao,  một con đường với hai lối rẽ ?

Một đêm trôi qua, tôi vẫn chưa dứt khoát quyết định về việc đổi vé để ăn tết với vợ con. Không đổi vé, bay qua Arizona để săn sóc mẹ nuôi, có vậy mới giữ trọn chữ nghĩa với Mẹ nuôi và tṛn chữ tín với ba con trai bà. Cuối cùng, lần này cũng như lắm lần trong suốt 25 năm qua, tôi nghe lời khuyên của vợ : Không đổi vé.

Ngày 12 tháng 2, 2005, tôi mang hành lư bay qua Arizona, vợ tôi dẫn con trai út đi dự Tết năm nay nhưng nàng không mặc chiếc áo dài v́ không có tôi bên cạnh.

Tôi vui v́ giúp được mẹ nuôi dẫu rằng chỉ có 10 ngày ngắn ngủi nhưng ít ra tôi cũng làm một cái ǵ nho nhỏ, gọi là ơn đền nghĩa trả.  Sau lần giải phẫu tim và xương bàn chậu, Mẹ nuôi tôi ǵa và yếu hẳn đi. Tôi phải làm người đầu bếp, cơm nước, giặt giũ quần áo cho bà. Mỗi ngày hai bữa tôi dẫn bà đi dạo với chiếc walker 4 bánh, bước đi của bà khập khễnh, không thăng bằng khiến tôi nhớ những ngày đầu tôi đến nhà bà năm 1975,  khi gia đ́nh bà giúp tôi tập tễnh bước vào ngưỡng cửa đại học, run rẩy bước vào xă hội Hoa Kỳ. Tôi cũng phải giúp bà trong việc vệ sinh cá nhân, lau rửa, thay quần áo. Một hôm trong pḥng tắm, bà nói với tôi với tiếng được tiếng mất trong đôi mắt  rướm lệ, mệt mỏi:

 -You did not imagine when you left VietNam, came here and doing like this, did you?

Tôi trả lời:

  -Mom, what I am doing now is nothing compared to what you, Dad and the Wiseley’s have done, helping me to start my new life.

Im lặng, tôi ngó đi nơi khác, mong bà khỏi nghe và để bà không thấy nước mắt bà đang chảy trong tim tôi.

Tôi xúc động khá nhiều nhất là khi khơi lại những kỹ niệm qúa khứ khi mới tới ở gia đ́nh Bà. Ba mươi năm xưa Cha Mẹ nuôi tôi c̣n khỏe lắm. Tôi không có xe và chưa biết lái xe, không đủ kinh nghiệm lái trên băng tuyết, Ông Bà đưa đón, chở tôi đi học, đây đó, nhất là mùa đông ở Montana. Ông Bà c̣n dạy tôi Anh văn và t́nh người. Khi tôi mới đến, Anh văn cả là một vấn đề, nhưng tôi hiểu v́ Ông Bà đă nói với tôi bằng ngôn ngữ của t́nh người, nghĩa hiệp, từ tâm,  một ngôn ngữ như Mark Twain đă nói: “Kindness is a language which the deaf ear can hear and the blind can see”

Bốn năm được nuôi dưỡng, tôi như một con chim con đủ lông đủ cánh, đủ sức để bay vào bầu trời rộng “Big Sky” của Montana [1] , như một cây thông non được ươm từ hạt, được Ông Bà chăm sóc với tấm ḷng bác ái, nhân từ, và tôi một hàn sĩ xin lặp lại lời tôi nói cùng Ba Mẹ nuôi  khi tôi ra trường, tháng 3, năm 1979:

     Bn năm đi hc thông đơm lá

     Mt kiếp hàn sinh t ơn Ngưi!    

Rất tiếc Tết này đă không đón xuân đầu năm với vợ con. Rất tiếc v́ Tết năm nay vợ tôi không mặc áo dài nhưng hai mảnh áo dài của nàng vẫn lùa gió Xuân vào trong hồn tôi với  một mảnh đă gói trọn chữ t́nh, và mảnh kia đă phủ hết hai chữ hiếu và nghĩa!

Muôn vàn cảm ơn lời khuyên của người bạn đời tôi: "Sang năm sẽ có Tết khác và Mom đang cần anh bây giờ." Vô vàn cảm ơn Phối Linh, nàng yêu tôi khi tôi c̣n là bạch diện thư sinh, không một xu dính túi, cùng tôi đôi uyên ương gầy tổ, lo con cái giúp chồng tiến thân. Nàng dang tay cứu tôi khi tôi đang chới với trong biển đời trầm luân, hư vô, nàng một thuyền nhân cho tôi một người lính biển cô  đơn một đại dương tràn đầy hy vọng. Cảm ơn vong linh Cha Mẹ tôi đă xô những con sóng biển đời, thổi làn gió phương Tây để thuyền nàng trôi dạt về chân trời tôi đang lạc lơng, bơ vơ:

            Em là mt cu thuyn nhân

       Nương con thuyn nh vưt ngàn bin khơi

             Sóng đưa em đến chân tri

       Bin xanh ph ly bin đi hư

                    (Cm ơn Em – 2003)

Vợ tôi đă nói đúng:  “Mom đang cần anh bây giờ.” Chiều ngày 19 tháng 2 tôi phải gọi 911 và giờ này Bà vẫn đang điều trị tại bệnh viện Banner Thunderbird, Arizona. Xin Đấng Toàn Năng ban cho mẹ nuôi tôi một phép nhiệm màu, giúp Bà sớm b́nh phục.

Viết xong nửa đêm 20/2/2005, Sun City, Arizona.  Cựu HQ/Thiếu Úy Tê Hát.



1  Tiểu bang Montana c̣n được gọi là “Big Sky country”.

 

trở lại