LỜI KÊU GỌI

MỘT THÁNG BIỂU T̀NH TẠI GIA
để chống việc lấy Vàng dân tộc đổi Nhôm nước ngoài

                                                                   

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

VIỆN HÓA ĐẠO

Thanh Minh Thiền Viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Saigon
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phật lịch 2552                                                                                                  Số 03 /VHĐ/VT

 

LỜI KÊU GỌI

MỘT THÁNG BIỂU T̀NH TẠI GIA
để chống việc lấy Vàng dân tộc đổi Nhôm nước ngoài
 

Bất chấp những lời báo động hiểm nguy của các chuyên gia, trí thức về việc khai thác quặng bô-xit ở Tây nguyên, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn một mực tiến hành việc lựa chọn nhà thầu Trung quốc vào Tây nguyên khi khẳng định : “Khai thác bô-xít Tây nguyên là chủ trương của Đảng nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X”, nghĩa là từ năm 2006.

Đảng quyết định. Nhưng toàn dân th́ sao ?

Toàn dân thông qua ư kiến của các giới chuyên gia, trí thức, học giả… đưa lên báo chí, truyền thông, Internet đều báo động rằng khai thác bô-xít sẽ hủy diệt mầu xanh rừng Tây nguyên, làm thay đổi thổ nhưỡng của vùng đất đỏ bazan, làm tăng thêm nguy cơ về hạn hán kéo dài, lũ ống, lũ quét sẽ xẩy ra nhiều hơn, đồng thời ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt để phát triển kinh tế cho các tỉnh vùng hạ lưu ở miền Nam Trung bộ, Đồng Nai, B́nh Dương, thành phố Saigon. Từ ngh́n xưa, mầu xanh rừng Tây nguyên bảo vệ cho việc tích trữ nước trong ḷng đất, lọc không khí và điều ḥa nhiệt độ toàn vùng. Phá hủy mầu xanh c̣n là phá hủy nghiêm trọng không những cảnh quan mà sắc thái văn hóa và quyền sống của hàng chục dân tộc ít người trên vùng cao.

Theo các báo cáo khoa học th́ quặng bô-xít để sản xuất nhôm không là kim loại chiến lược. Giá trị kinh tế của nhôm không cao hơn việc trồng cây công nghiệp ở Tây nguyên. Bô-xít là tài nguyên khoáng sản có hạn, không tái sinh. C̣n cây công nghiệp là nguồn tài nguyên vô hạn và có tái sinh. Ấy là chưa nói đến công nghệ lạc hậu khai thác quặng bô-xít chỉ có ở Trung quốc là công nghệ “ướt”, trong khi các quốc gia tiên tiến đă chuyển công nghệ “ướt” sang công nghệ “khô” trong việc thải bùn đỏ, là nguy cơ gây đại nạn sinh thái cho Tây nguyên, miền Nam Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Bức thư ngỏ mà Đại tướng Vơ Nguyên Giáp gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết từ năm 1980 Đảng và nhà nước đă đề nghị khối COMECON, tức khối kinh tế cộng sản Liên xô và Đông Âu, khai thác quặng bô-xít Tây nguyên. Nhưng theo thư ông Giáp th́ “khối COMECON đă khuyến nghị Chính phủ ta không nên khai thác bô-xít trên Tây nguyên do những nguy cơ gây tác hại sinh thái lâu dài rất nghiêm trọng, không thể khắc phục được đối với dân cư tại chỗ mà c̣n cả dân cư và vùng đồng bằng Nam Trung bộ” 

V́ tính chất nguy hại sinh thái và cư dân quanh vùng khai thác bô-xít mà Cục bảo vệ môi trường quốc gia Trung quốc đă đóng cửa 100 mỏ bô-xít trên lănh thổ Trung quốc từ năm 2004 đến 2008. Tại Ấn độ năm 2004 đă có một phong trào quần chúng lớn rộng nổi dậy biểu t́nh chống việc khai thác bô-xít tại bang Orissa trên diện tích 1000 hecta làm nguy hại 60.000 cư dân.

Tại Việt Nam hiện nay, chỉ nói đến một cứ điểm Đắk Nông ở phía cực nam Tây nguyên hiện đang có 7 mỏ khai thác bô-xít, tất thấy ngay nguy cơ sa mạc hóa - “bùn đỏ hóa mầu xanh” trên 6000 quả đồi với hàng trăm con suối trên một diện tích 600.000 hecta, nơi cư ngụ 29 dân tộc ít người, chủ yếu là cư dân bản địa người M’Nông. Để khai thác 5,4 tỉ tấn quặng thô bô-xít ở Đắk Nông th́ chất thải bùn đỏ sẽ phủ lấp hàng ngh́n buôn làng : khi ta biết rằng để có 1 tấn nhôm cần khai thác 4 tấn quặng bô-xít và thải ra môi trường 3 tấn bùn đỏ !

Vấn nạn nêu trên nằm trong lĩnh vực môi trường và sinh thái cho cư dân Tây nguyên. Một vấn đề trầm trọng khủng khiếp khác là nguy cơ an ninh quốc pḥng. Tây nguyên là vùng chiến lược, yết hầu quân sự cho việc pḥng ngự Việt Nam trên ngă ba biên giới Cam Bốt – Lào – Việt Nam. Việc nhà thầu Trung quốc khai thác quặng bô-xít đă bắt đầu, những làng người Hoa vừa dựng lên ở Tây nguyên, khoảng năm, mười ngh́n người Trung quốc sẽ tới : Trọng Thủy đă cưỡng bức Mị Nương trên dăy Trường Sơn. C̣n ngoài kia trên biển Đông, Trung quốc cũng đang lấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa…

Nguy cơ mất nước bắt đầu.

Lần này không chỉ Bắc thuộc Một Ngh́n Năm, mà là Ba Ngh́n Năm hay lâu hơn nữa khi lănh đạo Nước Nhà không là Lư Thái Tổ, Trần Nhân Tông, Lê Thái Tổ, mà là một chính quyền ly khai dân, lệ thuộc nước ngoài, từ ư thức hệ đến cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, làm đảo lộn xă hội và nhân văn Việt Nam.

CHỈ C̉N LẠI TIẾNG NÓI CỦA TOÀN DÂN MỚI CÓ CƠ CỨU VĂN. Trước là chận đứng việc lấy Vàng, tức dân tộc, đổi lấy Nhôm ngoại quốc. Sau là bảo vệ sự Vẹn toàn lănh thổ mà tiền nhân đă đem xương máu gầy dựng.

Nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tôi kêu gọi người Việt trong ngoài nước hăy tỏ thái độ trước nguy cơ hủy hoại mầu xanh Tây nguyên và đời sống của người Việt cũng như hàng chục dân tộc ít người trong việc khai thác quặng bô-xít không thông qua nghiên cứu khoa học và kinh tế, mà chỉ vụ vào sự lệ thuộc Bắc phương.

Kính xin người Việt nước ngoài khẩn cấp báo động công luận thế giới về đại nạn sinh thái Tây nguyên, và nguy cơ nối giáo Bắc Kinh trấn đóng yết hầu chiến lược vùng ba biên giới.

Kính xin người Việt trong nước hăy tỏ thái độ bằng cuộc biểu dương BẤT TUÂN DÂN SỰ trong suốt tháng 5 kể từ ngày Lễ Lao động 1.5 sắp tới.

Sống dưới chế độ độc tài, công an trị, người dân đă mất quyền biểu t́nh công cộng nói lên ngưỡng vọng thiết tha suốt 54 năm tại miền Bắc và 34 năm qua tại miền Nam, th́ nay hăy BIỂU T̀NH TẠI GIA như một thái độ Bất tuân dân sự : Nông dân không ra đồng, Công nhân không đến xưởng, Thương gia, Tiểu thương không đến chợ, Sinh viên, học sinh không đến trường. Chúng ta có một tháng Tư để chuẩn bị lương thực cho gia đ́nh nhằm thực hiện tháng Năm BẤT TUÂN DÂN SỰ - BIỂU T̀NH TẠI GIA để đ̣i hỏi ba yêu sách sau đây :

1. Yêu cầu Nhà cầm quyền Việt Nam cấp tốc nộp hồ sơ xác nhận thềm lục địa của ḿnh theo Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển cho Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa (UNCLOS) trước ngày quy định của LHQ, là ngày 13 tháng 5 năm 2009, để bảo vệ quyền lợi và lănh hải tổ quốc.

Nếu Đảng và Nhà nước vẫn làm ngơ trước quyền lợi của tổ quốc, th́ xin các Cộng đồng Người Việt hải ngoại cấp tốc thành lập Ủy ban Bảo vệ Lănh hải Việt Nam, thu tập hồ sơ, vận động quốc tế và can thiệp trực tiếp đến Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa (UNCLOS) để bảo vệ quê hương.

2. Yêu cầu Nhà cầm quyền Việt Nam công bố toàn bộ nội dung hai bản Hiệp ước Biên giới trên đất liền và trên biển kư kết giữa Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa năm 1999 và 2000, kèm theo các bản đồ bộ phận cấu thành không thể tách rời của Hiệp ước, để toàn dân được biết sự toàn vẹn lănh thổ mà tiền nhân đă đem xương máu gầy dựng.

3. Yêu cầu Nhà cầm quyền Việt Nam khẩn cấp triệu tập một Đại hội đại biểu toàn dân bao gồm các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật cơ khí luyện kim, các chiến lược gia quân sự cùng đại biểu các thành phần dân tộc bất phân chính kiến, tôn giáo trong và ngoài nước để cùng nhau thống nhất ư kiến chận đứng việc khai thác quặng bô-xít ở Tây nguyên.

Tháng Năm BẤT TUÂN DÂN SỰ - BIỂU T̀NH TẠI GIA sẽ là thái độ dũng cảm nói lên mối ưu tư Bảo vệ sinh thái và Vẹn toàn lănh thổ của toàn dân trong giai đoạn cấp cứu của lịch sử. Dân chủ là Tiếng Nói, một tiếng nói đối thoại và tranh luận khi quê hương nguy biến để tiến tới giải pháp cứu nguy dân tộc. Nay là cơ hội và thời điểm sinh tử để Tiếng Nói cất lên thông qua một tháng BIỀU T̀NH TẠI GIA.

Kính xin đồng bào các giới trong nước hưởng ứng THÁNG BIỂU T̀NH TẠI GIA trong suốt tháng 5.2009, và đồng bào các giới ở hải ngoại hưởng ứng bằng việc không về du lịch và không gửi tiền về Việt Nam trong suốt tháng Năm 2009, ngoại trừ những trường hợp riêng tư khẩn cấp hay bất khả.

Kính xin các cơ quan truyền thông, báo chí giúp đỡ chuyển vận Lời kêu gọi này của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đến các giới đồng bào trong và ngoài nước.

Thanh Minh Thiền viện, Saigon ngày 29.3.2009

Xử lư Thường vụ Viện Tăng thống

Kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo

(ấn kư)

Sa môn Thích Quảng Độ

                                                                                       

trở lại