Hai Người Cọng Sản Trong Gia Đ́nh Tôi

Gia đ́nh, theo một nghĩa rộng, không nhất thiết là những người cùng cha cùng mẹ. Anh Đắc rơi vào trường hợp này. Ba mẹ tôi không phải là người sinh ra anh. Ở nhà nói anh là con nuôi. Nhà có hơn mười người con mà nhận con nuôi th́ chắc chắn không phải v́ lư do hiếm muộn. Anh đă là một thành viên trong nhà từ lâu, mặc dù anh không mang họ của ba tôi. Anh có vị trí hẳn hoi, ai là anh là chị, đứa nào là em, rơ ràng. Anh đă chứng kiến sự thịnh suy (và chưa bao giờ thịnh trở lại) của gia đ́nh, và h́nh như cả sự ra đời của hầu hết các em trai em gái.

Từ lúc biết "dựa cột mà nghe" tôi chỉ được nghe tên anh vài lần, và chỉ có thế. Các chi tiết khác th́ có "dựa cột" giỏi mấy cũng không được nghe, mà phải "ra chỗ khác chơi" ngay lập tức. Cho tới lúc ấy tôi không nhớ đă thấy anh lần nào.

Trẻ con đứa nào cũng có cách t́m ra những thứ mà chúng biết là người lớn đă giấu chúng. Cuối cùng tôi cũng t́m ra: Anh Đắc đă đi "tập kết". Nó có nghĩa ǵ, ở đâu, bao lâu, làm ǵ, chừng nào về, và tại sao lại giấu kỹ thế th́ chỉ có người lớn phải lo. Tôi tiếp tục sống với thế giới của trẻ con ở đồng quê của ḿnh.

Cái thế giới mà có nhiều người thi vị hoá thành một thế giới thần tiên đó, th́ cũng có người cho là nó chán phèo. Theo tôi nhớ th́ nó không thần tiên và cũng chẳng chán phèo. Nó chỉ b́nh yên thôi.

Nhưng ngay cả cái b́nh yên khiêm tốn và rón rén đó cũng không kéo dài được bao lâu. Tiếng đêm không chỉ là những tiếng ếch nhái, tiếng dế kêu, tiếng chó sủa, tiếng ru con, tiếng khóc nhè của những em bé khó ngũ trong đêm hè, tiếng mẹ ru con hay tiếng càu nhàu của những người cha bị phá giấc. Tiếng đêm bây giờ c̣n thêm những âm thanh lạ. "Con ǵ kêu vậy ba ?" "Cà nông chứ con ǵ!" "Cà nông là cái ǵ vậy ba ?" "Im đi!"... Tưởng tượng ra đứa bé nào chắc cũng hỏi như vậy, và người lớn nào trong khung cảnh đó cũng gắt lên như thế.

Thời gian bám gấu áo mẹ mà không biết...mẹ ǵ hết đó của tôi kéo dài không được bao lâu. Mẹ tôi mất, h́nh như trong khoảng thời gian này.

Trong nhà bắt đầu xuất hiện những bao nhỏ dồn đầy cát, chất đầy thành hàng vây quanh góc nhà. Tiếng đêm bây giờ thêm những tràng súng máy nổ ḍn như rang bắp. Khi dồn dập, khi thưa thớt, khi xa xôi, khi gần xịt. Cả tiếng loa thiếc, tiếng chân chạy huỳnh huỵch... Thế rồi mỗi chiều ba tôi và các anh lớn phải đi ngủ nhờ nhà các chú bên chợ, cách một con sông. Sáng lại về, chiều tối lại đi. Ba tôi và nhiều người đàn ông con trai trong làng phải làm vậy v́ có những người tối tối lại về, và tờ mờ sáng lại đi. "Họ", như cách trong nhà hay dùng để ám chỉ, hay bắt thanh niên đi biệt tích, không biết đi đâu. Ai cũng sợ "họ".

Cuối cùng th́ cả gia đ́nh phải dọn hẳn sang chợ, để lại mẹ tôi yên nghỉ trong vườn, một ḿnh, và căn nhà bỏ không. Sân chơi của tôi không c̣n là khu vườn đất thịt mềm mại mát chân trần, giữa những hàng dừa cao vút và những luống khoai thẳng tắp, hay cây mận hồng giữa sân, hay cây mận trắng bên cạnh giếng, hay đám mía lau xào xạc trong gió. Sân chơi bây giờ là băi đất phía sau căn phố thuê bên chợ, ngập nước suốt mùa mưa, và đầy rác vào mùa nắng. Phía trước th́ đầy xe cộ, và ồn như cái chợ.

Nhà thuê bên chợ chỉ cách nhà cũ hai khoảng đi bộ và một cây cầu. Vẫn con sông đó, ḍng nước đó, nay tắm bờ bên này có thể nh́n rơ nhà tôi bờ bên kia. Gần vậy nhưng suốt mấy năm không ai dám về.

Chị tôi, rồi tới ba tôi là những người đầu tiên về lại nhà cũ. Về luôn trong cùng một ngày. Nhưng không phải để ở, mà để an nghỉ giấc ngh́n đời, cùng với mẹ tôi.

Cuộc chiến vẫn tiếp diễn và những người chưa chết vẫn tiếp tục sống. Các anh lớn đă vào quân ngũ, đóng tận Sàig̣n. Các chị th́ lấy chồng và buôn bán tại chợ. Một ngày kia lại nghe các chị lớn th́ thầm với nhau: "Đắc nó về rồi". Về đây không phải là về nhà, mà là về đâu đó trên núi. Th́ ra anh đă tập kết ra Bắc, nay về Nam. Thế mà cũng gọi là về, nghe nó gần gụi làm sao.

Bạn hàng buôn bán của các chị th́ đủ hạng người, đến từ khắp các địa phương. Có ai đó trong số bạn hàng từ trên núi xuống trao cho chị lá thư của anh Đắc. Bấy giờ tôi đă biết việc liên lạc như thế trong thời chiến có thể bị tù. Và sau này tôi cũng được biết anh Đắc c̣n liều cả mạng sống ḿnh trong những lần liên lạc như vậy.

Nghe nói anh rất đau buồn khi biết tin ba và chị tôi đă mất. Ba và chị tôi, và gần chục người cùng chuyến xe đă chết v́ một quả ḿn do phe của anh đặt trên quốc lộ số 1. Chuyện này xảy ra hàng ngày, lặp đi lặp lại trong suốt chiều dài cuộc chiến, trên cùng một đoạn đường. Ngày nào cũng có người chết hoặc bị thương v́ xe cán phải ḿn. Hầu hết là những người dân đi làm ăn mua bán theo chuyến xe sớm. Ba và chị tôi cũng đi làm chuyến xe sớm, hàng tuần. Ngày nào cũng thấy xe cứu thương hay vơng khiêng người hối hả chạy vào bệnh xá phía bên kia đường.

Ba và chị tôi không được may mắn như vậy, phải về thẳng nhà, không được vào bệnh viện. Người chôn ḿn đă "hoàn thành tốt" nhiệm vụ của họ. Hành khách trên xe chết gần hết, chết ngay tại chổ, chết tươi, chết không kịp tức tưởi. Chiếc xe đ̣ tan xác. Ba và chị tôi th́ may mắn hơn, xác c̣n nguyên vẹn, và chỉ c̣n có thế: những cái xác.

Các toán chuyên viên rà ḿn của quân đội xem ra không thể nào ḍ hết từng tấc của đoạn đường gần 20 cây số. Hay là họ đă không "hoàn thành tốt" nhiệm vụ của họ? Đêm tối đen như mực, hàng chục cây số đường quê, ai biết "các ông bên kia" ṃ về chôn ḿn ở đoạn nào!

Cuộc chiến vẫn tiếp diễn, những người chưa chết vẫn tiếp tục sống và mọi người đều t́m phương tiện để xa lánh nó. Anh Lộ, người anh "thế phụ" quyết định mang các em c̣n độc thân vào Sàig̣n.

Nhưng chiến cuộc cũng đuổi kịp chúng tôi, vào tận Sàig̣n. Rồi kết thúc.

"Người con trai duy nhất c̣n lại trong gia đ́nh có các anh đang tại ngũ" bổng nhiên trở thành người con trai duy nhất c̣n lại trong gia đ́nh không phải đi... "cải tạo". Tôi ở nhà, các anh đi mất biệt. Mất biệt thật sự, không ai biết các anh bị đưa đi đâu. Hàng trăm ngàn gia đ́nh chợt bặt tin người thân. Không ai biết, không ai cho biết, và cái khủng khiếp nhất là không ai có quyền hỏi.

Rồi nhà nhận được thư các anh, được gởi quà, được thăm nuôi... Nhưng cái ṿng lẩn quẩn trông giấy thăm nuôi, đi thăm nuôi, nh́n nhau ngao ngán rồi về trông giấy thăm nuôi này không biết tới chừng nào mới chấm dứt.

Chợt có người được về v́ họ có chuyên môn. Nhưng anh Lộ không có chuyên môn dân sự nào cả, làm sao được về? Lại thêm lác đác người về nhờ có thân nhân gia đ́nh cách mạng bảo lănh. Nhà tôi không có người "nhảy núi", lấy ai bảo lănh !

Lúc ấy anh Đắc đă "về thành" và cũng vừa liên lạc vào Sàig̣n. Anh tỏ ư sẵn sàng làm việc đó. Tôi về lại miền Trung để xin anh cái giấy bảo lănh cho anh Lộ, và gặp anh Đắc lần đầu. Các chị nói là anh Đắc không thay đổi ǵ cả, chỉ gầy ốm và già đi thôi, vẫn lời ít nhưng ḷng th́ nhiều.

Lời anh th́ có ít thật. Gặp nhau lần đầu mà trong suốt bữa cơm tối anh chẳng nói cho tôi nghe chuyện ǵ hay ho cả, toàn những chuyện vô thưởng vô phạt. C̣n tôi th́ vẫn chưa nói ǵ được chuyện giấy bảo lănh. Ăn cơm xong th́ anh Đắc bảo cần ra ngoài một chút, rồi dắt xe đạp biến mất vào đêm tối, chẳng biết đi đâu. Tôi ngồi nhà chịu trận, nghe chị Đắc nói về cái chết của mấy cháu (là anh chị họ của tôi, theo thứ tự trong gia đ́nh) trong một cuộc oanh tạc của Không Lực Hoa Kỳ ngoài Bắc. Chị hỏi và tôi nói về các anh chị em mà chị chưa có dịp gặp. Nghe chị gọi anh Lộ là "giặc lái" thật lạ tai. Nó không làm tôi ph́ cười như lần nghe một cư dân ở B́nh Định gọi "Bộ Đội Rồng Khè Lửa" để chỉ binh chủng Không Quân. Khoảng gần nửa đêm anh Đắc mới về. Câu chuyện lại tiếp tục cái kiểu cà giựt... cho tới khi mọi người đi ngủ. Thế này th́ kẹt thật. Sáng mai phải đón xe đ̣ về rồi mà vẫn chưa nghe anh Đắc nói ǵ về chuyện giấy tờ cả! Cũng không dám hỏi.

Thức giấc th́ chị đă đi làm rồi. Anh Đắc không c̣n là người ít nói, anh c̣n biết cười nữa. Không hiểu sao tôi cũng thấy dễ thở hơn. Tối qua anh đi đâu vậy? Vào cơ quan chứ đâu. Anh trao cho tôi một phong b́, nói là giấy tờ ở trỏng. Chị Đắc không hề biết ǵ về việc này.

Ăn sáng qua loa rồi anh tiễn tôi ra về. Bến xe cách nhà một khoảng khá xa. Hai anh em đều gầy, nhưng cái xe đạp nội hoá "tiêu chuẩn" được cơ quan phân phối của anh cũng không kham nổi. Nó trẹo qua trẹo lại như muốn găy, thành ra phải đi bộ. Càng tốt, không trễ năi ǵ, lại có thêm chút thời gian. Anh nói sơ về công ăn việc làm, sức khoẻ, hiện tại và tương lai của anh. Không có ǵ sáng sủa. Anh đă "lỡ đỏ đít" rồi, đó là chữ của anh, có nghĩa là anh đă vào Đảng. Chị Đắc, vợ anh, là do đảng "bố trí".

Ngồi trên xe đ̣, đợi cho xe chạy khuất sau dăy phố thấp tôi vội lôi các giấy tờ ra xem. Lúc ấy tôi mới thấy một chút ḷng của anh Đắc đối với anh Lộ. Ngay chính tôi chắc giờ này cũng chưa dám dùng những lời lẽ đó để bảo đảm cho hành vi của  ḿnh, chứ đừng nói chi cho người khác. Ḷng mừng khấp khởi. Không ai có thể kư cho anh Lộ một cái giấy bảo lănh tốt hơn tờ giấy này được.

Đă mấy năm qua rồi, nên chị Lộ mừng rỡ nộp giấy vào ngay, và hồi hộp chờ tin. Có tin anh Lộ, nhưng là tin chuyển trại! Không biết có phải v́ cái giấy bảo lănh hay không, nhưng càng ngày có vẻ họ càng đưa anh đi xa, và sâu. Xa thành phố, sâu vào rừng. Có lẽ anh Đắc chỉ là cán bộ cấp tỉnh, không đủ mạnh? Không ai biết v́ sao. V́ lư do ǵ đi nữa cũng mặc, phải t́m cách cho anh Lộ ra. Lúc ấy càng ngày dân miền Nam càng nhận biết loại giấy mạnh nhất và chóng có hiệu quả nhất là ...giấy bạc. Chị Lộ bắt đầu bán bớt tư trang và làm lụng, dành dụm thêm và âm thầm t́m "mối" lo.

Lần nào t́m ra mối "đáng tin cậy" chị Lộ cũng bắt tôi chở đi thăm ḍ. Từ Củ Chi tới Thủ Đức, Sàig̣n. Lần tôi c̣n nhớ rơ nhất là tại một căn nhà phía sau đường Phan Thanh Giản, Sàig̣n. Khu này không xa lạ ǵ, gần trường tôi học hồi xưa. Ngày xưa  nhà nào cũng yên tỉnh như bỏ hoang, tường cao, cổng to. Đường th́ đầy bóng cây và trong gió lúc nào cũng thoang thoảng tiếng dương cầm. Chắc phải vang vọng từ cửa sổ pḥng một nữ sinh duyên dáng nào đó - ít ra là trong trí tưởng tượng của một cậu học tṛ trung học hay mơ mộng.

Những cánh cổng nặng nề, ổ khoá bằng đồng, mới hôm nào vỡ nát v́ đạn "giải phóng" nay đă được thay, và được đánh bóng. Trong sân vẫn lạo xạo sỏi trắng dưới mỗi bước chân. Căn biệt thự hai tầng, không biết bao nhiêu là cửa sổ với ô kiếng vuông kiểu Pháp, rèm thưa. Trong pḥng khách th́ vẫn những chùm đèn đầy những giọt thủy tinh treo lủng lẳng từ trần cao, pḥng ngập hoa tươi... Người mở cổng dắt chúng tôi vào, bảo ngồi chờ rồi biến mất.

H́nh dung lại nhà ông cán bộ cấp tỉnh, là anh Đắc. Có hai chiếc chỏng tre và một cái bàn ăn không đủ ghế ngồi. Bàn phải kê sát giường để lấy một cạnh giường làm ghế. Không có ǵ khác đáng kể ra đây. Đang tập quen cuộc sống mới với mọi thứ "tiêu chuẩn", ḷng không khỏi tự hỏi là cái ông này thuộc tiêu chuẩn ǵ mà được ở nơi cung đ́nh lộng lẫy như vầy!

Một người đàn ông đứng tuổi xuất hiện, vừa chậm rải bước xuống cầu thang vừa vuốt ngược chùm tóc bạc phơ... Ông bệ vệ quá, nước da hồng hào, người đầy đặn. Ông làm tôi bối rối "cán bộ sao mập mạp vầy?".  Tiêu chuẩn sống của ông, h́nh hài của ông không có vẽ liên hệ ǵ đến đám "đầy tớ nhân dân" gầy ốm, quần áo xốc xếch, đầu nón cối, chân dép vỏ xe, da xanh nhợt nhạt, lê chân khắp đường phố Sàig̣n.

Ông nói chuyện với chị Lộ, tôi ngồi nghe. Không thấy nói ǵ về tiền bạc cả, chỉ có "giúp" và "làm ơn" thôi...lần nào cũng vậy. Người đâu mà tử tế! Thật ra, người mối lái đă cho biết giá cả rồi. Họ chỉ lấy vàng ṛng, giấy "Bác Hồ" nh́n thẳng nh́n ngang ǵ cũng không được.

Nhưng việc lo lót rồi cũng chẳng đi tới đâu, không có kết quả cụ thể nào, lại thêm mấy năm trôi qua.

V́ là sĩ quan "tép rêu", hay sĩ quan "bóp c̣" như anh vẫn hay nói, nên nhốt chán rồi người ta cũng thả anh Lộ ra. Về nhà anh cùng chúng tôi tiếp tục học làm người ngoại cuộc trong nội t́nh đất nước ḿnh.

Thời gian bị nhốt đủ để anh Lộ thấy được nhân cách con người bị hạ xuống không bằng miếng cơm cháy. Đủ để anh thấy mạng sống của người tù c̣n thấp hơn thế nữa. Đủ để khi ra tù thấy món ǵ vất đi, từ chai lọ tới hộp thiếc, anh cũng âm thầm lượm cất, để dành.

Ra tù anh Lộ t́m được một người cộng sản khác trong gia đ́nh, bà con bên ngoại tôi. Anh Châu cũng tập kết và đă du học bên các xứ Đông Âu. Anh có chuyên môn, đang đứng đầu một tổng công ty khá lớn ở Sàig̣n.

Anh Châu có nhiều bạn bè trong bộ chính trị và chính phủ. Không thiếu những lúc đang chuyện tṛ với mấy đứa em "ngụy" th́ mấy ông cán bộ gộc ghé thăm. Thế là em út bị lùa vào nhà trong, anh Châu tiếp khách pḥng ngoài. Chốc chốc anh lại vào trong nói chuyện, rồi ra ngoài tiếp khách. Khi vào trong anh hạ giọng, nói những lời chân thật mà anh có thể nói được với người trong nhà. Khi ra pḥng khách, anh cất cao giọng, nói toàn đường lối chính sách. Dù họ gọi nhau mày tao thân mật nhưng họ không thật với nhau ǵ cả. Anh Lộ ngồi phía trong nhà thấy rất rỏ. Anh Châu như đang đóng kịch, bước ra sân khấu nói cười theo kịch bản, và bước vào hậu trường th́ ngưng. Anh sống như vậy rất tự nhiên, như có hai con người trong một thân xác.

Với chức vụ tổng giám đốc, anh có xe riêng với tài xế. Nhưng theo lời chị Châu th́ sáng nào anh cũng quần áo chỉnh tề, xách cặp ra đường đứng đợi xe tới đón. Chị Châu c̣n cho biết là quà cáp biếu xén, từ lớn tới nhỏ, gởi cho riêng anh đều chạy hết vào pḥng khách của công ty. Chị c̣n phàn nàn là anh không chịu "ăn như người ta", chứ không th́ muốn ǵ mà chẳng được.

Thời gian đó có mấy đứa em vượt biên bị bắt vào tù. Nghe vậy anh Châu có lần hỏi anh Lộ: "Mày có tiền sao không lo cho tụi nó ra?". Anh Lộ ngạc nhiên, nhưng cũng vờ hỏi lại: "Anh xúi tui hối lộ cán bộ nhà nước hả?". Anh Châu yên lặng hồi lâu không trả lời, rồi nói: "Tao chỉ có chút trong sạch, tao giử suốt đời!". Anh là một người trong sạch. Nhiều chuyện bực ḿnh trong nhà đă chứng minh điều đó. Anh biết rơ xă hội quanh anh nó bẩn thỉu ngần nào.Nhưng đáng tiếc là, như anh nói, anh chỉ lo giử phần ḿnh trong sạch thôi.

Nếu kể hết anh em họ nội ngoại và cả dâu rể th́ trong gia đ́nh nay có nhiều người là  cộng sản, không phải chỉ có anh Đắc và anh Châu. Hiểu "người cộng sản" thế nào th́ tuỳ từng người. Tôi thích cách hiểu của ḿnh. Những ai tự xưng là cộng sản, tin rằng họ là cộng sản, giả bộ là cộng sản, hay tưởng họ là cộng sản đều lọt vào một trong hai trường hợp: hoặc họ là những kẻ đă bị lừa, hoặc họ là những tên bịp bợm.

Chủ nghĩa cộng sản là ǵ nếu không phải là sự bắt chước ngu muội hệ thống sinh hoạt của loài ong, loài mối, rồi đem áp dụng lên loài người. Người cộng sản không bao giờ có thật. Trừ khi họ đă biến thành con ong, con mối hay con kiến th́ là chuyện khác

 

 Trở lại