Kim Dung 80 tuổi: Vẫn "tái xuất giang hồ" 

Bước sang Giáp Thân - 2004, đệ nhất danh gia tiểu thuyết vơ hiệp Kim Dung 80 tuổi. Mặc dù gác bút hơn 30 năm qua, song 14 bộ sách với hàng ngàn nhân vật của ông vẫn tiếp tục "tái xuất giang hồ" và Hội "Kim Dung học" vẫn hoạt động tại Hồng Kông, Đài Loan, Pháp, Mỹ, Úc. C̣n tại VN, theo các nhà làm sách và phát hành sách ở TP.HCM, dịp Tết vừa rồi số lượng sách Kim Dung bán ra đạt mức đáng kể.

Điều đó khác t́nh cảnh của hơn 10 năm trước. Lúc ấy những nhân vật dầu chánh phái hay tà phái của Kim Dung đều vẫn c̣n đứng bơ vơ bên ngoài... các nhà xuất bản xứ ta.

Ở Trung Quốc, truyện vơ hiệp Kim Dung bị cấm, bị lên án vào những năm 60 thế kỷ trước. Song, theo giáo sư Lương Duy Thứ, nguyên Trưởng khoa Ngữ văn Trung Quốc Trường Đại học Khoa học xă hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh, từng là sinh viên lưu học Trung Quốc thời ấy, th́ giới trẻ "vẫn lén lút t́m đọc".

Đọc truyện vũ hiệp là một trong những phép tu dưỡng kư ức và khơi dẫn nguồn vui ẩn mật trong ḿnh... Riêng đối với bạn thi sĩ, sách vũ hiệp có thể giúp bạn làm thơ lai láng một cách không ngờ.

Bùi Giáng 

Một số nhà phê b́nh liệt tác phẩm Kim Dung vào loại giải trí đơn thuần, họ muốn những Đoàn Dự, Tiêu Phong, Hư Trúc và vô số hào kiệt đất Trung Nguyên chỉ là những nhân vật "cận văn học". Song, không ít người sớm t́m thấy, phân tích những giá trị trong tiểu thuyết Kim Dung, và riêng ở Sài G̣n, từ hơn 30 năm trước, Đỗ Long Vân đă viết: Vô Kỵ giữa chúng ta.

Hằng ngày, trên nhiều nhật báo Sài G̣n, đều đều đăng truyện Kim Dung, dịch từ báo Hồng Kông chở máy bay sang; dịch giả: Hàn Giang Nhạn, Từ Khánh Phụng, Từ Khánh Vân, Phan Cảnh Trung...

Những năm giữa thập niên 80 cách nh́n về Kim Dung ở đại lục Trung Hoa thay đổi dần, nhất là sau khi ông về thăm quê và tiếp kiến các vị lănh đạo như Đặng Tiểu B́nh, Hồ Diệu Bang, Giang Trạch Dân. Ông được trao nhiều học hàm, là tiến sĩ danh dự của Đại học Văn khoa Hồng Kông, Viện sĩ danh dự Đại học Newton ở Anh và tiến sĩ danh dự Đại học Bắc Kinh.

Theo Trần Mặc tiên sinh, việc xuất bản toàn bộ tiểu thuyết Kim Dung ở Trung Quốc đối với nhà xuất bản Tam Liên thư điếm giữa thập niên 1990 đương nhiên cũng mang mục đích thương nghiệp, nhưng điều khiến người ta chú tâm (đến việc ấn hành này) là ở tác dụng xă hội của nó, đă "chứng tỏ sự thừa nhận của quan điểm văn hóa chính thống và chủ lưu ở Trung Quốc đối với tiểu thuyết vơ hiệp của Kim Dung" (Vơ hiệp ngũ đại gia, Bích Hải dịch). Hơn một nửa trong số 14 bộ tiểu thuyết vơ hiệp của ông dựng thành phim, một số đă và đang chiếu tại VN.

Hầu hết những mối t́nh của các nhân vật chính của Kim Dung thường kết thúc trong đau thương hoặc dang dở (...). Nếu không kết thúc đau thương, đoạn trường th́ đều tựu thành trong cái bất toàn của nó. Kim Dung vẫn tỏ ra trung thành với cái quy luật cực kỳ sâu sắc của phương Đông đă khám phá: Tạo hóa bất toàn.

Huỳnh Ngọc Chiến

Khoảng 6, 7 năm qua, các nhân vật lừng lẫy giang hồ của Kim Dung lần lượt được nhắc lại trên sách báo nước ta, nhiều tác giả bỏ công biên khảo, biên dịch, giới thiệu và đă xuất bản: Kim Dung - tác phẩm và dư luận, Kim Dung - cuộc đời và tác phẩm, Kim Dung giữa đời tôi, Giải mă tiểu thuyết Kim Dung, Bàn về các nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung, Lai rai chén rượu giang hồ (tiểu luận về Kim Dung)...

Trong số đó, cuốn Chủ nghĩa nhân đạo trong tiểu thuyết vơ hiệp Kim Dung của Từ Thành Trí Dũng nguyên là luận văn tốt nghiệp Cử nhân ngữ văn Trung Quốc của tác giả, được bảo vệ tại Trường Khoa học xă hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh, đă nhận định và đánh giá tiểu thuyết Kim Dung, điểm lại những nhân vật chánh tà nhị phái, thường xuất hiện trong bối cảnh thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh.

Hiện các nhân vật Kim Dung đang tiếp tục "có mặt" trong các quầy sách, nhà sách sau Tết với 7 bộ đă xuất bản, và trong năm 2004, Công ty Văn hóa Phương Nam và các nhà xuất bản sẽ liên kết in thêm 5 bộ nữa của Kim Dung: Thư kiếm ân cừu lục (đă dựng thành phim và đang chiếu trên Đài Truyền h́nh Long An), Bích huyết kiếm, Uyên ương đao, Tuyết Sơn Phi Hồ, Phi Hồ ngoại truyện.

GIAO HƯỞNG


Kim Dung: Người làm cách mạng văn học lặng lẽ

Phạm Tú Châu

Hội thảo quốc tế về tiểu thuyết Kim Dung lần thứ tư được tổ chức tại thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc - quê hương nhà văn (ông sinh tại Hải Ninh, thuộc Gia Hưng) -nhân dịp ông tṛn 80 tuổi (tính cả tuổi mụ) trong 4 ngày, từ 24 đến 27-10-2003

Có khoảng hơn 70 tham luận được gửi đến hội thảo, trong đó 60 tham luận được đọc tóm tắt, sau đó trao đổi thảo luận ngay giữa tác giả tham luận và người nghe, không hạn chế thời gian khiến không khí hội thảo sinh động, sôi nổi hẳn. Đoàn Việt Nam có hai tham luận: Tính tiêu khiển kiêm nhận biết thế giới ở tiểu thuyết Kim Dung (nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn) và Nghiên cứu, dịch thuật tiểu thuyết Kim Dung ở Việt Nam (Phạm Tú Châu).

Hội thảo lần này được đánh giá chung là tiến hơn một bước so với hội thảo quốc tế ở Đài Loan năm 1998. Hội thảo đă chú trọng t́m ra động lực nội tại trong sự phát triển của tiểu thuyết vơ hiệp mới; khẳng định vị trí đáng có của Kim Dung trong lịch sử văn học, văn hóa Trung Hoa; khẳng định một lần nữa tiểu thuyết Kim Dung chính là: "Làm một cuộc cách mạng văn học lặng lẽ" ở thế kỷ 20. Một nội dung thứ hai của hội thảo là thảo luận những được mất trong việc cải biên tiểu thuyết Kim Dung thành phim truyền h́nh và điện ảnh.

Ư kiến thảo luận tại hội thảo tập trung vào 4 chủ đề:

1. "Nhă", "tục" trong tiểu thuyết Kim Dung (tức tiểu thuyết Kim Dung có phải là văn học hay chỉ là sách tiêu khiển).- Đây là hai khái niệm có từ xưa ở Trung Quốc với nghĩa "nhă" chỉ văn chương kinh, sách; "tục" chỉ những chuyện ghi chép đó đây. Sau này "tục" có khi bị hiểu như dung tục, tầm thường, đối lập với "nhă", ở thứ bậc thấp so với "nhă". Khái niệm "tục" khách quan nhất được hiểu như tác phẩm thông tục, được nhiều người đọc và cách hiểu cũng biến đổi theo thời gian. Thủy hử, Tây du kư trước kia được xếp vào văn học thông tục, c̣n Tam Quốc diễn nghĩa là tác phẩm kinh điển trong ḍng văn học này. Các học giả cho rằng không nên tranh luận xuất phát từ khái niệm, bởi nếu cứ tranh căi tiểu thuyết Kim Dung là "nhă" hay "tục" th́ tranh căi không biết đến đâu là cùng. Cũng không nên đề cao quá mức tác phẩm Kim Dung lên hàng "đại sư" (như bộ Kho văn đại sư Trung Quốc đă làm), đồng thời cũng không nên phủ nhận sạch trơn như nhà văn Vương Sóc đă nói. Kim Dung mượn đề tài vơ hiệp để lồng nội dung lịch sử Trung Hoa, tác phẩm của ông là một loại tiểu thuyết cao hơn tiểu thuyết vơ hiệp nói chung. Huống hồ tiểu thuyết vơ hiệp là một bông hoa trong "trăm hoa đua nở", là một thể loại văn học trong văn học sử Trung Quốc, bởi vậy vị trí đáng nể của Kim Dung trong văn học sử Trung Quốc là điều không cần phải bàn căi.

2. Kim Dung và việc sửa chữa lại tác phẩm.- Đây là vấn đề có liên quan đến vấn đề thứ nhất. Từ năm 1970, sau khi "rửa tay chậu vàng", Kim Dung đă bắt đầu sửa chữa tác phẩm, đến nay là lần thứ ba. Ngay từ năm 1955 khi mới viết Thư kiếm ân cừu lục để đăng dài kỳ trên báo, mục đích ban đầu không khỏi nhắm vào tính thương mại, nhưng sau khi được đông đảo bạn đọc hoan nghênh và nổi tiếng, ông bắt đầu có ư thức để lại văn nghiệp cho đời sau và bắt đầu sửa chữa những lỗi thường mắc phải khi viết truyện đăng dài kỳ: mâu thuẫn trước sau, kết cấu thiếu chặt chẽ v.v... Càng về sau, ông càng miệt mài sửa chữa, không hề nhằm mục đích thương mại. Nhà văn Úc gốc Hoa, bà Vêronica Giang Tĩnh Chi, nói riêng với tôi: "Kim Dung c̣n sửa nữa th́ chỉ có sửa loạn lên mà thôi!".

3. Nh́n nhận lại tư tưởng của tác giả khi xây dựng những nhân vật nữ.- Các học giả đă chỉ ra những hạn chế trong việc để cho nhân vật nữ phụ thuộc vào nhân vật nam giới, cho các nữ hiệp trở thành vệ tinh trong ṿng t́nh ái với một nhân vật hào kiệt nam và có ư kiến cho đây là tư tưởng cổ hủ, cũ kỹ của Kim Dung về nữ giới. Ư kiến thảo luận lại cho rằng v́ Kim Dung xây dựng nhân vật nữ sống trong xă hội cũ nên hiện tượng vệ tinh là điều tất nhiên. Ngay thời nay, hiện tượng vệ tinh với nhiều nhân vật nữ xoay quanh một nhân vật nam hay nhiều nhân vật nam xoay quanh một nhân vật nữ cũng là điều thường t́nh.

4. Chuyển thể tiểu thuyết Kim Dung sang điện ảnh.- Trao đổi về được, mất trong phạm vi này, hội thảo khẳng định mặt được của việc chuyển thể trung thực là giúp cho khán giả không có dịp đọc Kim Dung hiểu về ông và tác phẩm của ông hơn, nhưng mặt chưa được của điện ảnh rơ nhất ở phần kịch bản và tái hiện vơ thuật. Đây là điều khó tránh v́ tác phẩm của Kim Dung đa phần khá đồ sộ, kỹ xảo làm phim có hạn, trong khi mỗi một thế vơ đều do Kim Dung thiết kế riêng cho từng nhân vật khá phức tạp, đánh nhau bằng vơ thuật mà lại làm nên ư thơ. Nh́n chung, chưa có bộ phim nào làm người xem măn ư v́ đạo diễn nói chung chưa để hết tâm trí đọc hiểu Kim Dung và nhân vật của ông. Hội thảo cho rằng ngoài những phim bộ ra, có thể xây dựng những trích đoạn tiểu thuyết và truyện ngắn, truyện vừa thành phim  ngắn nhưng sâu sắc hơn.

Phạm Tú Châu

trở lại