Người Việt Tại Đức

NGUYỄN QUƯ ĐẠI
 
Người Việt Nam đến Đức với nhiều hoàn cảnh khác nhau: du học, nạn nhân chiến cuộc, thuyền nhân (boat people), khách thợ (lao động) từ các nước Đông Âu. Nước Đức trước đây cũng bị chia đôi như Việt Nam, nên dễ dàng mở rộng ṿng tay nhân ái để đón nhận người Việt đến tỵ nạn tại Đức.
 
Chúng ta nh́n lại bối cảnh lịch sử Đức và đời sống người Việt đă chọn nước Đức làm quê hương thứ hai.
 
Đệ Nhị Thế Chiến:
 
Adolf Hitler được sự ủng hộ đa số phiếu của phái bảo thủ lên cầm quyền từ năm (1934-1945). Sau thời gian củng cố quyền lực, chính quyền của Hitler đă tước quyền của 6 triệu người Do Thái, đưa họ vào các trại tập trung, ḷ hơi ngạc giết chết hàng loạt. Hitler ra lệnh tổng động viên, ngày 01/9/1939 chớp nhoáng đánh chiếm Poland, tháng 4/1940 chiếm Danmark và Norway, tháng 5 đến tháng 6 chiếm Holland, Belgium, France, Luxenbourg, tháng 4 chiếm Yugoslavia, Greece, tháng 6/1940 chiếm các lănh thổ của Nga (Sowjetunion) : Estonian, Latvia, Lithuania, Stalingrad... khởi đầu cho thế chiến thứ hai.
 
Chiến tranh tại Đức:
 
Từ 1944-1945 Đức bị quân đội tứ cường Anh, Mỹ, Pháp, Nga phản công chiếm đóng, các thành phố bị ném bom hư hại. Riêng Berlin bị 2643. tấn bom, làm 70% nhà cửa hư hại, 49600. người chết. Berlin dù được tái thiết nhưng hiện c̣n giữ lại ngôi Giáo đường cụt đầu làm di tích chiến tranh.
 
Hồng quân Nga trả thù tàn sát, hăm hiếp, cướp của, giết người, đốt phá. Hàng trăm ngàn người Đức phải chạy trốn bằng đường bộ dưới trời đông tuyết giá, hoặc dùng tàu, thuyền chạy trốn, bị tàu ngầm Nga húc ch́m khoảng 9000 người chết. (1)
 
Ngày 30/4/1945 Hitler tự tử. Người kế vị là Karl Doenitz đă đầu hàng vô điều kiện ngày 9/5/1945. Chiến tranh để lại đau thương, nghèo đói và đổ nát.
 
Chiến tranh lạnh , nước Đức bị chia đôi Đông và Tây:
 
Từ năm 1949, phần đất phía Tây Berlin do quân đội đồng minh chiếm đóng, thành lập Cộng Hoà Liên Bang Đức. Thủ tướng đầu tiên Theodor Hess (1949-1954). Phần đất phía Đông do Hồng quân Nga cai trị, thành lập Cộng Hoà Dân Chủ Đức (ĐR) theo chủ nghĩa cộng sản dưới sự lănh đạo của chủ tịch Wilhelm Pieck (1949-1960).
 
Các nước Đông Âu bị Hồng quân Nga tái chiếm thành lập khối cộng sản, xây hàng rào ngăn cách, gây cuộc chiến tranh lạnh từ năm 1946, biên giới dài 1378.,1 Km, từ biển Đông Hải (Ostsee) đến cuối biên giới Tiệp Khắc (Tschecholoslowakei) gồm 1266.,5 km bằng kẽm gai (MGZ) và 1196.,4 km kiểm soát bằng điện (SSZ) rộng 10 m, tất cả 621 cḥi canh gác , 595 hầm trú ẩn (2).
 
Từ năm 1952 đến 1961 hơn 3,5 triệu người bỏ Đông Đức ( ĐR) không chấp nhận chế độ cộng sản độc tài, sang Tây Đức t́m tự do. Chủ tịch đảng Walter Ulbricht (1960-1973) ra lệnh xây bức tường ngăn cách Đông và Tây Đức vào đêm 12 rạng ngày 13/08/1961 dài 168,8 km, chia thành nhiều đoạn, 107km bằng beton, 60 km hàng rào kẽm gai. Tại Berlin tường cao từ 3,50 đến 4,20 m dày 50 cm. Việc xây tường làm 10 ngàn căn nhà bị phá huỷ, 1233. cửa sổ các nhà lân cận xây kín, từ tường ra 100m là băi ḿn, có đặt súng bắn tự động (295 cḥi kiểm soát 43 pháo đài).
 
Bức tường ô nhục chỉ tồn tại được 10315. ngày (22 năm). Đêm 09/11/1989 Brandenburger Tor mở cửa, kế tiếp ngày 01/12/1989 mở toàn bộ 22 cửa thông thương. Bức tường ô nhục bị đập bỏ, chỉ c̣n lại vài nơi lưu dấu tích lịch sử và tưởng nhớ 201 người bị bắn chết khi vượt tường t́m tự do.
 
Đức Thống Nhất:
 
Ngày 03/10/1990 nước Đức thống nhất có 16 tiểu bang, diện tích 357022. km2 dân số 81,8 triệu trong đó có 7,3 triệu người ngoại quốc. Quân đội tứ cường có mặt từ ngày 5/6/1945 chấm dứt nhiệm vụ đóng quân tại Berlin và Liên Bang Đức ngày 12/09/1990.
 
Đệ nhị thế chiến chấm dứt, nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục cuộc nội chiến (quốc cộng). Ngày 30/04/1975 kết thúc chiến tranh, thống nhất hai miền, nhưng hoàn toàn không chủ trương như Chính phủ Đức thi hành tự do dân chủ.
 
Cộng sản Việt Nam áp dụng chính sách độc tài, người dân miền Nam bị trả thù. Hàng trăm ngàn sĩ quan, công chức, các chuyên gia của chế độ cũ bị đưa vào trại tập trung cải tạo trong rừng sâu nước độc, đánh tư sản đuổi họ đi vùng kinh tế mới, đổi tiền làm suy thoái kinh tế miền Nam.
 
Từ đó làn sóng người đi t́m tự do, băng rừng vượt núi sang Campuchia t́m đường đến Thái, hoặc thuê mướn ghe thuyền đánh cá chạy trốn trên Thái B́nh Dương, đôi khi bị lường gạt mất hết vàng bạc, bị bắt đánh đập tàn bạo, nhưng không làm dừng bước người vượt biển dù sóng to gió lớn, gặp hải tặc Thái Lan hăm hiếp cướp của giết người, để rồi không biết bao nhiêu người bị chôn vùi dưới ḷng đại dương.
 
Thảm trạng của người vượt biển làm chấn động lương tâm thế giới. Cao Uỷ Tỵ Nạn UNHCR (United Nations High Commissioner for Refugees) kêu gọi các quốc gia tự do trên thế giới hăy mở ṿng tay nhân đạo để đón nhận người Việt tỵ nạn.
 
Ḷng nhân đạo:
 
Tại hội nghị Genevè vào tháng 6 năm 1979 tổng thư kư Guenter van Well thay mặt chính phủ Đức đồng ư thâu nhận 10000. người tị nạn Việt Nam, (số người của tàu Hải Hồng và các trại tị nạn Á Châu), các tàu buôn mang cờ Đức được phép cứu vớt thuyền nhân trên biển.
 
DrRuppert. Neudeck (**) vận động các nhà văn , nhà báo, chính trị gia... như Heinrich Boell (1917-1985) giải thưởng văn chương Nobel 1972, Martin Walser, Gunter Grass (giải Nobel 1999), Hilde Domin, Dieter Wellershoff, Carl Amerychử tịch Hội văn bút 1989-1891) Franz Alte , Matthias Walden, Wener Hofer, Carola Stern, Akfred Biolek và Kabarettisten, Dieter Hildebrandt, Helga Schuchardt (FDP), Norbert Blum (cựu bộ trưởng lao động), Elmar Pieroth, Matthias Wissmann (CDU), Volker Neumann, Ootergetelo (SPD) vv.(3.)
 
Ngày 24/07/1979, trong chương tŕnh truyền h́nh " Report Baden Baden" do ông Franz Alte điều khiển , các ông Walter Bargatzky, tổng thư kư của Hồng Thập tự Đức và Dr. Rupert Neudeck nói về tŕnh trạng thuyền nhân Việt Nam và kêu gọi thành lập "Một Con Tàu Cho Việt Nam". Tính đến ngày đến ngày 27/07/1979 chương tŕnh này nhận được 1 triệu 2 Đức Mă ủng hộ vào trương mục của Hội Hồng Thập Tự. "Hiệp Hội Bác Sĩ Không Biên Gioi"+' gởi các bác sĩ và y tá theo giúp con tàu hoàn toàn thiện nguyện.
 
"Một Con Tàu Cho Việt Nam" ra khơi:
 
Cap Anamur chính thức ra đời ngày 09/08/1979 khi con tàu mang tên "Port de Lumiere"` từ hải cảng Kobe Nhật Bản ra khơi trên đường hướng về biển đông.
 
Tàu Cap Anamur hoạt động đến 26/6/1982, cứu vớt 8572. người, đưa vào các trại tị nạn Sem bawang (Singapore), trại Palawan (Phi luật Tân), trại Galăng Indonesia) tạm trú một thời gian ngắn chờ định cư Tây Đức hoặc đến các đệ tam quốc gia trên thế giới. Tàu Cap Anamur hoạt động 22 tháng, mỗi tháng tốn 400 ngàn Đức Mă, theo tuần báo Stern tính, cứu một thuyền nhân tốn khoảng 1075. Đức Mă (4).
 
Con tàu ra khơi kéo dài cả tháng, hay vài tuần lênh đênh trên biển, chạy dọc theo hải phận quốc tế hay vào hải phận Việt Nam để cứu vớt người, có trực thăng bay t́m ghe vượt biên, chụp h́nh và cảnh cáo hải tặc Thái đánh cướp thuyền nhân, ném người xuống biển. Cap Anamur 1 vớt hơn 22 chuyến (được tính thứ tự từ Cap Anamur 1 đến 5 vào cảng Singapore), Cap Anamur 6 vào Galang. Cap Anamur ngưng hoạt động, về lại Hamburg lúc 1230. ngày 26/7/1982 trên tàu có 287 thuyền nhân được hàng ngàn người Việt-Đức đón tiếp, quốc ca Việt Nam được hát dưới rừng cờ vàng.
 
Bốn năm sau con tàu ( Cap Anamur 2) tiếp tục ra khơi, dù không được tiếp tục ủng hộ như lần đầu. Bởi v́ "nhiều người ra đi không phải v́ lư do chính trị, gởi trẻ em vượt biên mong được bảo lănh cả gia đ́nh đoàn tụ... định cư thời gian ngắn du lịch Việt Nam" nhiều người bị pḥng ngoại kiều cảnh cáo hay thu hồi quyền tị nạn.
 
Trong 5 tuần lễ hoạt động từ 03/3/1986, tàu Cap Anamur đă cứu được 88 ghe, sau đó tàu chạy qua kinh đào Suez, biển Địa Trung Hải, mang theo 357 người về cảng Hamburg. Số người này được phân phối cho các tiểu bang.
 
Tháng 4 năm 1987 Cap Anamur 3 lại ra khơi, cứu 14 thuyền tổng số 905 người, được Pháp và các quốc gia khác thâu nhận. Cap Anamur chấm dứt mọi hoạt động vào ngày 22/7/1987. Tổng kết thuyền nhân được vớt 9507. người.
 
Con tàu mang tên "Mary Kingstown" mang cờ vương quốc Monaco, được xem là (Cap Anamur 4) hoạt động trên biển đông, chỉ cấp nước, thực phẩm, thuốc men, ngăn ngừa bớt nạn hải tặc Thái Lan.
 
Thuyền nhân hội nhập:
 
Thuyền nhân tị nạn được phân chia định cư theo từng tiểu bang, học Đức ngữ từ 8 đến 10 tháng, được hướng dẫn t́m việc làm hoặc tiếp tục học nghề, muốn thi vào các đại học, được hội Otto Benecke Stiftung cấp tiền học thêm khoá Đức ngữ.
 
Người tị nạn kể cả đoàn tụ gia đ́nh (vợ chồng, trẻ em dưới 18 tuổi làm thủ tục bảo lănh gia đ́nh, thời gian chờ đợi khoảng 2 năm). Bộ ngoại giao can thiệp với chính quyền Việt Nam cho phép số người đoàn tụ gia đ́nh, tiền vé máy bay ăn học được chính phủ giúp đỡ.
 
Nhiều hội đoàn ra đời sinh hoạt, những năm đầu các báo được xuất bản như Độc Lập, Viên Giác, Dân Chúa, Nhịp Cầu, Giao Điểm, Vượt Sóng, Sinh Hoạt Cộng Đồng vv.... và sau đó ra đời nhiều bản tin, báo của các hội đoàn, luôn nêu cao tinh thần đấu tranh chống cộng, tranh đấu tự do cho Việt Nam.
 
Hằng năm vào ngày 30 tháng 4, người tị nạn thường về Bonn biểu t́nh tham dự đêm không ngủ, thảo luận và tưởng nhớ quê hương do các hội đoàn tổ chức.
 
Người tị nạn tích cực ủng hộ các phong trào đấu tranh để ước mong có ngày quang phục quê hương, nhưng không tránh khỏi vài trường hợp chia rẽ thiếu đoàn kết làm mất niềm tin. Sau này khi có phong trào du lịch Việt Nam, người Việt tại Đức trở về thăm gia đ́nh và thân nhân nên tinh thần đấu tranh có vẻ sút giảm nhiều.
 
Ngoài ra, người Việt hay người ngoại quốc đă sống 7 năm ở Đức, có công việc, thông hiểu ngôn ngữ được phép nộp đơn xin nhập tịch, và phải thi hỏi về luật căn bản, viết chính tả... (tuỳ theo tiểu bang).
 
Muốn nhập tịch phải từ bỏ quốc tịch gốc. Đây là vấn nạn của Việt, người tỵ nạn Việt Nam phải liên lạc sứ quán cộng sản. Thời gian chờ đợi giấy từ bỏ quốc tịch thường kéo dài đến 14 tháng hay lâu hơn, phải trả 12% tiền lương đă trừ thuế. Đôi khi gặp khó khăn, người tỵ nạn phải đến sứ quán xếp hàng chờ đợi trả tiền nhận giấy.
 
Bằng cấp phải dịch ra tiếng Đức kèm theo bản chính, gởi đến cơ quan công nhận (Zeugnisanerkennungsstelle) sắp loại (văn bằng không gởi công nhận, th́ không có giá trị). Tú tài trước 1975 tưng đương tú tài Pháp, phải qua kỳ thi Đức ngữ và toán, học dự bị đại học, sau đó chọn các phân khoa (tuỳ theo mỗi tiểu bang), bằng phổ thông sau 1975 được xem tŕnh độ lớp 10, phải vào trung học, học thi tú tài nhanh lắm phải mất 3 năm (nếu đă học đại học được xem như tú tài trước 75).
 
Các Linh Mục được phép tiếp tục làm việc, ngoài ra dù tốt nghiệp kỹ sư, bác sĩ, luật sư đều không được công nhận, phải học lại một số học tŕnh.
 
So sánh với hệ thống giáo dục tại Hoa kỳ, Úc và các quốc gia khác, người tị nạn lớn tuổi có các nghề như trên may mắn hơn người tị nạn tại Đức.
 
Cộng đồng người Việt định cư tương đối khá ổn định và hoà nhập vào cuộc sống, thường kinh doanh về nhà hàng, các quán ăn nhanh, thực phẩm Á châu. Thế hệ thứ hai trưởng thành theo học các đại học nổi tiếng ra trường với học vị cao xuất sắc, hoặc theo học các ngành nghề trở thành những chuyên viên kỹ thuật giỏi như người bản xứ, trong gia đ́nh cha mẹ nói tiếng Việt với con cái. Tiếng Việt được tồn tại thật đáng hănh diện.
 
Cựu sinh viên Việt Nam:
 
Khoảng 2000. sinh viên du học từ thời Việt Nam Cộng Hoà, nếu tính đến 30/4/75, phần nhiều chưa xong học tŕnh, được ở lại tiếp tục học. Một số sinh viên, trước đây nghe cộng sản Hà Nội tuyên truyền gia nhập "Hội Đoàn Ket"^', được sứ quán (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà) giúp đỡ. Thành phần này sau ngày 30/4/75 về thăm quê "mừng ngày giải phong"' trong lúc người miền Nam liều mạng sống chạy trốn khỏi "thiên đuờng"+ cộng sản. Tờ báo Đất Nước cơ quan tuyên tuyền cho đảng cộng sản của những kẻ "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng san"?.
 
Khi về Sài G̣n những người này lại bị chính quyền giữ lại học tập chính trị 3 ngày để đả thông tư tưởng "cách mang".. Đối diện xă hội thực tế nghèo khó và t́nh trạng đàn áp phũ phàng tại quê nhà, mà trong đó đôi khi gia đ́nh cũng bị đánh tư sản, bà con thân tộc bị tập trung cải tạo, nên khi trở lại Đức có người quay về với cộng đồng người Việt tỵ nạn...
 
Trước 75 thành phần nầy thuộc tiểu tư sản, hưởng quyền lợi của miền Nam, được hoăn dịch đi du học. Trong lúc thanh niên cùng thế hệ phải cống hiến tuổi thanh xuân và hạnh phúc gia đ́nh, tham gia chiến đấu bảo vệ tự do miền Nam....
 
Thành phần trong "Hội Đoàn Ket"^' sống riêng rẽ, nhưng vẫn tiếp tục hoạt động cho CS. Họ tổ chức sinh nhựt ông Hồ, hay tổ chức những buổi văn nghệ giao lưu văn hoá nhằm tuyên truyền đánh bóng cho chế độ cộng sản, đều bị người tị nạn chống đối. Người Việt tị nạn (boat people) luôn nêu cao lư tưởng chống cộng, tẩy chay thành phần thân cộng sản.
 
Hồi chính quyền Việt Cộng c̣n bế môn toả cảng, thành phần thân cộng nầy thường về nước, cơ hội tốt kiếm tiền buôn bán, chuyển tiền ăn lời, móc nối mang đồ cổ ra bán nước ngoài hoặc làm thông dịch cho các phái đoàn của cộng sản...
 
Cộng sản đổi mới theo kiểu Liên Sô, cơ hội ngàn năm một thuở, họ bắt tay hoạt động muốn về nước đầu tư, làm cố vấn mong "ăn trên ngồi troc"^' nhưng lại không chen chân được với đám tư bản đỏ (thành phần nầy được xem như nhân vật Lă Bố trong truyện Tam Quốc Chí).
 
Những cựu sinh viên không theo cộng sản, có nhiều người thành công, là giáo sư đại học, bác sĩ, kỹ sư trưởng các ngành chuyên khoa... sinh hoạt gắn bó với cộng đồng người Việt tị nan.
 
Nạn nhân chiến cuộc:
 
Trước 1975 Đức thu nhận số nạn nhân chiến cuộc, những người bị thương trong chiến tranh, được điều trị tại các bệnh viện từ Việt Nam, và chuyển sang điều trị tại các bệnh viện Đức, được bảo trợ cho học nghề và hưởng ưu tiên như người Đức tàn tật, đời sống họ được tôn trọng. Ngoài ra một số thiếu nữ tŕnh độ trung học được (bộ Cựu Chiến Binh) gởi sang học ngành y tá, nhân viên ngoại giao, thương măi, tu sĩ, tu nghiệp, du lịch... Sau 30/4/75 đều ở lại Đức.
 
Người Việt tị nạn ( khách thợ) từ Đông Âu:
 
Từ năm 1990 khi chủ tịch Gorbatschow thay đổi chính sách cai trị Glasnost (cởi mở), Perestrojka (tái phối trí) th́ Liên Bang Nga Sô đổi mới toàn bộ. Ngày 02/05/1989 Ungarn mở cửa biên giới thông thương với Tây phương. Hàng ngàn người Đông Đức hướng về Budapest của Ungarn, chạy vào toà Đại sứ Tây Đức để xin tị nạn... Các nước Đông Âu thay đổi chính sách cai trị, kéo theo sự sụp đổ thiên đường cộng sản.
 
Đông và Tây Đức thông thương từ ngày 09/11/98 hơn 11 triệu người từ Đông (ĐR) sang Tây thăm viếng, chính phủ (CHLBĐ) cho mỗi đầu người 100 Đức Mă. Các siêu thị bán sạch hàng tồn kho, đi tay không nhưng về tay xách, vai mang trĩu nặng hàng hoá. Sau ngày thống nhất, Đức thêm gánh nặng kinh tế, các hăng xưởng bên Đông lỗi thời, đưa đến bế tắc việc sản xuất, số người thất nghiệp gia tăng, người đi làm phải đóng tiền thuế "đoàn ket"^' để xây dựng lại miền đất phía Đông .
 
Người Việt theo diện "lao động nghĩa vụ quốc te"^' tức là đi làm lao động trả nợ chiến tranh của Việt Cộng, dưới thời cộng sản Đông Đức (ĐR) bị bóc lột tận xương tuỷ, họ không được học Đức ngữ đi làm tại các hăng xưởng, đều có thông dịch viên hay các đội trưởng (cai) do đảng viên cộng sản người Việt chỉ huy, lương tháng bị khấu trừ nợ nần .. c̣n lại hơn 100 Mỹ Kim.
 
Dân Đông Đức (ĐR) sang Tây thăm viếng. Người Việt lợi dụng cơ hội lúc giao thời bỏ trốn sang Tây, được người Việt tị nạn (boat people) giúp đỡ hướng dẫn các thủ tục xin tị nạn. Các nước Đông Âu đều có người Việt lao động hoặc du học sinh, t́m đường sang Đức tị nạn.
 
60 ngàn công nhân lao động xuất khẩu c̣n hợp đồng làm việc bên Đông (ĐR) đứng trước hai ngả đường về hay ở? Chính phủ bồi thường, mỗi đầu người 3000. Đức Mă để hồi hương. Phần lớn họ không muốn về. Có một số người ở lại bán thuốc lá nhập lậu từ Đông Âu qua các đường dây mafia. Tại các thành phố bên Đông như Berlin, Leipzig, Đresen bán thuốc lá kiếm khá nhiều tiền, mỗi ngày vài ba trăm Mỹ Kim, nhiều người trở thành "chủ nhân ong"^ tạo nên nhiều băng đảng, thanh toán giết nhau.
 
Báo chí, truyền h́nh đều loan tin về việc trên, gây ấn tượng xấu cho người Việt Nam nói chung. Sau một thời gian ngắn các băng đảng này cũng bị dẹp tan. Các tội phạm giết người bị truy lùng, bị kết án chung thân khổ sai hay bị trục xuất. Một số khác chạy trốn sang các nước Đông Âu...
 
Những người không được hưởng qui chế tị nạn, nhưng được chính phủ cho phép ở lại, dùng thông hành VN "hộ chiếu Việt Nam", sinh sống theo luật ngoại kiều dành cho khách thợ. Sau đó khi hội đủ điều kiện về thời gian qui định, không phạm luật họ có thể làm đơn nhập tịch. Người Việt ở lại phần lớn trưởng thành, từng sống dưới xă hội cộng sản bị bóc lột, nên trên xứ tự do họ siêng năng làm việc. An cư lạc nghiệp, hàng năm họ trở về thăm nhà, bảo lănh cho thân nhân qua Đức du lịch. Hoặc chính thức hoặc trả tiền cho các đường dây buôn người (mua vé từ Hà Nội sang các nước Đông Âu) hoặc kết hôn để ở lại.
 
Số người hưởng quyền tị nạn theo điều 51, trong thông hành Reiseausweis (Travel Document convention of 28 July 1951) có thể đi khắp nơi ngoại trừ đi Việt Nam, con cái sinh tại Đức mang Fremdenpass/Aliens passport, hai năm gia hạn một lần.
 
Người Việt định cư nói chung tăng khoảng trên 100 ngàn người. Nhiều báo chí ra đời, các cơ quan ngôn luận Việt ngữ hoàn toàn tự do, không bị ai kiểm duyệt đục bỏ. Cái khó chỉ lương tâm người cầm bút, tự giới hạn những ǵ ḿnh viết với tính cách xây dựng, nhằm phát huy và bảo toàn Văn Hoá Việt Nam, không dùng ngoài bút để bêu xấu mạ lỵ, hay núp dưới bóng tự do tuyên truyền làm lợi cho cộng sản .
 
Các tờ báo của anh em đi "lao động, du học sinh", trong thời gian xin tị nạn, phát hành rất nhiều loại báo tố Cộng. Viết về đời sống của xă hội CSVN mà họ dă từng trải qua tại miền Bắc, góp tiếng nói với cộng đồng Việt Nam hải ngoại, không phân biệt Bắc Nam Trung và cùng đấu tranh đ̣i Tự Do, Dân Chủ cho Việt Nam. Người tị nạn miền Nam trong các sinh hoạt đều treo cờ vàng ba sọc đỏ- một biểu tượng về tự do.
 
Các loại nguyệt san một năm 6 hay 11 số bán hoặc tặng, được xuất bản phục vụ sinh hoạt cộng đồng: Dân Chúa Âu Châu, Viên Giác, Diễn Đàn Việt Nam Vietnam Forum, Bản Tin Đức Quốc, Dân Văn, Sinh Hoạt Cộng Đồng, Cánh Én...
 
Hàng năm vào các dịp Tết Cộng Đồng Việt Nam , tổ chức tết mừng xuân hướng về quê hương. Ngoài ra các niệm Phật Đường, chùa Viên Giác thường tổ chức Tết, Đại Lễ Phật Đản hay lễ Vu Lan. Đại Hội Công Giáo trong dịp lễ Hiện xuống thường tổ chức hằng năm tại Aschaffenburg. Sinh hoạt của hai tôn giáo lớn của người Việt tại Đức là Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo, có hàng ngàn người về tham dự .
 
Dập-d́u tài-tử, giai-nhân.
 
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.
 
Sinh hoạt Thiên Chúa Giáo Việt Nam được các Toà Tổng Giám Mục giúp đỡ, có trung tâm sinh hoạt khang trang, giáo dân không phải quyên góp tiền (v́ tín đồ Thiên Chúa đóng thuế nhà Thờ). Thánh lễ lớn cử hành tại các nhà thờ bản xứ. Ngược lại tín đồ Phật Giáo (không bị đóng thuế), muốn có Chùa hay Niệm Phật Đường phải thuê nhà, hay xây Chùa. Kinh phí đều do Phật tử khắp nơi hoan hỉ đóng góp.
 
Người tỵ nạn Việt Nam luôn phát huy văn hoá, đấu tranh tự do dân chủ cho Việt Nam, tham gia các công tác lạc quyên giúp đỡ đồng bào bên quê nhà bị thiên tai băo lụt, cứu giúp các thương phế binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà...
 
Thuyền nhân Việt Nam có cuộc sống tự do hôm nay là nhờ con tàu nhân đạo Cap Anamur cứu vớt, mong đừng lăng quên ơn những ân nhân đă góp tiền, thuê mướn tàu cứu giúp ḿnh trên biển đông trong những ngày lênh đênh vô định!!
 
Cuối cùng chúng ta cũng đừng quên bổn phận của cha anh là phải giải thích cho con em biết, tại sao chúng ta phải đứt ruột rời bỏ quê hương sau ngày 30/4/ 1975 dù Việt Nam đă thống nhất!!!
 
Nguyễn Quư Đại
 
Ghi chú:
 
**/ Tiến sĩ Rupert Neudeck sinh 14/5/1939 tại Danzig cùng quê với nhà văn Guenter Grass và Lech Walesa. Lúc lên 6 tuổi là nạn nhân cùng mẹ và bốn người em chạy trốn Hồng quân Nga (cha bị bắt vào quân đội). Thấy người Việt vượt biển bằng những thuyền nhỏ để chạy trốn chế độ cộng sản, làm ông hồi tưởng lại cuộc đời đau khổ trải qua.
 
Dr. Rupert Neudeck là ân nhân của người Việt Nam, ông không phân biệt quốc gia, tôn giáo, chính trị, chủng tộc, nơi đâu có khổ đau, nghèo khó nơi ấy có sự hiện diện của ông. Năm 1981 thêm chương tŕnh "Reis fuer VietNam" 1000. tấn gạo được hiệp hội Bác Sĩ Không Biên Giới (Komitee Not- Aerzte) chở đến cứu trợ băo lụt vùng Thanh Hoá, giúp trang bị các bệnh viện. Dr. Neudeck với ḷng bác ái cao vời vợi, trong sáng như một v́ sao "
 
1/ Die Flucht Der Spielgel số 13 trang 36 -60
 
2/ Das Volkschreibt Geschichte Tage, die wir nie vergessen( Berlin Illustrirte Sonderausgabe 1989)
 
3/ Die letzte Fahrt der Cap Anmur 1 Rupert Neudeck ( Herderbucherei)
 
4/ Rupert Neudeck Die Menschenretter von Cap Anamur ( CH.Beck. Munchen)
 
Universal Lexikon ( Faktum)
 
Zeitbild Die goldenen zwanziger Jahre( Ueberreuter)
 
Berlin mit Potsdam ( Freude )

trở lại