NƠI ĐÂY , NƠI ẤY 

Bây giờ là tiết Xuân, vạn vật thái hoà, cây cối đâm chồi kết nụ, chim chóc ríu rít vang cả một góc trời. Hàng Phượng tím Jaccaranda dọc bờ sông tuy đă hết hoa, nhưng cũng không dấu được vẻ quyến rũ nồng ấm. Cuối đường là đồi Tràm, Tràm bông vàng nở hoa vàng ối, nếu bỏ dép bước lên đồi, đi quanh những gốc cây, để tràm vàng vương mái tóc, hay nằm giữa hàng tràm, ngửi mùi hương ngào ngạt, vẫn thấy khác lạ, không phải hương Mimosa của Đà Lạt, cũng không phải trời, và núi đồi  Đà Lạt.

Đồi thông ngút ngàn, đă bao lần đi ngang qua, khi về thăm Đà Lạt, từ phi trường Liên Khương về thành phố. Thông đan vào nhau, dựa vào nhau, thông làm trong lành không khí, làm hồng đôi má thiếu nữ. Nơi đây cũng có thông, thông xanh mướt tận chân trời, nhưng dường như lẻ loi từng gốc, nghiêm nghị, không nghiêng ngả vào nhau, không cùng nhau reo vui t́nh tứ như thông của Đà lạt.

Nơi đây, nếu chịu khó lái xe thêm hai tiếng nữa, khi ra khỏi thành phố về hướng Đông, sẽ đến được một phố thị nhỏ, đẹp như trong tranh vẽ. Mùa Xuân hoà đào nở chật cả phố, sáng sớm đi bộ dọc đường, chỉ cần mặc chiếc áo len mỏng màu hồng đào, tức khắc sẽ bị lẫn vào hoa. Nhưng nếu cố đi dưới rừng hoa, để t́m bóng dáng xưa, th́ chỉ hoài công. Làm sao t́m được dưới gốc đào đỏ năm xưa, ở góc trước của khu vườn to rộng, một cô bé 10 tuổi ḷ ḍ ra vườn khi trời chưa sáng hẳn, để nhặt hoa đem vào lớp, chia cho các bạn, cùng nhâm nhi vị chua chua thanh thanh của hoa đào, hoa mận?

Ra khỏi thành phố khoảng nửa giờ lái xe, sẽ thấy những nông trại, những ngôi nhà to, kiểu xưa, ở sâu trong vườn. Không khí thật tĩnh mịch, tiếng ve kêu ran dọc đường. Đi đến cuối đường, vẫn không thể t́m được ngôi nhà Tây, quét vôi màu trắng, toạ lạc trong một khu vườn to rộng. Nơi ấy, ríu rít tiếng chim quyên vào mùa nhăn,... chim quyên ăn trái nhăn lồng......
Khu vườn ấy, có hàng chục gốc Na, gốc Mít, ổi Xá Lị, hàng chục gốc Vú Sữa trắng, tím, làm mát cả khu vườn, những ngày sau Tết, khi c̣n bé, các bạn đến chơi đồ hàng, nấu nướng dười gốc cây. Đến tuổi thanh xuân, bạn đến ngồi bên nhau đọc thơ t́nh lăng mạn....

Không có anh, lấy ai đưa em đi học về
Lấy ai viết thư cho em mang vào lớp học
Ai lau mắt cho em ngồi khóc......

Em có đứng ở bên bờ sông?
Làm ơn che khuất nửa vừng trăng
Anh về có nương theo gịng nước
Anh sẽ t́m em trong bóng trăng....

Con đường nơi đây dẫu sạch sẽ, râm mát bóng cây, nhưng làm sao có kỷ niệm của đường xưa rợp bóng me ? có hẹn ḥ, giận hờn? Lá me bé xíu xào xạc trong ḷng đường, mỗi lần dẫm chân thật mạnh lên lá, nghe tiếng vỡ ḍn của lá khô, khiến nhớ lời trách nhe:‘’Đựng giận hờn! đừng cố dẫm lên la’.

Nơi đây, buổi sáng đi bộ trong khuôn viên đại học, lối vào giảng đường thấp cao, lên xuống, mát lạnh bởi những cây cổ thụ, bất luận là mùa nào, cũng nghe tiếng ve rộn ră, khiến đôi lúc nhớ đến Phượng vĩ . Người nơi đây không có t́nh với Phượng vĩ, Phượng cứ nở, người cứ đi, không quen nhau, không vướng bận.

Nơi đây không có ân t́nh xưa, không phải nơi nương tựa xưa, không phải Đă Nẵng của tuổi thơ và thời mới lớn, và chẳng bao giờ có thể là Sài g̣n xưa được.
Nơi ấy, mỗi lần Phượng nở, cuốn ‘’lưu bút ngày xánh với giấy pelure màu hồng, màu xanh.được. chuyền gửi đến nhau. Trong thư viện im vắng, v́ đă xong mùa thi, vẫn có người đến t́m một mái tóc, một ánh mắt, để chào tạm biệt, tuần tới vào quân trường.

Nơi ấy, Phượng vĩ đă có lần đọc những thư thương nhớ, đọc tờ điện tín đưa vội, và chứng kiến những giọt nước mắt.... Nơi ấy, có năm Phượng nở đỏ ối, như năm 72, tin dữ từ chiến trường bỗng dưng trải dài dưới gốc Phượng, khắn trắng quấn vội trên tóc xanh. Cũng nơi ấy, năm xưa, năm 75, Phượng lại nở không đều, lo âu, thấp thỏm, Phượng như không c̣n sức sống.

Tin từ Đà Nẵng : khu vườn xưa, không c̣n ai, ngôi trường xưa không c̣n thầy cô, bạn hữu, có người chết dọc đường, có tiếng thất thanh trong đêm vắng... người chạy ra biển, t́m về Sài g̣n....

Tin từ Đà Lạt, đường từ thành phố đến phi trường Liên Khương bị chận, rừng thông chết sững, ngừng reo, người tất tả chạy dọc theo sườn núi t́m về  SaiGon.... Saigon đông chật bà con, nhưng không phải hội ngộ, xum họp gia đ́nh, mà là xúm vào nhau, lo sợ tai hoạ đang giáng xuống. Phượng đột nhiên hết hoa, vạn vật ngừng thở, tấm màn đen chụp xuống Sài g̣n...
Người túa ra biển, lên núi, lên rừng t́m đất sống, bỏ lại thân nhân bạn bè, rặng Mimosa, rừng thông, con đường ngập lá me, khu vườn có gốc đào đỏ, có gốc nhăn chim quyên, có gốc vũ sữa với hàng trăm bài thơ, và Phượng vĩ của năm 72, năm 75 ....
Người chết trên biển v́ t́m tự do.
Người bị nhục trên biển, trong rừng, cũng chỉ v́ tự do.
Người từ miền Bắc thất thểu chạy vào Nam, nước mắt lả chả, sao không giải phóng Hà Nội ? Sao không thả bom Hà Nội thêm vài ngày nữa ?Thà Hà Nội hy sinh, c̣n hơn cả nước sống trong tù đày lầm than. Giấc Mơ Hồi Hương, Con Đ̣ Vĩ Tuyến, Nhớ Về Hà Nội... được nghe lén trong đêm khuya, đă cầm giữ hơi thở của người dân miền Bắc, giúp họ thêm sức chịu đựng, trước những thống khố của đấu tố, của dân công chiến trường, của hộ lư trong rừng sâu, của lam lũ, đói nghèo. T́nh yêu của họ bị bóp nghẹt, bị giết chết, giá trị con người bị xem nhẹ như lá khô.
Hai mươi lăm năm trôi qua, mọi người Việt, cho dẫu sống nơi đây, nhưng hồn vẫn luôn ở với trời Nam.
Nơi ấy, Đà Lạt, Đà Nẵng, Saigon, Hà Nội....  đang vùng vẫy, chống chỏi với đời sống không tự do, không nhân bản, bếp bênh, phù phiếm. Sự nhộn nhịp xô bồ của chợ trời, của các hàng quán ăn uống đêm ngày, nào phải là sự thịnh vượng của đất nước? Hơn nữa, những vốn liếng buôn bán này là từ khối người Việt ở hải ngoại gửi về nuôi sống gia đ́nh, chứ nào phải của nhà cầm quyền ? Những trung tâm đưa đón, cung phụng thú vui không lành mạnh cho khách ngoại quốc, cho Việt kiều, nào phải là những nơi sản xuất vật liệu, để xuất cảng thu ngoại tệ cho quốc gia, để nâng cao nền kinh tế, cải thiện đời sống của người dân ?

Những tệ nạn này đă khiến nền luân lư đạo đức của dân tộc suy đồi, đây chính là kế sách nham hiểm của nhà cầm quyền. C̣n nhớ khi miền Trung bị tàn phá bởi cơn lũ vào tháng 11 vừa qua, nhà cầm quyền Hà Nội đă tổ chức thi Hoa hậu và giới thiệu những xa hoa của phương Tây, mặc người dân chết trôi, chỉ có ta mới thương dân ta.....

Nhà cầm quyền toa rập với tư bản ngoại quốc, sản xuất thuốc lá bán cho dân, nhập cảng thuốc lá bán cho dân, nhập cảng bất hợp pháp những loại thuốc kích thích, những độc dược bán cho dân, với ư đồ thiêu huỷ cả một thế hệ thanh niên non trẻ của đất nước, để giữ quyền thống trị.
Gần đây, trong thực phẩm bán cho dân đă có chất độc Formalđehye, điều này chỉ có thể xảy ra trong một xă hội đói khổ, nghèo nàn, gây ra bởi sự bất tài, tham nhũng của nhà cầm quyền, họ đă giết dân v́ sự u tối, tham quyền cố vị.

Hăy trả dân tôc VN , đất nước VN, cho người quốc gia VN, để dân được sống, để đất nước được hồi sinh.

Một phần tư thế kỷ qua, đời sống có nhiều đổi thay, những kinh nghiệm khổ nhục đă dần dần lắng xuống, có kẻ đă quên, có người c̣n nhoTặt cả đều là những ứng xử b́nh thường trong cuộc sống. Điều quan trọng là, xin nhớ những ǵ không đáng quên.

Những hy sinh đầy máu và nước mắt để lấy lại Huế, sau vụ thảm sát Tết mậu Thân năm 68, để tái chiếm cổ Thành Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa năm 72, những đau thương mất nước của mùa hẻ 75, những bất tài, độc quyền, độc đảng, đă cai trị đất nước trong 25 năm qua, đă kéo đưa cả nước đến bờ vực thẳm, đạo đức suy đoiTậm màn đen áp bức đă được vén lên, v́ sự đấu tranh quyết liệt của mọi người, nhà cầm quyền phải đổi mới, phải cầu cứu ngoại bang, để sống c̣n, nên một phần nào, dân ta được thở, được thấy, được nh́n, nhưng bao quanh dân tộc lại là những song sắt và khủng bố, các vị lănh đạo tinh thần các tôn giáo hàng ngày bị gọi lên thẩm vấn, khi có liên hệ với thế giới bên ngoài hoặc với người Việt hải ngoại, người trong nước chưa được dơng dạc nói lên điều tâm huyết của ḿnh dành cho đất nước, tại VN, vẫn c̣n đe doạ, khủng bố, vẫn c̣n bắt bớ giam cầm trái phép.....

Đó là những ǵ không đáng quên, không thể quên, xin đừng quên.
Chúng ta nhớ lại quá khứ để xác định lập trường đấu tranh, cũng như thái độ chính trị của ḿnh.
Nhớ đến quá khứ không phải để than trách, thù hận, mà để rút tỉa kinh nghiệm, cũng như nhận biết đâu là đại khối dân tộc đă chịu áp bức, đâu là thiểu số thống trị.
Đà Lạt, Đà Nẵng, Sài G̣n, Hà Nội.... vẫn đáng được nhớ, có nhớ đến, mới thấy được sự chuyển ḿnh, mới thấy được sự quyết tâm phá bỏ những chấn song giam giữ, để thoát ra ngoài, được sống trong tự do, dân chủ và bắt đầu cuộc Canh Tân.

Nơi đây, hàng triệu khối óc, con tim, với niềm tin và hy vọng, sẽ chung sức cùng nơi ấy, tạo nên ngày hội lớn, để đất nước được Tự do, mọi người từ khắp nơi trở về, hàn gắn và xây dựng lại những hư hao đổ vỡ.

Mùa Xuân là mùa vạn vật sinh sôi nảy nở, là mùa của hy vọng.
Hy vọng cuộc đấu tranh dành Tự Do và Dân Chủ  cho VN sớm thành công với sự góp sức của muôn người.
 

Nguyễn Thị Xuân Lộc

Trở lại