Đọc thơ TÔN THẤT PHÚ SĨ

Nguyễn Thanh Liêm

 

Một người bạn giới thiệu với tôi tập thơ của Tôn Thất Phú Sĩ trên internet.
Mở trang đầu ra thấy h́nh ảnh của một sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng Hoà trẻ đẹp ở trên bài viết “Ngựa hoang Nhớ Rừng” của Việt Hải. Việt Hải nói nhiều về khía cạnh “thơ " và “ t́nh yêu " của con người sĩ quan đẹp trai này. Tôi chưa có cơ hội quen biết tác giả nhưng qua những lời giới thiệu của Việt Hải tôi thấy có nhiều cảm t́nh. Đọc qua 114 cái tựa của những bài thơ trong tác phẩm, tôi càng có cảm t́nh với tác giả nhiều hơn. Từ “Biệt Ly”, “Mẹ Ơi " đến “Ảo Ảnh ", “Vu Vơ ", Nổi Nhớ " rồi “Nhà Tôi ", “Chị Tôi ", “Cô Giáo Của Tôi", “Những Con Đường ”, “Những Giọt Mưa ", v v... tất cả đều là những đề tài chứa chan t́nh người. Tôi rất thích những văn thơ như vậy v́ trong đó bao giờ tôi
cũng t́m thấy ít nhiều tinh thần nhân bản của tác giả. Vả chăng thơ là tiếng nói của con tim, là những tiếng phát xuất từ những đam mê, những xúc động trong ḷng người cho nên thơ đúng nghĩa đối với tôi phải nằm trong lănh vực t́nh cảm. Không c̣n dọc ngang ngoài biển cả, không c̣n chiến đấu gian nguy với kẻ thù, người chiến sĩ Hải Quân bây giờ chỉ c̣n thơ thẩn bên gịng sông Seine để luyến tiếc dĩ văng, để nhớ về những kỷ niệm xưa, h́nh bóng cũ, để “ru với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây

 
Biển ơi cho ta gịng máu
Giang hồ từ thuở sơ sinh
Ta đi biển xanh màu nước
Ta về biển trắng bạc t́nh
Trùng Dương cho ta gởi lại
Người t́nh yêu dấu ta thương
Con tàu ngày đêm xuôi ngược
Ḿnh ta côi cút dặm đường
 
Nhớ bà mẹ xưa
Mẹ oi! Tiếng gọi từ thơ ấu
Ấm áp tim con suốt một đời
 
Mẹ ơi! Tiếng gọi từ nhung nhớ
Là tiếng thiêng liêng tự muôn đời
 
Nhớ bao nhiêu những h́nh ảnh thân thiết của cái tôi của tác giả như
 
Chị Tôi
Chị là hương sắc đất trời
Cho em gọi gió đưa lời t́nh ca
Tri âm chừ ở nơi xa
Tiếng ḷng vang vọng sao mà thiết tha


Cô Giáo Của Tôi
Nhớ măi một thời áo lụa bay
Cô tôi nghiêm nghị dáng xinh gầy
Giọng giảng bày rung từng cung bac
Như điệu ru ca hay thật hay


Nhà Tôi
Sau chuyến hải hành anh về bến
Bồng con em đợi bên song thưa
Gió bay trút hết niềm tâm sự
Ṿng tay ôm biết mấy cho vừa


Làng Tôi
Hàng dừa xanh như t́nh ai đó
Gọi tôi về t́m lại những ngày thơ

 

Nhà thơ xử dụng tưởng tượng nhiều nhưng không tưởng tượng để đẻ ra câu chuyện như tiểu thuyết gia. Nhà thơ xử dụng tưởng tượng để có những h́nh ảnh đẹp diễn đạt tư tưởng của ḿnh, bởi v́, như một nhà tâm lư xă hội học nói, “le poète pense par images”. Qua h́nh ảnh thi ca người ta có thể thấy tư tưởng của nhà thơ về ư nghĩa của cuộc đời, của con người, những niềm tin hay không tin của tác giả về thế giới bên kia, về sự tồn tại của linh hồn, về tính lạc quan hay bi quan của tác giả:

 
Nếu buổi sáng thức dậy
Nh́n thấy ánh mặt trời
Đó là niềm hạnh phúc
Đôi mắt ta sáng ngời
 
Nếu t́nh cờ đâu đó
Chợt thấy con bướm vàng
Quyến luyến cánh hoa dại
Ta thấy đời b́nh an
 
Nếu t́nh yêu tha thiết
Tan vở trong thương đau
Th́ t́nh đẹp biết mấy
Suốt đời sẽ nhớ nhau
 
Nếu đời là bể khổ
Có khổ mới nên người
Ai không một lần khổ
Đời đâu có ǵ vui
 
Nếu một mai ta chết
Xem như giấc ngủ dài
Ta về với cát bụi
Sẽ không c̣n của ai
 
Những ǵ ta đang có
Là hạnh phúc trong đời
Xin nâng niu ǵn giữ
Đừng đứng nơi núi này
Trông về bên núi nọ. . .Người ơi.
 

Nhà thơ không suy luận như một nhà nghiên cứu, không chính xác như một khoa học gia, nhà thơ chỉ dùng những h́nh ảnh văn chương đặc biệt thích hợp với sự diễn tả tư tưởng và t́nh cảm, với những lời lẽ xúc tích, với những h́nh ảnh ẩn dụ hay tỷ giảo để mỗi người đọc có thể mường tượng ra ư nghĩa khác nhau tuỳ ḿnh, tuỳ nơi, tuỳ lúc như lời nhận xét sau đây của một phân tích gia Mỹ:
“Poetry is highly compressed writing, often using figures of speech to talk about one thing in terms of another, such as metaphor and simile, that allows the reader to unpak the poems’ meaning for itself. This leads to people interpreting poems differently in different times and places, which is part of the fascination of the medium”(The Hutchinson Encyclopedia)

 

Nhà thơ nói về “Mỹ Tho quê hương em”, nhưng Mỹ Tho ở đây không có Cù Lao Rồng, không có Chùa Vĩnh Tràng, không có Vàm Kỳ Hôn, không có mận da người, không có cam Cải Bè, không có ông Đạo Dừa, không có Trung Lương, Tân Hiệp, Kim Sơn, Rạch Gầm, mà lại có

 
Em sinh ra ven bờ sông Vàm Cỏ
Hàng dừa buông lơi suối tóc thơm lành
Hương lúa nồng nàng môi người thiếu nữ
Tiếng sáo chiều cao vút luỷ tre xanh
 
Cửu Long giang nước ngọt chảy xuôi gịng
Chôm chôm đầu mùa ửng má em hồng
Và đôi lúc em buồn buồn vô cớ
Tóc hửng hờ bay theo lá sầu riêng
 
Rồi một ngày chiến chinh tràn khói lửa
Mỹ Tho ơi! một lần xin từ giả
Gịng sông Seine tương tư gịng sông Cửu
Mang nổi niềm thương nhớ đến phương xa
 
Mỹ Tho . . .Mỹ Tho . . . Tiếng gọi êm đềm
Ngước nh́n trời em đếm những v́ sao
Bao nhiêu sao bấy nhiêu t́nh anh đó
Nắng mưa ǵ anh cũng vẫn yêu em
 

Càng ngày nhân loại càng nhận thấy rằng người ta cần phải nhờ đến thi ca để cắt nghĩa cuộc đời, để an ủi ḿnh, để duy tŕ sự sống. Không có thi ca, khoa học sẽ không đầy đủ, và những ǵ thuộc lănh vực tôn giáo và triết lư mà ngày nay ta thấy như  đă qua rồi sẽ được thay thế bằng thi ca trong những ngày sắp tới. Tương lai của thơ thật là vô biên và Tôn Thất Phú Sĩ đă chọn con đường vô biên đó khi không c̣n là người chiến sĩ hải quân trên chiến trường quê hương đất nước nữa. Để kết luận, xin mượn lời sau đây của một nhà văn Mỹ để tặng tác giả tập thơ tôi vừa đọc xong”More and more mankind will discover that we have to turn to poetry to interpret life for us, to console us, to sustain us. Without poetry, our science will appear incomplete; and
most of what now passes with us for religion and philosophy will be replaced
by poetry”. (Matthew Arnold).

 

trở lại