Trạng Tŕnh 
Người chấn hưng đạo đức


Nhân 513 năm ngày sinh danh nhân văn hóa 
Nguyễn Bỉnh Khiêm

 

Nguyễn Bỉnh Khiêm là danh sĩ đời Mạc, tự Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân cư sĩ, c̣n có tên khác là Văn Đạt, con vị cư sĩ Nguyễn Văn Định, đạo hiệu Cù Xuyên. Ông quê ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lợi (sau đổi là Vĩnh Bảo), ngoại thành Hải Pḥng. Năm Ất Mùi 1535, ông đỗ Nhất giáp tiến sĩ đệ nhất danh (Trạng nguyên). Các kỳ thi Hương, Hội, Đ́nh ông đều đỗ đầu, làm quan đến Tả thị lang Bộ Lại kiêm Đông các đại học sĩ. Làm quan trường 8 năm, rồi xin về trí sĩ (1542), làm nhà ở làng gọi là Bạch Vân am do đấy có hiệu Bạch Vân cư sĩ. Rồi mở trường dạy học bên cạnh sông Hàn chảy qua làng. Hàn Giang c̣n có tên là Tuyết Giang, v́ thế học tṛ tôn xưng ông là Tuyết Giang Phu tử.

Tương truyền thuở trẻ ông có học với Lương Đắc Bằng, được truyền cho quyển Thái ất thần kinh, nên ông rất tinh thông lư học và tướng số. Dù là ẩn sĩ, nhưng vua Mạc luôn tỏ ḷng kính trọng ông, phong ông tước Tŕnh Tuyền hầu. Không lâu sau lại thăng ông là Thượng Thư Bộ Lại, tước Tŕnh Quốc công. Do đấy, đời gọi ông là Trạng Tŕnh.

Để chấn hưng đạo đức và cảnh tỉnh ḷng người đừng quá quay cuồng trong vật dục, ông cùng người làng dựng nên ngôi nhà gọi là "Trung tân quán", cứu giúp người nghèo khổ, khuyên nhủ kẻ giàu sang phải biết điều nhân nghĩa, nêu cao t́nh người.

Đau xót thời loạn lạc, thơ văn ông đầy đạo nghĩa, nhất là bài văn bia ghi ở quán Trung Tân rất đặc sắc. Học tṛ ông có nhiều người nổi tiếng như Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc Hoan, Nguyễn Dữ, Đinh Th́ Trung, Trương Th́ Cử... Trong số đó có người làm quan to, có người đi ở ẩn.

Năm Ất Dậu 1585, ông mất, hưởng dương 95 tuổi. Nhiều người học tṛ ông đă có những bài văn tế ông rất thống thiết. Ôn Đ́nh hầu Vơ Khâm Lân viết bài kư "Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn Công Văn Đạt phổ kỹ", có những lời tán tụng: "... Tuy nhiên, đời dùng th́ làm, đời bỏ th́ ẩn, đối với tiên sinh dù chẳng đắc dụng cũng có hề chi. Ta rất hâm mộ tiên sinh về chỗ đó (...)Nay ta đọc những văn chương c̣n lại, khác chi nghe thấy những tiếng ném ngọc gieo vàng rực rỡ như mây muôn sắc, sáng sủa như vầng thái dương (...) Bởi v́ tiên sinh chẳng những tinh thâm môn lư học, biết rơ dĩ văng cũng như tương lai, mà sự thật th́ trăm đời sau cũng chưa thấy có ai hơn được vậy (...)". La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp cũng có thơ cảm niệm:

"Trạng nguyên xưa đời Mạc
Nay đến bến Tuyết Kim
Rêu xanh trùm bia quán
Mây trắng nhắc lều am..."

Quả thực, ông xứng đáng với những lời ngợi ca như vậy, bởi ông là nhà tư tưởng lớn, một tác gia lớn của thời đại bấy giờ, đă có ảnh hưởng rất lớn đến học phong, văn phong của cả một thế kỷ. Ông sáng tác nhiều cả văn Hán lẫn văn Nôm. Hiện c̣n truyền lại phần văn Hán là "Bạch Vân Am thi tập" gồm một số bài kư và ngót một ngh́n bài thơ; phần văn Nôm là tập "Bạch Vân quốc ngữ thi". Tập "Tŕnh trạng nguyên sấm kư" tương truyền là của ông, nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa đủ chứng cớ để khẳng định điều đó. Trong "Bạch Vân quốc ngữ thi", một tập thơ Nôm nổi tiếng làm toát lên thái độ của ông đối với chế độ phong kiến đương thời đang bước vào thời kỳ suy thoái. Chùm thơ mang tính chất phê phán hiện thực là chùm thơ có giá trị nhất. Trong  đó c̣n có "Thói đời", một bài thất ngôn bát cú phản ánh sự đen bạc về "nhân t́nh thế thái"... những vần thơ c̣n đó với thời gian.

"Thế gian biến cải vũng nên đồi
Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi
C̣n bạc, c̣n tiền, c̣n đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi
Xưa, nay đều trọng người chân thực
Ai nấy đều ưa kẻ đăi bôi
Ở thế mới hay người bạc ác
Giàu th́ t́m đến, khó th́ lui".

Thói đời! Ôi thói đời! Trong xă hội phong kiến suy thoái, lợi lộc được coi trọng hơn nhân nghĩa. Tai ác thay v́ thế mà phải trái, trắng đen lẫn lộn ở đời. T́nh người, t́nh đời, những ǵ đẹp nhất bị gặm nhấm, bị tàn phá. Kẻ xấu chạy theo danh lợi mà chà đạp lên cái nghĩa đạo nhân. Chẳng lẽ lại để cho kẻ xấu, cái xấu hoành hành; chẳng lẽ thuần phong mỹ tục truyền thống lại dần mai một? Phải ǵn giữ lấy nó, bảo vệ nó. Phải lấy nhân nghĩa để thắng bạo tàn. Và "Thói đời" đă thể hiện một cách sâu sắc thái độ ưu ái của nhà thơ đối với đời; đă tỏ thái độ phê phán, kịch liệt lên án hiện thực xă hội xấu xa đen bạc ấy.

Có thể thấy được nét tài hoa của Bạch Vân cư sĩ. 5 thế kỷ trôi qua, thế gian vật đổi sao dời, thế nhưng đọc lại những vần thơ của ông, ta như vẫn c̣n thấy ở đó những giá trị mang tính thời sự. Tính thời sự lớn nhất ở bài thơ đâu ở hai câu đề và cũng đâu ở hai câu thực. Dù rằng đây đó cũng c̣n có cảnh "C̣n bạc, c̣n tiền c̣n đệ tử/ Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi", nhưng cái tốt, điều tốt vẫn luôn là sợi chỉ đỏ đang xuyên suốt cuộc sống hiện nay. Những Tân Trường Sanh, những Năm Cam, Lă Thị Kim Oanh... đều là những minh chứng hùng hồn đó chăng. Vậy, tính thời sự nó nằm ở hai câu luận và hai câu kết vậy. Ở đời, trong cuộc sống của con người, một thời đă qua, rồi thời hiện tại và sẽ là măi măi về sau, những con người chân chất, luôn yêu quư những phẩm chất chân thực, có nghĩa, có nhân hơn là thói đời vuốt ve có tính chất giả dối bên ngoài (đăi bôi). Và nhất định, cuộc đấu tranh giữa những người chân thực với những kẻ "đăi bôi", những "người bạc ác" sẽ luôn là cuộc đấu tranh không khoan nhượng. Chao ôi, giá trị giáo dục đạo đức của Bạch Vân cư sĩ đă xuyên suốt trong 500 năm qua. Vâng, đọc thơ của Bạch Vân cư sĩ nói chung và "Thói đời" nói riêng "khác chi nghe thấy những tiếng ném ngọc, gieo vàng rực rỡ như mây muôn sắc, sáng sủa như vầng thái dương...".

NGUYỄN THỊ THỌ

trở lại