5 nền giáo dục hàng đầu thế giới có những đặc điểm ǵ nổi bật mà Việt Nam cần học hỏi?

Các quốc gia phát triển trên thế giới thường có một nền giáo dục hiệu quả và tiên tiến. Dưới đây là 5 đất nước đi đầu về cách giảng dạy và ươm mầm tài năng tương lai mà Việt Nam có thể học hỏi

1. Giáo dục ở Phần Lan

Công bằng và miễn phí

Giáo dục Phần Lan xem công bằng là một trong những điều quan trọng nhất. Ông Olli Luukkainen, chủ tịch hội đồng giáo viên Phần Lan chia sẻ “Tất cả trẻ em ở Phần Lan dù thành thị hay nông thôn đều được hưởng một nền giáo dục như nhau.”

Thực hiện tiêu chí công bằng này, giáo dục Phần Lan không phân biệt giàu hay nghèo, thành thị hay nông thôn, tất cả đều được hưởng một nền giáo dục như nhau.

hoc_sinh_phan_lan_c4bde_SQJS

Không áp lực thi cử

Giáo dục ở Phần Lan cũng không có các cuộc thi sát hạch nhằm phân loại học sinh, giáo dục hướng đến các học sinh yếu kém, giúp nhà trường trở thành môi trường thân thiện.

GS Pasi Sahlberg, công tác tại bộ giáo dục và văn hóa Phần Lan phát biểu: “Chúng tôi dạy trẻ học cách HỌC, chứ KHÔNG dạy trẻ học cách để THI”

“Chúng tôi không tin vào thi cử, không tin rằng có một kỳ thi thống nhất là việc tốt. 12 năm học đầu tiên trong đời học sinh chỉ có một kỳ thi duy nhất vào lúc các em đă ở độ tuổi 18-19, đó là kỳ thi trước khi vào đại học. Nhờ thế thầy và tṛ có nhiều thời gian để dạy và học những ǵ họ ưa thích. Các thầy cô của chúng tôi tuyệt đối không giảng dạy v́ thi cử, học sinh cũng tuyệt đối không học v́ thi cử. Trường học của chúng tôi là nơi học tập vui thích 100%. Ưu điểm của chế độ học tập ở Phần Lan là ươm trồng tinh thần hợp tác chứ không phải là tinh thần cạnh tranh. Chúng tôi không lo học sinh sau này sẽ cảm thấy sợ hăi khi bước vào xă hội ”

2. Giáo dục ở Nhật Bản

Đạo đức là cốt lơi

Nhật Bản trở thành một nước có nền giáo dục tiên tiến là nhờ thực hiện tiêu chí “con người = đạo đức”, đề cao tính tự lập và tinh thần kỷ luật.

http://www.daikynguyenvn.com/wp-content/uploads/2017/08/dieu-gi-da-khien-giao-duc-nhat-ban-tro-thanh-hinh-mau-cho-toan-the-gioi-image2.jpg

Tư tưởng của người Nhật vẫn c̣n mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của dân tộc ḿnh, đạo đức là cốt lơi là điều mà một học sinh phải biết đến đầu tiên.

Sau trận động đất khủng khiếp năm 2011, trong các cuộc cứu trợ, người Nhật không chen lấn nhốn nháo, không tranh giành khẩu phần. Trái lại, họ c̣n nhường nhịn lẫn nhau và kiên nhẫn xếp hàng chờ đợi dù biết rằng, có thể tới lượt của ḿnh th́ chẳng c̣n lại ǵ.

Câu chuyện đứa trẻ 9 tuổi không biết rơ số phận cha mẹ ḿnh thế nào, trong lúc khốn khó đói và rét run cầm cập đứng xếp hàng chờ khẩu phần ăn th́ được một người lớn nhường lại túi lương khô, v́ e rằng tới lượt đứa trẻ này th́ các khẩu phần ăn hết mất.

Đứa trẻ ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để vào thùng thực phẩm rồi lại quay lại xếp hàng. Khi được hỏi đứa trẻ trả lời rằng “Bởi v́ c̣n có nhiều người chắc đói hơn con”.

http://www.daikynguyenvn.com/wp-content/uploads/2017/08/wireap_dccdd28b95644e5b8d0cf65444eb9719_51796000.jpg

Câu chuyện này và những câu chuyện cảm động khác đă nhanh chóng được lan truyền ra thế giới bên ngoài nước Nhật. Người dân toàn thế giới rất ngượng mộ và khâm phục dân tộc Nhật Bản. Câu chuyện đứa trẻ nhường lại khẩu phần ăn kể trên được giới truyền thông xem như là “huyền thoại”. Chỉ dân tộc nào xem đạo đức là nền tảng, xem văn hóa cổ truyền là linh hồn của dân tộc ḿnh th́ mới có được những kỳ tích như vậy.

Giáo dục Nhật Bản vận hành theo nguyên lư “mỗi người học sẽ trở thành một cá nhân hoàn thiện đạo đức”.

Phương châm của người Nhật là “Cần phải nhắm tới thực hiện xă hội ở đó từng công dân có thể mài giũa nhân cách bản thân…”.

Chuyên gia giáo dục Bassey Ubong của Nigeria khi nghiên cứu giáo dục Nhật Bản đă phát biểu rằng “Đạo đức c̣n có nghĩa là ư thức tuân thủ kỷ luật cao độ được phản ánh thông qua quan niệm xem giáo dục là một con đường dẫn đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ đó thanh niên tích cực học tập, tuân theo các chuẩn mực về tôn trọng mọi người xung quanh và tham gia đóng góp nhằm giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp, ai nấy đều tốt nghiệp và có việc làm”.

Tư duy ‘tự lập’

Giáo dục Nhật Bản cũng hướng đến tính tự lập cho học sinh, mỗi học sinh có thể tự chủ trong học tập, không ỷ lại để có thể ḥa nhập môi trường hội nhập đầy biến động các giá trị văn hóa và tri thức

http://www.daikynguyenvn.com/wp-content/uploads/2017/08/01-1471062019897.jpg

Để trang bị tính tự lập cho học sinh, giáo dục Nhật Bản nhấn mạnh ‘học sinh là trung tâm’, giúp học sinh trải nghiệm kiến thức từ thực tế chứ không phải là nhồi nhét kiến thức. Có nhiều loại sách với các chuẩn đầu ra khác nhau để tăng cường khả năng phản biện cho học sinh, kích thích việc t́m ṭi, phát huy sức sáng tạo.

Các bài học ở Nhật Bản được các giáo viên ghi trích nguồn ở đâu, rồi khuyến khích học sinh t́m thêm nguồn thông tin mới, cổ vũ học sinh đứng từ các góc độ cách nh́n khác nhau để đánh giá nhận xét vấn đề. Đó là một trong những lư do cốt yếu giúp người Nhật nằm trong tốp đầu các quốc gia có lượng bằng sáng chế cao nhất thế giới với vô số thương hiệu tồn tại xuyên thế kỷ.

Không áp lực thi cử

Giống như Phần Lan, giáo dục ở Nhật Bản không gây áp lực thi cử cho học sinh

Giáo dục Nhật Bản cũng không tổ chức theo kiểu “gom học sinh có điểm số cao lại với nhau”. Nhà trường cũng không chủ trương “khoe” kết quả học tập của các em đến mọi người, v́ cho rằng điểm số không phản ánh được khả năng thực sự của trẻ, mọi học sinh đều có cơ hội học tập trong môi trường b́nh đẳng.

http://www.daikynguyenvn.com/wp-content/uploads/2017/08/le-khai-giang-duoi-tan-hoa-anh-dao-no-ro-cua-xu-so-mat-troi-moc_977bff6cf4-nabyied5egwafrhra7nw9d5rbw3umwrlm74n34g7cm.jpg

Nhật Bản không có đặt nặng thi cử, kỳ thi chính thức chỉ có thi vào trung học và đại học. Ngoài ra c̣n có đợt thi lớp 6 và lớp 9 nhưng là để giám sát hiệu quả hệ thống giáo dục, chứ không phải để đánh giá năng lực học sinh.

3. Giáo dục ở Mỹ: Tự do và tôn trọng tự do của người khác

Nền giáo dục Mỹ hướng con người đến tự do, có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống đang biến động hàng ngày, nếu bó buộc học sinh sẽ làm mất tính sáng tạo của trẻ. Các chương tŕnh học tại các trường ở Mỹ rất giàu tính trải nghiệm, kích thích sự phát hiện, khuyến khích trẻ đưa ra tất cả suy nghĩ “xung quanh một câu hỏi”.

Tự do của người Mỹ là tự do về tư tưởng, giữ quan điểm của ḿnh đồng thời tôn trọng quan điểm ư kiến của người khác.

Giáo viên thường nhắc nhở học sinh của ḿnh rằng: “Bất kỳ ai trong các em cũng có quyền loại bỏ, thậm chí là tẩy chay một nhăn hiệu mà ḿnh không thấy thích. Nhưng không được quyền ép người khác đứng về phe ḿnh, v́ như thế là thiếu tôn trọng quyền của tự do của người khác ”

http://www.daikynguyenvn.com/wp-content/uploads/2017/08/184747.jpg

Ở Mỹ giáo viên cho điểm và nhận xét học sinh, và học sinh được nhận xét và đánh giá chất lượng giáo viên.

4. Giáo dục ở Đức

B́nh đẳng

Một trong những đặc tính của giáo dục Đức đó là tính b́nh đẳng giữa các học sinh, trong lớp học không có lớp trưởng, lớp phó hay tổ trưởng, tổ phó, mà chỉ có “phát ngôn viên” để chuyển thông điệp của thầy cô đến học sinh và ngược lại.

“Phát ngôn viên” c̣n đưa ra các giải pháp, phong trào nhằm cải thiện t́nh h́nh học tập, giúp các bạn học lực yếu, phát huy các tài năng văn nghệ, thể thao trong lớp…

Chú trọng trải nghiệm thực tế

http://www.daikynguyenvn.com/wp-content/uploads/2017/08/img-20160718-wa0006-1024x683.jpg

Người Đức cho rằng trói buộc những đứa trẻ trong lớp học mà thiếu tính trải nghiệm thực tế sẽ dẫn đến những sản phẩm bị lỗi thời về mặt nội dung. Thầy cô đứng lớp c̣n quan niệm phải mất cả năm trời, thậm chí là vài năm người ta mới có thể xuất bản một quyển sách hạn hữu trong khi thế giới to lớn, vĩ đại đang vận động hàng giây. Thế nên kiến thức sách vở, phần lớn đă lỗi thời trước khi được trưng bày trên kệ sách.

Hơn một nửa số học sinh ở Đức chọn con đường học nghề thay v́ dấn thân vào con đường đại học.

Người Đức quan niệm học tập để có một công việc phù hợp, thế nên trong khi một số nước như Việt Nam xem những học sinh không vào được đại học sẽ không có cơ hội phát triển, th́ ở Đức người ta lại kỳ vọng rằng bộ phận học sinh này sẽ tỏa sáng khi được ghép với một công việc phù hợp.

v1a

Đức đă xây dựng một chương tŕnh giáo dục và đào tạo nghề nghiệp toàn quốc, được quản lư bởi Viện Giáo dục và Đào tạo nghề nghiệp liên bang. Đây là một chương tŕnh phối hợp giữa chính phủ và giới doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để đào tạo nguồn lực cần thiết cho xă hội.

Chương tŕnh giáo dục kép này truyền đạt kiến thức cả trên lớp học lẫn thông qua thực hành. Một cách cụ thể, người học sẽ đến các trường dạy nghề từ hai đến ba ngày một tuần. Ở đó, các lư thuyết và thực tiễn về ngành nghề sẽ được truyền dạy. Ngoài ra, các trường cũng buộc phải dạy các môn về kinh tế và xă hội, đào tạo ngoại ngữ và các kiến thức cơ bản khác.

5. Giáo dục ở Pháp: Mỗi học viên ứng với một vị trí trong xă hội

Trong khi nhiều nước khác xem giáo dục phổ thông là căn bản, c̣n cụ thể làm ǵ phải sau đại học, cao đẳng hay các trường nghề. Nhưng ở Pháp khi học phổ thông các học sinh đă biết ḿnh sẽ làm ǵ sau khi tốt nghiệp.

Cho nên ở Pháp từ cấp 1 của chương tŕnh phổ thông đă dạy rất bao quát. Pháp có đến ba loại bằng tốt nghiệp phổ thông khác nhau với những ứng dụng khác nhau. Đầu tiên là BAC General, Hệ này dành cho những học sinh có học lực khá giỏi hoặc những em thực sự muốn theo đuổi chương tŕnh đại học hay cao học trong tương lai. Theo đó, các em có thể chọn học khối ngành tự nhiên (BAC Science), khối ngành kinh tế xă hội (BAC Economie Social), hoặc khối ngành văn học (BAC Littérature).

College Students in Computer Lab --- Image by © James Lauritz/Corbis

College Students in Computer Lab — Image by © James Lauritz/Corbis

Các em học lực yếu hơn nhưng vẫn mong muốn theo đuổi việc học th́ có thể chọn hệ BAC Tech. Chương tŕnh đào tạo hệ này tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục theo học các trường cao đẳng, trở thành những kỹ thuật viên, chuyên viên cao cấp.

Cuối cùng, những học sinh không hứng thú với chữ nghĩa hay có nguyện vọng muốn vừa tốt nghiệp phổ thông là có thể đi làm những công việc chân tay, làm thợ chứ chưa phải làm thầy th́ theo đuổi hệ BAC Pro. Hệ này cung cấp các nghề cụ thể và các em học sinh được định hướng, chọn lựa và trong suốt hai năm cuối phổ thông có thể rèn luyện để đi làm ngay khi vừa ra trường với tay nghề vững.

Ngọn Hải Đăng

 

Trở lại