Bốn "huyền thoại" giúp sâm banh của Pháp nổi tiếng

Thu Hằng

Rượu sâm banh của vùng Champagne, Pháp.Pixabay/Gellinger

Tiếng nổ vui tai khi bật nắp sâm banh trong lễ rót rượu tại tiệc cưới ngày càng trở nên phổ biến. Một buổi lễ khai trương triển lăm nghệ thuật hay để đánh dấu chiến thắng trong thể thao, đặc biệt là đua xe Công thức 1, luôn hoàn hảo hơn với tiếng bật nắp sâm banh và lớp bọt tràn trắng khỏi miệng chai. Sâm banh trở thành biểu tượng của thành công và không khí hội hè !

Sâm banh được sản xuất từ những giống nho trồng trên khu vực khoanh vùng và được bảo hộ ở vùng Champagne (đông bắc nước Pháp), nằm giữa hai thành phố Reims và Troyes. Theo giải thích với RFI của ông Jean-Baptiste Denisart, đồng sở hữu nhăn hiệu sâm banh André Robert, chỉ có rượu sản xuất ở trong khu vực này mới được mang tên “Champagne” (Sâm banh) :

“Chúng tôi may mắn nằm trong khu vực được bảo hộ. Chúng tôi có 33.000 ha được xếp hạng “Tên gọi được bảo hộ nguồn gốc” (Appelation d’Origine Protégée, A.O.P.). Và chỉ những người làm việc và những cánh đồng nho nằm trong khu vực này mới có thể nhận được A.O.P. Champagne. Sản phẩm của chúng tôi được bảo vệ và không sản phẩm nào có thể được gọi là “Sâm banh” nếu như không được làm ở vùng Champagne”.

Ruộng nho nhà sản xuất André Robert nằm ở Mesnil-sur-Orge, phía Bờ Trắng, nổi tiếng với loại nho trắng “chardonnay”. Cùng với loại nho đỏ “pinot noir” và nho đen “pinot meunier”, đây là một trong ba loại nho chính làm nên danh tiếng của sâm banh. Ngoài ra, niên hiệu (millésime) cũng là dấu hiệu cho thấy giá trị của rượu. Nho được thu hoạch vào năm được cho là tốt sẽ được cất và xử lư riêng. Loại rượu không ghi năm thường là tổng hợp từ các giống nho và năm thu hoạch của mỗi nhà : đây cũng chính là nền tảng và danh tiếng của mỗi nhà sản xuất.

Vậy những yếu tố nào đă giúp loại rượu vang b́nh dị, có nguồn gốc từ một vùng trồng nho b́nh thường, lại trở thành đồ uống nổi tiếng trong các sự kiện trọng đại ? Trên trang The Conversation, giáo sư marketing Joonas Rokka, trường Thương Mại Lyon, phân tích bốn “huyền thoại” giúp sâm banh nổi tiếng : nguồn gốc, thước đo giầu sang, ḷng tự hào dân tộc và tính hiện đại.

Huyền thoại về nguồn gốc

Trước đây, vùng Champagne nổi tiếng về nghề bán len hơn là sản xuất rượu, v́ đất ở đây có vẻ không thích hợp để làm rượu vang ngon. Do vậy, những thùng rượu đầu tiên được sản xuất chỉ dành làm quà tặng cho khách mua len.

Chất lượng sâm banh dần được cải thiện nhờ các tu sĩ ḍng thánh Benedicto (Biển Đức) để gây quỹ cho các nhà ḍng. Nhưng họ không phải là người “phát minh” ra sâm banh như nhiều người vẫn nghĩ. Sau này, tu sĩ Pierre “Dom” Pérignon (1635-1713), quản lư một tu viện ở thành phố Reims, được lưu danh là “huyền thoại về nguồn gốc” do chất lượng rượu mà tu viện sản xuất, thường được gọi dưới tên “vang Pérignon”. Sở hữu tu viện từ giữa thế kỷ XIX, Nhà Moët & Chandon đă đưa ra ḍng rượu đặc biệt Dom Pérignon vào năm 1936. Từ đó, rượu Dom Pérignon nổi tiếng trên khắp thế giới.

Sâm banh chỉ thật sự phát triển khi các nhà sản xuất len vùng Champagne nhận được nhiều đơn đặt hàng rượu hơn là len từ phía khách hàng. Với họ, đó là cơ hội để thoát khỏi ngành công nghiệp len với loại sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận hơn và có tương lai hơn.


Rượu sâm banh của Nhà MoëtPixabay/Avantrend

Huyền thoại về giầu sang quyền quư

Sâm banh c̣n là biểu tượng của sự giầu sang quyền quư, là một mặt hàng xa xỉ... và điều này đến cũng rất t́nh cờ.

Năm 496, vua Clovis của người Francs (tức người Pháp thời xưa) được rửa tội tại thánh đường Reims. Sau này, theo truyền thống, kinh thành Reims trở thành nơi đăng quang của hầu hết các vị vua Pháp. Dĩ nhiên, sau mỗi buổi lễ là bữa tiệc linh đ́nh và khách mời thưởng thức sâm banh của địa phương. Từ đó, sâm banh được coi là đồ uống hội hè, chỉ một bộ phận thượng lưu mới được thưởng thức.

Biểu tượng giầu sang của sâm banh c̣n được khẳng định nhờ vị vua giầu nhất nước Pháp, Louis XIV. Sau lần đầu tiên thử sâm banh vào năm 16 tuổi ở nhà thờ Reims, vị vua Mặt Trời đă gắn liền sâm banh với những khát vọng của ông : thời trang, uy quyền và xa hoa.

Ngành công nghiệp rượu có thêm lực đẩy mới nhờ một sắc lệnh của vua Louis XIV. Lần đầu tiên, sâm banh - và chỉ duy nhất loại rượu này - được phép vận chuyển trong chai thuỷ tinh thay v́ chứa trong các thùng phuy bằng gỗ. Trong những năm 1660, sâm banh sủi bọt đă xuất hiện ở Anh Quốc, nhờ hầu tước Saint-Evremond xuất thân từ vùng Champagne nhưng sống ở Luân Đôn.

Trả lời RFI, chị Fanny Heucq, chủ một cửa hàng rượu ở khu Saint-Michel, Paris, cho biết chính người Anh đă nghĩ ra h́nh thức đóng chai kiểu mới này :

“Đó là một loại rượu vang được người Anh mua rất nhiều. Chính họ đă yêu cầu đóng rượu vào chai v́ khi vượt biển Manche, rượu trong thùng lớn thường bị sóng sánh và thỉnh thoảng khi tầu cập cảng trễ, đó không c̣n là rượu nữa mà giống như dấm vậy. Sâm banh ra đời từ đó. Mỗi khi mở nắp chai, người ta nghe thấy tiếng “pop”, có nghĩa là rượu đă lên men và chính điều này khiến người Anh thích thú”.

Từ luật mới của vua Louis XIV, bao b́ đóng gói rượu được thiết kế trau chuốt hơn và được in h́nh của người nổi tiếng để quảng cáo, như hoàng hậu Marie-Antoinette, Jeanne d’Arc, sĩ quan của đoàn quân thắng trận, các nhà quư tộc, nghệ sĩ... Các nhà sản xuất sâm banh nhanh chóng hiểu được lợi ích của kỹ thuật xây dựng h́nh ảnh để tăng thêm tiếng tăm cho thương hiệu và để kích thích đam mê của một bộ phận khách hàng ngày càng đông và giầu có hơn.


Lễ mừng mùa thu hoạch của nhà Deutz, xă Ay, vùng Champagne, Pháp, ngày le 22/09/2016.REUTERS/Benoit Tessier/Archivo

Huyền thoại quốc gia

Cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789 đánh dấu chấm hết cho sự liên kết giữa sâm banh với giới quư tộc giầu có. Chính cuộc cách mạng cũng là nguồn gốc của huyền thoại thứ ba, và có lẽ là huyền thoại thế lực nhất, khi liên hệ chặt chẽ sâm banh với “linh hồn” và giá trị của nền Cộng hoà mới của Pháp. Theo Voltaire, chai “sâm banh là h́nh ảnh chói sáng của đất nước chúng ta” và đến lúc phải coi đó là “biểu tượng vinh quang nhất” của nền văn minh Pháp.

Trong giai đoạn Đế Chế, sứ mệnh vẻ vang của sâm banh được hoàn thiện. Hoàng đế Napoléon dùng loại rượu này khi muốn xây dựng một xă hội tư sản, công nghiệp và trung thành mới. Jean-Rémy Moët thành lập thương hiệu Moët ở Hoa Kỳ và phát triển một bộ phận khách hàng mới, trong đó có tổng thống George Washington. Sau khi quân Nga đánh tan đội quân của Napoléon và chiếm được thành phố Reims, nhà sản xuất, bà quả phụ Clicquot đă mở các hầm rượu của gia đ́nh cho quân đội Nga với hy vọng nhờ đó bà sẽ chinh phục được thị trường Nga.

Tất cả các chiến lược trên đều mang lại kết quả. Sau khi Đế Chế sụp đổ và trước cuộc Cách Mạng Công Nghiệp lần thứ nhất, sâm banh đạt đến thời kỳ vàng son. Nhờ hệ thống đường sắt, sâm banh được chuyển nhanh hơn đến các thị trường xa xôi, với số lượng lớn hơn. Thêm vào đó, trang thiết bị mới cũng giúp quá tŕnh sản xuất hiệu quả hơn và giúp sâm banh trở nên thu hút hơn cả về thẩm mỹ lẫn chất lượng. Sâm banh nhanh chóng trở thành một biểu tượng của nước Pháp trong mắt các nước trên thế giới.

Huyền thoại về tính hiện đại

Ngay từ đầu những năm 1900, sâm banh đă được các nhà quảng cáo nâng thành một biểu tượng của tính hiện đại. Trong “Thời Kỳ Tươi Đẹp” (Belle Epoque), các quảng cáo sâm banh thường được dàn dựng thành những “câu chuyện thần tiên” thời hiện đại mà tầng lớp trung lưu ngày càng mơ đến, như h́nh ảnh ô tô, khinh khí cầu, tầu thủy, máy bay...

Có lẽ v́ thế, không có ǵ là lạ khi thấy sâm banh được chiêu đăi trên con tầu Titanic hay được thử tại Triển Lăm Hoàn Cầu Paris năm 1889, hay khi tháp Eiffel được giới thiệu với khắp thế giới. Sâm banh trở thành biểu tượng cho sự hiện đại vào thời điểm mà nước Pháp đang cố quên những nỗi đau kinh hoàng do Thế Chiến Thứ Nhất gây ra và muốn hướng đến một thời kỳ mới, đầy hứa hẹn.

Năm 2016, tổng doanh thu nhờ xuất khẩu sâm banh lên đến 4,71 tỉ euro. Theo Ủy ban Champagne (Comité Champagne), năm 2016 là năm thứ hai liên tiếp đạt kỷ lục về doanh thu (sau năm 2015 với 4,74 tỉ euro). Người tiêu dùng ngày càng chuộng những ḍng rượu quư hiếm, điều mà các nhà sản xuất vùng Champagne không ngừng cố gắng để bảo vệ danh tiếng sản phẩm đă được ghi vào di sản thế giới của Unesco.  

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_large_600_338/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/champagne.jpeg


Mùa hái nho ở Champagne : 17 vùng phía đông nước Pháp trồng nho để sản xuất rượu ChampagneREUTERS /Benoît Tessier

Champagne và Bourgogne : Di sản văn hóa thế giới

Tuấn Thảo  

media

 

Các đồi nho xung quanh thị trấn Épernay được công nhận là di sản văn hóa thế giới - AFP / F. NASCIMBENI

Các vùng sản xuất rượu Champagne và Bourgogne vừa được UNESCO đưa vào danh sách các di sản văn hóa thế giới. Cả hai vùng này được UNESCO xếp vào hạng mục "cảnh quan văn hóa", tức là những nét đặc thù của ngành sản xuất rượu vang của Pháp.

Nhóm họp từ hôm thứ Bảy 04/07/2015 tại thành phố Bonn (Đức), Ủy ban chuyên trách UNESCO đă tôn vinh ba địa danh tiêu biểu ở vùng Champagne, nơi có truyền thống làm rượu vang từ bốn thế kỷ nay, nhiều hơn là sản phẩm qua h́nh tượng của chai rượu sủi bọt, lung linh lấp lánh vào các dịp lễ hội.

Đầu tiên hết là Đại lộ Champagne ở thị trấn Épernay. Đại lộ này dài khoảng một cây số và là nơi có đặt cơ sở kinh doanh của các thương hiệu Champagne nổi tiếng nhất, trong đó có Mercier, Moët & Chandon hay là Perrier-Jouët …. Các cửa hàng này nằm trong tay các gia đ́nh thương gia chuyên kinh doanh rượu Champagne từ đời cha ông tới đời con cháu. Mỗi ngôi nhà giống như là biệt thự có hầm rượu khổng lồ, v́ tính tổng cộng lượng lưu trữ hiện giờ lên tới hơn một triệu chai.

Địa danh thứ nh́ là ngọn đồi Saint-Nicaise ở thành phố Reims, bao gồm cả một hệ thống đường hầm dài ngoằn nghèo hàng chục cây số. Các hầm rượu này có từ thời Trung Cổ được đào trong đá vôi, và là nơi cất giữ lưu trữ các loại rượu vang chế biến từ đời này sang đời nọ. Địa danh thứ ba và cũng là điạ danh quan trọng nhất là ngọn đồi trồng nho Hautvillers, nằm ở ngoại thành thị trấn Épernay.

Chính tại ngôi làng Hautvillers, nơi có tu viện Ḍng Tên của vùng Chalons en Champagne, mà vị tu sĩ Dom Perignon đă t́nh cờ phát hiện ra vào giữa thế kỷ XVII quá tŕnh lên men tự nhiên của rượu Champagne. Từ đầu thế kỷ XIX trở đi, khi Dom Perignon được đưa vào kinh doanh khai thác, th́ thương hiệu này trở thành một trong những loại Champagne đắt nhất thế giới.

Về phía vùng Bourgogne, ủy ban chuyên gia của UNESCO công nhận hai địa danh là Côte de Nuits và Côte de Beaune như di sản văn hóa thế giới. Đây cũng là nơi có truyền thống trồng nho và làm rượu trong nhiều thế kỷ.

Tuy nhiên, khí hậu và phong thổ thuận lợi chỉ liên quan tới vài trăm mănh đất mà thôi, chứ không phải là trên toàn vùng Bourgogne. Trữ lượng sản xuất của các loại rượu vang địa phương thuộc vào hàng thấp nhất nhưng đồng thời cũng là ngon nhất thế giới. Hai loại rượu tiêu biểu cho vùng này là Romanée-Conti hoặc là Montrachet, trở nên nổi tiếng và luôn là loại rượu đắt tiền nhất thế giới, theo bản xếp hạng thường niên của giới thương gia quốc tế.

Hàng năm, giới chuyên ngành vẫn tổ chức cuộc bán đấu giá tại Hospice de Beaune, mỗi chai Romanée-Conti thường xấp xỉ cả chục ngàn euro (giá trung b́nh là 13.000 euro) tức là c̣n cao hơn cả các loại rượu vang hảo hạng nhất của các vùng khác như Bordeaux hay là Alsace. Về điểm này, chuyên gia nghiên Michel Veron, tác giả quyển sách hướng dẫn về nguồn gốc lịch sử của các loại rượu vang sản xuất ở vùng Champagne nhận xét :

Rượu vang nói chung, rượu Champagne cũng như rượu Bourgogne nói riêng, không chỉ là những thức uống, những sản phẩm tiêu dùng đơn thuần, mà c̣n là những sản phẩm văn hóa tiêu biểu. Từ hồi năm 2014, Quốc hội Pháp đă từng công nhận các sản phẩm của vùng Champagne, thuộc vào hàng di sản quốc gia. Xét về mặt thương mại th́ dĩ nhiên là rượu champagne có thể được đem ra bày bán trên thị trường như bao sản phẩm khác, nhưng đằng sau h́nh tượng của Champagne và Bourgogne, c̣n có cả một truyền thồng văn hóa lâu đời, một quá tŕnh t́m ṭi gần giống như là h́nh thức nghệ thuật.

Đối với tôi, th́ công việc làm rượu, ban đầu nảy sinh trong tư tưởng, trong tâm trí. Nhà chế biến rượu phải nghĩ tới việc kết hợp các giống nho trồng tại chỗ, được xem như là đặc sản địa phương, kết hợp và dung hoà như thế nào để t́m cho ra một loại rượu ngon, điều đó đ̣i hỏi nhiều lần thử đi thử lại, v́ rượu nho do điều kiện khí hậu, thời tiết không thể nào mà giống nhau, từ năm này qua năm nọ. Tùy theo mùa màng, gặt hái được nhiều hay ít, hương vị rất ngọt hay hơi chua, nhà sản xuất rượu phải biết thích nghi cách chế biến trong suốt quá tŕnh làm rượu.

Các nhà sản xuất t́m cách hội tụ tất cả những điều kiện sản xuất thuận lợi nhất hầu tạo ra một lọai rượu hảo hạng, nhưng họ vẫ không biết chắc 100% là rượu sẽ được ngon. Tựa như ngẫu hứng, thành quả cuối cùng trong quá tŕnh làm rượu vẫn là một yếu tố mà con người không thể kiểm soát được. V́ thế cho nên, rượu Champagne cũng như Bourgogne giống như là một tác phẩm nghệ thuật. Điều mà UNESCO công nhận là nét văn hóa đặc thù, các địa danh tiêu biểu, nhiều hơn là thương hiệu hay sản phẩm.

Sự kiện UNESCO công nhận các địa danh Champagne cũng như Bourgogne tạo cơ hội phát triển thêm ngành du lịch cho hai vùng này. Theo ước tính của giới chuyên gia ngành du lịch khách sạn, quyết định của UNESCO sẽ giúp tăng thêm ít nhất là 20% số lượng du khách tới tham quan hai vùng Champagne và Bourgogne.

Hưởng lợi đầu tiên vẫn là các nhà sản xuất rượu, v́ du khách lúc nào cũng có tâm lư muốn mua rượu về làm quà tặng cho bạn bè người thân. Kế đến là ngành dịch vụ liên quan tới nghệ thuật ẩm thực. Hiện giờ, hai vùng Champagne và Bourgogne đều tính đến việc phát triển thêm các tuyến du lịch trong vùng gọi là ‘’Con đường Rượu vang’’, hầu lôi kéo du khách về những địa điểm khác, tuy nằm trong cùng một vùng nhưng ít nổi tiếng bằng các địa danh vừa được UNESCO công nhận.

Cũng cần nhắc lại là nước Pháp hàng năm sản xuất 400 triệu chai rượu champagne, trong đó cứ trên 4 chai là có đến 3 chai dành để xuất khẩu sang nước ngoài. Nổi tiếng là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, giới sản xuất champagne do uy tín của sản phẩm, thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhu cầu tiêu thụ nội địa vẫn ở một mức cao, trong khi champagne vẫn tiếp tục được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới. Bằng chứng là trong năm 2010, nước Pháp đă xuất khẩu gần 320 triệu chai champagne sang 196 nước, tăng mạnh nhất vẫn là Trung Quốc.

Được xem từ lâu như là một trong những biểu tượng của nước Pháp, rượu champagne khác với các loại rượu vang đỏ hay trắng, ít bị cạnh tranh nhờ bảo hộ được thương hiệu và nguồn gốc kiểm chứng : chỉ có rượu nho trắng sủi bọt sản xuất tại vùng Champagne, miền tây bắc nước Pháp mới xứng đáng với danh hiệu champagne.

Các loại rượu nho sủi bọt khác đến từ các vùng miền ở Pháp hay ở nước ngoài một là chế biến theo cùng phương pháp (méthode champenoise) hai là được xếp vào loại rượu sủi bọt (pétillant hoặc là mousseux). Chẳng hạn như một trong những hiệu rượu vang trắng có sủi bọt nổi tiếng trên thị trường là lại Prosseco của Ư, giá rẻ từ hai đến bốn lần so với Champagne.

Để tôn trọng truyền thống, bảo đảm chất lượng và hương vị của sâm banh, nước Pháp ra nhiều quy định nghiêm ngặt về các giống nho hợp với phong thổ của vùng Champagne, phương pháp chế biến, cách chọn giống cây và nuôi trồng, thời gian ủ nho làm rượu cũng như việc cất giữ trong thùng. Để sản xuất champagne, một nhà làm rượu ở vùng này buộc phải tuân thủ hơn 60 quy định khác nhau, để có thể gắn trên chai rượu của ḿnh nhăn hiệu champagne.

Theo Ủy ban bảo trợ ngành Champagne, một cơ chế do chính phủ Pháp thành lập để giám sát nghề sản xuất loại rượu này ở Pháp, ngành chế biến champagne ít bị khủng hoảng tác động hơn so với các ngành nghề khác. Với lượng xuất khẩu hàng năm dao động ở mức từ 300 triệu đến 330 triệu chai, ngành sản xuất champagne đem về cho nước Pháp 4 tỷ rưỡi euro mỗi năm.

Thành phố Rượu vang, tủ kính trưng bày lư tưởng của Bordeaux

Tuấn Thảo  

media

Pḥng trữ rượu có tới 9752 hiệu rượu vang khác nhau từ hơn 80 nước trên thế giớiREUTERS / Regis Duvignau

Được khánh thánh cách đây một năm tại thành phố Bordeaux, quần thể ‘‘Cité du Vin’’ (Thành phố Rượu vang) là một công tŕnh kiến trúc táo bạo, phí tổn xây cất lên tới 81 triệu euro. Theo ban giám đốc, để thu hồi vốn đầu tư trong ṿng mười năm, ‘‘Cité du Vin’’ tính trung b́nh phải thu hút hàng năm 400.000 lượt khách thăm viếng. Tính trong năm vừa qua, ‘‘Thành phố Rượu vang’’ đă thành công bước đầu với 425.000 lượt khách tham quan.

Theo ban điều hành, cứ trên 10 khách mua vé vào cửa, có khoảng 4 người (38%) là dân Pháp (đa phần là dân địa phương sống ở trung tâm thành phố Bordeaux hay các vùng ngoại thành). 6 người c̣n lại (62%) là du khách đến từ nhiều quốc gia trong đó có Anh, (14%) Mỹ (11%), Thụy Sĩ (9%), Tây Ban Nha (8%) rồi kế đến nữa có du khách Bỉ, Ư, Đức, Canada, Trung Quốc, Brazil ……

Nhờ vào số lượng khách mua vé vào cửa, ‘‘Cité du Vin’’ bảo đảm một nguồn thu nhập đều đặn khoảng 10 triệu euro một năm, phần c̣n lại được bổ sung bằng các dịch vụ mua sắm, ăn uống, hàng lưu niệm ..... Một trong những điểm mạnh của ‘‘Thành phố Rượu vang’’ chính là ban điều hành quần thể văn hóa giải trí này nắm bắt được tâm lư khách hàng, bất cứ ai đến thăm Bordeaux th́ thế nào rồi cũng phải mua một vài chai rượu vang làm quà biếu cho người thân hay bạn bè. Nằm ở tầng một có các lớp hướng dẫn cách nếm rượu, hay là các quầy ẩm thực gọi là ‘‘accords mets & vins’’ để t́m hiểu và thưởng thức theo kiểu ‘’ăn món nào uống rượu nấy’’.

Quầy thưởng thức rượu vang nằm ở trên tầng cao nhất (tầng 7) cũng nhắm vào mục đích này, khách hàng nếm rượu cho dù không phải là dân sành điệu cũng sẽ phải xiêu ḷng khi bước vào không gian với lối kiến trúc tân kỳ. Khách muốn mua rượu có thể ghé thăm cửa hàng nằm ở tầng trệt với lối dàn dựng ánh sáng lung linh lộng lẫy. C̣n được gọi là Pḥng trữ rượu (Vinothèque), không gian trưng bày này có tới gần mười ngàn hiệu rượu vang khác nhau (9752 loại) đến từ hơn 80 quốc gia trên thế giới.

Gọi là ‘‘Thành phố Rượu vang’’, nhưng thật ra ‘‘Cité du Vin’’ trong lối xây cất giống như một Cung triển lăm hiện đại có cả auditorium có thể được sử dụng như một nhà hát, pḥng chiếu phim, pḥng tổ chức hội thảo. Quần thể văn háo giải trí này có tổng cộng là 20 khu vực triển lăm trên tổng cộng 13.000 thước vuông xoay quanh chủ đề rượu vang. Nhưng Cité du Vin không phải là một viện bảo tàng theo đúng nghĩa của nó (không trưng bày đồ cổ hay bảo vật có liên quan tới ngành nghề chế biến rượu vang như Viện bảo tàng Rượu vang ở vùng Moulis-en-Médoc) mà lại tổ chức các sinh hoạt thương mại hay sự kiện văn hóa theo chủ đề, kết hợp với h́nh ảnh, âm thanh, phim video …..

Cuộc triển lăm hiện thời được dành cho nước Gruzia, kể lại lịch sử và quá tŕnh h́nh thành nghề làm rượu vang tại quốc gia này, dĩ nhiên là các hiệu rượu vang nổi tiếng nhất của Gruzia (saperavi, tsinandali hay là khvanchkara) đều có thể được t́m thấy trong Pḥng trữ rượu nằm ở tầng trệt. Trong thời gian sắp tới, các nước Nam Mỹ như Chi lê và Argentina sẽ là những khách mời danh dự xuyên qua các cuộc triển lăm hay sinh hoạt văn hoá.

Một khi được hoàn tất, ‘‘Thành phố Rượu vang’’ tuy được giao đúng thời hạn xây cất nhưng chi phí lại vượt qua ngân sách dự trù ban đầu tới gần 20 %. Trên 81 triệu euro, thành phố Bordeaux gánh hơn một phần ba phí tổn, phần c̣n lại được chia đều cho các đối tác cấp vùng, cũng như của các công ty sản xuất rượu vang, các nhà tài trợ.

Khác hẳn với một viện bảo tàng quốc gia hay một cơ quan văn hóa nhà nước, ‘‘Thành phố Rượu vang’’ ngay từ ban đầu khai thác mô h́nh kinh doanh giữa công viên giải trí và hội chợ triển lăm : có cả nội dung văn hóa lẫn hoạt động thương mại. Điều này hầu tránh cho "Thành phố Rượu vang" bị thất thu lỗ lă ít ra là trong thời gian đầu.

Tuy nhiên, đối với du khách Pháp hay nước ngoài, giá vé vào cửa vẫn c̣n hơi đắt (24€ một vé) chưa kể các phụ phí nào nếu phải mua sắm thêm, ăn uống tại chỗ khi du khách dành nửa buổi hay trọn ngày để tham quan. C̣n đối với các nhà tài trợ, kể từ khi tuyến đường xe lửa cao tốc (TGV Atlantique) rút ngắn thời gian di chuyển Paris-Bordeaux từ hơn 3 tiếng xuống c̣n 2 tiếng đồng hồ, Cité du Vin lại càng là tủ kính trưng bày lư tưởng, cho thấy kinh thành Bordeaux xứng đáng với danh hiệu ‘‘Vương quốc của Rượu vang’’.

Con đường Rượu vang: Chiều sâu bao tử, bề dày văn hóa

Tuấn Thảo  

Con đường Rượu vang: Chiều sâu bao tử, bề dày văn hóa

Con đường Rượu Vang vùng Alsace thu hút mỗi năm hàng triệu lượt du khách (www.vinsalsace.com)

Nằm cách thủ đô Paris khoảng 400 cây số về phía Đông, vùng Alsace nổi tiếng là một trong những vùng sản xuất rượu nho trắng ngon nhất châu Âu. Nếu như nước Pháp có đến mười bốn Con đường Rượu vang trên toàn lănh thổ, th́ vùng Alsace chính là nơi đă thành lập Con đường Rượu vang đầu tiên, cách đây 60 năm.

Đặt chân đến vùng Alsace, du khách sẽ khám phá những làng mạc có từ lâu đời, những thị trấn với lối kiến trúc cổ kính, khung cảnh nên thơ giữa chốn thiên nhiên thanh b́nh, nơi mà rượu nho hảo hạng làm nổi bật các món ăn đặc sản địa phương. Du khách vừa có dịp thưởng thức những món ăn ngon vừa đi thưởng ngoạn các địa danh với nhiều di tích lịch sử.

Chẳng hạn như Nhà thờ Đức Bà thành phố Strasbourg, thủ phủ vùng Alsace, được xây từ cuối thế kỷ XII (1176). Phố cổ Mulhouse giữ nguyên lối kiến trúc có từ thế kỷ XIII, mà một trong những đặc điểm là khung cửa sổ hầu như lúc nào (ngoại trừ mùa đông) cũng lợp đầy hoa. Thành phố Colmar th́ nổi tiếng với Viện bảo tàng Mỹ thuật Unterlinden, dăy hàng buôn (Rue des Marchands) trong góc phổ cổ xưa, xây từ thế kỷ thứ XI cũng như ngôi nhà của ḍng họ Bartholdi.

Thành phố Colmar chính là nguyên quán của Frédéric Auguste Bartholdi (1834-1904), cha đẻ của bức tượng Nữ thần Tự do ở phía nam Manhattan và cũng là tác giả của những bức điêu khắc nổi tiếng như Thiên thần thổi sáo tại nhà thờ Boston, bức tượng của tướng Lafayette tại quảng trường Union Square ở New York, hay bồn nước điện Capitole ở Washingon DC, thủ đô nước Mỹ.

Con đường Rượu vang (La Route des Vins) do Sở du lịch vùng Alsace thành lập vào ngày 30 tháng Năm năm 1953, nhân dịp tổ chức một cuộc đua xe hơi. Tuyến đường đua chạy dọc vùng Alsace, và cứ mỗi chặng là có một sinh hoạt lễ hội, để giới thiệu các đặc sản của từng miền.

Từ ngôi làng Marlenheim phía bắc cho tới thị trấn Thann ở phía nam, Con đường rượu vang vùng Alsace băng qua những ngọn đồi trồng nho trên hơn 170 cây số. Vùng Alsace có gần 120 nông trại và ruộng nho, hơn một nửa nằm dọc tuyến đường này. Trong số này, đọan đường giữa hai thị trấn Barr và Rouffach chi chít những ngôi làng chuyên sản xuất rượu nho tiêu biểu của vùng Alsace.

Các ngôi làng rượu vang như Mittelbergheim, Eguisheim, Hunawihr đều nằm trong danh sách các ngôi làng thơ mộng, xinh xắn nhất nước Pháp, hàng năm sau mùa hái nho, các ngôi làng này đều có tổ chức liên hoan để giới thiệu sản phẩm, mời du khách nếm thử hương vị ‘‘rượu mới’’ ngay sau khi thu hoạch xong (vin primeur).

Vùng Alsace có trên dưới 60 hiệu rượu vang có kiểm định nguồn gốc và xuất xứ (AOC – Apellation d’Origine Contrôlée). Trái với tên gọi của nó, Pinot Gris lại là rượu vang trắng, trong khi Pinot Noir lại là rượu vang đỏ. Ngọai trừ lọai rượu nho đỏ này, vùng Alsace chủ yếu sản xuất nhiều loại rượu nho trắng như rượu Muscat, Tokay, Chasselas, Sylvaner, Klevener … Nhưng tiêu biểu hơn cả là ba loại rượu Crémant, Riesling và Gewurztraminer.

Du khách nước ngoài thường gọi lầm rượu Crémant của vùng Alsace là Champagne, do đây cũng là một loại rượu trắng có sủi bọt. Tuy nhiên, Crémant chủ yếu dùng giống nho chardonnay, trong khi Champagne kết hợp đến ba hoặc bốn giống nho khác nhau, trong đó có Pinot Noir và Pinot Meunier. Hai loại rượu đặc trưng nhất của vùng Alsace vẫn là Riesling và Gewurztraminer có mùi vị rất thơm như thể được ướp với hương hoa.

Chính với những đặc sản không nơi nào có này, mà Alsace vươn lên hàng nhất nh́ trong số các vùng nổi tiếng về rượu vang ở Pháp, cũng như Bordeaux và Bourgogne. Những đồi nho ngút ngàn xung quanh các thị trấn và thành phố lớn như Strasbourg, Colmar, Sélestat, Guebwiller, Saverne, Obernai ... tạo nên một khung cảnh khá yên tĩnh và thơ mộng. Chỉ cần rời khỏi các đô thị đông đảo dân cư, du khách thấy ngay các vườn nho san sát lá xanh. Các nông trại dọc con đường rượu vang nối liền với nhau, ở những nơi có cho khách thưởng thức rượu đều có gắn bản hiệu dọc hai bên đường với biểu tượng muôn thuở là một chùm nho trắng.

Mỗi vườn nho ở đằng sau nông trại thường có một hầm rượu mở cửa tiếp đón du khách, một số nơi c̣n dành một góc làm nhà hàng để dọn thức ăn cho thực khách. Dù có ăn tại chỗ hay không, bạn vẫn có thể nếm từng lọai rượu trước khi mua. Nhấp thử một ngụm ở đầu môi, hương rượu thoang thoảng ở chót lưỡi, đôi khi mát nhẹ mùi hoa trái, dịu thơm như thảo mộc phảng phất một chút rơm tươi. Lư tưởng nhất là khi bạn có thể gọi một số món ăn đặc sản truyền thống của vùng Alsace để làm nổi bật hương rượu.

Rượu vang trắng của Alsace rất hợp với fromage (phô mát), nếu bạn cảm thấy không hợp với khẩu vị th́ nên dùng rượu trắng với món cá rắc bột chiên bơ (món này không phải là lăn bột như làm beignet mà làm theo kiểu meunière). Người dân vùng Alsace nấu cả hai loại cá : cá chép và cá lờn bơn, c̣n được gọi là cá lưỡi trâu (sole).

Có người thích ăn món flammekueche, h́nh thù giống như bánh pizza nhưng tuyệt đối không có cà chua mà lại có hành tây xắc mỏng, rồi rắc ở trên mặt nhiều fromage và thịt ba rọi ướp muối. Nhưng món này không phải dễ ăn cũng như món tartiflette, nguyên là một món khoai tây trộn fromage, rồi đút ḷ nướng ḍn. Nguồn gốc của món tartiflette đến từ vùng Savoie, nhưng cũng khá phổ biến ở vùng Alsace. Đối với mọi người và đặc biệt là thực khách châu Á, dễ ăn nhất vẫn là món choucroute, tức là món dưa cải chua.

Đây là một món ăn truyền thống mùa đông của vùng Alsace, của nước Đức và một số quốc gia Đông Âu. Nhưng vùng Alsace chế biến dưa cải công phu hơn : bắp cải cắt thật mỏng ngâm muối và rượu trắng chứ không ngâm với bia, khi nấu th́ cho thêm một chút rượu nho thơm ngâm với hạt đỗ tùng, tức là hạt genièvre.

Một số người không có genièvre dùng hạt ng̣ ướp thêm với một chút tiêu, nhưng tuỵêt đối không dùng đinh hương, vị mùi đinh hương sẽ át hẳn mùi thơm của cải ngâm rượu trắng. Món choucroute bây giờ thường được dọn với xúc xích và thịt nguội, nhưng đúng địêu th́ phải có gị lợn, khi nấu để nguyên đến khi ăn th́ mới cắt thành từng miếng. Nếu không thích ăn thịt, th́ món choucroute cũng có thể nấu với hải sản, tôm tươi, ṣ điệp, cá hồi, cá vược hun khói.

Vùng Alsace đặc biệt là miền thung lũng nằm gần dăy núi Vosges, nhờ vào khí hậu (tương đối) ôn hoà, thổ nhưỡng thuận lợi, nên sản sinh ra nhiều giống nho ngon để làm rượu. Vùng đất màu mỡ trù phú, cộng thêm truyền thống chế biến rượu lâu đời, có từ thời La Mă. Dù có sành điệu hay không, th́ hàng năm có cả một triệu lượt khách chọn đi tour du lịch trên Con đường Rượu vang vùng Alsace.

Thời điểm lư tưởng nhất là từ giữa tháng năm cho đến cuối tháng Mười. Từ thành phố Strasbourg hay là Colmar, bạn đều có thể dùng xe đạp để viếng thăm các vườn nho nằm ở ngoại thành. Đó là cách tốt nhất để thưởng ngọan phong cảnh tại những ngôi làng có lối kiến trúc h́nh khối, khá vuông vức rắn chắc. Đằng sau những ngọn đồi xanh mướt vào mùa xuân, là những căn nhà rộng mái với gỗ nâu hiện trên mặt tiền, tạo ra những ô vuông với khung cửa sổ tô màu, nên dễ nh́n thấy từ xa. Các ngôi làng xây bằng đá có kèo gỗ thường có cổng chính.

Từ cổng làng cho đến các khung cửa sổ của mỗi ngôi nhà đều có treo nhiều chậu hoa. Tâm điểm là một ngôi nhà thờ với tháp chuông ở phía trước thường có tổ chức những phiên chợ chủ yếu bán fromage, thức ăn tươi và hoa quả. Nếu như ở trong thành phố, nhà cửa thường có mái hẹp được xây với nhiều tầng cao do ngày xưa người ta có truyền thống đánh thuế trên diện tích mặt bằng, th́ những làng mạc vùng Alsace thường có những ngôi nhà mái thấp và rộng hơn. Tường nhà thường được sơn với gam màu dịu : mỡ gà, xanh non hạt điều hay xanh phấn, trong khi bancông và cửa sổ thường dùng gam màu sẫm gần giống với các chất liệu tự nhiên, thường là màu gỗ nâu, màu xám tro, hay màu xanh dương đậm có sắc lục như cổ chim bồ câu.

Nước Pháp có đến mười bốn Con đường Rượu vang, trên khắp các vùng miền, tức là cao gấp bốn lần so với các quốc gia láng giềng cũng có truyền thống trồng nho làm rượu là nước Ư, nước Đức và Tây Ban Nha. Trong số mười bốn Con đường Rượu vang của Pháp, La Route des Vins d’Alsace luôn luôn đứng nhất nh́ trên danh sách bởi v́ đây vùng đầu tiên dung hoà di sản kiến trúc với nghệ thuật ẩm thực, nói nôm na là kết hợp chiều sâu bao tử với bề dày văn hóa.

Trở lại