Đầu Thai và Luân Hồi

Nguyễn Nhân Trí 

Có người hỏi tôi có tin chuyện “đầu thai” và “luân hồi” hay không. Tôi nghĩ để trả lời câu hỏi nầy, chúng ta có thể xét đến những bằng chứng về đầu thai và luân hồi.

Đầu thai là một khái niệm cho rằng sau khi người ta chết th́ thể xác bị tan hủy nhưng phần hồn của họ sẽ tái sinh vào một cơ thể mới. Theo tín ngưỡng Phật Giáo, tùy duyên nghiệp của mỗi người, cơ thể mới nầy có thể là một bào thai của loài người hay một loài thú nào khác.

Đây là một khái niệm đă có mặt trong nhiều tôn giáo từ ngàn xưa, ngoài Phật Giáo và Ấn Độ Giáo. Từ Ai Cập cổ đại cho đến Tây Phương hiện đại cũng có những hệ thống tín ngưỡng với giáo điều, truyền thuyết trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến khái niệm tái sinh.

Khái niệm về luân hồi gắn liền với khái niệm đầu thai. Luân hồi nói về sự tái diễn vô tận của đầu thai; có nghĩa là sự luân chuyển sinh ra, sống, rồi chết đi để rồi tái sinh trở lại, sống, rồi chết đi nữa ṿng quanh măi không bao giờ dứt. Theo tín ngưỡng Phật Giáo, một người vướng vào ṿng luân hồi v́ họ c̣n “nặng nghiệp”. Một ngày nào đó khi nghiệp nầy đă dứt th́ họ sẽ được giải thoát khỏi ṿng sinh tử và vào Niết Bàn. Có thể nói luân hồi là một trường hợp đặc biệt của đầu thai. Do đó trong bài nầy tôi chỉ chú trọng về khái niệm “đầu thai”.

Chúng ta thường nghe nhiều chuyện kể, đọc nhiều sách vở tài liệu nói đến “bằng chứng về đầu thai”. Tác giả của những câu chuyện và sách vở tài liệu nầy đưa ra những trường hợp đă xảy ra mà theo họ th́ “rơ ràng cho thấy đầu thai là một hiện tượng có thật”.

Nổi bật nhất có lẽ là trường hợp của những người nhớ được tiền kiếp của họ, nhiều khi rơ ràng và chi tiết đến độ có thể xác định được tiền thân của họ lẫn gia đ́nh, quê quán, sinh hoạt đời sống mà họ đă từng trải nghiệm ở kiếp trước.

Những mẩu chuyện tiêu biểu nhất về “nhớ lại tiền kiếp” có dạng như sau: một đứa bé tên A sinh ra ở địa phương X một hôm nào đó bắt đầu nằng nặc cho rằng ḿnh là một đứa bé khác tên B đă từng sống, và đă chết, ở một địa phương Y. Sau khi điều tra, người ta t́m ra một gia đ́nh ở địa phương Y từng có một đứa bé tên B đă chết. Và nhiều chi tiết về đời sống, nguyên nhân chết, thân nhân cũng như gia đ́nh của đứa bé B đều đúng như đứa bé A đă diễn tả.

Tôi không có giải thích khẳng định nào cho các câu chuyện dạng trên. Tôi chỉ có thể nói là tôi chưa có dịp đọc qua bài tường tŕnh nào có đủ sức thuyết phục tôi hoàn toàn.

Đó là v́, trước hết, tôi cho rằng “đầu thai” không chỉ là nguyên do duy nhất có thể dùng để giải thích các câu chuyện trên. Thí dụ như nếu nh́n kỹ lại trường hợp 2 đứa bé A và B ở trên th́ chúng ta thấy ở đây dường như có một sự “truyền tay” về kiến thức từ B đến A: Đứa bé A v́ lư do ǵ đó mà sở hữu được những kiến thức của đứa bé B đă chết từ lâu rồi. Do đó có vẻ như kiến thức có thể truyền phát được qua không gian, và thời gian, giữa cá nhân nầy đến cá nhân khác. Đây là một nguyên nhân khả dĩ không liên quan ǵ đến sự tái sinh. Nếu bạn đọc tin vào hiện tượng được gọi là “thần giao cách cảm” chẳng hạn th́ giả thuyết vừa đưa ra không có ǵ đáng ngạc nhiên lắm. Trong “thần giao cách cảm”, kiến thức truyền phát qua không gian hầu như lập tức giữa hai cá nhân khác nhau. Trong “đầu thai”, kiến thức truyền phát qua không gian lẫn thời gian. Trên phương diện lư luận, giả thuyết “kiến thức truyền phát” không hề kém giá trị ǵ cả so với quan điểm “đầu thai” (cũng chỉ là một giả thuyết).

Kế đó, và quan trọng nhất, tôi đặt câu hỏi về mức độ chính xác của những dữ kiện tường tŕnh (nghĩa là v́ lư do nào đó chúng có bị thêm thắt, thêu dệt hay không). Theo tôi th́ có rất nhiều lư do để điều nầy có thể xảy ra (và v́ vậy có xác suất rất cao). Nhiều câu chuyện ban đầu nghe có vẻ rất đáng giá trị, tuy nhiên sau khi nh́n kỹ vào th́ có nhiều chi tiết cho thấy sự kém toàn hảo của những ǵ gọi là “bằng chứng”. Ngay cả những bài tường tŕnh của các tác giả được xem là “khoa học” nhất cũng không ngoại lệ.

Lấy thí dụ về Giáo Sư Ian Stevenson (1918-2007), một nhà tâm thần học tài giỏi đă từng giữ chức vụ Trưởng Khoa Tâm Thần của Đại Học Virginia từ khi mới 38 tuổi. Tuy vậy, sở thích chính trong đời ông là nghiên cứu về sự sống bên ngoài sự chết. Đến năm 1968, ông có cơ hội đầu tư hoàn toàn thời giờ vào việc nghiên cứu về lănh vực siêu nhiên nầy. Ông đă dành hết tâm trí trong 40 năm sau đó thu thập dữ kiện của hàng ngàn trường hợp liên quan đến hiện tượng đầu thai. Bất cứ tin đồn hay tài liệu báo chí nào trên thế giới nói về một trường hợp có vẻ như liên quan đến sự tái sinh đều được Steveson điều tra. Có thể nói, Stevenson là một trong các nghiên cứu gia hàng đầu về lănh vực nầy.

Một tác phẩm nghiên cứu nổi tiếng của Ian Stevenson là quyển “Những ĐứaTrẻ Nhớ Được Kiếp Trước của Chúng – Một Câu Hỏi về Đầu Thai” (“Children Who Remember Previous Lives – A Question of Reincarnation”) ấn hành năm 2000. Trong quyển sách nầy, Stevenson nói về 14 trường hợp được xem là chứng cớ đáng kể nhất cho hiện tượng đầu thai.

Cũng cần nói là các câu chuyện trong quyển sách nầy, cũng như hầu hết các câu chuyện khác mà ông đă có dịp nghiên cứu, chứa đầy đủ tất cả những chi tiết ông có thể thu lượm được. Đây là một đặc điểm của Stevenson, ông là một nghiên cứu gia rất tận tụy, chu đáo và chân thật. Ông ghi chú lại mọi thứ và không loại bỏ bất cứ chi tiết nào, ngay cả những chi tiết có thể không có lợi cho mục đích nghiên cứu của ông. Nhờ vậy, sau khi xem xét kỹ về phương cách điều hành quá tŕnh nghiên cứu và phân tích tài liệu của Stevenson, một số b́nh luận gia nhận thấy có nhiều vấn đề cần được lưu ư.

Nhận xét đầu tiên đập vào mắt các b́nh luận gia là cách lựa chọn đối tượng nghiên cứu của ông. Để bảo đảm sự khách quan, đáng lẽ ra ông phải bắt đầu bằng cách phỏng vấn nhiều đứa trẻ khác nhau để dần dần t́m ra những đứa có vẻ như đă từng được đầu thai để làm đối tượng nghiên cứu. Và đáng lẽ ông rồi phải tiếp tục theo dơi và khảo sát đời sống trước đó và sau nầy của những đối tượng để so sánh những ǵ chúng kể và những ǵ thật sự xảy ra. Tuy nhiên, thay v́ vậy, theo chính lời kể của ông, Stevenson đă chỉ t́m đến những đứa trẻ sau khi chúng đă được nhiều người biết đến rồi về những mẩu chuyện “đầu thai” của chúng. Có nghĩa là, các đứa bé đối tượng nghiên cứu của ông đă được thân nhân của chúng xác định rằng chúng là bằng chứng của sự đầu thai. Và đó có nghĩa rằng các đứa bé nầy đă có sẵn định kiến về vấn đề đầu thai, cũng như mọi người khác sống chung quanh chúng, và cũng như chính bản thân ông. Nói cách khác, rất có thể mọi người liên quan đến các đối tượng nghiên cứu (kể cả người điều hành cuộc nghiên cứu là ông) đều đă có sẵn những quan điểm và ư tưởng thuận lợi cho việc dẫn đến một kết quả xác định sự hiện hữu của hiện tượng đầu thai.

Hơn nữa, cuộc nghiên cứu của Stevenson không bao gồm các quá tŕnh theo dơi, quan sát đời sống của các đối tượng và những nhân vật liên quan đến chúng. Nói chung, phạm vi nghiên cứu của ông chỉ bao gồm những cuộc phỏng vấn để thu thập dữ kiện. Nói cách khác, những nhận xét và kết luận của ông chỉ dựa vào những câu chuyện kể lại từ những người khác. Và như đă nói, những người nầy rất có thể đă có sẵn những định kiến ủng hộ quan niệm đầu thai.

Các sự kiện trên lập tức tạo ra một môi trường rất chủ quan cho toàn thể cuộc nghiên cứu của Stevenson. Điều nầy, các b́nh luận gia cho rằng, có thể đưa đến những kết quả hoàn toàn thiên vị.

Tuy vậy, tạm gạt bỏ hai vấn đề trên qua một bên, chúng ta hăy nh́n tiếp đến 14 câu chuyện ông sử dụng cho quyển sách trên. Trong 14 câu chuyện nầy có:

· 3 câu chuyện được kết luận là “không đủ dữ liệu để có thể xác định được nhân vật trong tiền kiếp của đối tượng là ai”.

· 9 câu chuyện được kết luận là “có đủ dữ liệu để xác định được nhân vật tiền kiếp”. Tuy nhiên các nhân vật trong tiền kiếp đó đă (hoặc rất có thể đă) có những liên lạc trực tiếp hay gián tiếp với gia đ́nh của các đứa bé đối tượng.

· 2 câu chuyện được kết luận là “có đủ dữ liệu để xác định được nhân vật tiền kiếp”, và các nhân vật trong tiền kiếp không hề có liên lạc ǵ với gia đ́nh đối tượng.

Theo các b́nh luận gia, 3 trường hợp “không đủ dữ liệu để xác định nhân vật tiền kiếp” không đáng được kể là bằng chứng. Những đứa trẻ nầy có thể đă để trí tưởng tượng của chúng phối hợp với những ǵ chúng đă vô t́nh nghe thấy chung quanh và tạo dựng ra những câu chuyện của chúng. Hoặc có thể v́ lư do ǵ khác không liên quan đến việc đầu thai. Không có ǵ để kiểm chứng được.

Nên nhớ rằng trí nhớ con người làm việc một cách rất đặc biệt. Mỗi lần trí óc chúng ta ghi nhớ một sự kiện ǵ th́ toàn thể sự kiện đó không được lưu trữ lại nguyên vẹn từ đầu đến cuối. Thay v́ vậy, mỗi sự kiện được “bẻ gẫy” ra thành nhiều chi tiết nhỏ rồi mỗi chi tiết nầy được “ghi chép” lại dưới h́nh thức hóa chất và điện từ trong các tế bào năo. Rồi mỗi khi chúng ta muốn nhớ lại sự kiện đó th́ các chi tiết nhỏ bé trên (chứa đựng trong tri thức, và trong tiềm thức) sẽ được “đem ra” để ráp ghép lại thành một câu chuyện diễn tả sự kiện ban đầu. Nhiều khi quá tŕnh “ráp ghép lại” nầy không hoàn hảo. V́ vậy có những khi chúng ta không nhớ lại một cách chính xác mọi chi tiết. Có nhiều khi câu chuyện kể lại của chúng ta được ráp ghép lại bởi chi tiết của vài sự kiện khác nhau. Cũng có những khi chúng ta không nhớ rơ nguồn gốc của một số trí nhớ. Do đó có những sự kiện, những câu chuyện chúng ta tưởng là đă nhớ lại rất rơ ràng nhưng đă bị lệch lạc đi ít nhiều mà chúng ta không hay biết.

Về 9 trường hợp “có đủ dữ liệu xác định nhân vật tiền kiếp – nhưng đă có sự liên lạc với gia đ́nh đối tượng” th́ cũng không có ǵ bảo đảm các đối tượng đă không bằng cách nào đó vô t́nh thu lượm được các chi tiết mật thiết nhất của các nhân vật tiền kiếp qua trung gian của gia đ́nh chúng. Chẳng hạn như khi xét đến 4 câu chuyện sau đây trong 9 trường nầy nầy, các b́nh luận gia nhận thấy các dấu hiệu rất đáng nghi ngờ về giá trị của chúng.

1. Câu chuyện của Corliss Chotkin Jr: Một ông lăo sống trong một cộng đồng tin vào hiện tượng đầu thai. Ông nói với cháu gái của ông rằng sau khi chết ông sẽ đầu thai thành con trai của cô ấy. Và quả thật sau khi ông chết, cô sinh ra một đứa con trai. Cô cho rằng nó là hiện thân của chú cô v́ nó có những vết bớt trên người trùng hợp với những vết sẹo mà chú cô đă có. Tuy nhiên khi Stevenson t́m đến phỏng vấn (lúc đứa bé đă 6, 7 tuổi) th́ cô ấy cho biết là những vết bớt trên thân thể đứa bé đă “tự dời chỗ” đi các nơi khác! Có nghĩa là các vết bớt trên người đứa bé bấy giờ không c̣n trùng hợp với những vết sẹo của người chú nữa. Các b́nh luận gia than phiền về việc Stevenson quá dễ tin khi ông chấp nhận lời người mẹ rằng các vết bớt của đứa bé đă “tự dời chỗ đi”.

2. Câu chuyện của Gillian và Jennifer Pollock: Hai đứa bé gái 6 và 7 tuổi bị tai nạn cùng chết một lúc. Người cha là một người rất tin vào đầu thai. Ông cho rằng hai đứa con gái đó sẽ đầu thai trở lại thành những đứa con sau nầy của ông. Vợ ông sau đó sanh được hai đứa con gái song sinh. Trong khoảng thời gian các đứa bé song sinh bắt đầu 2 tuổi cho đến lúc 4 tuổi, chúng thường nói đến những chi tiết rất chính xác về 2 người chị đă qua đời của chúng. Các b́nh luận gia cho rằng v́ lư do ǵ đó Stevenson đă không nhận thấy rằng rất có thể chỉ v́ người cha rất tin vào đầu thai, và v́ sự đau đớn đă mất 2 đứa con ban đầu, nên ông (cũng như gia đ́nh) đă vô t́nh thường xuyên nhắc đến 2 đứa con đă qua đời trước mặt 2 đứa bé song sinh. V́ thế, rất có thể khi bắt đầu biết nói th́ tiềm thức của chúng đă chứa đựng sẵn nhiều chi tiết chính xác về 2 người chị đă chết.

3. Câu chuyện của Michael Wright: Một cô gái trẻ sắp cưới người yêu của ḿnh nhưng anh chàng bị tai nạn chết th́nh ĺnh. Cô gái rồi lập gia đ́nh với người khác và sinh ra một đứa bé trai mà cô cho là hiện thân của người yêu cũ đă qua đời của cô. Cô kể với Stevenson cô đă nằm mơ thấy anh ta đúng một năm sau ngày anh chết. Stevenson tin rằng đây là một “dấu hiệu báo trước” anh ta sẽ trở lại. Cô gái, và cả gia đ́nh cô, rất tin vào hiện tượng đầu thai. Các b́nh luận gia cho rằng rất có thể đây chỉ là một hiện tượng tâm lư chớ không liên quan ǵ đến tâm linh: V́ thương tiếc (dù chỉ trong tiềm thức) người yêu cũ và v́ niềm tin mạnh mẽ về đầu thai nên cô gái đă có những ấn tượng vừa kể.

4. Câu chuyện của Hanumant Saxena: Một người đàn bà Ấn Độ nằm mơ thấy một người đàn ông cùng làng vừa bị bắn chết hiện về nói rằng “Tôi sẽ đến với cô”. Bà nầy sinh ra một đứa bé trai có một vết bớt trên ḿnh ngay đúng chỗ người đàn ông bị bắn. Bà và mọi người trong làng cho rằng đứa bé là hiện thân của người đàn ông đó. Khi đứa trẻ bắt đầu biết nói, nó thường nhắc đến những câu chuyện về cuộc đời của người đàn ông được xem là tiền thân của nó. Các b́nh luận gia cho rằng rất có thể trong suốt thời gian chưa biết nói, đứa bé đă nhiều lần nghe người ta bàn luận trước mặt nó về mối liên hệ tiền/hậu kiếp họ nghĩ giữa nó và người đàn ông đă chết. Do đó, tương tự như câu chuyện thứ 2 vừa kể trên, khi đứa bé biết nói th́ trong đầu nó đă có sẵn nhiều chi tiết chính xác về cuộc đời của người đàn ông trên. Trong câu chuyện nầy, đặc biệt là ngay cả Stevenson cũng đồng ư phần nào với nhận xét trên của các b́nh luận gia. Do đó Stevenson bị chỉ trích rằng nếu chính ông cũng đă nhận xét như vậy th́ câu chuyện nầy hoàn toàn không đáng được xếp vào hàng “chứng cớ” (mặc dù chỉ là khả dĩ) của hiện tượng đầu thai.

Nếu 4 câu chuyện vừa kể trên đă làm các b́nh luận gia đặt câu hỏi về tính dễ tin của Stevenson th́ 2 trường hợp đáng tin nhất của ông (v́ “có đủ dữ liệu xác định được nhân vật tiền kiếp – và không có liên lạc giữa nhân vật tiền kiếp và gia đ́nh đối tượng”) cũng xem ra không có ǵ tuyệt đối hay chắc chắn lắm.

Trước hết, tôi xin tóm lược 2 câu chuyện đó.

Câu chuyện thứ nhất xảy ra ở Ấn Độ về một đứa bé tên Gopal Gupta lúc 2 tuổi bắt đầu nhớ lại tiền kiếp của nó ở một ngôi làng gần bên. Một điều lạ lùng là đứa bé nầy từ nhỏ đă có cung cách của một người thuộc giai cấp xă hội cao hơn giai cấp gia đ́nh hiện tại của nó. Và sau nầy khi lớn lên nó cũng kể ra nhiều chi tiết chính xác về gia đ́nh tiền kiếp của nó.

Câu chuyện thứ hai xảy ra ở Lebanon về một đứa bé trai tên Suleyman Andary nằm mơ thấy về tiền kiếp của ḿnh. Đứa bé nầy cho rằng ḿnh đă từng là một người đàn ông đă có con và kể chuyện về các đứa con nầy. Có nhiều chi tiết dẫn đến việc xác định được người đàn ông đó là ai. Tuy nhiên khi nó được đưa đến ngôi làng nó đă từng sống th́ nó lại đột nhiên trở thành nhút nhát e dè và đặc biệt là không nh́n ra được mặt những đứa con và thân nhân trong tiền kiếp của nó.

Sau khi đọc kỹ phần tường tŕnh của 2 câu chuyện trên, người ta nhận thấy một vài điểm cần chú ư sau đây.

· Thứ nhất, các đứa bé và gia đ́nh cũng như thân nhân chúng sống trong những cộng đồng có niềm tin truyền thống về đầu thai. (Đây cũng là một đặc điểm của hầu như tất cả mọi câu chuyện về đầu thai của Stevenson). Đối với họ, đầu thai là một sự kiện có thật, đương nhiên và hiển nhiên. Điều nầy chắc chắn có ảnh hưởng đến những quan sát, cảm nghĩ và suy luận của họ trong vấn đề nầy.

· Thứ hai, lần đầu tiên Stevenson t́m đến gặp các đứa bé là lúc chúng đă 13 tuổi trong câu chuyện thứ nhất và 14 tuổi trong câu chuyện thứ hai. Có nghĩa là trong câu chuyện thứ nhất đă 11 năm trôi qua, và trong câu chuyện thứ hai đă khoảng 6 hay 7 năm sau khi các đứa bé nhớ lại tiền kiếp của chúng. Trong suốt thời gian đó, trước khi Stevenson đến phỏng vấn, chúng đă liên tục bị ảnh hưởng bởi những nhận xét và định kiến của những người lớn chung quanh về vấn đề “đầu thai” của chúng. Do đó những ǵ hai đứa trẻ kể lại trong cuộc phỏng vấn với Stevenson rất có thể chỉ là những nhận xét và quan điểm chủ quan của những người lớn chung quanh chúng.

· Thứ ba, cộng đồng bản xứ Lebanon của Suleyman Andary (đứa bé trong câu chuyện thứ hai) tin rằng sau khi một người chết đi th́ họ sẽ đầu thai lập tức. Tuy nhiên theo chi tiết thu thập được th́ người tiền thân của Suleyman đă chết 12 năm trước khi nó được “tái sinh”. Có nghĩa là có một khoảng trống 12 năm. Nếu theo niềm tín ngưỡng địa phương th́ Suleyman đă phải có tái sinh một lần rồi và chết đi trước khi nó được tái sinh một lần nữa vào kiếp sống hiện tại. Khi được hỏi về việc nầy th́ Suleyman tuy xác nhận là đă có tái sinh một lần nhưng không nhớ chi tiết ǵ về lần tái sinh đó cả. Đây là một điều bất thường khi một đứa bé không nhớ ǵ về tiền kiếp gần đây nhất mà lại nhớ rơ về tiền kiếp trước đó nữa của nó. Việc nầy làm các b́nh luận gia nghi ngờ rằng v́ lư do ǵ đó (không liên quan đến tái sinh) cậu bé Suleyman đă thu thập được dữ liệu về người đàn ông đă chết rồi tự nghĩ rằng ḿnh là hậu thân của người đó; sau đó cậu bé đă chế đặt ra lần tái sinh “trung gian” để làm câu chuyện của cậu phù hợp với tín ngưỡng địa phương.

Các điểm trên cho thấy ngay cả 2 trường hợp có vẻ đáng tin nhất của Stevenson vẫn có những chi tiết làm giảm giá trị của chúng rất nhiều.

Một nhận xét khác nữa là 13 trong số 14 câu chuyện trong quyển sách nầy cho thấy các đứa bé đối tượng trong cuộc thí nghiệm của Stevenson đều cư ngụ trong cùng một cộng đồng với những tiền thân của chúng. Có nghĩa là một đứa bé Ấn Độ nhớ lại tiền thân của nó cũng là một người Ấn Độ, một đứa bé Âu Châu nhớ lại tiền thân của nó cũng là một người Âu Châu, v.v. Và đáng kể hơn nữa là các đứa bé và người tiền thân của chúng sống ở những địa phương cách nhau không xa lắm. Điều nầy tuy tự nó không phủ nhận câu chuyện đầu thai nhưng cũng không khỏi làm các b́nh luận gia tự hỏi “Trong thế giới huyền bí, tại sao linh hồn có vẻ như chỉ có thể di chuyển những khoảng cách khá ngắn ngủi và quay trở về tái sinh trong cùng cộng đồng?” Và đây là các cộng đồng có niềm tin truyền thống về đầu thai. Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy rất có thể có những lư do ǵ khác (ngoài lư do đầu thai) đàng sau các câu chuyện trên?

Nói cách khác, những phân tích ở trên cho thấy sau 40 năm nghiên cứu th́ Giáo Sư tâm thần học Ian Stevenson với những câu chuyện “đáng kể” nhất của ông vẫn chưa đem lại chứng cớ nào có giá trị thuyết phục tuyệt đối về đầu thai. Như đă nói, Stevenson là một trong những nghiên cứu gia hàng đầu về vấn đề đầu thai, tái sinh. Các bài tường tŕnh của những nghiên cứu gia khác tôi đă đọc qua cũng nằm trong trạng thái tương tự: những cái gọi là bằng chứng đưa ra đều đầy lỗ hổng.

Ngoài ra khái niệm đầu thai cũng thường được dùng để giải thích hiện tượng thần đồng. Người ta cho rằng đây là trường hợp mà những tài năng thường cần phải có cả đời người khổ luyện mới thành đạt đă được tích tụ và chuyển theo từ một kiếp trước sang qua đến các đứa bé thần đồng ở kiếp nầy. Do đó theo họ, hiện tượng thần đồng “chứng minh” là đầu thai có thật sự xảy ra.

Theo tôi, khoa học ngày nay vẫn chưa hiểu rơ tận cùng về cách hoạt động của trí óc, và tâm thức, con người. Trí óc và tâm thức chúng ta, nhất là trong các trường hợp đặc biệt, có thể có những khả năng học hỏi, thu nhận và phát triển với tầm mức và tốc độ siêu phàm. Hiện tượng thần đồng rất có thể chỉ là một vài trường hợp nầy và không liên quan ǵ đến sự tái sinh cả.

Có người cũng dùng những dữ kiện trùng hợp có vẻ kỳ lạ giữa hai nhân vật sống ở hai thời đại khác nhau để cho rằng người nầy là tái sinh của người kia. Thí dụ như trong một bài viết mang đề tựa “Lư Giải Khoa Học về sự Đầu Thai Chuyển Kiếp”, tác giả đă đưa ra so sánh những trùng lặp “thú vị” giữa Napoleon và Hitler như sau: “Napoléon sinh năm 1760, Hitler sinh năm 1889 chênh nhau 129 năm. Đặc biệt, rất nhiều sự kiện trùng và chênh nhau đúng 129 năm như: Napoléon nắm quyền năm 1804, Hitler năm 1933 chênh 129 năm. Napoléon chiếm Viên (Áo) năm 1809, Hitler năm 1938 chênh 129 năm. Napoléon chiếm Nga năm 1912, Hitler chiếm Nga 1941; Napoléon thua Nga 1816, Hitler thua Liên Xô 1945. Napoléon và Hitler đều nắm quyền binh năm 44 tuổi, đánh chiếm Vienna năm 49 tuổi, đánh chiếm Nga năm 52 tuổi và đều vỡ mộng bá chủ ở tuổi 56…” với hàm ư Hitler là hiện thân hậu kiếp của Napoleon.

Tôi chưa hề kiểm chứng các dữ kiện trên. Nhưng theo tôi, nếu có những sự trùng hợp có vẻ kỳ lạ trên đi nữa th́ chúng chỉ là những ngẫu nhiên hiếm có mà thôi. Chúng không bất khả dĩ đến nỗi chỉ có khái niệm “đầu thai” mới có thể giải thích được. Hơn nữa, đây là một cái nh́n rất gượng ép đến độ ngây ngô của một bài tường thuật mệnh danh “khoa học” như theo tựa đề của nó. Cái gọi là “lư giải” trong bài nầy chỉ là tập hợp một số dữ kiện (hay đúng ra là “chuyện nghe kể lại”) có vẻ lạ lỳ. Tác giả không đưa ra một chứng cớ hay phân tích ǵ cả. Đáng tiếc thay trong đề tài “đầu thai”, cũng như hầu hết các đề tài huyền bí khác, chúng ta luôn luôn có thể t́m thấy những bài tường thuật thô sơ đội lốt khoa học một cách bôi bác như vậy.

Tóm lại, những dạng “bằng chứng” như trên làm giảm mất hết giá trị của các bài tường tŕnh và các cuộc khảo nghiệm liên quan đến chúng. Chúng cũng làm tôi có khuynh hướng thiếu tin tưởng ở sự chính xác của những câu chuyện về “đầu thai” khác mà tôi chưa có dịp đọc qua.

Bây giờ tôi muốn thử nh́n từ một góc cạnh khác vào vài cơ cấu khả dĩ cho việc tái sinh có thể xảy ra. Tôi muốn nói sơ qua khái niệm “linh hồn”. Đó là v́ phải có linh hồn trước hết th́ mới có đầu thai.

Để giải thích về khái niệm linh hồn, người ta thường dùng một số giả thuyết dựa theo Định Luật Thứ Nhất của nhiệt động học (c̣n thường được gọi là “nguyên lư bảo toàn năng lượng”). Các giả thuyết nầy nói chung cho rằng mỗi người được cấu tạo bởi 2 phần: phần vật chất và phần phi vật chất. Phần vật chất là thể xác và phần phi vật chất thường được gọi là linh hồn. Theo nguyên lư bảo toàn năng lượng th́ sau khi một người chết đi, phần năng lượng phi vật chất của họ rất có thể tuy đă rời thân xác nhưng vẫn c̣n tồn tại đâu đó.

Ngoài định luật bảo toàn năng lượng vừa nói ở trên, người ta cũng dùng Định Luật Thứ Hai của nhiệt động học để gián tiếp xác định việc sự sống thành tựu rồi tan biến, và do đó cho thấy sự khả dĩ hiện hữu của linh hồn. Tôi xin nói rơ hơn một chút về lư thuyết nầy.

Định Luật Thứ Hai của nhiệt động học cho rằng mọi hệ thống năng lượng trong vũ trụ, trừ khi đă ở trạng thái cân b́nh, đều có khuynh hướng tự biến đổi từ trạng thái có trật tự cao xuống dần thành có trật tự thấp. Một con người khi c̣n sống là một hệ thống (năng lượng) có trật tự cao; hệ thống nầy có thể nằm ở trạng thái trật tự cao trong suốt đời sống của họ là nhờ năng lượng dung nạp vào dưới dạng thức ăn, nước uống, v.v. Tuy vậy, trạng thái trật tự cao nầy không vĩnh viễn. Trạng thái trật tự cao tạm thời dần dần trở nên bất ổn định hơn khi các cơ quan trong thân thể dần dần hư hao đi đến khi toàn thể hệ thống sụp đổ hoàn toàn. Đó là khi sự chết xảy ra. Cái tử thi cũng là một hệ thống năng lượng từ từ phân hủy và tan ră ra: trật tự cao biến đổi thành thấp hơn và thấp hơn nữa cho đến khi toàn bộ tử thi đó không c̣n ǵ tồn tại nữa.

Theo lư thuyết về linh hồn th́ linh hồn của một người sẽ tách rời khỏi thể xác họ sau khi chết. Điều nầy phù hợp với Định Luật Thứ Hai của nhiệt động học v́ đó là khi một hệ thống (năng lượng) có trật tự cao hơn bị tan ră thành một hệ thống có trật tự thấp hơn.

Tuy nhiên theo tôi, các giả thuyết trên có một số vấn đề rất thiếu hoàn hảo. Thí dụ như:

1/ Nếu có một khối năng lượng gọi là “linh hồn” hiện hữu đi nữa th́ cũng như bao nhiêu hệ thống năng lượng khác, rồi linh hồn cũng sẽ phải cần có năng lượng từ bên ngoài cung cấp vào nó để tồn tại (cũng tương tự như cơ thể vật chất cần có thức ăn để sống). Vấn đề cần giải thích ở đây là nguồn năng lượng cần thiết đó từ đâu mà có? Và nếu linh hồn là phi vật chất th́ làm sao nó có thể hấp thụ và chứa đựng năng lượng đến từ bên ngoài được?

2/ Ngay cả nếu khối năng lượng gọi là “linh hồn” có thể thu nhận năng lượng bên ngoài để tồn tại đi nữa th́ không có ǵ bảo đảm khối năng lượng đó vẫn c̣n chứa đầy đủ tri thức cũng như đặc tính cá nhân của người đă chết để c̣n nhận biết nó là ai hay những điều ǵ đang xảy ra chung quanh nó hay không. Nói cách khác, khối năng lượng đó có thể hoàn toàn vô cá tính và vô cảm tính.

3/ Và ngay cả nếu cá thể và cá tính có thể được bảo tồn đi nữa th́ cũng không có ǵ để xác định rằng khối năng lượng nầy sẽ bền vững bao nhiêu và bao lâu. Rất có thể là sau khi rời khỏi thân xác th́ theo Định Luật Thứ Hai của nhiệt động học, nó rồi sẽ bị phân tán ra và tan loăng dần trong vũ trụ; tri thức và những đặc tính cá nhân của cá thể nầy do đó cũng bị phai mờ dần và rồi biến mất. Không ai có thể xác định khoảng thời gian nầy là bao lâu: ngay tức khắc sau khi chết hay 3 ngày hay 100 ngày, v.v. sau đó?

4/ Hơn nữa, ngay cả nếu như linh hồn của một người c̣n tồn tại lâu đủ sau khi chết đi nữa th́ cũng không có ǵ cho biết rằng nó có thể có khả năng hay cơ hội để được tái sinh dưới một h́nh dạng khác hay chuyển biến sang thành một cá thể khác. Đó là v́ mọi thay đổi trên mọi hệ thống trong vũ trụ đều cần năng lượng. Khi linh hồn “mới” muốn kết hợp vào một thân xác “mới”, đó là trường hợp một hệ thống có trật tự thấp đang biến đổi thành một hệ thống có trật tự cao; nó cũng cần năng lượng bổ xung vào để làm việc đó. Cũng như ở trên, vấn đề cần giải thích ở đây là những năng lượng cần thiết đó từ đâu mà có? Và nếu linh hồn là phi vật chất th́ làm sao nó có thể hấp thụ và sử dụng năng lượng đến từ bên ngoài được?

Theo tôi th́ cần phải giải quyết tất cả những vấn đề thiếu hoàn hảo trên trước khi có thể xác định rằng việc "đầu thai" có xảy ra hay không.

Tuy vậy, thật t́nh mà nói th́ bất kể những câu hỏi trên có câu trả lời thỏa đáng hay không, tôi vẫn có cảm tưởng cách nh́n nầy có phần đơn giản quá. Đó là v́ nói chung th́ hầu như bất cứ sự kiện hay hiện tượng nào trên đời cũng có thể được giải thích (một phần nào) bằng một giả thuyết hay định luật nào đó. Ở đây các lư thuyết nầy đang dùng những định luật khoa học có phạm vi rất tổng quát để cố giải thích cho những hiện tượng không kiểm chứng được.

Một vấn đề theo tôi đáng ghi nhận nhất là nếu đầu thai là một hiện tượng tự nhiên xảy ra sau khi một người chết đi th́ tại sao nó quá hiếm hoi? Trong những trăm ngàn triệu tỉ người chết xưa nay, tại sao chỉ có một số rất rất nhỏ câu chuyện cho thấy hiện tượng nầy (có vẻ) xảy ra? Nếu là một hiện tượng tự nhiên th́ nó sẽ xảy ra đồng nhất, rơ ràng, chắc chắn, liên tục, và có thể dự đoán trước hầu như không bao giờ sai chạy mỗi lần, mỗi nơi và đến tất cả mọi người, mọi vật. Thí dụ như trọng lực, sự thay đổi nhiệt độ qua mỗi mùa trong năm, phản ứng sinh lư của động vật trước sự thay đổi của môi trường sống, v.v và v.v. Hiện tượng “đầu thai” không hề mang những tính chất trên.

Tôi có khuynh hướng cho rằng không ít những câu chuyện về đầu thai phát nguồn từ niềm mong ước mănh liệt của con người rằng sự sống vẫn c̣n tiếp diễn sau khi thân xác họ đă ngừng hoạt động. Niềm mong ước đó mănh liệt đủ để tiềm thức họ thuyết phục họ một cách dễ dàng để nh́n thấy và đi đến những kết luận về những sự kiện không hề xảy ra.

Kế đó, có rất nhiều trường hợp tôi không khỏi nghi ngờ rằng toàn bộ những câu chuyện về đầu thai đă được tạo dựng ra v́ lư do nầy hay lư do khác. Tôi không thể cho là tất cả các câu chuyện nầy đều là giả mạo. Tôi không biết có bao nhiêu trường hợp giả mạo. Tôi cũng không biết có phải tất cả mọi câu chuyện trên đều là giả mạo hay ít nhất được thêu dệt, thêm thắt ít nhiều hay không.

Tuy vậy, theo tôi không ít những vụ giả mạo trong vấn đề nầy là để vụ lợi. Rất nhiều mẩu chuyện dạng nầy xảy ra ở một vùng quê hẻo lánh hay một thôn tỉnh vô danh nào đó. Nếu một sự kiện ly kỳ loại nầy xảy ra ở những nơi như vậy th́ số du khách ṭ ṃ đến thăm viếng sẽ mang lại địa phương và các người trong cuộc những lợi tức không nhỏ. Ngay cả những câu chuyện xảy ra ở các tỉnh thành lớn cũng vậy, tất cả đều dẫn đến các lợi tức thu nhập trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến những hiện tượng gọi là “huyền bí” trên.

Nói chung cho đến nay không có bằng chứng ǵ khách quan và rơ ràng đủ để thuyết phục tôi rằng những chuyện về đầu thai đó đă có xảy ra. Và ngay cả nếu những câu chuyện đó đă có thật sự xảy ra đi nữa th́ cũng không có ǵ chứng minh rằng đây là một quy luật chung cho tất cả mọi người.

V́ các lư do trên, tôi xem chuyện “đầu thai” chỉ có thể là một “giả thuyết” chớ không phải là một “định luật” đáng tin cậy đủ để được áp dụng vào đời sống thực tế.

Có lẽ điều tôi than phiền nhất là việc các tông phái Phật Giáo giảng dạy về các khái niệm đầu thai và luân hồi giống như những sự thật tuyệt đối hoặc những định luật khoa học tự nhiên trong khi họ không hề có một bằng cớ khách quan nào có thể kiểm chứng được.

Chú thích:

Tài liệu dùng trong bài nầy được sưu tầm từ những trang mạng thí dụ như:

https://blogs.scientificamerican.com/bering-in-mind/ian-stevensone28099s-case-for-the-
afterlife-are-we-e28098skepticse28099-really-just-cynics/

http://skepdic.com/reincarn.html

http://www.skepticreport.com/sr/?p=482

http://khoahoc.tv/ly-giai-khoa-hoc-ve-su-dau-thai-chuyen-kiep-47288  

Trở lại