HÀNH TR̀NH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG
(Life and Teaching of the Masters of the Far East)
Tác giả: Blair T. Spalding - Dịch giả: Nguyên Phong

Những Sự Kiện Huyền Bí 
Chương 6

Chương 6

Những Sự Kiện Huyền Bí 

Bác sĩ Kavir cho biết nếu phái đoàn muốn nghiên cứu những sự kiện huyền bí, những phép thuật lạ lùng th́ phải đến gặp pháp sư Vishudha.

Vị pháp sư này có lệ không bao giờ tiếp khách, ngay cả những tín đồ thuần hành sùng kính nhất. Ông sống trong một căn nhà nhỏ với một vài đệ tử thân tín và rất ít khi nào ra ngoài. Các đệ tử cho biết thầy họ không bao giờ biểu diễn phép thuật dù ở nơi kín đáo, và không chịu cho phái đoàn vào. Bác sĩ Kavir mang hết tài dẫn dụ ngoại giao cũng như quyền lực hăm doạ nhưng họ vẫn khăng khăng. Sự hiện diện của một nhóm người Âu, gây nhiều chú ư của dân chúng và tín đồ hành hương, nên chỉ một lúc, một đám đông đă vây kín phái đoàn. Có lẽ tiếng động ồn ào này tạo sự chú ư của vị pháp sư nên ông ra lệnh cho đệ tử mời bác sĩ Kavir vào nói chuyện.

Một lát sau, Kavir bước ra nét mặt hân hoan :

Đạo sư Vishudha không tiếp khách lạ, nhưng ngài đặc biệt tiếp phái đoàn như một ngoại lệ đấy.

Đó là một ông lăo to lớn, tóc bạc trắng như cước ngồi trên tấm bồ đoàn kết bằng cỏ, nét mặt ông lạnh như băng, và đôi mắt như nh́n vào khoảng không, như không thèm chú ư ǵ đến phái đoàn. Một đệ tử lên tiếng :

- Các ông đến đây với mục đích ǵ ?

Giáo sư Allen lên tiếng :

- Chúng tôi được biết đạo sư có các quyền năng phi thường. Mục đích chuyến đi này của chúng tôi, là nghiên cứu những sự kiện huyền bí, ghi nhận một cách khoa học những điều tai nghe, mắt thấy…

- Nếu đạo sư vui ḷng…

Vishudha nghe thông ngôn xong, mỉm cười yêu cầu giáo sư Oliver cho mượn một cái khăn tay và một cái kính lúp. Ông ta dơ chiếc kính lên ánh sáng mặt trời cho nó chiếu lên chiếc khăn tay và tuyên bố:

- Tôi sẽ thu hút các mùi hương trong không khí, các ông thích mùi ǵ?

- Tôi thích mùa hoa lài.

Visudha mỉm cười trao trả chiếc khăn cho giáo sư Oliver. Một mùi hương phảng phất khắp pḥng và ai cũng biết đó là mùi hoa lài. Mọi người quan sát kỹ chiếc khăn, nó không hề ướt hay có dấu hiệu ǵ rằng người ta đă nhỏ vào đó một chút dầu thơm. Như đoán được ư nghĩ mọi người, Vishudha yêu cầu giáo sư Mortimer đưa ra một chiếc khăn tay khác. Giáo sư Kavir thông dịch :

- Bây giờ các ông hăy chọn một mùi hoa ǵ đặc biệt của xứ các ông mà không hề có tại xứ Ấn độ.

- Được lắm, tôi muốn mùi hoa uất kim hương (tulip).

Visudha mỉm cười dơ chiếc kính lúp lên ánh sáng mặt trời cho nó chiếu vào chiếc khăn và lần này mùi hoa uất kim hương lại thơm nồng khắp pḥng. Phái đoàn vội vă yêu cầu những mùi hương lạ lùng và lần nào ông cũng làm họ hài ḷng. Thậm chí đến cả những mùi thuốc hoá học, những mùi a-xít trong pḥng thí nghiệm, ông cũng có thể làm được. Mọi người quan sát kỹ xem ông ta có dấu ǵ dưới lớp áo choàng không. Vishudha mỉm cười vén cao tay áo để chứng tó ông không hề làm tṛ ảo thuật hay cất dấu hương liệu ǵ đặc biệt trong người.

Giáo sư Mortimer buột miệng :

- Xin ông giải thích việc này ?

Mọi người giật ḿnh v́ phong tục xứ Ấn, chất vấn một đạo sư là điều bất kính. Vishudha quay sang giáo sư Kavir nói vài lời, ông này thông dịch :

- Đó chỉ là môn khoa học gọi là Thái dương học. Ánh sáng mặt trời chứa đựng một năng lực rất mạnh, nếu biết chọn lựa và cô lập nó ta có thể tạo mọi vật theo ư muốn.

Giáo sư Mortimer giật ḿnh :

- Thái dương học, phải chăng nó là môn khoa học của dân Atlantic ?

- Đó là môn khoa học đă một thời thịnh hành tại châu Atlantic, nhưng không phải riêng của giống dân này.

- Như thế châu Atlantic là có thật…châu này đă ch́m xuống biển từ lâu và chỉ có Plato ghi nhận lại trong tập sách của ông…Chuyện này ra sao ?  

Vishudha trầm ngâm :

- Tin hay không là tùy các ông. Người Âu lúc nào cũng đ̣i hỏi bằng chứng này nọ, nếu các ông muốn gọi nó là truyền thuyết cũng chẳng sao…. Khoa học nơi đâu cũng có nguồn gốc, khi tiến đến một tŕnh độ cao xa th́ thời gian hay không gian, đâu có nghĩa lư ǵ nữa. Khoa Thái dương học thật ra xuất xứ từ Tây Tạng ở một thời đại xa xôi, khi Ấn độ c̣n là một ḥn đảo và rặng Hy Mă Lạp Sơn c̣n là một bờ biển…nhưng điều này đâu có ích ǵ cho việc nghiên cứu của các ông ?

- Ông có thể làm ǵ với môn này ?

- Các ông c̣n muốn ǵ ? Như vậy chưa thoả măn sao ?

Vishudha đứng dậy bước đến bên một chậu hoa gần đó. Mặc dầu chậu nở đầy hoa, nhưng trong đó cũng có một số hoa đă tàn. Vishudha dơ chiếc kính lúp chiếu lên các hoa này. Trước cặp mắt kinh ngạc của mọi người, những hoa khô héo bỗng trở nên tươi tốt, thơm tho.  Mọi người nín thở, không ai nói nên lời. Vishudha dơ chiếc kính lên chiếu vào ḷng bàn tay ông. Một chùm nho tươi tốt bỗng xuất hiện. Nên biết Ấn độ là xứ nhiệt đới, không trồng được nho, hơn nữa lúc đó đang vào mùa đông, các cây nho bên Âu châu đều khô héo. Có được chùm nho tươi tốt là một việc vô lư, lạ lùng. Vishudha đưa chùm nho cho giáo sư Allen xem và thản nhiên tuyên bố :

- Đây là giống nho Pajouti chỉ mọc ở miền nam nước Ư, không hề được xuất cảng. Mùi của nó thơm nhưng vị hơi chát.

Mọi người xúm lại xem chùm nhọ Có người ngắt vài quả bỏ vào miệng ăn như sợ rằng đó chỉ là một ảo tưởng. Chờ mọi người ăn xong,  

Vishudha trịnh trọng :

- Đây đâu phải lần đầu các ông thấy một sự lạ xuất hiện. Các ông đă nghe nói về chuyện này rồi đấy chứ. Các ông không nhớ chuyện đấng Christ hỏi thánh Phillip ở thành Galileo, “chúng ta sẽ mua bánh ḿ ở đâu?” Ngài biết rơ rằng bánh ḿ mà đám quần chúng đang cần dùng không phải mua ngoài chợ. Ngài mượn dịp đó để chỉ cho các tín đồ rằng người ta có thể tạo ra bánh ḿ bằng sức mạnh của tinh thần. Thông thường mọi người chỉ nghĩ rằng ta có bao nhiêu bánh ḿ hay bao nhiêu tiền bạc và chỉ giới hạn trong một khuôn khổ nào đó thôi. Điều đức Jesus muốn nói là khi ta đă sống với tâm thức của Chân Ngă, th́ người ta không c̣n thiếu sót hay g̣ bó vào một giới hạn nào nữa. Ngài nh́n về thượng đế là nguồn gốc sáng tạo ra muôn loài, và tạ Ơn thượng đế đă luôn đặt vào tay loài người cái quyền năng và chất liệu cần thiết để thoả măn tất cả nhu cầu của họ. Đức Jesus đă bẻ bánh ḿ và bảo tông đồ hăy phân phát cho mọi người .Khi tất cả ăn no rồi mà vẫn c̣n dư đến 10 rổ bánh. Cũng bằng cách đó mà Elisê đă làm cho người quả phụ thành Jerusalem có dầu ăn thừa thăi không bao giờ hết. Ngài không hỏi đến kẻ có dư thừa dầu trong nhà, v́ như thế số dầu chỉ giới hạn mà thôi. Những câu chuyện trong Kinh thánh đă dạy ta điều ǵ? Phải chăng các môn khoa học đời nay không thể giải thích vấn đề này? Phải chăng có kẻ cho đó chỉ là một chuyện thần thoại? Có lẽ các ông cho rằng những chuyện này được ghi chép từ lâu rồi nên có phần nào sai lạc đi ?  

Mọi người trong phái đoàn giật ḿnh v́ câu hỏi bất ngờ. Kinh thánh đối với họ không phải quyển sách nào xa lạ. Phần lớn đều thuộc ḷng nhưng ít ai suy nghĩ căn kẽ về những sự kiện xảy ra trong đó. Vishudha mỉm cười nh́n từng người rồi tiếp tục :

- Đức Jesus đă dạy rằng trong thiên nhiên có chất liệu để làm đủ mọi vật, và người ta có thể t́m lương thực của ḿnh trong đó. Chúng ta chỉ cần rút các chất liệu này để tạo ra mọi thứ cần dùng. Nhưng con người hèn nhát và thiếu đức tin đă không nghĩ rằng họ có thể thực hiện được những việc này. Nhu cầu phải chăng cũng là ư muốn sáng tạo ? Thay v́ vươn lên để thực hiện ư muốn, để sáng tạo th́ con người lại thu hẹp ḿnh lại. Nghĩ rằng ḿnh không thể làm được những việc đó. V́ thế con người càng ngày càng rời xa thượng đế. Đến nay con người tin rằng họ là một thực thể cách biệt với thượng đế. Họ đă đi lệch hẳn con đường toàn vẹn, bỏ lỡ cái mục đích cao đẹp. Họ đă không để thượng đế biểu lộ xuyên quahọ như ngài muốn. Chính đức Jesus đă nói rằng, “những ǵ mà ta làm được th́ các ngươi cũng sẽ làm được, và các ngươi sẽ c̣n làm được những việc lớn lao hơn nữa.” Ngài muốn nói điều ǵ đây? Phải chăng con người trong cương vị chân thật, chính là con của thượng đế? Sứ mạng đức Jesus trên thế gian chính là chứng tỏ rằng trong cương vị nào đó, con người cũng có thể sáng tạo một cách hoàn toàn tốt đẹp như thượng đế. Khi ngài ra lệnh cho người mù hăy ra ao Siloe rửa mắt, phải chăng ngài đă chứng tỏ cho quần chúng biết rằng ngài được thượng đế gửi xuống để sáng tạo cũng như thượng đế vậy ?  

Vishudha ngừng nói, đưa tay ra, một ổ bánh ḿ to lớn bỗng xuất hiện trên tay y từ hồi nào. Tất cả mọi người im lặng, nín thở không ai thốt nên lời. Sự kiện một đạo sư Ấn không nói ǵ về truyền thống, tôn giáo xứ này, mà lại nói về Kinh thánh như một vị mục sư làm mọi người kinh ngạc. Bỗng nhiên ổ bánh ḿ biến mất như bị thiêu huỷ. Vishudha mỉm cười thong thả :

- Các ông đă thấy, tôi đă lạm dụng các định luật huyền bí giúp tôi thực hiện ư muốn. Tôi vừa đốt cháy đồ vật mà tôi tạo nên. Làm như thế tôi đă lạm dụng một điều luật bất di bất dịch của thiên nhiên. Nếu tôi tiếp tục làm thế th́ không những món đồ bị đốt cháy, mà chính kẻ sáng tạo là tôi cũng chịu chung số phận. Các ông đă ngửi mùi hương và việc tôi làm chậu hoa hồi sinh, cũng như chùm nho xuất hiện…. Tôi có thể sử dụng quyền năng này khi làm một việc có ích cho nhân loại , hoặc với một ḷng bác ái thanh cao v́ đó là hợp với luật vũ trụ, hợp với thiên ư. Trái lại, chỉ với một ư định xấu xa như khoe trương bản ngă, tôi sẽ đi lệch đường và chịu trách nhiệm về việc làm của ḿnh nghĩa là sẽ gặp ngay sự phản tác dụng về hành động của ḿnh. Tôi đốt cháy một vật th́ tôi cũng có thể cháy thành than tức khắc. Nếu con người phụng sự thượng đế, hành động đúng theo thiên ư, hợp luật trời th́ y đă bước chân vào cơi trời rộng mở c̣n ngược lại th́ y đang bước vào cánh cửa của địa ngục rồi đó…

Vishudha nh́n thẳng vào mặt mọi người :

- Này các ông, những nhà thông thái, thế đă thoả măn các mong ước, hiếu kỳ của các ông chưa? Nếu các ông c̣n mê man trong các cuộc khảo cứu, ghi nhận các hiện tượng lạ lùng mà khoa học chưa giải thích được th́ khắp thành phố này, có hàng trăm đạo sĩ, pháp sư có thể làm những chuyện đó. Điều đáng tiếc rằng rất ít người hiểu biết về cái hậu quả họ sẽ phải gánh chịu. Các ông muốn ghi nhận những phép thuật thần thông để làm ǵ? Phải chăng các ông sẽ công bố cho mọi người Âu Mỹ biết hay sao? Như thế có ích lợi ǵ? Liệu đă có mấy ai tin tưởng rằng những điều các ông nói không phải là một sự tưởng tượng? Có thể họ sẽ lên án các ông là đằng khác. Có bao giờ các ông nghĩ rằng ḿnh đang làm một chuyện vô ích hay không? Có lẽ các ông sẽ làm những phúc tŕnh về các hiện tượng lạ lùng nhưng rồi sẽ đi đến đâu? Cuộc đời đâu phải chỉ quan sát ghi nhận rồi làm những thống kê, có phải không ? Này các nhà thông thái, các ông đă khám phá thế nào là mục đích cuộc đời chưa ? Nếu các ông chưa tự hỏi mục đích cuộc đời ḿnh để làm ǵ th́ ghi nhận, nghiên cứu có ích lợi ǵ đâu ? Khi chưa t́m được giải đáp cho chính ḿnh th́ các phúc tŕnh, thống kể cũng vô ích thôi, có phải như thế không ?

Một sự im lặng bao trùm căn pḥng. Vishudha thong thả ngồi trên tấm bồ đoàn, không nói thêm điều ǵ nữa. Bác sĩ Kavir ra hiệu cho phái đoàn rút lui. Rời khỏi căn nhà đá, toàn thể mọi người đều xúc động, không ai nói lên một lời nào. Những sự kiện xảy ra đă làm đảo lộn mọi quan niệm thông thường về vật lư, hoá học… Đúng như nhà đạo sĩ đă nói, làm sao chứng minh một phép lạ đây ?

Làm sao có thể cho những người Âu đang bận rộn với mưu sinh tại New York hay London biết rằng ở phương Đông có những bí mật vô tận, những triết lư cao cả mà người Tây phương không thể hiểu. Tư tưởng Đông phương đă vượt xa, rất xa những tư tưởng tiến bộ nhất của Tây phương . Có lẽ các nhà hiền triết xứ này đă mỉm cười trước những ngông cuồng, hỗn tạp của cái gọi là khoa học tiến bộ. Câu hỏi của Vishudha khiến mọi người suy nghĩ rất nhiều. Lúc đầu, ai cũng mong ghi nhận những điều lạ lùng để nghiên cứu nhưng trước những sự kiện mà khoa học không thể giải thích, toàn thể mọi người đâm ra bối rối không biết phải làm ǵ.  

Giáo sư Spalding nhớ lại câu nói của người Ấn thành Benares, “nếu các ông chỉ muốn nghiên cứu các hiện tượng thần thông, các quyền năng lạ lùng th́ hăy đến Rishikesh, các ông sẽ không thất vọng. Nhưng nếu các ông muốn đi xa hơn để có thể gặp các bậc chân sư th́ các ông cần một thời gian nữa”. Sự gặp gỡ các vị chân sư thánh triết có một sức hấp dẫn lạ lùng đối với phái đoàn, nhưng tại sao phải chờ đợi thêm một thời gian nữa ? H́nh như có một nguyên nhân sâu xa nào đó mà phái đoàn không thể giải thích, mọi người linh cảm như đă có những sự xếp đặt huyền bí cho việc du khảo tại phương Đông này.

Harishchandra là một đạo sĩ ḍng tu Swami, thường đi khắp nơi, ít khi nào ở một chỗ. Lần này ông ghé thăm bác sĩ Kavir ít hôm, nên phái đoàn có cơ hội gặp gỡ. Ông trạc 60, thân h́nh cao lớn, có đôi mắt sáng ngời. Sau vài câu xă giao ông cho phái đoàn biết tuổi thật của ông đă quá 100, và tin rằng ông sẽ c̣n sống ít ra vài chục năm nữa.

- Tại sao ông nghĩ ḿnh sẽ sống lâu như thế ?

- Tại v́ lúc này khả năng sáng tạo của tôi rất mạnh. Tôi tin rằng với bộ Óc c̣n linh hoạt như một thanh niên, tôi có thể sống khá lâu nữa.

Bác sĩ Kavir mỉm cười tiếp lời :

- Harishchandra không những là một đạo sư Yoga mà c̣n là một nghệ sĩ. Ông ta có thể sử dụng tất cả nhạc khí cổ điển cũng như tân tiến, ông c̣n vẽ tranh, nặn tượng, làm thơ… Tóm lại, chả có bộ môn nghệ thuật nào mà ông ta không biết.  

Bác sĩ Mortimer ṭ ṃ :

- Ông theo học ở đâu và làm sao có thể biết nhiều thứ như vậy ?

Hashichandra cười lớn :

- Bác sĩ Kavir nói không đúng đâu. Tôi chỉ biết chút đỉnh về vài bộ môn nghệ thuật. Tôi không hề được đi học nhưng Yoga đă giúp tôi…

Bác sĩ Mortimer hấp tấp :

- Ông muốn nói đến phương pháp khí công hay các tư thế ?

Đạo sĩ bật cười lớn :

- Không phải thế, tôi ư thức được sự sáng tạo trong một buổi thiền định, và từ đó tôi có thể làm được nhiều thứ. Đa số con người đều coi nghệ thuật như một phương tiện giải trí, họ sử dụng nghệ thuật như một cái ǵ giúp họ trốn thoát hoàn cảnh con người của họ. Nghe một bài ca, một câu hát họ quên đi các ưu phiền hiện tại… Đó không phải là sự thưởng thức cái Chân, Thiện, Mỹ của nghệ thuật. Nghệ thuật mà tách khỏi cuộc sống th́ chỉ là một kỹ thuật phô diễn những cái ǵ hời hợt, các ước vọng nông cạn. Nguồn cảm hứng không phải mời gọi mà được, mà là một rung động tự nhiên. Tất cả cố gắng chiếm đoạt cảm hứng qua bất cứ một h́nh thức nào, chỉ là những ảo tưởng. Tài năng, thiên tư chỉ giúp ta nhận thấy bản ngă, giúp ta thoả măn các ước vọng thấp hèn, và làm thui chột sự sáng tạo. Một nghệ sĩ chân chính là người thực sự vượt qua các hư ảo của bản ngă, của danh vọng và ư thức cái đẹp của nghệ thuật như một thực tại.

Nh́n thấy mọi người có vẻ ngơ ngác. Harishchandra mỉm cười giải thích:

- Nội tâm con người là một băi chiến trường luôn luôn có xung đột giữa các quan niệm , h́nh thức, lư thuyết, thực hành. Sự tranh chấp này thường gây lầm lỗi. Khi ta nghe một bản nhạc, thưởng thức một bức tranh ta rung động theo cảm nhận của tạ Rung cảm này mỗi cá nhân một khác, v́ nó dựa theo các quan niệm, thành kiến sẵn có. Nếu tôi thích nhạc Mozart, th́ tất cả các nhạc sĩ khác đều khó có thể so sánh với ông này. Dĩ nhiên người mê Beethoven không đồng ư như thế. Tóm lại, sự rung động của tôi đă có thành kiến, v́ như thế tôi mất đi nhạy cảm đối với sự sáng tạo. Một người nghệ sĩ sẽ trở nên một cái máy nếu y chỉ biết phục vụ cho bản ngă, làm việc để phô trương cá nhân, để thoả măn dục vọng thay v́ để sáng tạo. Y chỉ biết “tôi viết”, “tôi soạn nhạc”, “tôi vẽ”, “tôi sáng tác”, v…v… Từ phút đó, y mất đi khả năng sáng tạo tuyệt vời mà chỉ c̣n là cái xác không hồn. Sự thành công, lời khen tặng, làm căng phồng bản ngă của y và làm lu mờ sự rung động với cái đẹp thật sự. Cái tinh thần ham lợi, háo danh đó không phải là tinh thần yêu cái đẹp, mà bắt nguồn từ sự khao khát dục vọng. Dục vọng đ̣i hỏi một sự bảo đảm an toàn, do đó người nghệ sĩ đâm ra sợ hăi. Từ đó, y xây một bức rào ngăn cách với mọi sự vật khác. Y không c̣n chiêm ngưỡng những cái đẹp nữa. Dĩ nhiên, cái đẹp vẫn c̣n đó nhưng ḷng y đă khô héo v́ thành kiến, và xu hướng biệt lập. Thay v́ nh́n sự vật như một thực tại, y lại nh́n nó qua một h́nh thức sưu tập, chiếm hữu biến nó thành một đồ vật. Người nghệ sĩ chân chính chỉ biết sáng tạo, chúng ta chỉ biết thưởng thức. Chúng ta đọc sách, nghe nhạc, ngắm các tác phẩm nghệ thuật nhưng chúng ta không hề có cái rung động sâu xa của người sáng tạo. Muốn ca hát ta cần có một bản nhạc, nhưng v́ không có bản nhạc tuyệt diệu, chúng ta đâm ra theo đuổi ca sĩ. Thiếu sự trung gian này, ta thấy mất mát. Trước một vẻ đẹp, ta lại có ư so sánh nó với một bức tranh; trước một âm thanh thiên nhiên ta lại chỉ tưởng tượng đến một bản nhạc nào đó. Ta chỉ c̣n biêt rung động qua sự rung động của kẻ khác. Đó không phải là sáng tạo.

Giáo sư Mortimer lắc đầu :

- Muốn sáng tạo, ta cần một tài năng, thiên tư chứ đâu phải ai cũng có thể sáng tạo, đâu phải ai cũng có tài…

Harishchandra lắc đầu :

- Không phải thế, ai cũng có thể sáng tạo mà không cần tài năng đặc biệt, v́ sự sáng tạo là trạng tháituyệt vời của nghệ thuật. Không bị ảnh hưởng của bản ngă. Sáng tạo không có nghĩa là soạn nhạc, làm thơ, vẽ tranh, nhưng là một trạng thái mà trong đó Sự Thật có thể biểu hiện. Sự Thật chỉ có thể biểu hiện khi tư tưởng ngưng đọng lại. Và tư tưởng chỉ ngưng đọng lại khi bản ngă vắng mặt. Khi tâm hồn hoàn toàn tĩnh lặng, không bị thôi thúc bởi dục vọng, khả năng sáng tạo sẽ tự biểu lộ. Khi “cái ta” không c̣n nữa, th́ tất cả là một sự hợp nhất thiêng liêng. Cái đẹp có thể được diễn tả trong một bài thơ, bản nhạc, nụ cười hay trong sự im lặng. Phần lớn con người không có khuynh hướng yên lặng. Chúng ta không có thời giờ quan sát đám mây trời, buổi hoàng hôn, một ngọn núi hùng vĩ, một bông hoa hé nở ,v́ đầu óc chúng ta quá bận rộn, quay cuồng. Mắt ta nh́n cảnh nhưng ḷng ta không rung động chút nào, v́ c̣n mải mê theo đuổi những ảo ảnh. Đôi khi ta cũng có cảm giác rung động khi nghe một bản nhạc hay, nhưng nếu ta cứ nghe đi, nghe lại bản nhạc đó để t́m lại cảm giác ban đầu th́ ta đă vô t́nh giết chết sự sáng tạo. Người nghệ sĩ chân chính là người mở rộng tấm ḷng để cảm hứng đến một cách tự nhiên, là người nh́n thấy Chân, Thiện, Mỹ ở khắp tất cả mọi nơi, chứ không phải qua khả năng hồi tưởng hoặc qua một chất kích thích. Người nghệ sĩ chân chính sáng tạo v́ ḷng yêu cái đẹp, chứ không phải v́ tác phẩm sẽ đem lại cho y tên tuổi, tiền bạc, địa vị. Làm thế là đồng hoá cá nhân ḿnh vào đối tượng. Bất cứ ai biết rung động trước cái đẹp đều là nghệ sĩ, đều là người sáng tạo v́ cái cảm giác chân thật, tuyệt vời đó chính là một sự “giác ngộ”, một sự hợp nhất. Cái cảm giác đó không thể tự tạo hay t́m được, mả nó đến và đi một cách tự nhiên…

- Phải chăng ông đă có kinh nghiệm đó ?

- Trong một buổi tham thiền, tôi ư thức được điều này, và từ đó tôi nh́n thấy cái đẹp ở bất cứ mọi nơi. Tôi sống trong tâm thức này và có thể sáng tạo mănh liệt qua bất cứ một phương diện hay h́nh thứcnào… âm nhạc, hội hoạ, thơ phú, v…v….

- Ông có thể cho chúng tôi nghe một bài nhạc không ?

Harishchandra mỉm cười, rút trong áo ra một cây sáo trúc rất dài, y đưa sáo lên miệng nhưng rất lâu không một âm thanh nào phát ra. Giáo sư Mortimer sốt ruột :

- Chúng tôi không nghe thấy ǵ cả, ông có thổi sáo hay không đó ?

Đạo sĩ ung dung :

- Các ông chưa biết thưởng thức âm nhạc v́ ḷng các ông c̣n đầy thành kiến, hăy im lặng v́ âm thanhcủa tôi là sự b́nh an…

Giáo sư Mortimer toan căi, nhưng đạo sĩ đă đưa một ngón tay lên miệng làm hiệu để ông im lặng. Bất chợt giáo sư Mortimer rùng ḿnh, một âm thanh kỳ lạ Ở đâu bỗng phát ra. Một cảm giác b́nh an từ từ thấm nhẹ trong cơ thể và ông thấy ḿnh đắm ch́m trong một niềm hoan lạc khó tả, trong một thế giới lạ lùng của âm thanh. Âm thanh thật chậm, thật êm, nhỏ như tiếng gió th́ thào qua các ngọn cây, như tiếng nước róc rách qua khe suối. Thời gian như ngưng đọng lại.

Khi giáo sư Mortimer giật ḿnh tỉnh lại, th́ âm thanh đă chấm dứt từ lâu. Đạo sĩ vẫn ngồi yên khẻ mỉm cười, cây sáo trúc đặt trước mặt. Toàn thể phái đoàn ngây ngô nh́n nhau không nói nên lời. Giáo sư Mortimer lắc đầu thắc mắc :

- Âm thanh ǵ kỳ vậy ? Liệu ông có thể giải thích được không ?

Đạo sĩ mỉm cười :

- Các ông nên biết, con người có nhiều thể bao quanh xác thân như thể phách, thể vía, thể trí…Các thể này được cấu tạo bằng những nguyên tử rất nhẹ, rất thanh gần như vô h́nh. Âm nhạc tự nó đă có các rung động cùng nhịp với sự rung động của các thể, nên ảnh hưởng rất nhiều đến con người. Âm thanhvừa qua căn bản trên “phần tư âm” , có tác động lên thể trí các ông. Các loại âm thanh dựa trên “phần ba âm” tác động lên thể vía, và “phân nửa âm” tác động lên thể xác. Điều này cũng dễ hiểu thôi, v́ “phần tư âm” thanh hơn nên ảnh hưởng đến các thể nhẹ hơn. Con người chỉ biết tác động của âm nhạcở cơi vật chất nhưng không hiểu ảnh hưởng của chúng ở các cơi trên. Âm nhạc lưu một dấu vết trên thân thể con người, và trực tiếp ảnh hưởng đến tính t́nh, hành động. Điều này có thể ví như khi ta ném một ḥn đá xuống ao. Khi ḥn đá ch́m nhưng làn sóng vẫn gợn, và lan rộng ra. Một cái lá nổi trên mặt nước chắc chắn sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Hậu quả của âm nhạc c̣n mạnh hơn như vậy. Do đó, việc chọn nhạc để nghe rất quan trọng. Kinh Veda đă nói, “vũ trụ tạo lập do sự phối hợp các âm thanh”. Thánh kinh cũng ghi nhận, “huyền âm xuất hiện trước nhất, và huyền âm ở với thượng đế, huyền âm là thượng đế.”

Phái đoàn nh́n nhau, một lần nữa tu sĩ Ấn giáo đă giải thích một đề tài mới lạ và trích dẫn Thánh kinh, quyển sách không xa lạ với người Âu.

Nhờ âm thanh mà các sinh vật thông cảm với nhau. Quyền năng này rất đơn giản ở loại thú cầm và dân dần trở nên phức tạp ở loài người. Từ ngôn ngữ đến tiếng hát thô sơ chỉ có vài bước và bước này tạo nên âm nhạc. Âm nhạc là một công thức tế nhị, kín đáo để truyền thông nhưng có một tác dụng cực mạnh, có thể làm thay đổi quốc gia, xă hội, truyền thống. Nó c̣n mạnh mẽ hơn các giáo điều, triết lư v́ nó ảnh hưởng đến các thể vô h́nh. Con người chỉ hiểu rằng khi nghe nhạc buồn lâu ngày, ta sẽ trở nên u sầu. Khi nghe nhạc vui ḷng ta thấy phấn khởi. Thật sự ḷng ta chỉ phản ảnh một cách vô thức những đổi thay trong các thể. Từ ngàn xưa , âm nhạc đă giữ một địa vị quan trọng và ảnh hưởng rất lớn từ vua chúa đến thứ dân. Các ông không thấy thời đại nào, âm nhạc càng thay đổi, biến chuyển nhiều th́ thuần phong, mỹ tục càng suy giảm, và xă hội càng đảo lộn hay sao ? Trái lại khi âm nhạc bị hạn chế th́ xă hộiđâm ra bảo thủ. Các ông cho rằng âm nhạc là sản phẩm văn hoá, tiêu biểu cho từng thời kỳ. Điều này không đúng lắm v́ lịch sử cho thấy mỗi khi âm nhạc thay đổi là chính trị, văn hoá thay đổi theo sau. Âm nhạc có tính cách xây dựng cũng như huỷ hoại, chỉ có các âm thanh tinh vi do sự sáng tạo chân thànhcủa ḷng vô ngă mới đưa ta trở về quê hương của linh hồn. Muốn sáng tạo các loại nhạc này con ngườicần phải để cho Chân Ngă sáng chói, cần trau dồi cho tâm hồn tĩnh lặng để hoà đồng với vũ trụ. V́ âm thanh của vũ trụ lúc nào cũng vang lừng cho những người thức tỉnh, người biết thưởng thúuc, biết yêu cái đẹp, biết nghe những huyền âm cao cả trong yên tĩnh vô biên. Hăy yên lặng, các ông sẽ học hỏinhiều điều mới lạ. Hăy cố gắng nh́n mọi vật như một thực tại, các ông sẽ sáng tạo và khi sống trong tâm thức sáng tạo, các ông đều là những nghệ sĩ, những người biết yêu cái đẹp, biết rung động với Chân, Thiện, Mỹ.

Bác sĩ Bandyo, cựu giám đốc bệnh viện Calcutta, một giáo sư đại học nổi tiếng về khoa giải phẩu. Ông là một bác học Ấn độ đă được đề nghị trao giải thưởng Nobel về y học. Sau một biến cố, ông từ chức, lui về ẩn cư tại một làng nhỏ gần Rishikesh để săn sóc sức khoẻ cho dân chúng tại đây. Ông là người mà thương gia Keysmakers ca tụng và hết sức giới thiệu, nên phái đoàn t́m đến gặp.

Sau vài câu chuyện xă giao, giáo sư Mortimer lên tiếng :

- Chúng tôi nghe nói ông đă từ chức trong trường hợp hết sức đặc biệt. Thương gia Keysmakers dặn chúng tôi nên hỏi ông về việc này. Xin ông vui ḷng cho biết lư do.

Bác sĩ Bandyo im lặng một lúc và trả lời :

- Đây là một câu chuyện đáng lư không bao giờ tôi nói cho ai biết, nhưng v́ có lời giới thiệu của Keysmakers, nên tôi sẵn sàng. Như các ông biết, tôi là một khoa học gia nổi tiếng, trọn đời hiến dâng cho khoa học. Tôi không biết ǵ về Yoga cũng như không hề tin tưởng các sự kiện vô h́nh, huyền bí, mà chỉ tin những ǵ khoa học có thể chứng minh một cách rơ ràng thôi. Là một bác sĩ chuyên nghiên cứubệnh tật miền nhiệt đới, tôi có thói quen là rất thích nghiên cứu các chứng bệnh lạ lùng, khó chữa. Tôi đă điều trị hơn 100 trường hợp lạ lùng mà bác sĩ khác đă bó taỵ Tôi ghi nhận rất kỹ triệu chứng bệnh lư cũng như phương pháp chữa trị và viết vài tài liệu y học để giảng dạy trong các trường y khoa thế giới . Tôi đă nhiều lần đi diễn thuyết về bệnh miền nhiệt đới, và được đề nghị trao giải thưởng Nobel. Dĩ nhiênđó là một vinh dự lớn cho cá nhân tôi và xứ Ấn độ. Một hôm, người ta đưa vào bệnh viện một cô bé chừng mười ba, mười bốn tuổi ǵ đó. Cô bé mắc một chứng bệnh hết sức lạ lùng, chưa từng nghe nói đến. Tôi rất thích thú, dành trọn thời gian nghiên cứu căn bệnh này. Một hội đồng Y khoa gồm các bác sĩdanh tiếng nhất được thành lập để nghiên cứu, suốt mấy tháng liền, chúng tôi ra công chữa trị, nhưng bệnh nhân vẫn không thuyên giảm. Cuối cùng th́ mọi người đành bótaỵ Tôi tuyệt vọng ngồi cạnh bệnh nhân, chờ em bé trút hơi thở cuối cùng. Chưa bao giờ tôi thấy ḿnh bất lực trước sự sống chết vô thường như vậy. Bất chợt trong giây phút đó, tôi bỗng ư thức một điều lạ lùng là sự hiện diện của một bầu không khí tươi mát và êm ái không thể tả. Khắp pḥng bỗng rực rỡ một màu sắc chói sáng và tôi thấy một người đàn bà hiện ra ngay bên cạnh giường cô bé. Thân thể ngài sáng chói hào quang như ḍng nước lấp lánh dưới ánh mặt trời. Trong giây phút đó, tôi bỗng nhận thức ra ngài là đức Mẹ thế gian. Ngài mang nhiều danh hiệu khác nhau như đức mẹ Maria của Thiên chúa giáo, đức Qúan Thế Âm Bồ Tát của Phật giáo, đức Avalokiteshvara của Ấn giáo. Ngài thuộc ngôi hai của thượng đế và biểu hiệu cho ḷng Từ bi, bác ái, luôn luôn đáp lại những lời cầu sinh của chúng sanh. Trong giây phút, ḷng tôi bỗng hoàn toàn thay đổi. Tôi quỳ sụp xuống đất mặc dù suốt đời tôi chưa bao giờ biết cầu nguyện là ǵ. Tôi cầu xin với tất cả ḷng thành kính, xin Mẹ cứu chữa cho bệnh nhân. Tôi phát nguyện trọn đời tôn vinh hoạt động của Mẹ và theo ngài vĩnh viễn.

Bác sĩ Bandyo im lặng như ôn lại quá khứ. Giáo sư Mortimer sốt ruột :

- Rồi sao nữa, cô bé đó ra sao ?

- Các bạn mến, c̣n sao nữa, khi đức Mẹ hành động th́ có bệnh ǵ mà không khỏi. Ngày hôm sau, cả bệnh viện xôn xao v́ tôi đă chữa khỏi bệnh cho cô bé. Tất cả bạn hữu xúm vào trách tôi đă t́m ra cách chữa, nhưng dấu kỹ, chờ mọi người bó tay rồi mới trổ tài. Trường Y khoa yêu cầu tôi công bố phương pháp chữa trị, và đ̣i đặt tên tôi vào căn bệnh đó. Họ tin rằng với phát minh này, chắc chắn giải Nobel sẽ về tay tôi. Các công ty thuốc cũng ồn ào đ̣i tôi công bố loại thần dược. Chẳng những công ty xứ Ấn , mà ngay các công ty ngoại quốc cũng nhất định đ̣i mua trọn bản quyền. Dĩ nihên tôi không thể trả lờivà dù có nói cũng không ai tin. Hội đồng Y khoa cực kỳ giận dữ, tin rằng tôi dấu nghề, các bạn thâncũng nhất định chất vấn kỳ được phương pháp chữa trị, và kịch liệt công kích thái độ bất hợp tác của tôi. Bộ trưởng Y tế tiếp xúc với tôi, và cho biết có mười bác sĩ khắp thế giới được đề nghị lănh giảiNobel. Nhưng chỉ một người trúng giải, nếu phát minh của tôi được công bố th́ chắc chắn tôi sẽ lănh giải này. Tôi trả lời rằng chính đức Mẹ hiện ra, và chữa cho bệnh nhân. Tất cả đều cho rằng tôi điên. Sau cùng, giải Nobel năm đó được trao tặng cho một bác sĩ quốc gia khác. Hội đồng Y khoa Ấn độ vô cùng tức giận đ̣i trục xuất tôi. Các bạn đồng nghiệp cũng xa lánh và báo chí xúm vào chỉ trích tôi như một “thầy phù thuỷ”. Các ông thử thưởng tượng , đang là một bác sĩ danh giá nhất xứ, bỗng trở nên một “lang băm hạ cấp” ? Lúc đó tôi hiểu thế nào là vô thường .Tôi không biết phải làm ǵ hơn là cầu nguyệnđức Mẹ, giúp cho tôi đủ can đảm để chịu đựng sự bất hạnh này. Tất cả mọi người đều nguyền rủa, chế diễu, chỉ có một người duy nhất tin ở tôi , đó là thương gia Keysmakers. Ông này dùng thế lực bênh vực cho tôi, áp lực Hội đồng Y khoa phải phục hồi danh dự cho một bác sĩ bị vu cáo oan ức. Nhờ ông tung tiền mua chuộc báo chí nên dư luận lắng dịu dần và rồi người ta không c̣n chú ư đến tôi nữa. Trong suốt thời gian khủng hoảng, tôi tin rằng sự kiện này ắt phải có lư do, nên hết ḷng cầu nguyện đức Mẹ. Trong một buổi cầu nguyện, câu trả lời đă đến với tôi qua một linh ảnh. Trong một tiền kiếp xa xôi, tôi là một y sĩ rất có tài nhưng tôi đă phủ nhận các quyền năng huyền bí và chê bai những kẻ có đức tin hay cầu nguyện đức Mẹ, đó là hậu quả mà tôi phải trả ngày nay… Kể từ hôm nh́n thấy đức Mẹ, một sự thay đổi lớn đă diễn ra trong tâm hồn tôi. Từ nhỏ tôi không hề biết đến tôn giáo. Tôi hấp thụ nền giáo dục Tây phương nên tin tưởng tuyệt đối ở khoa học. Sự chứng kiến phép lạ thay đổi tất cả, như người mù bỗng sáng mắt, tâm hồn tôi hoàn toàn khác trước, tôi thấy thanh thản vô cùng và đủ sức chịu đựng sự chế diễu của mọi người. Tôi dành trọn thời giờ để cầu nguyện và phát nguyện đời đời, kiếp kiếp theo chân đức Mẹ, cứu giúp tất cả chúng sanh . Một hôm trong lúc cầu nguyện, ngài bỗng hiện ra mỉm cười, và từ đó tôi thấy ḿnh ngụp lặn trong một thế giới mới lạ. Tôi ư thức được các điều mà từ trước không bao giờ nghĩ đến, tôi chứng kiến rơ ràng các cơi giới khác cũng như sự hoạt động, tiến hoá không ngừng của muôn loài. Nói một cách giản dị hơn, khả năng Thần nhăn của tôi bỗng khai mở. Từ đó, tôi quan sát, học hỏi các cơi giới của Thiên thần. Diễn tả cơi giới vô h́nh bằng lời lẽ thông thường, không thêm bớt là điều rất khó v́ lời nói chỉ có thể diễn tả những ǵ hữu h́nh. Diễn tả những điều không thể diễn tả, dĩ nhiên rất vụng về, nhưng bác sĩ Bandyo đă lưu loát, hoạt bát diễn tả thế giới này như một sự kiện khoa học và hiển nhiên.

Bác sĩ Bandyo nh́n toàn thể mọi người , rồi thản nhiên :

- Có lẽ các bạn không tin tưởng lắm, điều này không quan trọng. Tin hay không là quyền của các bạn. Tôi chỉ muốn chia sẽ với các bạn kinh nghiệm tâm linh này thôi. Nhờ khai mở Thần nhăn, tôi biết chung quanh chúng ta có một thế giới vô h́nh, rộng lớn và có những sinh vật khác sinh sống. Sở dĩ tôi gọi là vô h́nh v́ mắt thường không thể nh́n thấy được, nhưng một ngày nào đó, khoa học sẽ chứng minhđược thế giới này. Các sinh vật vô h́nh thường được chúng ta gọi bằng danh từ như Ma, Quỷ, Tinh linh(entities), v…v… V́ không có một kiến thức rơ rệt về các sinh vật này, chúng ta đă gán ghép cho chúng nhiều điều không đúng. Thật ra, các sinh vật này cũng có thứ xấu, thứ tốt, cũng như loài người vậy. Một trong các sinh vật này hợp tác chặt chẽ với đức Mẹ trong các công việc của ngài. Danh từ đứng đắnnhất có lẽ là Thiên thần (Deva). Có nhiều loại Thiên thần, mỗi loại phụ trách một công việc riêng. V́ lư donghề nghiệp, tôi thường tiếp xúc với các Thiên thần chăm lo sức khoẻ. Tôi xin thuật lại thế giới này cho các bạn… Các thiên thần lo về sức khoẻ thường liên lạc chặt chẽ với những người có trách nhiệm trong việc chăm sóc, chữa bệnh. Điển h́nh là các bác sĩ, ư tá. Một y sĩ có lương tâm chức nghiệp, làm việc để giúp đỡ người khác, luôn luôn được một vị thiên thần hộ mạng. Vị này thường theo dơi, bao trùm chung quanh y sĩ bằng một hào quang sáng rơ và tác động vào trực giác ông này khi điều trị bệnh nhân. Vị thiên thần trấn tĩnh y sĩ và không ngớt phóng ra các hào quang mịn màng như tơ để chuyển sinh khí đến người bệnh. Công việc của vị thiên thần h́nh như dung hoà, pha trộn các sinh lực vô h́nh trong cơi siêu nhiên và sử dụng tư tưởng biến nó thành các sợi tơ ánh sáng tuôn trào vào bệnh nhân. Một bác sĩtận tâm sẽ có các rung động cộng hưởng với ảnh hưởng này một cách vô h́nh, tự nhiên thu hút các từ điện tinh vi này vào ḿnh, để nó toát ra ở mười đầu ngón tay, và có thể hàn gắn vết thương một cách dễ dàng, mầu nhiệm. Người ta không thể giải thích tại sao một bác sĩ này lại giỏi hơn một bác sĩ kia, mặc dù họ cùng hấp thụ một nền giáo dục như nhau ? Và một bác sĩ giỏi, ta gọi là bác sĩ “mát tay”, nhưng thật ra đó là do tư tưởng vị y sĩ thanh cao, rung động với các luồng thần lực vũ trụ và trở thành một trung tâm vận hà các sinh lực này đến bệnh nhân. Mặc dù y học tự hào đă chữa được nhiều thứ bệnh, nhưng thực ra trên địa hạt siêu h́nh c̣n nhiều vấn đề mà y học phải bó taỵ Một bác sĩ có thể ví như một công cụ của thượng đế cứu giúp chúng sinh; nhưng nếu viên y sĩ không ư thức điều này mà làm các hành động bất nhân th́ y sẽ chịu các hậu quả rất nặng. Lẽ dĩ nhiên, ân phước dồi dào không thể đến với ông, và v́ thế các ảnh hưởng bất hảo sẽ kéo đến ảnh hưởng đến đời sống, chức nghiệp, khả năng của vị này. Nhờ có Thần nhăn, tôi thấy các bác sĩ chuyên phá thai chẳng hạn, lúc nào quanh ông ta cũng có các oan hồn bu kín. Một bác sĩ bất cẩn cũng thế, ông đă lạm dụng quyền năng thượng đế ban cho, làm thương tổn đến bệnh nhân th́ chắc chắn sẽ gặp những điều vô cùng bất hạnh. Từ ngàn xưa, người ta đă biết điều này, nên mới đặt ra lời thề của Hippocrates, đến nay không mấy ai để ư đến chi tiếtnày. Họ hành nghề như tất cả những nghề nghiệp thông thường khác, không ư thức chức vụ thiêng liêng của ḿnh. Là một bác sĩ chuyên về giải phẩu, tôi có thể lấy kinh nghiệm của ḿnh ra nói : trong cuộc giải phẩu, mạng sống của bệnh nhân hoàn toàn nằm trong tay viên y sĩ, và các thiên thần hộ mạng. Một sơ ư, bất cẩn cũng có thể gây những hậu quả đáng tiếc. Do đó, việc hành nghề y sĩ là một bổn phận, chức vụ thiêng liêng, đ̣i hỏi một lương tâm, một ḷng bác ái và hy sinh lớn lao chứ không thể coi như một nghề nghiệp kiếm sống thông thường.

- Xin ông nói thêm về thế giới thiên thần, ông đă thấy những ǵ ?

- V́ nghề nghiệp, tôi thường quan sát các hoạt động của thiên thần trong bệnh viện, thí dụ như pḥng hộ sinh, nơi các sản phụ chờ giây phút lâm bồn. Nơi đây có một không khí b́nh an, mát mẻ do các thiên thần tạo ra để chào đón linh hồn nhập thế. Đối với cơi vô h́nh, giờ phút này có tính cách vô cùng trang nghiêm, như một cuộc lễ. Vị thiên thần bao trùm y sĩ, y tá trong hào quang và không ngớt di chuyển sinh khí đến người mẹ để giúp bà trong lúc đau đớn. Mọi nghi thức diễn ra thật chính xác, rơ ràng cho đếnkhi đứa bé lọt ḷng. Khi linh hồn tái sinh, nó có cảm giác bỡ ngỡ như người mê mới tỉnh, linh hồn thấy ngộp thở, tối tăm, nặng nề. Nó cần được trấn an nên khi tiếng khóc chào đời vừa phát ra th́ trong cơi vô h́nh, một ảnh hưởng thanh thoát cũng rung động vào tâm thức đứa bé khiến nó b́nh tĩnh hơn. Vị thiên thần trông coi buổi lễ có một khuôn mặt uy nghi, tâm thức vị này luôn luôn liên kết chặt chẽ với trái tim đức Mẹ. Một niềm ưu ái đối với sản phụ toa? ra từ khuôn mặt của vị thiên thần, và chuyển cho sản phụ dưới h́nh thức một ân huệ để tán dương chức vụ sinh sản cao cả của bà. Lúc đó, tâm thức sản phụ được nâng lên cao hào với ân phước đức Mẹ …

Bác sĩ Bandyo ngưng nói một lúc, rồi thong thả tiếp :

- Các ông đều thuộc phái nam, nên không thể hiểu tâm trạng người mẹ lúc sinh con. Dù hoàn cảnh có khó khăn, đau đớn thế nào, khi vừa nghe con khóc, tất cả người mẹ nào cũng thấy sung sướng vô biênv́ khi đó tâm thức họ đang hoà hợp với ân phước đức Mẹ. Trong tim họ đang phản chiếu sự hiện diệnlinh động của ngài, chói ngời ḷng bác ái, thương yêu vô tả. Vào giờ phút đó, chính vị thiên thần trông coi buổi lễ cũng nhận được một luồng hào quang. Trong ánh sáng đó, người ta thấy một cái ǵ vinh quang, tươi đẹp, một nguồn an lạc tuyệt vời, tuôn trào đến sản phụ và hài nhị Khi đó vị thiên thần hộ mạng bắt đầu làm công việc giúp đỡ đứa bé, giúp nó điều hoà sự sống đang bị xáo trộn. Ngài phát ra các từ điện bao quanh đứa nhỏ, giống như các bọt xà pḥng để bảo vệ nó chống lại sự Ồn ào bên ngoài. Nhờ đó, đứa bé sẽ thiếp đi trong giây lát, lúc đó vị thiên thần chú tâm điều hoà tâm thức đứa nhỏ để nó thích hợp với hoàn cảnh mới.

Bác sĩ Bandyo im lặng như đắm ch́m vào một tư tưởng nào đó, sau cùng ông nói :

- Đối với một đứa bé vừa ra đời, khoa học chỉ lo cho chúng ăn uống, dinh dưỡng đầy đủ mà thôi, chứ không hiểu chúng cần một yếu tố vô cùng quan trọng đó là t́nh thương. Khi thể xác được chăm sóc thế nào th́ các thể khác cũng phải được chăm lo y như vậy; và món ăn cần thiết của các thể này là t́nh thương. Thiếu t́nh thương, đứa trẻ khó ḷng sống sót v́ nhu cầu t́nh cảm đôi lúc c̣n quan trọng hơn các nhu cầu khác. T́nh thương là một yếu tố dinh dưỡng cần thiết để trẻ em nẩy nở tâm lư, tinh thần và chính v́ cha mẹ không lo đủ nhu cầu này, mà các đứa trẻ chậm lớn, thiếu phát triển. Các bệnh tâm lư, thần kinh đều trực tiếp phát nguồn từ đây. Lư do này cũng giản dị thôi, đứa bé h́nh dung vũ trụ theo lối cư xử của cha mẹ đối với nó. Tùy theo nó được yêu hay ghét mà cuộc đời hiện ra đáng ghét hay đáng yêu. Từ lúc sơ sinh, nó nhận được tiềm lực yêu thương từ đức Mẹ, và nếu được yêu thương, năng lựcnày sẽ phát động mạnh mẽ và nó sẽ trở thành một trung tâm ban răi t́nh thương. Trái lại, nếu nó bị hất hủi, nó sẽ trở nên hung hăn v́ mầm yêu thương đă bị dập tắt rồi. Bổn phận làm cha mẹ là một điều vô cùng thiêng liêng, một trách nhiệm vô cùng quan trọng hơn là việc chỉ lo cho nó đủ ăn, đủ mặc. T́nh thương là một năng lực sáng tạo khiến người thương và kẻ được thương trở nên phong phú. Trên thế gian này, t́nh thương là một thứ mà ai cũng có thể cho mà không sợ phung phí. Một t́nh thương chân thật có giá trị giao hoà, không ǵ có thể thay thế được. Nó không bao giờ gây hư hại, mà chỉ tạo ảnh hưởng tốt lành. T́nh thương là một sinh lực có thể chữa trị tất cả mọi bệnh tật và đây là điều khoa học cần chú trọng đến.

Bác sĩ Bandyo dẫn chứng :

- Sách “Journal of Medecine” có đề cập đến cuộc nghiên cứu của bác sĩ René Spitz, thuộc đại học New York. Hai nhóm trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng khác nhau. Nhóm thứ nhất được nuôi dưỡng bởi chính cha mẹ chúng; nhóm thứ hai được giao cho các cô y tá. Tất cả đều được nuôi nấng, ăn uống như nhau chỉ khác ở sự yêu thương. Chỉ vài tháng, nhóm trẻ thứ nhất phát triển mạnh mẽ, lên cân, khoẻ mạnh, trong khi nhóm thứ hai chậm ăn, chậm lớn và đau ốm lung tung. Bác sĩ Spitz kết luận rằng trẻ con cần t́nh thương để có thể phát triển b́nh thường . Khoa học thực nghiệm đă chứng minh như thế, nhưng bậc làm cha mẹ đâu mấy ai dành nhiều thời giờ cho các con ? Họ chỉ lo cho chúng ăn mặc đầy đủ là cảm thấy làm tṛn bổn phận rồi. Cũng v́ thế, xă hội Âu Mỹ tuy vật chất đầy đủ, nền giáo dục rất cao mà lại phát sinh đủ các hiện tượng tội ác, thần kinh, vi phạm luật pháp một cách kỳ dị khác các xứ chậm tiến. Tại sao những nhà thông thái không đặt câu hỏi, phải chăng bậc cha mẹ đă không dành đủ thời giờcho con trẻ để chúng phát triển b́nh thường?

Phái đoàn im lặng. Họ thấy bác sĩ Bandyo quả rất có lư trong vấn đề này. Giáo sư Mortimer lên tiếng :

- Hăy trở lại vấn đề các thiên thần, họ c̣n ảnh hưởng ǵ đến đời sống con người nữa không ?

- Các thiên thần ít khi nào can thiệp vào đời sống con người. Thật ra, họ vô cùng bận rộn với các sinh hoạt riêng biệt. Thế giới của họ cấu tạo bằng các nguyên tử thanh, nhẹ, có sức rung động rất nhanh, nên họ không thích dính dáng vào thế giới hữu h́nh, vốn có những rung động thô kệch. Điều này có thể ví như các ông đang sống ở một nơi mát mẻ, sạch sẽ, không lư nào lại chui vào chỗ hôi hám, nóng bức làm ǵ.

Giáo sư Allen ṭ ṃ :

- Ông có thể sử dụng khả năng thần nhăn vào các việc khác như thế giới bên kia cửa tử được không ?

Bác sĩ Bandyo mỉm cười :

- Bạn mến, trước hết tôi xin xác định rằng chết không phải là hết, mà chỉ là một giai đoạn di chuyển từ kiếp sống này sang kiếp sống khác. Con người chỉ rời bỏ thể xác này thôi. Sự chết không có ǵ đáng sợnhư người ta vẫn nghĩ.

- Như thế người chết có thấy chúng ta không ?

- Họ nh́n thấy chúng ta qua thể vía mà thôi. Do đó, họ biết được t́nh cảm hoặc ư nghĩ, cảm xúc của ta mặc dù họ không c̣n nghe được lời nói, âm thanh cơi trần nữa.

- Như vậy họ vẫn ở gần người sống ?

- Lúc mới từ trần, c̣n quyến luyến, họ vẫn ở nguyên chốn cũ, gần nhà cửa, gia đ́nh, những người thân. Theo thời gian, họ ư thức được cơi giới mới rồi siêu thoát, nghĩa là hoà nhập với cơi giới mới, không quanh quẩn ở cơi trần nữa. Sự quyến luyến rất có hại cho người chết, nhất là những người chết bất đắc kỳ tử. Họ c̣n nhiều dục vọng, ham muốn, nên cứ quanh quẩn ở cơi trần, không chịu đi đâu hết.

- Số phận trẻ em khi chết ra sao ?

- Chúng ít ham muốn, dục vọng, nên thảnh thơi, tự tại hơn. Lúc đầu chúng vẫn quanh quẩn, nô đùa quanh cha mẹ, và không ư thức sự chết của ḿnh. Chúng tái sinh rất mau lẹ và thường hay trở lại gia đ́nh cũ v́ các nhân duyên từ trước. Thí dụ như một bà mẹ xẩy thai do sự bất cẩn của bác sĩ chẳng hạn. Đứa bé vẫn tiếp tục quanh quẩn bên mẹ chúng và sẽ đầu thai trở lại khi có dịp. Trong trường hợp phá thai lại khác, đứa bé không hiểu tại sao mẹ nó lại ghét chúng và làm hại nó như thế ? Nó quanh quẩngần đó một cách đáng thương và t́m cách hỏi mẹ chúng nhưng dĩ nhiên không t́m được câu trả lời.

- Người Á châu thường tin rằng các vong linh thân nhân có thể giúp đỡ người sống và có các quyền năng đặc biệt, v́ vậy, có tục lệ thờ cúng tổ tiên. Theo ông th́ điều này ra sao ?

 

Bác sĩ Bandyo cười lớn :

- Theo sự hiểu biết của tôi, con người khi sống ra sao th́ chết cũng thế thôi. Không có ǵ thay đổi hết! Họ không thông minh hơn, hiểu biết hơn. Hơn nữa, âm dương cách trở, họ khó có thể giúp ǵ cho người cơi trần. Dĩ nhiên, họ rất muốn tiếp xúc với thân nhân c̣n sống, nhưng người sống đâu ư thức ǵ đến sự hiện diện của họ. Đó cũng là lư do người chết rất đau khổ. Hơn nữa, người chết đọc được tư tưởngngười sống qua thể vía và đôi lúc biết rơ sự thật c̣n làm họ đau khổ hơn nữa. Thử tưởng tượng cha mẹđọc được tư tưởng đứa con mừng rỡ khi cha mẹ chết v́ được hưởng gia tài. Người chồng mừng rỡ v́ vợ chết rồi, từ nay tha hồ tự do, muốn làm ǵ th́ làm. Người chồng thấy vợ mừng chồng chết v́ đă trút được gánh nặng. Các ông nên biết, người đau khổ nhiều, phần lớn là người chết, chứ không phải người sống. Do đó, họ cần được an ủi, chỉ dẫn.

- Nhưng làm sao an ủi họ được ? Ông vừa nói âm dương cách trở kia mà ?

 

Bác sĩ Bandyo mỉm cười :

- Có nhiều cách giúp đỡ người chết, một cách tiêu cực và một cách tích cực. Đối với thân nhân người chết, họ có thể làm một cách tích cực như giúp cho người chết thấy thoải mái, nhẹ nhàng để họ mau siêu thoát. Việc thứ nhất nên tránh than khóc, kêu gào, để người chết khỏi xúc động, thương tiếc, và quyến luyến, khó rời cơi trần được. Việc thứ hai là tránh cỗ bàn, mổ gà, làm thịt v́ như thế chỉ kêu gọi các vong linh bất hảo, các cô hồn đói khát kéo đến đầy nhà gây ảnh hưởng xấu đến người chết. Nên cầu nguyện trong suốt 49 ngày liền, v́ đây là lúc người chết đang ở trong trạng thái quan trọng, sự cầu nguyện khiến đầu óc họ trở nên sáng suốt, hiểu biết dễ siêu thoát. Nên thiêu xác thay v́ chôn cất, để người chết không thấy đau khổ khi nh́n thể xác ḿnh hư thúi, bị ḍi bọ đục khoét. Khi không c̣n lưu luyến thể xác, họ sẽ dễ siêu thoát hơn. Tại Ấn độ, tất cả người chết đều được hoả táng, đó là phong tục rất tốt, v́ khôgn c̣n các vong hồn quanh quẩn các nghĩa địa nữa. Việc tích cực giúp đỡ thường do các tu sĩ đảm trách. Họ xuất vía sang cơi chết để an ủi, hướng dẫn vong linh. Tu sĩ đảm nhiệm việc này phải phát nguyện phụng sự hoàn toàn, phải trải qua một thời gian huấn luyện để giữ tâm trí luôn sáng suốt, v́ cơi chết có nhiều cảnh ghê rợn với các sinh vật lạ lùng, một người thiếu kiến thức, hiểu biết, có thể kinh hoàng ghê sợ. Chỉ khi nào có thể tự chủ hoàn toàn, không bị ảnh hưởng bên ngoài làm giao động, tâm hồn luôn yên tĩnh không lo âu, sợ sệt và có một t́nh thương hoàn toàn rộng răi đến tất cả, không c̣n phân biệt, th́ sự giúp đỡ mới kín đáo, vô tư và có hiệu quả. Các ông nên nhớ, qua cơi này, sinh vật có thể đọc được tư tưởng lẫn nhau nên một lời nói không chân thật, tinh khiết có thể mang đếnhậu quả không thể lường được.

- Tại sao ông biết rơ như thế ?

Bác sĩ Bandyo mỉm cười :

- Tại v́ tôi đang được huấn luyện để làm việc này. Sự khai mở thần nhăn giúp tôi thu thập kiến thức về cơi giới vô h́nh. Từ đó, tôi nhận thức sứ mạng đức Mẹ đă giao cho tôi. Tôi đă phát nguyện dành trọn đời để thực hiện thiên ư. Đó là lư do tôi từ bỏ đời sống quay cuồng của đô thị để đến đây. Ban ngày, tôi là một bác sĩ chăm lo săn sóc những người bệnh. Thời giờ c̣n lại tôi phục vụ đức Mẹ qua các công việc ngài giao phó. Các bạn thân mến, trọn cuộc đời, chưa lúc nào tôi sống thật trọn vẹn như bây giờ.

 

Trở lại