Chinh phục « Hằng Nga » : V́ sao Liên Xô bị Mỹ qua mặt ?

Minh Anh 

Phi hành đoàn Apollo 11: Neil A. Armstrong, Michael Collins và Edwin Aldrin, tháng 07/1969.NASA/Handout via REUTERS

Ngày 21/07/1969, Neil Arsmtrong đă đặt bước chân đầu tiên lên Mặt Trăng. Với sự kiện này, Hoa Kỳ đă ghi một bàn thắng lớn trong cuộc đua không gian với Liên Xô. Năm mươi năm sau, báo chí Pháp ngày 18/07/2019 nh́n lại sự kiện lịch sử này và tự hỏi : Đang dẫn đầu cuộc đua không gian, v́ sao Liên Xô lại để cho Mỹ qua mặt ?

Với hai bài viết, « Cuộc đua thất bại của Liên Xô » và « Thất bại bí mật của chương tŕnh Mặt Trăng Liên Xô », Le Monde và Le Figaro không hẹn mà gặp, cùng điểm lại chương tŕnh thám hiểm Mặt Trăng của Liên Xô cách nay hơn nửa thế kỷ.

Đầu tiên hết Le Monde khẳng định : rơ ràng ban đầu Liên Xô đă bỏ xa Hoa Kỳ trong cuộc đua không gian. Liên Xô là quốc gia đầu tiên đưa một vệ tinh lên quỹ đạo (04/10/1957). Hai năm sau, chỉ trong ṿng vài tháng, Liên Xô lần lượt thực hiện thành công các chương tŕnh thăm ḍ Mặt Trăng qua các chuyến bay Luna-1 (tháng Giêng năm 1959), Luna-2 (13/09/1959) và Luna-3 (07/10/1959). Nhất là với chuyến bay sau cùng, Liên Xô là quốc gia đầu tiên chụp được ảnh phần khuất của Mặt Trăng.

Tháng 8/1960, Sputnik-5 đưa thành công các sinh vật sống trở về Trái Đất an toàn. Một bước chuẩn bị quan trọng cho chuyến du hành không gian đầu tiên của con người một năm sau đó với sự tham gia của phi hành gia Iouri Gagarine ngày 12/04/1961. Tháng 8/1962, hai phi thuyền có người lái Vostok-3 và Vostok-4 được phóng lên không gian cùng một lúc.

Ngày 16/06/1963, Liên Xô cũng là quốc gia đầu tiên đưa phụ nữ lên không gian. Ấn tượng nhất là sự kiện 18/03/1965. Alexei Leonov là người đầu tiên có một bước đi ngoài vũ trụ. Với ngần ấy chiến công,tại sao Liên Xô lại để cho Hoa Kỳ qua mặt trong cuộc đua chinh phục « chị Hằng » ?

Theo Le Monde, câu trả lời đơn giản nằm ở bộ máy tuyên truyền, « chỉ nói về những thành công ». Nhưng nếu nh́n vào con số thống kê, « người ta hoảng sợ trước những con số thất bại về những lần phóng phi thuyền », theo như khẳng định của ông Alain Cirou, đồng tác giả tập sách Những con người của Mặt Trăng (Seuil). Không ai biết rằng c̣n có những cuộc phóng bị hỏng, động cơ bị trục trặc, phi thuyền bị nổ tan tành hay phi hành gia tử nạn… Người dân Nga bị bưng bít mọi thông tin về những thất bại.

Mặt khác, theo ghi nhận của Le Figaro, Liên Xô vào thời kỳ đó không có một chương tŕnh không gian hợp nhất. Nhiều cơ quan nghiên cứu cạnh tranh và đấu đá nhau để giành ngân sách. Chính sự thiếu đoàn kết là nguyên nhân hàng đầu giải thích thất bại của Liên Xô trong cuộc đua. Ngược lại, ở phía bên kia trời Tây, Apollo của Mỹ lại được chỉ đạo nhất quán. Mọi việc đều do NASA quyết định, kể cả trong việc chọn nhà thầu cung cấp trang thiết bị.

Nhưng có lẽ vố đau nhất cho Liên Xô là sự ra đi của ông Serguei Korolev, cha đẻ của chương tŕnh không gian Liên Xô, ở tuổi 59. Hai năm trong các trại cải tạo đă làm cho sức khỏe của ông suy yếu. Người kế nhiệm tuy có tài năng nhưng không thể bắt kịp sự chậm trễ v́ thiếu ngân sách.

Apollo : Những thành quả chưa được biết đến

Nhật báo Kinh tế Les Echos cũng nhân sự kiện này nói đến « Những thành quả chưa được biết đến từ chương tŕnh Apollo của Mỹ ».

Đầu tiên hết, nhật báo kinh tế khẳng định Apollo 11 là một thắng lợi chính trị to lớn của Hoa Kỳ đối với Liên Xô trong cuộc đua khó khăn nhất của lịch sử. Nhưng không chỉ có yếu tố chính trị, đứng trên góc độ khoa học, Apollo 11 c̣n là một bước vọt công nghệ không gian. Với chương tŕnh này, NASA có thể hiệu chỉnh những kỹ thuật cho các chiếc phi thuyền, mở đường cho thời đại phi thuyền con thoi Mỹ và các trạm không gian quốc tế, cũng như là mang lại hy vọng thám hiểm nhiều hành tinh khác của Thái Dương hệ, bắt đầu từ sao Hỏa.

Những mẫu đất đá mang về c̣n giúp giải mă về sự ra đời của Mặt Trăng. Theo đó, chính sự va chạm dữ dội giữa Trái Đất và một vật thể lạ có kích cỡ bằng hành tinh Sao Hỏa, ước tính xảy ra cách nay 4,5 tỷ năm, đă khai sinh ra « chị Hằng » ngày nay.

Các phi thuyền của nhiệm vụ Apollo 11 c̣n là những phi thuyền đầu tiên được gắn máy vi tính có trang bị những con chip điện tử và các lập tŕnh tin học do viện Công nghệ Massachusetts thiết kế. Apollo 11 đă tạo một sức bật mạnh mẽ cho ngành tin học sau này.

Cuộc chinh phục « Hằng Nga » cũng đem lại nhiều lợi thế cho ngành y, từ cải thiện kỹ thuật chụp ảnh y khoa, kỹ thuật lọc thận hay các thiết bị đo nhịp tim, cho đến cả việc cải tiến tă lót cho trẻ nhỏ sau này….

« Bông hồng đen » thầm lặng của Apollo 11

Nhưng theo La Croix, nói đến thành công của Apollo 11, người ta cũng nên nhắc đến vai tṛ quan trọng của một nhà toán học người Mỹ gốc Phi : Bà Katherine Johnson.

Trong bài viết có tựa đề « Trong bóng tối, một thiên tài số học », La Croix phác họa lại chân dung bà Katherine Johnson, sắp mừng sinh nhật thứ 101 vào cuối tháng 8/2019. Mười tám tuổi bà đă có bằng đại học về toán và tiếng Pháp, trường đại học West – Virginia, chủ yếu dành cho người da mầu.

Sau một thời gian dạy toán, bà được mời tham gia chương tŕnh không gian của NASA trong những năm 1958 trở đi, vào thời điểm NASA bắt đầu cấm phân biệt chủng tộc. Tài năng tính toán các quỹ đạo bất biến của bà chính xác đến mức John Glenn, phi hành gia người Mỹ đầu tiên bay ṿng quanh Trái Đất, trước khi cất cánh đă yêu cầu bà kiểm chứng lại bằng tay quỹ đạo bay do máy tính IBM đưa ra.

Nhà toán học này chỉ mất có hai ngày để xác nhận các con số. Bà tiếp tục cộng tác với NASA cho đến khi về hưu vào năm 1986. Cuộc đời của bà đă mang lại nhiều cảm hứng cho cả một thế hệ người da mầu, chứng tỏ vị thế của những phụ nữ gốc Phi trong ḷng một xă hội Mỹ kỳ thị chủng tộc trong những năm 1950.

***  

Nhân Kỷ niệm 50 năm ngày con người đặt chân lên mặt trăng

Vài chuyện lượm lặt về Apollo 11

Đỗ Quân

Ngày 20 tháng 7 này, nhân loại kỷ niệm 50 năm những dấu chân đầu tiên của nhân loại được đặt trên Nguyệt cầu.
Thời Báo, cũng như nhiều tổ chức thông tấn đã có nhiều bài về chủ đề này tuần trước. Chuyện Mỗi Tuần kỳ này lượm lặt và bổ túc vài chuyện ít người kể về Apollo 11.

Tự ái cá nhân, tự ái quốc gia
“Chúng ta có cơ hội đánh bại Liên Xô bằng cách đưa một pḥng thí nghiệm lên không gian, hoặc bằng một chuyến đi ṿng quanh Mặt trăng, hoặc bằng một hỏa tiễn để đáp xuống Mặt trăng, hoặc bằng một hỏa tiễn để đưa một người lên Mặt trăng và quay trở về. Có chương tŕnh không gian nào khác hứa hẹn mang lại kết quả đầy ấn tượng mà chúng ta có thể chiến thắng không?”

J.F.Kennedy
Vị Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ viết như trên trong memo gửi cho phó Tổng thống Lyndon B. Johnson ngày 20 tháng 4 năm 1961.
Không ít người cho rằng ông Kennedy chẳng mặn mòi gì với chương trình không gian cả. Ông chỉ cay cú vì mới 4 tháng sau khi nhậm chức, ông đã bị cả thế giới cười vào mặt đến hai lần.
(Trước đó, ông Kennedy đã từng viết trên một tạp chí: “Chúng ta đang ở trong một cuộc chạy đua chiến lược (trên) không gian với người Nga, và chúng ta đang thua. Nếu có một người bay quanh quỹ đạo Trá̀i đất năm nay, tên của anh ta sẽ là Ivan.” Và ông đã đúng. Lần thứ nhất, khi vũ trụ gia Yuri Gararin trở thành người đầu tiên bay quanh Trái đất và trở về hôm 12 tháng 4 năm 1961. Phi hành gia Alan Sheppard của Mỹ cũng lên trời gần một tháng sau đó, nhưng chuyến bay của Sheppard không phải vào một quỹ đạo quanh Trái đất, và rất ngắn so với chuyến bay của Gagarin.)
Lần thứ hai một tuần sau đó, lực lượng lưu vong Cuba, được Hoa kỳ ủng hộ và yểm trợ, đổ bộ vào Vịnh Con Heo, đã đầu hàng quân Cuba chỉ sau ba ngày.
Hôm 25 tháng 5 năm 1961, lúc 12:30 chiều, Tổng thống John F. Kennedy JFK đọc một bài diễn văn dài 46 phút trước các Dân biểu và Nghị sĩ Hoa kỳ. Bài diễn văn đó, được truyền hình và truyền thanh đi khắp nước và cả thế giới, đã thay đổi lịch sử thám hiểm không gian của nhân loại.
“…quốc gia này phải dốc toàn lực để đạt đến mục tiêu đưa được một người lên Mặt Trăng và trở về Trái Đất an toàn, trước cuối thập niên này.”

Cuộc chạy đua lên Mặt Trăng: Phải có tiền mới mua được tiên
Ngày Chương trình không gian Apollo không phải tới thời của ông Kennedy mới bắt đầu. Chương trình, còn gọi là Dự án Apollo, là chương trình không gian thứ ba của Mỹ ra đời thời TT Eisenhower. Nhưng phải đến thời Kennedy, với sự cay cú của ông tổng thống, mới được cấp đầy đủ kinh phí để giúp nó đạt được mục tiêu.
Kennedy đã chấp thuận tăng 89% ngay lập tức ngân sách của NASA (Cơ quan Hàng không và Không gian Quốc gia) và năm sau tăng lên thêm 101%. Với việc đổ tiền thêm vào chương trình, Project Apollo trở thành cuộc huy động tài nguyên và nhân lực trong thời b́nh tốn kém nhất mà Hoa Kỳ từng được thực hiện để theo đuổi một mục tiêu cụ thể. Chi phí tổng cộng được ước tính của chương trình Apollo lên đến 24 tỷ đô la, tính theo thời giá ngày nay là hơn 175 tỷ).
Số tiền khổng lồ đó đã đổ vào việc phát triển và sản xuất các hỏa tiễn, phi thuyền, máy tính, hệ thống điều khiển từ mặt đất và lương bổng cho khoảng 400.000 người cần thiết để đưa chỉ đúng 12 người trên cung Hằng.

Người thứ ba
Đội phi hành của sứ mạng Apollo 11 có ba người: Chỉ huy trưởng Neil Amrstrong, Hoa tiêu phần Điều khiển và Dịch vụ (Command Module và Service Module / CSM) có tên Columbia và Buzz Aldrin, hoa tiêu phần đổ bộ Mặt trăng (Lunar Module / LM) mang tên Eagle.
Là Hoa tiêu của phần Điều khiển, cấp bậc của Collins chỉ thua có Neil Amrstrong. Trong hệ thống của NASA, phi hành đoàn vẫn được biết theo thứ tự Armstrong, Collins và Aldrin. Nhưng số phận, lại số phận, đã đưa Collins xuống hạng ba và lịch sử nhắc đến ông sau Aldrin, chỉ vì Collins ở lại trên không gian, chỉ có Armstrong và Aldrin bước xuống bề mặt của Nguyệt Cầu.
Thực sự, nhiệm vụ của Collins là lo cho tàu mẹ và sẵn sàng xuống một quỹ đạo thấp hơn trong trường hợp phần đổ bộ Eagle không đủ sức lên đủ cao độ hẹn với tàu mẹ, một nhiệm vụ quan trọng không kém.
Trước khi phi hành đoàn rời khỏi Trái đất, Deke Slayton, người phân bổ nhiệm vụ của phi hành đoàn, đă hứa với Collins rằng ngay khi Apollo 11 về nhà sẽ đưa Collins quay trở lại danh sách xoay vòng các chuyến bay để ông ta có thể chỉ huy một sứ mạng và đặt chân xuống Mặt trăng. Nhưng Collins đã từ chối, nói rằng miễn là Apollo 11 thành công, đóng góp của ông cho lịch sử đã hoàn tất.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho tạp chí Time sau này, Collins đã nói, “Nếu tôi nói rằng mình có cái ghế tốt nhất trên Apollo 11 thì tôi nói dối trá hoặc là một tên khờ. Nhưng tôi có thể nói với sự trung thực hoàn toàn rằng tôi rất vui mừng với cái ghế mà tôi đã có. Tôi cứ nghĩ về John F. Kennedy và huấn lệnh của ông ấy về việc phải lên được Mặt trăng vào năm 1970. Tôi và tất cả chúng tôi đều nghĩ đến điều đó. Và tôi là tấm vé trở về của Neil và Buzz.

Bài diễn văn dự phòng của Tổng thống Richard Nixon
Cuộc Đổ bộ lên Nguyệt Cầu rồi trở về năm 1969 là chuyện chưa ai từng làm. Sự kiện lại diễn ra ở cách Trái đất hơn 384 ngàn cây số, nếu lỡ có chuyện gì trục trặc hay không may xảy ra, việc tìm cứu là không thể thực hiện được. Ngay cả trong phim ảnh, và ở thời đại này, khi khoa học đã tiến hơn hàng trăm, hàng ngàn lần, việc “cứu hộ” cũng vẫn còn là một “mission impossible”, như trong cuốn phim The Martian gần đây.
Thế cho nên cho cuộc đổ bộ này, ông Tổng thống Mỹ thời đó Richard Nixon đã thủ sẵn hai bài diễn văn có nội dung trái ngược nhau. Một bài dành để chào mừng – bài mà người ta đã nghe, và một bài phòng trường hợp xấu, hai phi hành gia kẹt lại trên Cung Quảng.
Bài diễn văn dự phòng của ông Nixon có đoạn: “Số phận đã an bài rằng những người đă lên Mặt trăng để khám phá trong ḥa b́nh sẽ ở lại trên Mặt trăng để nghỉ ngơi trong bình an. Những con người dũng cảm này, Neil Armstrong và Edwin Aldrin, biết rằng không có hy vọng được giải cứu, nhưng họ cũng biết rằng có hy vọng cho nhân loại trong sự hy sinh của họ. Hai người này đang hy sinh cuộc sống của họ cho mục tiêu cao cả nhất của loài người: cuộc t́m kiếm sự thật và sự hiểu biết. Họ sẽ được gia đ́nh và bạn bè thương tiếc; họ sẽ được đất nước của họ thương tiếc; họ sẽ được người dân trên thế giới thương tiếc; họ sẽ được Bà Mẹ Trái đất, người đã dám gửi hai đứa con trai của ḿnh vào nơi vô định, thương tiếc.”

Chút nữa thì xong đời
Một chút xíu nữa, ông Nixon đã phải nghẹn ngào đọc bài diễn văn thảm thiết đó.
Số là sau khi thu thập một số mẫu phẩm của Mặt trăng, chụp một số ảnh và dựng cây cờ Mỹ, Neil Armstrong và Buzz Aldrin trở lại LM và nhận ra rằng một cái công tắc trên bộ ngắt mạch quan trọng đă bị hỏng. Không may, chính cái công tắc này lại có nhiệm vụ khởi động động cơ. Loay hoay một hồi, họ chào thua và …cố ngủ trong khi chờ nhóm điều khiển sứ mệnh ở Houston t́m ra cách sửa chữa. Cuối cùng Aldrin hết chờ nổi, ông đút cây bút của ḿnh vào bộ máy để tạo ra một cái công tắc tạm. Hai phi hành gia không ngờ rằng màn “phát huy sáng kiến” này đă hữu hiệu. Động cơ được khởi động, đưa Aldrin và Armstrong rời khỏi bề mặt Mặt trăng.

Đổi đời
Khi sắp sửa làm những chuyện mạo hiểm, hoặc chỉ giản dị là một chuyến xa nhà, người ta thường nghĩ đến những người thân nếu mình có mệnh hệ nào.
Lên Cung trăng, tham gia một chuyến đi xa xôi và mạo hiểm chưa từng có trong lịch sử, ba người trong phi hành đoàn của Apollo 11 đã không đủ tiền để mua bảo hiểm sinh mạng cho phi hành gia. Lương của các phi hành gia thời đó là từ 17 ngàn đến 20 ngàn đô la một năm (tương đương với mức lương của các phi hành gia ngày nay – 120 ngàn) tính theo thâm niên. Không có trợ cấp nguy hiểm hay độc hại.
Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Mike Collins đã nghĩ ra cách để lo cho gia đình một khi chuyện xấu nhất đến. Trước ngày lên đường, trong thời gian cô lập trước chuyến bay, họ ký hàng trăm chữ ký gửi cho một người bạn. Trong trường hợp họ không trở về, hoặc một tai nạn xảy đến với họ, người bạn này sẽ gửi số kỷ vật này đến cho gia đình họ. Thân nhân của các phi hành gia có thể kiếm được ít nhiều từ việc bán chữ ký của phi hành đoàn Apollo 11.
Khi họ trở lại Trái đất, trở thành những người nổi tiếng nhất hành tinh này.
Ở xứ Mỹ, sự nổi tiếng rất có giá. Và họ nhanh chóng sử dụng sự nổi tiếng để làm ra tiền. Trước Apollo 11, sau khi bị cảm lạnh trong sứ mạng Apollo 7, phi hành gia Wally Schirra xuất hiện trên các quảng cáo thuốc trị nghẹt mũi.
Buzz Aldrin đă có mặt trong mọi thứ quảng cáo, từ bảo hiểm, xe hơi đến cháo yến mạch.
Các phi hành gia cũng có được chi một khoản tiền theo một thỏa thuận của NASA với tạp chí ảnh Life.
Khi họ rời khỏi chương tŕnh không gian, nhiều phi hành gia đă được các kỹ nghệ săn đón đưa vào các vị trí điều hành có lương cao. Những người khác trở thành những khuôn mặt trên truyền h́nh hoặc kiếm tiền qua việc xuất hiện ở các sự kiện và chứng thực (endorse) các sản phẩm.

Hiệp thông trên Mặt trăng
Ai cũng biết rằng chuyện những người đầu tiên đáp xuống Mặt trăng là một sự kiện toàn cầu, và chắc chắn là sẽ được cả thế giới theo dơi. Vì thế, NASA đã yêu cầu các phi hành gia trên con tàu Apollo 11 không thực hiện bất kỳ hoạt động tôn giáo nào để tránh bị hiểu là xúc phạm, lăng mạ hoặc cô lập phần c̣n lại của thế giới.
Theo phi vụ lệnh, khi đă hạ cánh an toàn trên Mặt trăng, Armstrong và Aldrin phải chờ một lúc trước khi mở cửa chiếc Eagle. Lúc đó, Buzz Aldrin đã làm một việc bất ngờ. Ông mở máy liên lạc với Trái đất và ngập ngừng, “Tôi muốn xin một vài phút im lặng. Tôi muốn mời từng người đang lắng nghe, ở bất cứ nơi nào và có thể là bất cứ ai, cùng suy ngẫm một lúc về các sự kiện đã diễn ra trong vài giờ qua và tạ ơn theo cách riêng của mình”.
Sau đó, ông lấy ra một bình rượu vang nhỏ và bánh ḿ mà ông đã mang lên không gian. Ông rót rượu vào chén thánh mà nhà thờ Presbyterian của ông đă tặng, đọc đoạn Tin mừng trong Sách của Thánh John: “Ta là gốc nho, các người là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được.”(John 15:5)
Neil Armstrong kính cẩn im lặng theo dơi nhưng không tham gia.
Buzz Aldrin trở thành người đầu tiên tham gia vào nghi thức rước lễ của Cơ đốc giáo trên Mặt trăng.
Chuyện này có hai dị bản, nhưng đã diễn ra. Có nguồn cho rằng Aldrin đã lén lút mang rượu và bánh lên Nguyệt cầu trong lúc có nguồn khẳng định ông đã được NASA cho phép.
Aldrin không phải là phi hành gia duy nhất đã trải nghiệm các nghi lễ tôn giáo trong không gian. Năm 1994, ba phi hành gia Công giáo đă rước lễ trên tàu con thoi Endeavour. Phi hành gia người Israel Ilan Ramonreported đă đọc kinh cầu nguyện Shabbat Kiddush của người Do Thái trong không gian (ông này thiệt mạng khi tàu con thoi Columbia phát nổ năm 2003). Phi hành gia người Nga Sergei Ryzhikov đă đem một thánh tích của St. Serafim of Sarnov, một vị thánh Chính thống giáo Nga, lên vũ trụ vào năm 2017.

Mùi của Chị Hằng
Trong truyện thần thoại Tây phương, các vị tiên thường được thấy rắc những hạt bụi trăng sao lấp lánh. Ba phi hành gia của Apollo 11 là những người đầu tiên được thưởng thức mùi vị của những hạt bụi thần tiên đó, bụi của Chị Hằng.
Khi di chuyển và làm việc – thu thập các mẫu vật đất đá, những bộ đồ không gian và giày của họ bị bám bụi Mặt trăng. Lúc đã trở vào bên trong chiếc Eagle, gỡ mũ ra, họ bị bụi bám đầy tay và mặt. Các phi hành gia nhận xét rằng khi những hạt bụi tồn tại hàng tỷ năm này tiếp xúc với dưỡng khí bên trong LM, chúng phát ra một mùi khét khói chịu, khét như thuốc súng cháy. Nhiều phi hành gia của các chuyến Apollo sau đó cũng thấy như vậy.
Neil Armstrong mô tả mùi hương của Chị Hằng giống như mùi tro ướt trong ḷ sưởi. Cái mùi lạ lùng này nay vẫn c̣n là một bí ẩn v́ bụi trên mặt trăng và thuốc súng không có các hợp chất tương tự với nhau.

Từ Apollo đến Artemis, từ nỗi cay cú của Kennedy đến nỗi cay cú của Trump
Trong thần thoại Hy lạp, Apollo là vị thần mặt trời.
Tất cả các phi hành gia của chương trình này đều là nam giới.
Chương trình hiện nay của NASA được đặt tên là Artemis, theo tên của người em gái song sinh của Apollo, bà này là nữ thần Mặt trăng.
Như cái tên, chương trình Artemis sẽ đưa một phụ nữ (cùng với một người đàn ông) lên Mặt trăng vào năm 2024.
Trong 15 năm qua, mục tiêu của NASA đã thay đổi từ Mặt trăng sang Hỏa tinh.
Nhưng rồi với quyết định của Tổng thống Trump, điểm đến gần nhất của NASA lại phải trở về với Mặt trăng.
Lệnh của ông Trump – phải đưa bằng được người Mỹ trở lại Mặt trăng vào năm 2024, được cho là xuất phát từ ý muốn tranh đua với Trung cộng. 2024 là năm chót của nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump (nếu ông thắng cử).
Có thể đúng là như thế, Trung cộng đã đưa được thám xa lên Mặt trăng năm 2013, năm 2018. Rồi đến năm 2019, họ hạ cánh chiếc Hằng Nga 4 xuống mặt bên kia của Chị Hằng. Kế hoạch của họ là đưa người Nguyệt Cầu “trong vòng 10 năm tới”, tức là khoảng 2019 – 30.

Đỗ Quân (lượm lặt)

Trở lại