Hành
tŕnh thám hiểm Hỏa Tinh
Hà Dương Cự |
Ông
Elon Musk đă tiên đoán là con người không
những sẽ lên thám hiểm Hỏa Tinh (Mars) mà
sẽ c̣n định cư trên đó nữa. Chắc
bạn cũng biết ông Elon Musk là một tỷ phú,
theo Forbes th́ tài sản của ông ta hiện tại
trị giá khoảng $20.5 tỷ. Ông là người sáng
lập ra công ty xe điện Tesla và công ty thám
hiểm không gian SpaceX. Muốn
lên Hỏa Tinh dễ hay khó? Những trở ngại nào
khiến cho con người chưa thám hiểm Hỏa
Tinh được? V́ sao ông Elon Musk có thể
khẳng định như vậy được? Hỏa
Tinh ở đâu và cách xa trái đất bao nhiêu? Hỏa
Tinh là hành tinh thứ tư tính từ mặt trời
trong Thái Dương Hệ và là hành tinh gần trái
đất thứ nh́ sau Kim Tinh (Venus). V́ trái đất
và Hỏa Tinh luôn luôn di động nên khoảng cách
giữa trái đất và Hỏa Tinh không cố định.
Trên lư thuyết th́ khoảng cách gần nhất là
54.6 triệu cây số (33.9 triệu dặm) và xa
nhất là 401 triệu cây số (250 triệu dặm). Có
ǵ trên Hỏa Tinh? So
với trái đất th́ Hỏa Tinh chỉ lớn hơn
phân nửa trái đất một chút. Từ đằng
xa th́ trái đất màu xanh v́ 70% là biển cả c̣n
Hỏa Tinh th́ có màu hơi đỏ v́ đá và
bụi bao phủ và có khoáng chất có nhiều
chất sắt. Hành tinh được đặt tên
là Mars, thần chiến tranh của người La Mă v́
Hỏa Tinh có màu đỏ như máu. Người Hy
Lạp gọi là Sao Ares, cũng là thần chiến
tranh. Hỏa Tinh có hai vệ tinh bay quanh, được
đặt tên là Phobos và Deimos, tên của hai con trai
của Ares. Hỏa
Tinh rất là lạnh, nhiệt độ trung b́nh là
âm 63 độ C. Trọng lực của Hỏa Tinh
chỉ bằng 1/3 trọng lực trên trái đất.
Một người nặng 50 kư lô ở trái đất
chỉ nặng khoảng 18.5 kư lô trên Hỏa Tinh.
Bầu khí quyển của Hỏa Tinh mỏng hơn
bầu khí quyển trái đất rất nhiều và
95% là các-bon đi-ô-xít. Phần c̣n lại là khí ni-trô,
a-gon (argon), dưỡng khí và nhiều khí khác. Dưỡng
khí có 0.13%, quá ít cho con người. Tiến
tŕnh dọ thám Hỏa Tinh Khoảng
đầu thập niên 1960, Liên Bang Xô Viết và Hoa
Kỳ đă thử phóng nhiều tàu vũ trụ
(spacecraft) lên để dọ thám Hỏa Tinh nhưng
đều thất bại. Vào Tháng Mười
Một, 1964, Hoa Kỳ đă thành công trong việc phóng
tàu vũ trụ Mariner 4 để dọ thám Hỏa
Tinh. Vào thời điểm đó tàu vũ trụ không
bay thẳng đến Hỏa Tinh mà chỉ là bay ngang
(flyby) thôi. Mariner 4 tiếp cận gần nhất
với Hỏa Tinh vào Tháng Bảy, 1965, điểm
gần nhất cách Hỏa Tinh khoảng 10,000 cây
số. Mariner 4 gửi về trái đất 21 h́nh
Hỏa Tinh, đó là những h́nh ảnh đầu tiên
chụp Hỏa Tinh gần. Sau đó Hoa Kỳ đă
gửi thêm mấy tàu vũ trụ bay ngang Hỏa Tinh. Năm
1971, Liên Bang Xô Viết đă gửi được tàu
vũ trụ Mars3 lên Hỏa Tinh. Mars3 được
chia làm hai, tàu hạ cánh (lander), tức là phần
đáp xuống Hỏa Tinh, th́ thất bại, nhưng
tàu quỹ đạo (orbiter), tức là phần bay ṿng
quanh Hỏa Tinh, th́ thành công. Cùng năm 1971 Hoa Kỳ
phóng thành công tàu quỹ đạo Mariner 9. Tàu này bay
ṿng quanh Hỏa Tinh trong gần một năm trời và
gửi về trái đất rất nhiều h́nh
ảnh rơ nét của Hỏa Tinh. Năm
1975, NASA phóng lên Hỏa Tinh hai tàu vũ trụ Viking 1
và Viking 2. Đây là lần đầu tiên một
vật thể từ trái đất đáp xuống
được Hỏa Tinh. Sau một thời gian không
hoạt động, vào thập niên 1990 NASA lại phóng
tàu vũ trụ lên Hỏa Tinh. Năm 2003 Hoa Kỳ
đưa lên Hỏa Tinh hai tàu lưu động
(rover) tên là Spirit và Opportunity để dọ thám
Hỏa Tinh. NASA
chỉ dự trù hai tàu lưu động này hoạt
động trong ṿng 90 ngày. Nhưng không ngờ Spirit
sống sót cho tới năm 2010. Opportunity vẫn c̣n
đi lang thang trên Hỏa Tinh, vẫn làm những thí
nghiệm khoa học và gửi h́nh ảnh về trái
đất. Hai
tàu lưu động Spirit và Opportunity đă gửi
về trái đất nhiều thông tin về Hỏa
Tinh. V́ nước được coi như là
nguồn căn bản cho sự sống nên các nhà khoa
học rất muốn t́m xem Hỏa Tinh có nước
hay không. Hai tàu lưu động đă t́m thấy
dấu vết của nước, tức là trước
đây Hỏa Tinh có nước. Tuy nhiên những
cố gắng để t́m xem có vi khuẩn hay
bất cứ một loại sinh vật nào đều
không có kết quả. Có thể trước đó
Hỏa Tinh đă có sinh vật, nhưng bây giờ th́
không. Hiện
nay Liên Minh Châu Âu, Nga Xô và Ấn Độ đă có
tàu vũ trụ thám hiểm Hỏa Tinh. Trung Quốc và
Nhật Bản có thử nhưng không thành công. Làm
sao lên Hỏa Tinh V́
trái đất và Hỏa Tinh di chuyển trên hai
quỹ đạo khác nhau với hai vận tốc khác
nên có lúc gần lúc xa. Cứ khoảng mỗi hai năm
th́ có một cơ hội để phóng tàu vũ
trụ lên Hỏa Tinh mà ít tốn nhiên liệu
nhất. Các nhà khoa học không thể nhắm tàu vũ
trụ vào Hỏa Tinh lúc phóng mà phải nhắm vào
vị trí của Hỏa Tinh lúc tới. Thường
phải có vài sự điều chỉnh hướng
đi trong khi đi th́ mới không hụt Hỏa Tinh.
Nếu mọi sự tốt đẹp th́ thời gian
đi khoảng bảy, tám tháng.
Muốn đáp xuống
Hỏa Tinh th́ lại có nhiều vấn đề khác.
Tàu vũ trụ bay rất nhanh nếu không làm cho
chậm lại th́ sẽ vị tan nát khi đâm
xuống Hỏa Tinh. Hơn nữa bầu khí quyển
của Hỏa Tinh tuy ít nhưng cũng làm nóng tàu vũ
trụ, nên phải có màn chắn để không
bị cháy. Sau đó phải kích hoạt động cơ
phản lực để làm chậm lại. Tất
cả diễn tiến phải được xảy
ra đúng từng giây. Nếu không th́ sẽ bị hư
hại. Phần trên là chỉ nói
về máy móc c̣n con người th́ sao? Đi trong không
gian khoảng bảy, tám tháng có rất nhiều
vấn đề cần giải quyết. Vấn đề
đầu tiên là có đủ dưỡng khí, nước
và thực phẩm để sống. C̣n những
vấn đề như phóng xạ, cô lập và không
có trọng lượng. Hoa Kỳ và nhiều nước
khác đă thử nghiệm con người sống ngoài
không gian trên International Space Station, nên cũng có
nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên chưa ai thử bay
đi Hỏa Tinh cả. Làm sao trở về từ
Hỏa Tinh Phần đi tới Hỏa
Tinh như đă nói ở trên tuy là rất khó khăn
nhưng tương đối dễ hơn so với
phần đi về. Thứ nhất là chưa ai
thử đi từ Hỏa Tinh về trái đất.
Thứ hai là tất cả những ǵ cần thiết
cho chuyến đi về đều phải được
đem theo từ trái đất, không thể thiếu
thứ ǵ. Nhất là nhiên liệu cần thiết cho
hỏa tiễn. Như vật rất nặng nề, khó
có hỏa tiễn nào đủ mạnh để
đem tất cả lên Hỏa Tinh một lần. Hoạt
động của NASA NASA
dự trù là sẽ gửi người lên Hỏa Tinh
vào thập niên 2030. Từ bây giờ tới lúc đó
NASA có rất nhiều chương tŕnh để
tiếp tục t́m hiểu thêm về Hỏa Tinh. NASA
dự định phóng lên Hỏa Tinh một tàu lưu
động và sau đó t́m cách phóng một tàu vũ
trụ lên Hỏa Tinh. Tàu này sẽ tự động
xúc một ít đất của Hỏa Tinh và tự
động bay trở về trái đất. Có
hai mục đích chính. Một là thử hệ
thống bay về từ Hỏa Tinh. Hai là phân tích
đất đai của Hỏa Tinh xem có thể
trồng thực phẩm cho các phi hành gia không. Vấn
đề này rất quan trọng v́ nếu có
nguồn thực phẩm tại chỗ th́ không
phải đem từ trái đất và tiết
kiệm được rất nhiều nhiên liệu. Với
tinh thần mạo hiểm và nhiều đầu óc sáng
tạo tôi tin rằng một ngày nào đó ông Musk và
NASA sẽ thành công trong việc lên thám hiểm
Hỏa Tinh. (Hà Dương Cự) —————- |