Tại
sao bị say rượu?
Hà Dương Cự |
Vừa
uống rượu vừa lái xe là một điều
cấm kỵ. Tại
sao uống rượu lại bị say? Có thể tránh
bị say hay không? Uống
rượu đến một lúc nào đó sẽ có
một trong những triệu chứng sau đây, đến
lúc đó là say rượu rồi: -Cảm
thấy choáng váng. -Nói
nhiều hơn thường lệ, nói mà không
biết mình nói gì. Đây là một hiện tượng
mà nhiều người hối tiếc suốt đời
vì nói những điều không nên nói. -Mất
thăng bằng. Cảnh sát ở Hoa Kỳ khi tình nghi
người lái xe bị say thì hay bắt người
đó đi thẳng một đường để
xem có giữ được thăng bằng không. -Mất
khả năng nhận thức sự việc chung quanh
mình và phản ứng chậm. -Muốn
nôn mửa. Tác
động của rượu trên cơ thể Khi
uống rượu vào thì rượu đi xuống
dạ dày rồi ruột non và được ngấm
vào máu. Mạch máu đó đi qua gan. Gan có nhiệm
vụ phân hóa cồn bằng cách tiết ra enzim
(enzyme) gọi là alcohol dehydrogenease (class 1) để
biến cồn thành acetaldehyde. Sau đó một enzim khác
gọi là alcohol dehydrogenease (class 2) biến chất
acetaldehyde thành axít axetic (acetic acid). Chất axít axetic
ở mức độ này thì vô hại (đây là
axit trong giấm). Nhưng acetaldehyde thì là một độc
tố cho cơ thể. Nó làm cho mạch máu nở ra
do đó làm cho mặt đỏ. Acetaldehyde cũng là
nguyên nhân chính làm cho bạn thấy nôn nao khó
chịu khi thức dậy sau một đêm uống hơi
nhiều rượu. Thông
thường gan có thể phân hóa cồn khoảng 29
mili lít trong một tiếng đồng hồ. Nếu
nhiều hơn như vậy thì cồn theo máu đi
khắp cơ thể. Khi đi vào phổi thì theo hơi
thở ra ngoài do đó khi uống rượu thở
ra mùi rượu. Rượu cũng thoát ra theo
đường tiểu hay mồ hôi. Nhưng quan
trọng nhất là rượu theo máu lên óc. Tin
tức và mệnh lệnh được truyền
trong óc bằng các tế bào thần kinh. Tế bào
thần kinh không chạm nhau nhưng truyền thông tin
qua một kẽ hở gọi là khớp thần kinh
(synapse) và bằng hóa chất gọi là chất
dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter). Glutamate là
loại dẫn truyền thần kinh kích thích (excitatory
neurotransmitter) dùng để truyền hiệu lệnh
cho ta làm việc gì đó. Gamma aminobutyric acid (viết
tắt là GABA) là loại dẫn truyền thần kinh
ức chế (inhibitor neurotransmitter) dùng để
truyền hiệu lệnh làm giảm sự hoạt
động của các tế bào thần kinh. Cồn
lên đến óc thì dính kết với glutamate và làm
cho các hoạt động chậm lại. Cồn cũng
dính kết với GABA nhưng không làm ngược
với hoạt động thường của GABA mà
lại làm tăng chức năng của GABA, có nghĩa
là giảm thêm các hoạt động. Như
vậy cồn có hai hiệu ứng trong óc làm cho
mọi hoạt động chậm lại. Nếu
nhiều cồn trong óc quá có thể làm con người
không biết sự việc gì đang xảy ra chung
quanh hay bất tỉnh. Tuy nhiên rượu cũng làm
óc gia tăng số lượng dopamine, đây là hóa
chất làm cho chúng ta có cảm tưởng vui vẻ
và không lo âu. Óc biết là cảm giác vui vẻ không
lo âu là do từ uống rượu nên con người
lại càng muốn uống. Lượng
rượu trong cơ thể được đo
bằng phần trăm của cồn (ethanol hay còn
gọi là rượu nguyên chất) trong máu, tiếng
Anh là Blood Alcohol Concentration viết tắt là BAC. Thí
dụ BAC .10% có nghĩa là trong máu của người
đó có 1 phần cồn trong 1,000 phần máu.
Uống cùng một ly rượu nhưng số BAC
của mỗi người lại khác vì nó tùy
thuộc vào nhiều yếu tố: -Thời
gian uống, uống nạp hay uống từ từ. -Sức
nặng của cơ thể. -Ảnh
hưởng của các thuốc mà người
uống đang dùng. -Thức
ăn lúc đó. -Di
truyền, người Á Châu thường dễ
bị say hơn người Âu Châu. Ở
Hoa Kỳ thì một ly rượu “chuẩn” có
khoảng 17.7 mili lít cồn. Một ly rượu
chuẩn được hiểu là 1 chai bia hay một
ly rượu vang hay một ly nhỏ rượu
mạnh như hình minh họa sau đây.
Một ly rượu
chuẩn. Cách
uống rượu để giảm… say rượu Cách
tốt nhất để không bị say là đừng
uống rượu. Nhưng trong giao tế xã hội
nhiều khi phải tiếp uống một, hai ly rượu
thì phải làm sao? Sau đây là một vài phương
cách làm cho uống rượu ít bị say: -Không
uống rượu khi bụng đói. Khi trong bụng
trống rỗng không có thức ăn thì rượu
sẽ thấm thấu vào máu nhanh và làm cho dễ
bị say. Nên ăn một cái gì trước khi
uống và trong khi uống. -Uống
từ từ. Vì khi uống từ từ thì gan có thì
giờ phân hóa rượu và số BAC không lên nhanh quá
làm cho say xỉn. Tùy theo cơ thể mỗi người,
thường thường thì uống một ly rượu
chuẩn một tiếng là vừa. -Uống
thêm nước. Có hai điều lợi khi uống nước.
Trước hết rượu là loại lợi
tiểu (diuretic) nên làm cho người uống đi
tiểu nhiều và bị khát nước. Uống nước
làm cho cơ thể không bị thiếu nước.
Lợi thứ hai là nước vào dạ dày cùng
với rượu sẽ làm loãng rượu, như
vậy số BAC không cao. Khi
bị say rồi thì làm gì Nếu
bạn lên mạng Internet tìm kiếm cách làm cho
tỉnh rượu thì có đầy rẫy mẹo
chỉ dạy cách làm cho tỉnh rượu. Nhưng
theo khoa học thì khi rượu vào máu và lên óc thì
không có gì thay đổi được, chỉ có chờ
thời gian để cho gan chuyển hóa rượu thành
axit axetic. Những
mẹo cho tỉnh rượu có thể làm cho người
đó tỉnh táo lên, nhưng không giã rượu
trong cơ thể được. Thí dụ uống trà
hay cà phê để cho tỉnh rượu. Vì rượu
làm cho con người buồn ngủ, cà phê hay trà
chỉ giúp người say tỉnh táo chứ không
giải được rượu. Một
điều nguy hiểm là sau khi uống một ly cà phê
người say tưởng là mình hết say và đi
lái xe về. Nhưng thật sự vẫn còn say và như
vậy dễ gây tai nạn. Làm
sao để bớt sự nôn nao sáng hôm sau Theo
mạng www.health.harvard.edu
của trường Đại Học Y Khoa Harvard thì có
nhiều nguyên do làm cho con người sau một đêm
say xỉn sáng hôm sau thức dậy thấy nôn nao khó
chịu. Như đã nói ở trên cồn được
gan biến thành acetaldehyde trước khi biến thành
axit axetic. Acetaldehyde là một độc tố, nó có
thể là nguyên nhân chính của sự nôn nao buổi
sáng hôm sau. Sau đây là một vài phương cách làm
bớt sự nôn nao: -Lấy
độc trị độc. Đây là phương cách
uống thêm rượu để trị sự nôn
nao. Theo Bác Sĩ Robert Swift, một khảo cứu gia
của Providence Veterans Affairs Medical Center tại Rhode
Island, thì điều này cũng có thể đúng. Tuy
nhiên ông ta khuyên là không nên làm như vậy, vì như
thế sẽ không bao giờ ra khỏi vòng luẩn
quẩn của sự say rượu. -Uống
nước hay nước ngọt. -Ăn
cái gì có tinh bột. -Nếu
cần uống thuốc giảm đau thì uống
aspirin hay ibuprofen. Không nên uống acetaminophen (Tylenol) vì
nó có thể làm hại gan. Uống
rượu và lái xe Sau
khi uống một vài lon bia mà lái xe thì rất nguy
hiểm vì rượu làm cho bạn: -Giảm
khả năng nhìn vật ở xa tới khoảng 25%
về đêm. -Làm
mắt bạn mờ, nhìn không rõ. -Không
biết những gì đang xảy ra chung quanh. -Phản
ứng chậm. Theo
cơ quan National Highway Traffic Safety Administration thì ở
Hoa Kỳ trong năm 2017 có trên 10,000 người
chết vì bị tai nạn xe cộ trong đó người
lái xe có mực độ rượu cao hơn 0.08 BAC. Thường
các tiểu bang ở Hoa Kỳ ấn định
mức rượu hợp pháp là 0.08 BAC. Trên đó khi
bị cảnh sát chặn lại xét thì bị
phạt vì tội lái xe khi say rượu. Tiền
phạt rất nặng và có khi còn bị tù, ấy là
chưa kể tiền bảo hiểm sau đó sẽ tăng
lên cao. Kết
luận Nếu
không muốn bị say thì đừng uống rượu.
Nếu uống thì nên uống từ từ và có
chừng độ. Hà
Dương Cự Nguồn
tài liệu: www.health.harvard.edu, https://alcohol.stanford.edu, www.healthline.com |