Khi nào nên viết Hoa

1. Tên người: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các chữ (word).
Ví dụ:
- Trần Hưng Đạo, Nguyễn Hữu Thời, Nguyễn Văn Thiệu, Tân Ngố…
Tên danh nhân, nhân vật lịch sử kết hợp danh từ chung với tên gọi cũng xem như tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.
Ví dụ:
- Bà Triệu, Đề Thám, Tú Xương, Đồ Chiểu, Hai Bà Trưng

2. Tên địa lư: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các chữ.
Ví dụ:
- Khánh Hoà, B́nh Định, Thừa Thiên, Quảng Nam…
Tên địa lư kết hợp danh từ chung, danh từ chỉ hướng với tên gọi cũng được xem là danh từ riêng và được viết hoa.
Ví dụ:
- Bắc Kỳ, Tây Bắc, Đông Bắc, Vàm Cỏ Đông, Hồ Gươm, Cầu Giấy, Cửa Việt, Đèo Ngang…

3. Tên dân tộc (ethnic): Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các chữ.
Ví dụ:
Kinh, Máng, Sán D́u, Lô Lô,Thái Trắng

4. Tên người, tên địa lư và tên các dân tộc thiểu số đa âm (các âm tiết đọc liền nhau): Chỉ viết hoa chữ cái đầu và gạch nối giữa các chữ.
Ví dụ:
- Cờ-tu, Gia-ray, Ê-đê, Xơ-đăng, Tà-ôi...

5. Tên các tổ chức, hội đoàn, cơ quan… kết hợp nhiều chữ: Chỉ viết hoa chữ cái đầu của chữ đầu.
Ví dụ:
-Trường Trung học Gia Long
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng hoà
- Bộ Giáo dục
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Trường Đại học Văn khoa Sài G̣n
- Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang

6. Chữ và nhóm chữ chỉ các đồ vật, sự vật, con vật được dùng làm tên riêng của nhân vật: Viết hoa chữ cái đầu của chữ tạo thành tên riêng.
Ví dụ:
- (chú) Chuột, (chị) Hằng...

7.Tên người, tên địa lư ngoại quốc:
- Trường hợp phiên âm theo âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lư Việt Nam.
Ví dụ:
- Phác Chính Hy, Tưởng Giới Thạch, Lâm Ngữ Đường
- Nhật Bản, Đại Hàn, Tây Ban Nha
-Trường hợp phiên âm không qua âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp, viết sát theo cách đọc): Chỉ viết hoa chữ đầu, có gạch nối giữa các chữ.
Ví dụ: Lê-nin, Mát-cơ-va, I-ta-li

8. Địa danh khi đi kèm với tên riêng phải viết hoa tất cả các chữ:
Ví dụ: Sông Hồng, Đền Bạch Mă,

9. Đường phố, các châu lục khi đi kèm theo tên phố, tên châu lục phải viết hoa như các thí dụ sau:
Thí dụ: Đường Nguyễn Huệ, Phố Hàng Đào, Châu Á, Châu Mỹ…

10. Tương tự như trên với tên làng, xă, tỉnh, quận:
Ví dụ: Thành phố Sài G̣n, Tỉnh Khánh Hoà, Làng Phong Lệ, Quận Phú Nhuận…

11. Thủ đô, Kinh thành luôn luôn phải viết hoa:
Ví dụ: Thủ đô Sài G̣n, Kinh thành Thăng Long, các Thủ đô trên Thế Giới

12. Đầu câu, đằng sau dấu chấm, dấu thang, dấu hai chấm:
Phải viết hoa chữ cái đầu tiên...

Ngoài ra có một số “quy định du di”.
-Các chức danh, học hàm, học vị viết hoa như các thí dụ sau:
Thí dụ: Cử nhân, Giáo sư, Kiến trúc sư, nhà Sử học, Kỹ sư, Luật sư, Bộ trưởng, Thiếu tá, Bá Tước, Hoàng Thái tử, Hoàng hậu, Hoàng Thái hậu, Công chúa, Hoàng đế, Tổng thống, Thủ tướng, Tổng thư kư…

-Tên các Hành tinh phải viết hoa như các thí dụ sau:
Thí dụ: Trái đất, Mặt trời, Mặt trăng, Quả đất…

-Tên của các hướng phải viết hoa:
Thí dụ: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc,Tây Bắc...

- Các từ Thế kỷ, Thiên niên kỷ, Tr.CN, S.CN…phải viết hoa. Riêng Thế kỷ phài dùng số La Mă, thí dụ: Thế kỷ XIII, Thế kỷ XIV…

-Các từ như Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái, Hà đồ, Lạc thư, Cửu trù, Hồng phạm, Ma phương.....phải viết hoa như đă ghi

-Tên của 10 can và 12 chi, nếu can và chi đi cùng nhau ta viết hoa cả hai:
Thí dụ: Mậu Thân, Kỷ Dậu, Bính Tư…

-Tám quẻ trong Bát quái (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài) và 64 quẻ trong Kinh Dịch phải viết hoa.

MỘT BÀI VIẾT NGẮN THÍ DỤ

Ông Trần Văn Vân là cháu ba đời của của cụ Tú Xương. Ông vào lập nghiệp tại Cửa Việt thuộc Tỉnh Quảng Trị, sau khi đă chu du nhiều nơi thuộc vùng người Thái Trắng ở Bắc Phần và Cờ-tu ở Trung Phần. Ông từng theo học tại Trường Đại học Văn khoa Sài G̣n. Năm 1974 ông ra mắt thi phẩm Chị Hằng, thuộc loại best seller thời bấy giờ. Ông thông thạo nhiều thứ tiếng, đă dịch nhiều tác phẩm của các đại văn hào như Lê-ông Tôn-stoi, Lâm Ngữ Đường…ra tiếng Việt. Năm 1977 ông viết một bài báo chỉ trích việc đổi tên đường. Thành phố Sài G̣n có nhiều đường bị đổi tên, thí dụ Đường Tự Do đổi thành Đường Đồng Khởi, Đường Công Lư đổi thành Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa...Ông mất năm 1980 v́ tai nạn xe hơi.

BTM

 

Trở lại Quy Tắc Đặt Dấu Thanh        Trở lại Khoa Học và Đời Sống