Xá lợi tóc’ Phật hay cỏ Pili? Xá lợi là ǵ? Có phải là răng, xương, sỏi không? 

Trung Ḥa

Từ câu chuyện "Xá lợi tóc" gây ồn ào dư luận gần đây, cũng có nhiều người muốn t́m hiểu xem: Xá lợi là ǵ? Xá lợi Phật có hay không? Xá lợi tóc Phật có hay không? Có phải là răng, xương, sỏi không? Xá lợi Phật có linh thiêng như người ta đồn đại hay không? Chúng ta hăy cùng t́m hiểu về những vấn đề huyền bí và thú vị này.


-‘Xá lợi tóc’ Phật hay cỏ Pili?
-Xá lợi là ǵ? Xá lợi tử là ǵ?
-Xá lợi tóc Phật
-Xá lợi, xá lợi tử có phải là sỏi, xương, răng không?
-Nghiên cứu khoa học cho thấy xá lợi và xá lợi tử là ǵ?
-Xá lợi có linh thiêng không?


‘Xá lợi tóc’ Phật hay cỏ Pili?

Mấy ngày qua trên mạng bàn tán xôn xao về chuyện chùa Ba Vàng ‘cung thỉnh’ cái gọi là ‘xá lợi tóc’ của Đức Phật, Phật tử khắp nơi đến chiêm bái, cúng dường rất đông. ‘Sợi tóc’ này có thể tự động đậy, co duỗi, xoay, rất kỳ lạ, dù không có bất kỳ ngoại lực nào tác động. Chùa Ba Vàng c̣n đưa ra thông tin như: Xá lợi tóc Phật vô cùng linh thiêng, ai chiêm bái, cúng dường sẽ được vô lượng phước báo… Khiến các Phật tử khắp nơi đến chùa rất đông

Tuy nhiên, có một số ư kiến cho rằng đó là cỏ Pili, một loài cỏ có nguồn gốc Nam Phi, Nam Á, Bắc Úc, Bắc Mỹ… Hạt giống của cỏ Pili trông khá giống sợi tóc, và có đặc điểm là sẽ co duỗi, uốn cong liên tục, tạo thành sự chuyển động khi gặp ẩm hoặc nước. Trên mạng cũng cung cấp rất nhiều h́nh ảnh về loại cỏ này, và trông khá giống với ‘xá lợi tóc’ mà chùa Ba Vàng trưng bày.

Trước dư luận, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Quảng Ninh đă đưa ra 2 yêu cầu đối với chùa Ba Vàng:

Một là việc Trụ tŕ Chùa Ba Vàng thỉnh xá lợi sợi tóc của Đức Phật từ ai, ở đâu, xác thực ra sao?
Hai là hiện nay xá lợi này của Ngài đang ở đâu?”.
Đại diện chùa Ba Vàng cho biết, xá lợi đă được hộ tống lên máy bay để trả về cố quốc, tức Miến Điện.

Về việc ‘Xá lợi tóc’ Đức Phật ở chùa Ba Vàng là thật hay là giả, ai là người trách nhiệm, và trách nhiệm ra sao… những câu hỏi này cần chờ Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các cơ quan chức năng liên quan xem xét và trả lời dư luận. Chúng ta không bàn, mà ở đây chúng ta cùng xem xét một số vấn đề mà nhiều người quan tâm: Xá lợi là ǵ? Xá lợi Phật có hay không? Xá lợi tóc Phật có hay không? Xá lợi Phật có linh thiêng như người ta đồn đại hay không?

Xá lợi là ǵ? Xá lợi tử là ǵ?
Xá lợi (cũng gọi là xá lị) là dịch chữ Hán từ tiếng Phạn “Sarira”, ư nghĩa là thi thể, xương cốt, thường chỉ tro cốt, trong đó có các viên kết tinh với các sắc màu khác nhau. Từ xá lợi được sử dụng ban đầu là chỉ, sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn, sau khi hỏa thiêu, phần c̣n lại được gọi là Xá lợi. Sau này tro xương, tóc, răng của các cao tăng viên tịch hỏa thiêu, cũng được gọi là xá lợi.


Xá lợi Phật ở Bảo tàng New Delhi Ấn Độ.
C̣n những viên hạt kết tinh các màu cứng, theo thói quen, mọi người cũng gọi là Xá lợi, nhưng nếu gọi chính xác phải là “Xá lợi tử” (viên xá lợi). Thể kết tinh này vô cùng rắn chắc, kích thước to nhỏ khác nhau, có viên như quả trứng, có viên chỉ như hạt gạo, và có các màu sắc khác nhau.

Do đó, để phân biệt rơ xá lợi là xương, tro cốt, răng, tóc… và các viên kết tinh cứng nhiều màu sắc, chúng ta nên gọi các viên kết tinh này là viên xá lợi, hay xá lợi tử.

Theo Kinh Phật ghi chép, sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn và hỏa táng, các đệ tử t́m được xương đầu, răng, xương ngón tay giữa của Phật và 84.000 viên Xá lợi tử. Quốc vương 8 quốc gia cổ đại Ấn Độ đă chia Xá lợi và Xá lợi tử của Phật thành 8 phần, xây dựng tháp để thờ cúng.

Đến thế kỷ thứ 3, vị quân vương thứ 3 của vương triều Khổng Tước, Ấn Độ là A Dục Vương (Asoka) lấy Xá lợi và Xá lợi tử của Phật ra, phân chia lại và đặt vào trong 84.000 chiếc hộp báu, và xây dựng lại mới 84.000 ṭa tháp Phật để thờ cúng. A Dục Vương sai sứ đoàn và các tăng nhân đem đi khắp các nước xung quanh để hoằng dương Phật Pháp.

Cùng với việc xây dựng tháp Phật khắp nơi, Xá lợi và Xá lợi tử của Phật cũng lưu truyền đến nhiều khu vực tín ngưỡng Phật giáo, trong đó có các nước Đông Nam Á, và Trung Quốc.

Xá lợi tóc Phật
Chùa Shwedagon (c̣n gọi là Chùa Vàng) ở Yangon, Miến Điện nổi tiếng thế giới, v́ được cho rằng có lưu giữ xá lợi của 4 vị Phật, trong đó có 8 sợi tóc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Chùa Shwedagon (c̣n gọi là Chùa Vàng) ở Yangon, Miến Điện. (Wikipedia/ Ralf-André Lettau - Common)

Theo truyền thuyết của Phật giáo Miến Điện, 2 anh em thương gia Miến Điện Trapusa và Bahalika buôn bán ở Balkh (nay thuộc Afghanistan), trên đường quay về họ đă được gặp Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi Ngài mới khai ngộ dưới cội bồ đề. Họ đă dâng cúng đồ ăn và được Đức Phật thu nhận làm 2 cư sĩ đệ tử đầu tiên, đồng thời ban cho 8 sợi tóc. Khi trở về Miến Điện và được vua Okkalapa giúp đỡ xây bảo tháp thờ phụng 8 sợi tóc. Bảo tháp này sau nhiều lần trùng tu xây dựng, đến nay chính là chùa Shwedagon.

Theo truyền thuyết và theo ghi chép của các nhà sư Miến Điện, ngôi chùa (tức bảo tháp) được xây dựng trước khi Đức Phật nhập Niết Bàn, nghĩa là có cách đây trên 2.500 năm.

Truyền thuyết này có đúng hay không, th́ chúng ta không biết chắc chắn được, có lẽ cần người xác thực những xá lợi Phật được lưu trữ trong đó. Tuy nhiên, trải qua hơn 2.500 năm lịch sử, với bao cuộc biến động thay triều đổi đại, và chiến tranh, Chùa Vàng được dát lên hàng chục tấn vàng, hàng ngàn viên kim cương và hàng ngàn viên hồng ngọc, th́ nó ắt phải có ư nghĩa rất lớn, rất linh thiêng trong ḷng người dân Miến Điện.

Tuy nhiên, nếu truyền thuyết trên là đúng, th́ 8 sợi tóc Chùa Vàng Miến Điện là của Đức Phật khi Ngài mới khai ngộ dưới cội bồ đề, tức là khi Ngài c̣n trụ thế, như vậy th́ không thể gọi là Xá lợi được, v́ Xá lợi là di vật thân thể (tóc, xương, răng, bộ phận thân thể…) c̣n lại sau khi hỏa táng. Thế th́ chỉ có thể gọi chúng là ‘tóc Đức Phật’, chứ không thể gọi “Xá lợi tóc Đức Phật’.

C̣n một vấn đề nữa là, trong các kinh điển Phật giáo chỉ ghi chép 5 anh em Kiều Trần Như, tức 5 người cùng tu hành khổ hạnh với Đức Phật trước đó, là những người đầu tiên được Đức Phật truyền Pháp. Cũng không có kinh điển Phật giáo nào nói đến người mà Đức Phật truyền Pháp đầu tiên là 2 thương nhân Miến Điện.

Hơn nữa, theo bài viết về lịch sử Myanmar (Miến Điện) trên trang Nghiên Cứu Lịch Sử, th́ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, là thời điểm Miến Điện có nhà nước quân chủ, tức vị vua đầu tiên. Thời điểm này trùng với thời điểm vua A Dục (Asoka) cho sứ đoàn và các tăng nhân đem Xá lợi Phật đi tặng các nước xung quanh để hoằng dương Phật Pháp, tức sau thời Đức Phật khoảng 300 năm.

Cũng có thể do thời xưa chưa có chữ viết, mọi chuyện đều truyền miệng, nên có sự sai lệch về thời gian, hoặc một số chi tiết. Chúng ta cũng biết rằng, Đức Phật thuyết Pháp cách thời nay trên 2500 năm, đến thời vua A Dục, tức 300 năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn, trải qua 3 lần đại hội tập kết kinh, đều là phương thức truyền miệng, các tăng nhân học thuộc ḷng các kinh điển. Măi đến lần đại hội tập kết kinh lần thứ 4 ở Tích Lan (Sri Lanka), 3 tạng kinh điển (Tam tạng) mới được viết lên loại giấy làm bằng lá bối.

Xá lợi, xá lợi tử có phải là sỏi, xương, răng không?
Phần lớn sỏi trong cơ thể người có các chất hữu cơ. Ví dụ như sỏi mật, thành phần chủ yếu của nó gồm Bilirubin và cholesterol, khi tới gần nhiệt độ 1.000 độ C, các chất này sẽ nhanh chóng giải thể, không thể h́nh thành các tinh thể độ cứng cao.

C̣n xương và răng, thành phần chủ là muối canxi photphat như hydroxyapatite. Ở trên 1.000 độ C Hydroxyapatite sẽ thoát nước, nhiệt độ cao lên nữa th́ nó sẽ phân giải.

Vậy xá lợi, xá lợi tử chắc chắn không phải là xương, răng hay sỏi của người thường được. Hơn nữa, tại sao chỉ có Đức Phật, và các cao tăng đắc đạo th́ sau khi hỏa thiêu mới có. Hiện nay trên thế giới phổ biến là hỏa thiêu, tại sao hàng mấy chục năm qua lại không có người b́nh thường nào có xá lợi?

Cũng có người nói, xương người b́nh thường không có xá lợi, nhưng người ăn chay trường như ḥa thượng th́ có xá lợi. Vậy tại sao trên thế giới rất nhiều ḥa thượng viên tịch, hỏa thiêu không có xá lợi?

Có người nói, các viên xá lợi (xá lợi tử) có màu sắc là xương cốt bị nhuộm màu. Các nhân viên các ḷ hỏa táng lâu năm đều thấy rằng, xương cốt của người bị bệnh ung thư có màu đen, của trẻ em màu trắng, của người già có màu vàng nhạt. Tuy nhiên họ đều không thấy vật ǵ giống xá lợi tử.

Nghiên cứu khoa học cho thấy xá lợi và xá lợi tử là ǵ?
V́ xá lợi, xá lợi tử là báu vật của các chùa chiền, nên các tín đồ cũng như tăng nhân đều cất giữ rất kỹ, người ngoài muốn xem cũng khó có cơ hội xem, càng không có cơ hội đem đi làm các thí nghiệm khoa học, để xem rốt cuộc xá lợi, xá lợi tử là ǵ.

Tuy nhiên, năm 2014, chùa Phật Cung huyện Ứng, Sơn Tây, Trung Quốc đă gửi xá lợi răng Phật đến trung tâm giám định kim cương ở Antwerp, Bỉ để giám định. Thông qua máy móc hiện đại tiên tiến, mọi người lần đầu được t́m hiểu những đặc tính thần kỳ của xá lợi Phật.

Răng Phật được gửi tới pḥng giám định 
Đây là răng Phật được gửi tới pḥng giám định. Có thể thấy trên răng không bị cháy, mà có những hạt nhỏ trông như pha lê, những hạt nhỏ này chính là xá lợi tử của Đức Phật.

Kết quả phân tích cho thấy, các hạt xá lợi tử đó do 4 loại nguyên tố tổ hợp thành, trong đó carbon chiếm chủ yếu tới 99,97%; 0,03% c̣n lại là lưu huỳnh, kẽm, silic, stronti. Những thành phần này rất tương tự với kim cương.

Khi thí nghiệm độ bền nén, dùng áp lực 2200 kg/cm2, các hạt xá lợi tử vẫn nguyên vẹn như ban đầu. Điều này cho thấy, các chỉ số vật lư xá lợi có thể sánh với kim cương.

Do đặc điểm xá lợi, xá lợi tử được coi là báu vật, nên hiện nay chưa có chùa nào hay người nào đem xá lợi đi thí nghiệm, nên đến nay, thí nghiệm giám định xá lợi răng Phật (bao gồm các viên kết tinh xá lợi tử nhỏ bám vào răng), là thí nghiệm duy nhất, được trung tâm giám định kim cương của Bỉ thực hiện.

Xá lợi có linh thiêng không?
Theo truyền thuyết của Phật giáo Miến Điện, sau khi Đức Phật truyền Pháp cho 2 thương gia Miến Điện, trước khi họ trở về, Ngài nhổ 8 sợi tóc trên đầu rồi tặng cho 2 thương gia và nói rằng: thấy tóc cũng giống như thấy ta.

Câu này có nghĩa, thấy sợi tóc của Phật th́ cũng giống như là thấy Phật. Vậy chiêm bái sợi tóc Phật là giống như trông thấy Đức Phật, là ‘sẽ được nhiều phước báo’ như người ta nói không? Hay câu nói này có ư nghĩa nào khác?

Chúng ta cũng biết, trong các kinh điển Phật giáo có kể về người em họ của Đức Phật tên là Đề Bà Đạt Đa, chính là anh trai của Tôn giả A Nan. Đề Bà Đạt Đa khá gần gũi với Đức Phật, và trong 10 năm đầu, ông tu hành rất chăm chỉ, và nghiêm túc.

“Xuất diệu kinh” có ghi lại về Đề Bà Đạt Đa “trong mười hai năm, ngồi thiền nhập định, tâm không thay đổi, và đă tụng 60.000 bộ kinh Phật”.

“Đại Đường Tây Vực kư” do cao tăng Huyền Trang viết, có ghi lại: “pḥng đá lớn, Đề Bà Đạt Đa đă nhập định ở đây!”

Sau khi tu hành xuất ra một số thần thông, khiến nhiều đệ tử mới tu ngưỡng mộ, ca tụng Đề Bà Đạt Đa, khiến ông ta dần trở nên tự măn, kiêu ngạo. Ngày ngày được đám đông vây quanh, ông ta cảm thấy ḿnh “không khác ǵ Như Lai”, thậm chí “cao hơn Như Lai”, từ đó không nghe theo lời Đức Phật dạy, không tụng kinh của Phật nữa, mà tự ông ta ‘giảng Pháp’ cho những người theo ông ta.

Đề Bà Đạt Đa sau đó đă nhiều lần hành thích, hăm hại Đức Phật, và cuối cùng bị đọa Địa ngục.

Cái chết của Bà Đề Đạt Đa.
Như vậy, người thường xuyên gặp Đức Phật, từng 10 năm khổ tu, tụng 6 vạn kinh Phật, tọa thiền chăm chỉ trong hang đá, nhưng chỉ v́ sau này không nghe theo lời dạy của Phật, mà chuyển sang tà, và chịu kết cục thảm hại.

Thế nên câu nói “nh́n thấy tóc cũng giống như nh́n thấy Đức Phật”, chắc chắn không có nghĩa là sẽ được phước báo lớn, mà có nghĩa là: Đức Phật cỗ vũ các đệ tử gắng sức tuân theo lời dạy của Phật, tŕ giới tu hành, chịu khổ, nhẫn nhục. Mỗi khi gặp ma nạn khó vượt qua, nh́n thấy tóc cũng giống như nh́n thấy Đức Phật, từ đó phấn chấn cố gắng chịu khổ, vững tin vào Phật, th́ sẽ vượt qua khổ nạn, th́ mới tiêu được nghiệp, mới có phước báo, mà lớn nhất là thoát khỏi luân hồi vượt qua sinh tử, đến bờ kia của Niết Bàn.

Cũng giống như hai người em họ của Đức Phật là Đề Bà Đạt Đa và A Nan, cả hai đều thông minh, tuấn tú, tài năng, giỏi giang, đều là các hoàng tử quyền thế. Cả hai cùng xuất gia cùng nhau, cùng là người thân cận bên Đức Phật, và ban đầu, đều tu hành được rất tốt. Nhưng một người nửa chừng không nghe theo lời dạy của Phật, cuối cùng đọa Địa ngục, c̣n một người vẫn kiên định nghe theo lời dạy của Phật, cuối cùng thành quả vị La Hán.

Các Phật tử bái lạy trước tượng Phật, xá lợi Phật cũng như vậy. Nếu họ có tâm kính ngưỡng, mỗi lần nh́n thấy tượng Phật, xá lợi Phật là giống như thấy Đức Phật, nảy sinh ḷng kính ngưỡng, tự nh́n vào cái tâm ḿnh xem, ḿnh đă thực hiện được theo lời Phật dạy hay chưa, c̣n những lỗi lầm, khuyết điểm nào, th́ hứa với Đức Phật sẽ tu sửa, hoàn thiện ḿnh. Người như vậy mới là đệ tử, Phật tử chân chính của Đức Phật, th́ mới có phước báo.

C̣n ngược lại, nếu có người đến bái Phật, xá lợi Phật, chỉ mong cầu sao cho thăng quan tiến chức, làm ăn phát đạt, tiền vào như nước, tiêu tai giải hạn, cưới được vợ đẹp, sinh được con trai… th́ đó không phải là những điều Đức Phật dạy các đệ tử, th́ làm sao có phước báo được? Nếu cầu những thứ lợi cho ḿnh, mà có thể thiệt hại cho người khác, th́ là việc xấu, tạo nghiệp, có khi c̣n bị quả báo xấu.

Trước khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Tôn giả A Nan hỏi: “Thế Tôn nhập Niết Bàn rồi th́ chúng đệ tử sẽ lấy ai làm thầy?”

Đức Phật nói: “Lấy giới luật làm thầy”.

Khi Đức Phật tại thế, ngài đặt ra các giới luật cho tăng đoàn, có các loại giới luật khác nhau cho các đối tượng khác nhau, như tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di, và các đệ tử tại gia, tức các Phật tử. Trong đó, yêu cầu thấp nhất là cho các Phật tử tại gia, là Ngũ giới: Không sát sinh; không trộm cắp; không tà dâm; không nói dối; không uống rượu.

Đức Phật phổ độ chúng sinh, Ngài đặt ra giới luật và giảng Pháp để mọi người đạt tiêu chuẩn của đệ tử, làm căn bản để tiếp thu Phật Pháp, thăng hoa lên các cảnh giới cao hơn, và cuối cùng là thoát khỏi luân hồi. Thực hiện được giới luật, th́ đó mới đích thực là đệ tử của Ngài. C̣n người mang danh đệ tử Phật, nhưng hoàn toàn phạm giới, hoàn toàn không để ư đến giới luật, th́ có khác chi người tự xưng là học sinh, nhưng hoàn toàn làm ngược lại lời thầy dạy bảo, th́ thực chất người đó chỉ là học sinh giả danh mà thôi.

Người ta vẫn thường nói "Phật tại tâm, tâm tức Phật", có nghĩa là mỗi người đều có Phật tính và ma tính. Người hướng thiện, luôn nh́n vào cái tâm của ḿnh, t́m lỗi của ḿnh, t́m những thói tật chưa tốt của ḿnh, để dần dần hoàn thiện, để ngày cảng hiển lộ Phật tính, th́ đó chính là tu, dẫu không tu Đạo th́ cũng ở trong Đạo. C̣n người chạy theo ham dục, buông thả cái tâm ḿnh, ṭng tâm sở dục, th́ đó chính là đang phóng túng ma tính, dẫu quy y, xuất gia, dẫu người ở trong Đạo, nhưng tâm lại xa rời Đạo. Tu hay không là tự tu sửa cái tâm ḿnh, chứ không phải là các h́nh thức và các nghi lễ, Phật tại tâm, thế nên có linh thiêng hay không cũng là cái tâm của mỗi người.

Trung Ḥa

Trở lại