Thành Lập Quân Chủng Không Gian: Một Nhu Cầu Cấp Thiết Cho Hoa Kỳ |
Lời
giới thiệu từ người
đọc: Trân
trọng giới thiệu đến Bạn Đọc
bài viết vô cùng quan trọng của Cựu
Trung Tướng Không Quân Hoa Kỳ Steven L. Kwast- Người
dịch: Tiến Sĩ Phan Quang Trọng. Đây
không chỉ là nhận định có giá
trị của một Quân Thuyết về Lực
Lượng Không Gian CẦN PHẢI CÓ ngay từ
hiện tại chứ không phải đợi
tới thời điểm 2049 – Năm Cộng
Hòa Nhân Dân Trung Quốc thành lập (1/10/1949)
– Hiện thực giấc Mộng Trung Hoa
trả hận mối nhục 100 quốc sỉ
(1839-1949). 2049 là thời điểm hoàn tất
Cuộc Đua Marathon 100 Năm của Trung Cộng
nhằm tranh quyền đứng đầu
thế giới do Giáo Sư Michael Pillsbury, chuyên gia
an ninh cao cấp trong chính quyền Hoa Kỳ từ
thời Tổng Thống Nixon, và Henry Kissinger viết nên
sau quá trình rút kinh nghiệm, dựa trên
nền tảng của các chủ trương cổ
truyền về thuật trị nước của
Trung Hoa từ trước đến thế
kỷ vừa qua. Sách 100 Năm Marathon cũng
giải thích tại sao Hoa Kỳ đă vô t́nh/hay cố
ý giúp “Giấc
mơ Trung Quốc”
trở thành hiện thực mà bài viết
của Trung Tướng Steven L. Kwast – Bản
dịch của Tiến Sĩ Phan Quang Trọng là
một xác chứng cụ thể – Nếu
Hoa Kỳ chậm chân trong cuộc đua thành lập
Lực Lượng Không Gian. Bài
nhận định cũng nêu lên mối nguy hại
có tính “truyền thống” – Khi giới
chức lãnh đạo quân đội,
chính quyền Mỹ tự ràng buộc
mình vào những hệ thống vũ
khí, mục tiêu chiến lược có
tính cục bộ, ngắn hạn: Dựa
trên ưu thế quyết định của Bộ
Binh qua thực hiện Chiến Lược
Domino áp dụng nơi Đông Nam Á (1950-1988); Thông
Cáo Chung Thượng Hải (1972) với những
Hiệp Ước Đình Chiến ký kết
tại Bàn Môn Điểm (tạm thời)
giải quyết Chiến Tranh Triều Tiên (1950-1953);
Genève (20/7/1954) giải quyết Chiến Tranh Đông
Dương lần thứ nhất (1946-1954);
Ba Lê (27/1/1973) chấn dứt Chiến Tranh Đông
Dương lần thứ hai (1960-1975).. Những
chính sách và hiệp ước đình
chiến đã cho Trung Cộng gần đủ
100 năm bình yên hồi phục, xây dựng
để trở nên là đối thủ số
một với dự tính qua mặt
Mỹ vào năm 2049! Tập
Cận Bình không phải ngẫu nhiên, vô cớ
nên có; cũng không phải chỉ từ 2012,
khi họ Tập lên cầm quyền với Trung
Quốc Mộng – Giấc Mộng Lớn
có sẵn có từ đời
Hán Vũ Đế, Tần Thủy Hoàng trước
Công Nguyên, được nối tiếp suốt
mấy ngàn năm để qua Thế Kỷ 20 với
Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình!
Chỉ khác, đến Thế Kỷ 21, Tập Cận
Bình được tiếp tay đắc lực
bởi những người Mỹ nơi
Hoa Thịnh Đốn! Cũng may cuối cùng
có Tổng Thống Hoa Kỳ đời thứ
45- Donald Trump. Kính
cầu Nước Mỹ/Quân Đội/Tổng
Thống/ Hoa Kỳ không THỂ THUA TRẬN CHIẾN
CUỐI CÙNG NẦY – Trận chiến nơi KHÔNG
GIAN. Ghi
chú: Những paragraph, đoạn văn
được in Bold/Italic là do người
đọc cố lưu ý đối với
bản thân- PNN Cali,
22/3/2020 *
Thành
Lập Quân Chủng Không Gian: Một Nhu Cầu Cấp
Thiết Cho Hoa Kỳ Phát
biểu của Steven L. Kwast - Cựu Trung Tướng Không
Quân Hoa Kỳ Người
dịch: Phan Quang Trọng Lời
Người Dịch: Trung
Tướng Kwast là người lính và học giả.
Ông có hàng ngàn giờ bay các chiến đấu cơ,
được đào tạo từ những trường
danh tiếng nhất Hoa Kỳ, kinh qua nhiều trận
mạc và nắm các chức vụ then chốt trong Không
Quân và chính phủ Hoa Kỳ. Người dịch
được may mắn cùng học Trường Air
War College với ông và phục vụ như một nhân
viên quản lư kỹ thuật Trung Tâm Huấn
Luyện Không Quân Hoa Kỳ dưới thời ông lănh
đạo. Ông là người đạo đức, tài
ba, có tấm ḷng, viễn kiến, và được
thuộc cấp yêu mến. Trong bối cảnh Trung
Cộng đang chạy đua với Hoa kỳ trong các
lănh vực và t́m cách rút ngắn cuộc đua
bằng cách đánh cắp công nghệ tiên tiến và
tham vọng bá chủ và xích hóa thế giới, chúng
ta thấy cái nh́n của Trung Tướng Kwast rất
quan trọng và cấp bách. Nếu quân đội và
chính quyền Hoa Kỳ không thực hiện những
nguyện vọng này của một vị tướng
hiểu biết và nhân đạo như Trung Tướng
Steve Kwast, viễn tượng một thế giới
bị thống trị bởi thế lực vô luân như
Trung Cộng sẽ không xa như tŕnh bày trong bài phát
biểu tại trường Đại Học Hillsdale,
Center for Constitutional Studies and Citizenship, Washington-DC, ngày 20
Tháng 11, 2019 vừa qua. Tháng
6 năm 2018, Tổng Thống Trump đă chỉ đạo
Bộ Quốc Pḥng “bắt đầu quá tŕnh
cần thiết để thành lập lực lượng
không gian là quân chủng thứ sáu của quân đội
Hoa Kỳ”. Lư do thành lập một lực lượng
không gian rất đơn giản: Không gian mang giá
trị chiến lược cao, là nơi tất cả
các cuộc tranh chấp trong tương lai sẽ
được định đoạt. Nếu không làm
chủ được không gian, quốc gia chúng ta
sẽ mất khả năng tự vệ. Kể
từ quyết định đó, các quan chức
thủ cựu dân sự và lănh đạo quân đội
trong Bộ Quốc Pḥng, ngay cả trong giới lănh
đạo Không Quân, đă chống lại chỉ
thị của Tổng Thống bằng mọi cách. Vào
tháng 12/2019, mặc dù Quốc Hội bỏ phiếu
đồng thuận việc thành lập Quân Chủng
Không Gian, họ gượng ép chấp thuận trong
khi áp đặt các hạn chế trên nó, chẳng
hạn như buộc Binh Chủng Không Gian chỉ xây
dựng từ các lực lượng hiện tại -
Điều nầy sẽ khiến nó trở nên vô
dụng trong bất kỳ cuộc xung đột nào
trong tương lai. Trọng
tâm của vấn đề là sự bất đồng
về nhiệm vụ của lực lượng
mới này. Bộ Quốc Pḥng h́nh dung nhiệm vụ
của Lực Lượng Không Gian là tiếp tục
tiếp quản và ứng dụng các vũ khí không
gian hiện tại đang hỗ trợ các cuộc
chiến trên mặt đất. Không quân, đặc
biệt, c̣n vướng trong tư duy thời đại
công nghiệp đă lỗi thời. Họ chỉ
thấy Lực Lượng Không Gian là cách sử
dụng sức mạnh trong khí quyển, không gian và môi
trường mạng toàn cầu, một cách
hiểu quá hạn chế về lănh vực
hoạt động của lực lượng không
gian không vượt ra ngoài không vực và quỹ
đạo của nhân loại hiện tại. Tương ứng nhau, Bộ Quốc Pḥng và
Quốc Hội (BQP & QH) cho rằng Không Quân phải
được giao trách nhiệm xây dựng Lực Lượng
Không Gian. Cho đến nay, Không Quân c̣n dự định
đưa ra kế hoạch cải thiện từng
phần Bộ Tư Lệnh Vệ Tinh hiện tại
và đổi tên nó thành Lực Lượng Không Gian.
(Tại sao ư định này của BQP & QH mang
nhiều khuyết điểm - Người dịch thêm
cho rơ nghĩa). Không quân không có kế hoạch tăng
tốc nền kinh tế không gian mới với
việc xử dụng công nghệ kép. Đồng
thời, không có kế hoạch bảo vệ
Nguyệt Cầu hoặc hành lang du hành trong không gian
đến và đi từ các địa điểm
quan yếu – Nơi cung cấp nguồn nguyên liệu
thô trị giá hàng ngh́n tỷ đô-la chỉ cách trái
đất vài ngày bay, và ngay cả các khu vực có tính
chiến lược cao khác. Không Quân cũng không có
kế hoạch đưa người vào không gian
để xây dựng và bảo vệ các công tŕnh sáng
tạo trước những thách thức do môi trường
hiện tại đặt ra và cuối cùng không phát
triển phương tiện để giải cứu
những công dân Hoa Kỳ có thể bị kẹt
hoặc lạc trong không gian. Nói tóm lại, Không Quân không có kế hoạch xây
dựng một Lực Lượng Không Gian chúng ta
thật sự cần (là thiết lập một
Lực Lượng Không Gian thật sự độc
lập – Người dịch thêm cho rơ nghĩa).
Trong t́nh trạng thiếu tầm nh́n xa, Không Quân không
h́nh dung được các lănh địa hoặc thành
phố trong không gian phải được kiểm soát
và bảo vệ. Nó cũng không h́nh dung các công dân
Hoa Kỳ sẽ có mặt trong không gian với
những quyền cần được bảo vệ
- mặc dù thực tế là trong những năm
tới, số công dân không gian này sẽ tăng theo
cấp số nhân. Tầm
nh́n thiếu viễn kiến này là bản chất
tự nhiên của con người và thói quen thường
có trong mọi tổ chức: Con người
trong các cơ sở quan liêu có xu hướng tiếp
tục phát triển những ǵ họ đă xây
dựng thành công và giữ ǵn những ǵ họ đă
từng bảo vệ trong quá khứ. Chúng
ta đă chứng kiến tầm nh́n thiển cận tương
tự trong quá khứ. Vào những năm 1920, phi cơ
và chiến xa được quân đội chế
tạo. Ngay cả những nhà lănh đạo quân
sự được kính trọng nhất lúc bấy
giờ, như Tướng John J. Pershing và Douglas
MacArthur đă phản đối sự phát triển
độc lập của phi cơ và chiến xa, v́
theo họ đây là những phương tiện
phụ thuộc vào Bộ Binh. Bộ Binh luôn là ch́a khóa
thành công của quân đội, và danh tiếng
của các tướng quân được xây trên
thực tế đó. Đối với họ,
những bước đi chậm và thận trọng
là đúng, và những suy tư cách mạng đồng
nghĩa với liều lĩnh. Những vị tướng
này đă bảo vệ nguyên trạng (status quo)
thậm chí đến mức đưa cả tướng
Billy Mitchell ra ṭa án quân đội, người có
đủ can đảm để nói phi cơ
sẽ thay đổi tính cách của chiến tranh và
cần được phát triển một cách độc
lập để đạt được tiềm năng
đầy đủ của nó. Kiểu
suy nghĩ bảo vệ nguyên trạng này vào những
năm 1920 đă dẫn đến những hy sinh nhân
mạng không cần thiết trong Thế Chiến II. Các
phi công Mỹ tử nạn trong chiến trường
Châu Âu nhiều hơn số hy sinh của Thủy
Quân Lục Chiến trong toàn bộ cuộc chiến. Và
vô số các binh sĩ Mỹ chết trong các chiến
xa Sherman của Hoa Kỳ, v́ đạn pháo của
họ không xuyên thủng chiến xa Panzer và Tiger
của Đức. Cuối cùng bộ binh phải
bị đẩy lên phía trước mặt trận
để giúp chiến xa Sherman đến gần phía
sau xe tăng người Đức - Tầm bắn duy
nhất mà chúng có thể đạt hiệu quả.
Đến lẽ nhiều chiến binh Hoa Kỳ đă
sống sót trở về và cuộc chiến đă
ngắn hơn nếu các tướng lĩnh Mỹ có
cái nh́n cách mạng hơn với chiến xa và phi cơ
ngay từ đầu thế chiến. Mặt
khác, hăy xem lại lư do chính giúp chúng ta giành chiến
thắng trong Thế Chiến II là đă chọn cách
tiếp cận cách mạng – chứ không
chậm và thận trọng – khi quyết định
phát triển vũ khí hạt nhân với Dự Án
Manhattan. Tương tự như ngày nay, thay v́ mù quáng
theo chân các quan chức và tướng lĩnh trong
Bộ Quốc Pḥng, chúng ta cần một dự án
kiểu Manhattan để phát triển Lực Lượng
Không Gian cần thiết sẵn sàng đáp ứng
được những thách thức quân sự trong tương
lai. Đối thủ lớn nhất của
Mỹ đang t́m cách đạt thế thượng
phong trong không gian là Trung Cộng, họ đă tham gia đầy đủ vào
việc xây dựng các khả năng không gian hiệu
quả. Hoa Kỳ th́ không, và trừ khi sớm thay
đổi, Trung Cộng sẽ thống
trị kinh tế và lănh địa của không gian. Không
Quân của chúng ta hôm nay có thể so sánh như
chiếc xe đua đă chiến thắng mọi
cuộc đua trong 70 năm qua với vận tốc
trung b́nh 100 dặm một giờ. Chúng ta vẫn đang
dẫn đầu, nhưng xe đua Trung Cộng đang
tăng tốc với trung b́nh 150 dặm một
giờ. Người Trung Cộng sẽ nhanh chóng vượt
qua chúng ta nếu chúng ta không làm ǵ khác - và
khi họ vượt mặt chúng ta, họ sẽ
lập các rào cản để việc bắt kịp
trở nên khó khăn nếu không muốn nói là không
thể thực hiện. Ngày
nay, trong khi Mỹ đang xây dựng các “ngọn
hải đăng” và trạm thăm ḍ có
thể nh́n và nghe những ǵ đang xảy ra trong không
gian, th́ Trung Cộng đang chế tạo tàu chiến
và tàu khu trục có thể di chuyển nhanh và tấn
công vũ băo – Như một lực lượng Hải
Quân Trong Không Gian. Trung Cộng đang
chiến thắng cuộc đua vũ trụ không
phải v́ họ chế được các thiết
bị tốt hơn, mà nhờ họ có một
chiến lược vượt trội. Trung Cộng cũng
không úp mở về kế hoạch trở thành cường
quốc thống trị không gian vào năm 2049,đánh
dấu 100 năm cuộc Cách Mạng Vô Sản và thành
lập nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa dưới
sự lănh đạo của Mao Trạch Đông. Nếu
Trung Cộng tiếp tục lộ tŕnh hiện
tại, họ sẽ triển khai công nghệ đẩy
hạt nhân và các trạm thu năng lượng
mặt trời trong không gian trong ṿng mười năm
tới. Điều
này sẽ giúp họ khả năng đem năng lượng
sạch tới bất kỳ nơi nào trên Trái đất
- và có khả năng vô hiệu hóa bất
kỳ chỗ nào trong mạng lưới điện
Hoa Kỳ và gây tê liệt quân đội của chúng
ta ở bất cứ đâu trên hành tinh này. Nước
Mỹ hiện chưa chế tạo một công cụ
nào có thể đánh bại một chiến lược
như vậy, thực tế là chúng ta chỉ đang
chi hàng tỷ đô la cho các thiết bị quân
sự tinh tế nhưng vẫn trong tư duy
của Thế Kỷ 20. Trong
hai thế kỷ qua, chúng ta đă mục kích kỹ
thuật giúp kinh tế thịnh vượng và sự
thịnh vượng kinh tế là điều thiết
yếu để duy tŕ an ninh quốc gia. Kế
hoạch của Trung Cộng là sẽ thu lợi
nhuận từ thị trường vũ trụ
trị giá hàng ngh́n tỷ đô la đồng
thời giành được sự thống trị toàn
cầu. Chúng ta có khả năng bẻ gẫy và vượt
mặt kế hoạch đó của Trung Cộng, nhưng
chỉ khi chúng ta bắt đầu xây dựng Lực
Lượng Không Gian sớm và đúng kế
hoạch. Để làm được điều này,
trước tiên chúng ta phải hiểu mục tiêu
chiến lược của Trung Cộng, đó
là thống trị các lĩnh vực tăng trưởng
kinh tế mà theo lịch sử là ch́a khóa cho sức
mạnh trên mức độ toàn cầu là giao thông,
năng lượng, thông tin và sản xuất. Không gian nắm bắt được các cơ
hội kinh tế độc đáo v́ công nghệ vũ
trụ hoạt động dựa trên các nguyên
tắc mạng. Một mạng có thể cung cấp năng
lượng, thông tin hoặc hàng hóa từ một nút
đến nhiều nút với mức tăng chi phí cho
mỗi người tiêu dùng, so với hệ thống
tuyến tính (linear) là mô h́nh cho hầu hết các
nền kinh tế trên thế giới hiện tại. Để
hiểu mô h́nh mạng hăy so sánh chi phí gửi 100
điện thư với chi phí gửi 100 phong thư
theo bưu điện. Một cơ sở
hạ tầng không gian, về bản chất, là
một hệ thống mạng - và các loại hệ
thống này sẽ biến thành lợi thế kinh
tế. Quốc gia đầu tiên xây dựng được
cơ sở hạ tầng như vậy sẽ
thống trị nền kinh tế toàn cầu của
thế kỷ 21 và c̣n đi xa hơn nữa.
(Getty
Images) Trung
Cộng đang phát triển các loại công nghệ
cần thiết để làm được những
lợi thế trên như tên lửa và máy bay siêu
thanh, viễn thông 5G, trí tuệ nhân tạo, in ba
chiều (3D), điện toán lượng tử và
kỹ thuật máy thay người (robotics). Tháng
giêng năm ngoái (2018), Trung Cộng đă hạ cánh tàu
vũ trụ Chang'e 4 ở phía sau của mặt trăng.
Một thành công đă cung cấp kiến thức có
giá trị về các ứng dụng thương
mại và quân sự. Đă có lúc loại không vụ
này không vượt quá khả năng của Hoa
Kỳ, nhưng ngày nay thành công đó đă vượt
qua chúng ta và cho thấy Hoa kỳ đă thiếu sót
quyết tâm chinh phục không gian. Trung Cộng vẫn
chưa đạt được khả năng phóng tàu
vũ trụ có người lái, nhưng đây cũng
là khả năng mà chúng ta không c̣n sở hữu - Hoa
Kỳ dựa vào kỹ thuật tên lửa của Nga
để đưa người và tiếp tế cho các
trạm vũ trụ quốc tế. Mục
tiêu của Trung Cộng là đoạt được
khả năng làm tê liệt các hệ thống máy tính
và lưới điện của Mỹ vào bất
cứ lúc nào hoặc nơi đâu họ chọn,
bằng cách sử dụng năng lượng trực
tiếp và công nghệ 5G từ không gian. Không
gian là vùng đất chiến lược cao mà từ
đó Trung Cộng sẽ giành quyền kiểm soát
truyền thông, doanh nghiệp, đất đai, nợ
và thị trường của chúng ta. Mặc dù các công
ty Mỹ đang làm việc trên các công nghệ
mới này, nhưng họ đang làm trong các tổ
chức riêng lẻ. Sức mạnh thực sự
nằm ở ư thức biết kết hợp các công
nghệ này lại với nhau và ứng dụng trong không
gian để đạt được lợi thế
kinh tế vượt trội. Nếu
chúng ta chọn cạnh tranh với Trung Cộng trong không
gian, chúng ta có lợi thế hơn về mặt văn
hóa. Chúng ta biết sáng tạo và đổi mới hơn,
bởi v́ chúng ta là một xă hội mở và một
thị trường tự do. Nhưng chúng ta phải có
khát vọng này và hành động sớm. Với
tầm nh́n và chiến lược đúng đắn
cho không gian, Hoa Kỳ có thể phát triển các phương
tiện để thực hiện các điểm sau: Cung
cấp năng lượng không giới hạn,
sạch, và ít phí tổn cho mọi người trên hành
tinh mà không cần đường dây hoặc các nhà
máy tiếp điện trên mặt đất. Cung
cấp nước sạch cho mọi người mà không
cần tầng chứa nước ngầm hoặc ngay
cả đường ống. Xây
dựng một mạng internet ít tốn kém được
thiết kế để mọi người có
thể kết nối, chia sẻ và học hỏi,
bảo vệ tư liệu cá nhân và bảo toàn
dữ liệu. Bảo
Vệ Trái Đất chống lại các thiên thể
nhỏ rớt nhanh vào chúng ta như tai nạn xẩy
ra cho Nga năm 2013. Phát
triển khả năng pḥng ngự khiến các
hỏa tiễn xuyên lục địa và vũ khí
hạt nhân trở thành những di vật vô dụng
của quá khứ. Cách
mạng hóa sản xuất bằng cách mua và triển
khai các nguồn lực từ không gian và trong không
gian. Tạo
một nơi trú pḥng trong không gian nơi chúng ta có
thể bảo vệ và bảo quản con người,
hạt giống và các dược phẩm, để
nhân loại có thể phục hồi sau những đại
nạn bất ngờ như sự lây nhiễm,
bệnh tật hoặc thảm họa thiên nhiên. Thiết
kế khả năng pḥng thủ để bảo
vệ nền kinh tế, người dân, chủ
quyền và giúp các đồng minh của chúng ta
tự vệ thay v́ phải hy sinh mạng sống
của công dân Hoa Kỳ. Giảm
tổn thất về tính mạng và tài sản do thiên
tai bằng cách triệt tiêu được các trung tâm
băo và phễu lốc xoáy với năng lượng
từ không gian. Một
số điều trên nghe có vẻ giống như khoa
học viễn tưởng, nhưng các công nghệ
để đạt được những mục tiêu
này hiện đă có nếu chúng ta tập trung
được ư chí để hành động. Các nhà
tư tưởng nguyên trạng (status quo thinkers) trong
Bộ Quốc Pḥng sẽ cho những mục tiêu này
viển vông và không phù hợp. Nhưng hăy nhớ
tờ Thời Báo Nữu Ước, dựa trên ư
kiến của các nhà khoa học và kỹ sư hàng
đầu đương thời, đă dự đoán
phải mất từ “một đến mười
triệu năm” con người mới làm
được máy bay - một dự đoán được
đưa ra chưa đầy ba tháng trước khi
anh em nhà Wright làm nên lịch sử này tại Kitty
Hawk. Các kỹ sư tại vô số công ty tư nhân
bên ngoài các tổ hợp công nghiệp quân sự
sẽ bảo đảm với bạn chúng ta sẽ
đạt được những mục tiêu này, và
c̣n sớm hơn nữa. Đối với nhóm người
nói rằng nó không thể chấp nhận được,
hăy nh́n vào ngành công nghiệp xe hơi, hàng không vũ
trụ và công nghệ, tất cả các khả năng
của họ được xây dựng từ lợi
nhuận kiếm được ở các thị trường
tôn trọng giá trị hữu ích của chúng. Điều
này sẽ giống như thị trường không gian
trong tương lai.
(Getty Images) Tại
sao ư tưởng này quá cấp bách? Bởi v́
quốc gia đi tiên phong trong không gian sẽ chiếm
ưu thế. Không gian sẽ là thị trường
trị giá hàng ngh́n tỷ đô la, sẽ mang lại
lợi ích bất tương xứng cho quốc gia
đầu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng
không gian sinh động và xác định các nguyên
tắc và luật lệ của thị trường này. Nếu
Mỹ là người tiên phong, các nguyên tắc
tốt đẹp của Hoa Kỳ như nhà nước
pháp quyền và tinh thần bảo vệ tự do cho
nhân loại sẽ ở vị trí để thủ
thắng. Nếu Trung Cộng làm chủ không
gian đầu tiên, thị trường đó sẽ
khác đi rất nhiều. Người
Mỹ không được phép cho ḿnh bị ru ngủ
trong cảm giác an toàn giả tạo bằng lối
trấn an từ tổ hợp công nghiệp quân
sự rằng chúng ta có quân đội tốt
nhất thế giới, với những thiết
bị tốt nhất từng được chế
tạo. Hiện tại điều này c̣n chính xác, nhưng
một chiến lược ưu việt trong không gian
sẽ khiến những thiết bị tốt nhất
của chúng ta trở nên lỗi thời trong tức
khắc. Để
phát triển một Binh Chủng Không Gian thích hợp
và chiếm ưu thế, Tổng Thống và
Quốc hội phải giao cho Binh Chủng Không Gian
nhiệm vụ bảo vệ thương mại trong
không gian và xác định “không gian” là khoảng cách
giữa Trái Đất và Mặt Trăng. “Khu vực
trách nhiệm” phải có trong Kế Hoạch Chỉ
Huy Thống Nhất (Unified Command Plan). Quốc
hội phải để Quân Chủng Không Gian độc
lập hoàn toàn khỏi Không Quân Hoa Kỳ để
các quỹ dành cho các chương tŕnh không gian không
bị chuyển hướng về phục vụ Không
Quân – nơi Lực Lượng Không Gian chỉ
được phát động như một chức năng
hỗ trợ đơn thuần cho sức mạnh không
lực. Tổng
Thống nên ban hành một mệnh lệnh hành pháp
bảo vệ các ngành kỹ thuật vũ trụ tránh
các hoạt động ăn cắp công nghệ
của Trung Cộng. Tổng
thống nên thúc đẩy các chính sách và chiến lược
để đẩy mạnh tối đa đóng góp
của khu vực tư nhân, như chỉ đạo Cơ
Quan Phát Triển Không Gian hợp tác với các công ty
tư nhân để phát triển các kỹ thuật không
gian mới. Nếu
tiến tŕnh phát triển Quân Chủng Không Gian
tiếp tục diễn ra theo kế hoạch hiện
tại, Hoa Kỳ sẽ thua cuộc đua vũ
trụ chiến lược với Trung Cộng. Điều này không được phép xảy
ra. Các nhà lănh đạo đất nước do chúng
ta bầu lên phải hành động ngay bây giờ. Hết.
|