Những lần Pháp nạn dẫn đến sự diệt vong của Phật giáo ở Ấn Độ cổ đại

Tường Ḥa

 

Cuối thế kỷ thứ 12, Phật giáo đă hoàn toàn tuyệt tích ở Ấn Độ  

Cái gọi là Pháp nạn trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ chính là các lực lượng thế tục bên ngoài tiến hành phá hoại quy mô lớn đối với chùa, giáo đồ và các hoạt động tôn giáo, tạo thành chướng ngại khiến Phật giáo không thể tiếp tục phát triển, thậm chí diệt vong...

Trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo bộ phái, Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Mật thừa... đều đă từng trải qua thời kỳ cực thịnh rực rỡ. Nhưng "vật cực tất phản", sau khi Phật giáo cực thịnh rồi, th́ thường xuất hiện các triều đại đế vương tà ác phỉ báng, diệt Pháp, hoặc rất nhiều ngoại đạo tấn công khiến cho Phật giáo suy vong. Trong đó, Pháp nạn quy mô lớn gồm có các sự kiện như: vua Bổ Sa Mật Đa La diệt Phật, Pháp nạn Đế quốc Quư Sương (Kushan), Pháp nạn Đế quốc Cấp Đa (Gupta), Pháp nạn Vương triều Giới Nhật (Harsha), và Pháp nạn Đế quốc Ba La (pala). Bốn Pháp nạn đầu đă phá hoại Phật giáo cực lớn, c̣n Pháp nạn cuối đă khiến Phật giáo dần suy bại và biến mất ở Ấn Độ.

Vua Bổ Sa Mật Đa La diệt Phật

Vương triều Khổng Tước (Maurya) truyền 3 đời đến vua A Dục (Asoka). Ba quốc vương đời trước đều tôn sùng Phật giáo, quốc lực càng ngày càng cường thịnh, đến thời vua A Dục đạt đến cực thịnh, Ấn Độ bắt đầu xuất hiện cục diện nhất thống. Khi vua A Dục tại vị, ông cực kỳ tín Phật, cả đời đă xây dựng 8 vạn 4 ngh́n ṭa tháp Xá Lợi Phật. Ngoài ra, vua A Dục c̣n xây dựng rất nhiều tịnh xá, cúng dường tăng nhân, bố thí rộng răi với số lượng tiền của nhiều không kể xiết. Phật giáo cũng v́ thế mà hưng thịnh đến cực điểm.

Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách tích cực, th́ sự hậu đăi quá mức của đế vương A Dục đối với các tín đồ Phật giáo đương thời cũng đă dẫn đến những hậu quả ngoài mong muốn: V́ Phật giáo sinh sống quá giàu có nên một bộ phận tăng lữ đă hủ hóa, sa đọa. Ngoài ra, rất nhiều người ngoại đạo v́ tham lợi cúng dường nên đă gia nhập, hoặc giả lẫn vào tăng đoàn chùa Kê Viên do vua xây dựng, khiến cho sự ḥa hợp của tăng đoàn bị phá hoại, điều này khiến cục diện Phật giáo tại Ấn Độ cổ bất ḥa kéo dài đến 9 năm, và một số tăng nhân không c̣n giữ được giới luật nữa. Quốc gia cũng v́ nhiều năm xây dựng chùa tháp, cúng dường, làm Phật sự khiến quốc khố trống rỗng. Đến những năm cuối đời vua A Dục, chế độ cúng dường cho mỗi tăng nhân chỉ c̣n nửa quả me rừng (amalaka). 

V́ Phật giáo sinh sống quá giàu có nên một bộ phận tăng lữ đă hủ hóa, sa đọa.

V́ Phật giáo sinh sống quá giàu có nên một bộ phận tăng lữ đă hủ hóa, sa đọa.

Những người ngoại đạo thấy quốc vương trước đây thường bố thí lớn cho Phật giáo - sau này th́ không c̣n được ưu đăi như trước nữa, nên ghen ghét tật đố, phẫn uất vô cùng, thế là họ thừa cơ mượn âm mưu chính trị để công kích, đàn áp Phật giáo.

Sau khi vua A Dục băng hà, t́nh thế quốc gia thay đổi đột biến. Quân vương kế vị ông là người bất tài, thù Phật, coi trọng Kỳ Na giáo (Jainism), quốc lực dần suy yếu. Đến thời vua Đa Xa, đại tướng Bổ Sa Mật Đa La giết vua rồi tự xưng vương, lấy Bà La Môn làm quốc giáo, coi trọng nghi lễ tế ngựa (Aśvamedha) - một nghi lễ bị nghiêm cấm thời vua A Dục. Kinh "Xá Lợi Phất vấn kinh" có ghi chép rằng, vua Bổ Sa Mật Đa La mong muốn có thể được lưu danh giống như vua A Dục, thế nên ông ta nghe lời xúi giục của một số nịnh thần là làm ngược lại: hủy tháp diệt Pháp, tàn sát tứ chúng đệ tử Phật giáo. Đối với Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Sa di, Da di ni, bất kể già trẻ đều bị sát hại tập thể, máu chảy thành sông. Số chùa viện bị phá hủy lên đến trên 800 ngôi. Những tín đồ tại gia cũng bị cầm tù và phạt đánh roi. Đương thời có 500 La Hán lên núi Nam Sơn nên may mắn thoát nạn. 

Quyển 250, sách "Đại t́ bà sa luận" (Mahāvibhāṣā Śāstra) có chép rằng: "Xưa có một vua Bà La Môn, tên là Bổ Sa Hữu, rất căm ghét Phật Pháp, đốt kinh điển, phá tháp Phật, phá hoại tăng đoàn, sát hại các Tỳ kheo, riêng ở biên giới nước Ca Thấp Di La (Kaśmīra) đă phá hoại 500 tăng đoàn chưa kể những nơi khác". Đây chính là nói về sự kiện một lần vua Bổ Sa Mật Đa La đi chinh phạt ở biên giới Ca Thấp Di La đă tiến hành các hành động bài xích, diệt Phật.

vua Bà La Môn, tên là Bổ Sa Hữu, rất căm ghét Phật Pháp, đốt kinh điển, phá tháp Phật, phá hoại tăng đoàn

Vua Bà La Môn, tên là Bổ Sa Hữu, rất căm ghét Phật Pháp, đốt kinh điển, phá tháp Phật, phá hoại tăng đoàn. 

Pháp nạn Đế quốc Quư Sương 

Theo sử sách nước Ca Thập Di La là "Rajatangini" có ghi chép rằng, hai vị vua trước thời vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishka) Đế quốc Quư Sương (Kushan) cũng bảo hộ Phật giáo, xây dựng rất nhiều tăng viện và lăng mộ các bậc Thánh giả của Phật giáo. Đến thời Ca Nị Sắc Ca làm vua nước Ca Thập Di La th́ càng dốc sức bảo hộ Phật giáo, tác thành lần kết tập kinh điển lần thứ tư, khiến Phật Pháp được hoằng dương rộng răi, truyền đến các dân tộc đương thời.

Thế lực Phật giáo hưng thịnh, v́ vậy đă tạo sức ép đối với tín ngưỡng của Bà La Môn giáo thờ Thần Shiva, dẫn đến sự phản đối của tộc Naga, họ tàn sát các tín đồ Phật giáo, thậm chí đến vua Ca Ni Sắc Ca phải ẩn trốn lánh nạn một thời gian. Lúc đó lại có Candradeva của Bà La Môn giáo là kẻ dẫn đầu trấn áp Phật giáo. Đến thời vua Chiên Na Đà (Connanda) đệ tam th́ cuộc đàn áp đối với tín đồ Phật giáo mới có dấu hiệu chấm dứt. 

Quyển 3, sách "Tây Vực kư" có viết: "Sau khi vua Ca Nị Sắc Ca chết, Khất Lợi Đa tự xưng vương, xua đuổi tăng đồ, hủy hoại Phật Pháp". Sau này đến khi vua Khất Lợi Đa bị giết chết th́ Phật giáo được phục hưng.

Sau này đến khi vua Khất Lợi Đa bị giết chết th́ Phật giáo được phục hưng.

Sau này đến khi vua Khất Lợi Đa bị giết chết th́ Phật giáo được phục hưng. 

Hai bộ sách ghi chép đại thể tương đồng, do đó có thể xác định rằng thời vua Ca Nị Sắc Ca thực sự có vua của Bà La Môn phá hoại Phật giáo.

Pháp nạn Đế quốc Cấp Đa 

Từ thời vua A Dục trở đi, do Phật giáo phát triển nên tín ngưỡng truyền thống là Bà La Môn giáo lúc này chỉ thâm nhập được vào tầng thấp trong xă hội. Đến thời Đế quốc Cấp Đa (Gupta), Bà La Môn giáo đă trải qua chỉnh lư, sửa đổi, đồng thời kết hợp với sự sùng bái Thần Shiva và Vishnu trong tín ngưỡng dân gian đă trở thành một tôn giáo mới hưng thịnh lấy tên: Ấn Độ giáo. C̣n tiểu thừa Phật giáo đương thời đang dần dần ngày một học thuật hóa, các phái khác nhau trong Phật giáo không ngừng tranh chấp giáo nghĩa, cao thấp, tốt xấu, ngày một rời xa tín ngưỡng thông tục và đời sống người dân. Tín ngưỡng của các vua vương triều Cấp Đa đa phần trên cơ sở Bà La Môn giáo nên rất lạnh nhạt đối với Phật giáo.

Đương thời tộc người Bạch Hung Nô ở phía Bắc có vua Ma Hề La Củ La (Mihirakula) của vương triều Kư Du Cấp Đa nhiều lần dẫn quân đến xâm phạm. Ông ta thù hận Phật giáo một cách cực đoan, dốc sức hủy diệt Phật Pháp, quân ông ta đi đến đâu th́ Phật giáo ở đó bị suy bại. Một lần ông ta thua trận chạy về phương Bắc, cả vùng Ca Thấp Di La có 1600 chùa tháp bị hủy hoại. Trong "Phó Pháp Tạng truyện" có chép câu chuyện Tỳ kheo Sư tử đương thời đang làm Phật sự ở Ca Thấp Di La th́ bị Di La Quật sát hại, Pháp thống v́ vậy bị tuyệt diệt. Di La Quật chính là tên dịch khác của Ma Hề La Củ La, cũng có sách dịch là Mật Hi Ha La. V́ vậy sử gia thường gọi chung tên vị vua này với vua Bổ Sa Mật Đa La của vương triều Huân Ca.

Một lần ông ta thua trận chạy về phương Bắc, cả vùng Ca Thấp Di La có 1600 chùa tháp bị hủy hoại.

Một lần ông ta thua trận chạy về phương Bắc, cả vùng Ca Thấp Di La có 1600 chùa tháp bị hủy hoại.

Pháp nạn Vương triều Giới Nhậ

Khi phụ thân của vua Giới Nhật (Harsha) là vua Yết La Phạt Đàn Na tại vị, nước Kim Nhĩ (Gāuṛ Rājya) phía Đông Ấn Độ ngày một cường thịnh, quốc vương là Thiết Thưởng Ca xâm chiếm sang phía Tây, hễ đến nơi nào liền hủy hoại Phật Pháp, phá chùa chôn tăng, đồng thời chặt cây Bồ đề (Bodh Gaya), nơi Phật Thích Ca thành Đạo. Các chùa viện Phật giáo ở Câu Thi Na (Kushinagar), nơi Phật Đà nhập Niết bàn, cũng bị đốt phá, tăng chúng bị sát hại. Sư phụ của Huyền Trang là Giới Hiền Luận sư tương truyền là người duy nhất chạy thoát trong số những tăng nhân bị chôn.

Vua Giới Nhật vốn là tín đồ Ấn Độ giáo, sau được Huyền Trang và Đại đức tiểu thừa Phật giáo là Điệt Ca Mật Đa (pakarmitra) cảm hóa nên sùng tín Phật giáo. Vua Giới Nhật cầu khấn Bồ Tát Quán Âm, chỉ một trận là chiến thắng vua Thiết Thưởng Ca. 

Pháp nạn đương thời rộng khắp hai bờ sông Hằng khiến Pháp vận bỗng chốc suy bại. Nếu không có sự kiện vua Giới Nhật quy y Phật giáo th́ huệ mệnh Phật giáo đă đứt đoạn từ đó rồi.

Sau thời vua Giới Nhật, Bà La Môn giáo xuất hiện 2 học giả kiệt xuất, một người là Cưu Ma Lợi Bà Đa phái Di Mạn Sa; một người là Tăng Yết La Xà Lợi Da phái Phệ Đàn Đa. Hai người đă khôi phục lại vị trí cao ban đầu của kinh điển Vệ Đà và tấn công tàn nhẫn đối với Phật giáo. Cưu Ma Lợi Bà Đa vân du toàn cơi Ấn Độ, với tài hùng biện không gặp trở ngại, hoằng dương học thuyết của ông, công phá Phật giáo. Trong các đệ tử Phật giáo không có một người nào có thể biện luận thắng ông ta được. Việc giảng học Phật Pháp ở chùa Na Lạn Đà (Nālandā) xưa nay đều công khai, đến lúc này v́ không đủ sức hàng phục ngoại đạo nên đành phải thay đổi thành giảng thụ trong nhà. 

Tăng Yết La Xà Lợi Da do có nhiều cống hiến về triết học tôn giáo, học thuyết của ông ta được giới sử học Ấn Độ ca ngợi là kết tinh của tư tưởng nhân loại. Để hoằng dương giáo nghĩa, ông ta đă xây dựng 4 trung tâm truyền đạo ở 4 miền Đông, Nam, Tây và Bắc Ấn Độ. Điều này có nghĩa là về mặt tinh thần, ông ta đă thống trị toàn Ấn Độ. Khi ông ta đến vùng Phan Ca La, liền t́m tín đồ Phật giáo để biện luận, nhưng không một người nào trong Phật giáo có thể thắng nổi ông ta, thế là 25 Đạo tràng bị phá hủy, 500 Tỳ kheo bị ép phải chuyển đổi sang tín ngưỡng khác. Ông ta sang miền Đông đến vùng Âu Đề Tỳ Xá, t́nh h́nh cũng lại diễn biến tương tự.

Khi ông ta đến vùng Phan Ca La th́ có 25 Đạo tràng bị phá hủy, 500 Tỳ kheo bị ép phải chuyển đổi sang tín ngưỡng khác.

Khi ông ta đến vùng Phan Ca La th́ có 25 Đạo tràng bị phá hủy, 500 Tỳ kheo bị ép phải chuyển đổi sang tín ngưỡng khác.

Sự tiêu vong của Phật giáo thời kỳ vương triều Ba La

Phật giáo sau thời vua Giới Nhật đă đi vào suy bại, nhưng do có sự bảo hộ của vương triều Ba La nên Phật giáo ở miền Đông Ấn Độ đă b́nh an 500 năm. Nhưng Phật giáo thời kỳ cuối tại nơi này do lư luận càng ngày càng có xu hướng nhỏ mọn và huyền hoặc, chỉ có thiểu số người t́m hiểu, thực hành th́ lại mê tín dâm ô, xấu xa hủ bại. Trong 500 năm đó, Mật giáo đại thừa dần dần thịnh hành, kết quả là Phật giáo đă đón nhận ngoại đạo ở Ấn Độ, hợp với ngoại đạo thành một tôn giáo khác gọi là Ấn Độ giáo. V́ vậy Phật giáo đă đi đến suy vong.

Đến đầu thế kỷ thứ 11, vua Afghanistan là Ma Ha Mạt (Muhammad) dẫn quân xâm lược Ấn Độ, Hồi giáo dần dần xâm nhập vào nội địa Ấn Độ. Tương truyền có tổng cộng 11 lần xâm nhập, mỗi lần xâm nhập th́ tất cả chùa viện của các tôn giáo khác đều bị đốt hết. Đến cuối thời kỳ vương triều Ba La và thời vương triều Tư Na, quân đội Hồi giáo càng xâm nhập sâu hơn, cuối cùng đă quét sạch cứ điểm cuối cùng của Phật giáo - một góc Đông Ấn Độ. Các đại sư Mật giáo phân tán, đa phần đi qua Kashmir vào Tây Tạng lánh nạn, một phần chạy đến vùng Nepal. Chùa Na Lạn Đà duy nhất c̣n lại cũng chỉ c̣n hơn 70 tăng nhân. Sau đó không lâu, vương thất chuyển tín ngưỡng sang Hồi giáo, những giáo đồ Phật giáo chưa trốn chạy th́ hoặc chuyển sang Hồi giáo, hoặc chuyển sang Ấn Độ giáo. Cuối thế kỷ thứ 12, Phật giáo đă hoàn toàn tuyệt tích ở Ấn Độ.

Tường Ḥa

Trở lại