PHẬT GIÁO và VĂN HÓA VIỆT NAM   

Thiện Ư

PHẬT GIÁO và VĂN HÓA VIỆT NAM   

22.1. Sự h́nh thành và nội dung cơ bản của Phật giáo.             

22.1.1.  Sự H́nh Thành

Đạo Phật h́nh thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ V trước công nguyên; người sáng lập là thái tử Sidharta (Tất-đạt-đa), họ là Gotama (Cô-đàm), con vua Tịnh Phạn[1] và hoàng hậu Ma-gia.  Ông sinh ra khoảng năm 563 trước công nguyên, vào lúc ở Ấn Độ đang tồn tại nhiều trường phái tư tưởng và tôn giáo.  Theo kinh Phật th́ lúc đó có tới 62-63 trường phái triết học, c̣n trong tôn giáo th́ giữ địa vị thống trị là đạo Bàlamôn (Brahmanisme) xây dựng trên nền tảng kinh Vệ-Đà (tiếng Sanscrit th́ Vệ-Đà = tri thức).  Trong bối cảnh đó, xă hội Ấn Độ phân chia một cách sâu sắc thành 4 đẳng cấp cơ bản. 

Bốn đẳng cấp đó là:

1.      Tu sĩ Bàlamôn (Brahmans) là những người da trắng ḍng Aryen chịu trách nhiệm về tôn giáo và những vấn đề tinh thần cao cả trong xă hội; theo kinh Vệ-Đà th́ đẳng cấp này vốn từ miệng thần Phạm thiên mà sinh ra.

2.      Vương tướng (Kshatriyas) là những người bảo vệ công Lư (các vương quốc đều thuộc đẳng cấp này). 

3.      Thực nghiệp (Vaishyas) là những người có sứ mạng quản trị và làm tăng nguồn của cải, bao gồm thương gia, nông gia, chủ ngân hàng. 

4.      Người lao động (Shudras) là những người trực tiếp làm các loại lao động chân tay ở nông thôn, thành thị, họ chiếm đa số trong xă hội. 

Ngoài ra, c̣n một số người bị truất khỏi mọi đẳng cấp trong xă hội - đó là những người dân bản xứ nghèo khổ (Parias) đă bị người Aryans chinh phục.

Nỗi bất b́nh của thái tử Sidharta về sự phân hóa đẳng cấp, kỳ thị màu da và đồng cảm với nỗi khổ của muôn dân là những nguyên nhân chính dẫn đến sự từ bỏ đạo Bàlamôn và sáng lập ra một tôn giáo mới.  Sau này, khi môn đệ của Ngài thắc mắc tại sao các pháp sư Bàlamôn tự xưng là cao cấp và khinh rẻ đẳng cấp mà đức Phật xuất thân.  Ngài đă trả lời:" Các vị Bàlamôn sinh ra từ cửa miệng Phạm thiên chăng?  Đâu có, vợ các người ấy cũng có kinh nguyệt, có mang thai, có sinh con, cho con bú. v..v... Vậy làm ǵ mà các vị ấy cao cấp đựợc?  Chỉ những ai có đủ đạo đức lương thiện là cao cấp, c̣n lại là ti tiện" (Trường bộ kinh). 

Chí tu hành của Sidharta càng quyết khi vợ ngài, đă sanh hạ đựợc người con trai là Rahula (La-Hầu-La)[2] nối dơi cho vua cha.  Ngài rời nhà năm 29 tuổi, tứ đó người ta gọi ngài là Sakya Muni (Thích-ca Mâu-ni = hiền nhân ḍng họ Thích-ca) Sakya Muni đi đến những nơi có nhiều nhà tu hành, t́m gặp những người tu lâu năm để học hỏi, nhưng những điều thu thập được hoàn toàn không làm cho ông thỏa măn.  Ông cùng 5 người bạn rủ nhau đến vùng Uruvela (gần thị trấn Gaya)[3] tu theo lối khổ hạnh, tương truyền là mỗi ngày ăn cầm hơi một hạt kê, một hạt vừng, uống một ngụm nước, trong suốt 6 năm ṛng mà chẳng thấy ích lợi ǵ.  Thấy ḿnh đă tu sai đường, ngài liền ăn uống cho lại sức rồi t́m đến một gốc cây pipal lớn lấy cỏ làm chiếu ngồi tập trung suy nghĩ.  Sau một thời gian (tương truyền là 49 ngày đêm) tư tưởng của ngài liền trở nên sáng rơ, ngài đă hiểu ra quy luật của cuộc đời, nỗi khổ của chúng sinh, người đă thấy được điều mà bấy lâu t́m kiếm.  Sau đó đức Phật đi t́m 5 người bạn đă từng tu khổ hạnh trước đây để giác ngộ cho họ, rồi cùng với họ trong suốt 40 năm c̣n lại của cuộc đời, đi khắp vùng lưu vực sông Hằng để truyền bá những tư tưởng của ḿnh.  Từ đó, người đời gọi ngài là Buddha (Bậc Giác Ngộ, phiên âm tiếng Việt là Bụt, Phật).  Cây pipal, nơi ngài đă ngồi tu luyện, đựợc gọi là cây bodhi (bồ-đề) và trở thành biểu tượng cho sự giác ngộ.  Đức Phật qua đời khoảng năm 483 trước công nguyên, thọ 80 tuổi.

22.1.2.   Nội Dung Cơ Bản

Thực chất của đạo Phật là một học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát.  Đức Phật từng nói:"Ta chỉ dậy một điều: Khổ và khổ diệt".  Học thuyết này được đức Phật tŕnh bày một cách cô đúc trong bài thuyết pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển dành cho 5 người bạn đă từng tu khổ hạnh; nó thường được gọi là Tứ diệu để (Bốn Chân Lư Kỳ Diệu) hay Tứ thánh đế (Bốn Chân Lư Thánh, tiếng Pali: cattari aryasaccani), đó là:

1.      Khổ đế (Dukkha) là chân lư về bản chất của nỗi khổ.  Cuộc sống quanh ta (thế giới hiện thực) đầy nỗi khổ.  Khổ là ǵ?  Đó là trạng thái buồn phiền phổ biến ở con người do sinh, lăo, bệnh, tử, do mọi thứ nguyện vọng không được thỏa măn. 

2.      Nhập đế, hay Tập đế (Samudaya) là chân lư về nguyên nhân của nỗi khổ.  Con người trong thế giới của hiện thực này khổ là v́ đâu.  Đó là do ái dục (ham muốn) và vô minh (sự kém sáng suốt), do tham-sân-si (ḷng tham, sự giận dữ, sự ngu dốt) thúc đẩy.  Dục vọng thể hiện thành hành động gọi là Nghiệp (karma); hành động (nghiệp) xấu khiến con người phải nhận lănh lấy hậu quả của nó (luật nhân quả, nghiệp báo), thành ra cứ luẩn quẩn trong ṿng luân hồi không thoát ra được. 

3.      Diệt đế (Nirodha) là chân lư về cảnh giới diệt khổNỗi khổ sẽ được tiêu diệt khi nguyên nhân gây ra khổ (ái dục và vô minh) bị loại trừ.  Sự tiêu diệt khổ đau gọi là Niết bàn (Nirvana, nghĩa đen là "dập tắt ": dập tắt ngọn lửa phiền năo).  Đó là thế giới lư tưởng của sự giác ngộ và giải thoát.  Mục đích của Phật tử là thực hiện Niết bàn.  Khi đang tu dưỡng là thực hiện được Niết bàn từng phần, khi giác ngộ rồi là thực hiện được Niết bàn toàn phần, trở thành Phật.

4.      Đạo đế (magga) là chân lư chỉ ra con đường (biện pháp) diệt khổ

Con đường diệt khổ, giải thoát và giác ngộ đ̣i hỏi phải rèn luyện đạo đức (giới), rèn luyện tư tưởng (định), và khai sáng trí tuệ (tuệ).  Ba môn học này được cụ thể hóa trong khái niệm bát chánh đạo (tám nẻo đường chân chính):

1.      Chánh kiến - hiểu biết đúng đắn, kiến giải chính xác 

2.      Chánh tư duy - suy nghĩ đúng đắn 

3.      Chánh ngữ - lời nói chân thật, ḥa ái.

4.      Chánh nghiệp - làm những việc tốt (thiện nghiệp), thực hiện ngũ giới (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu, không nói dối).

5.      Chánh mạng - nuôi sống thân mạng bằng nghề nghiệp chính đáng lương thiện. 

6.      Chánh tinh tấn - nỗ lực tiến bộ một cách chính đáng. 

7.      Chánh niệm - luôn nhớ, nghĩ những điều lành.

8.      Chánh định - tĩnh tâm, tập trung tư tưởng vào một đối tượng. 

Trong tám nẻo đường này th́ chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thuộc về lĩnh vực rèn luyện đạo đức (GIỚI); chánh niệm, chánh định thuộc về lĩnh vực rèn luyện tư tưởng (ĐỊNH); chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn thuộc về lĩnh vực khai sáng trí tuệ (TUỆ).

Toàn bộ giáo lư của Phật giáo về sau sắp xếp lại thành ba tạng (tạng = chứa đựng):

  • Kinh tạng sưu tập các bài thuyết pháp của đức Phật và một số để tử lớn của Phật;
  • Luật tạng sưu tập các lời Phật dạy về giới luật và nghi thức sinh hoạt của tăng chúng; 
  • Luận tạng gồm các điểm tranh luận, những lời bàn luận.[4]

Phật giáo coi trọng ba thứ: Phật-Pháp-Tăng, gọi là tam bảo.  Đức Phật đáng trọng v́ ông là người sáng lập ra Phật giáo; pháp (giáo Lư) đáng trọng v́ đó là cốt tủy của đạo Phật; tăng chúng (người tu hành xuất gia) đáng trọng v́ nhờ có họ mà Phật pháp truyền bá được trong thế gian.  Ở trên ta đă nói về Phật và Pháp, dưới đây ta sẽ nói tiếp đến Tăng

22.1.3. Tăng Đoàn và sự đổi thay sau khi Đức Phật tạ thế

Sau khi đức Phật tạ thế, các đệ tử của ngài đă định kỳ họp lại.  Tại các cuộc họp càng về sau, sự bất đồng ư kiến giữa các chư tăng trong việc hiểu và giải thích kinh Phật càng ngày càng lớn.  Hàng ngũ Phật giáo do vậy chia làm hai phái: 

1.      Phái của các vị trưởng lăo, gọi là phái THƯỢNG TỌA (Théravada) theo xu hướng bảo thủ, chủ trương bám sát kinh điển, giữ nghiêm giáo luật; Phật tử chỉ giác ngộ cho bản thân ḿnh, chỉ thờ đức Phật Thích-Ca và chỉ cầu chứng quả La-hán[5]

2.      Phần đông tăng chúng c̣n lại không chịu nghe theo, họ khai hội nghị riêng, lập ra phái ĐẠI CHÚNG (Mahasanghika), chủ trương không câu nệ cố chấp vào kinh điển, khoan dung đại lượng trong việc thực hiện giáo luật, thu nạp rộng răi những ai muốn quy y, giác ngộ giải thoát cho nhiều người, thờ nhiều Phật và nhân vật tiêu biểu là Bồ-tát.[6]

Tại các lần kiết tập thứ 3-4, phái Đại Chúng soạn ra kinh sách riêng và tự xưng là ĐẠI THỪA (Mahayana), nghĩa là "cỗ xe lớn" (ngụ ư chở đựợc nhiều người) và gọi phái Thượng Tọa là TIỂU THỪA (Hinayana), nghĩa là "cỗ xe nhỏ" (ngụ ư chỉ chở đựợc một người). [7]

Phái Đại thừa phát triển lên phía Bắc, nên gọi là BẮC TÔNG, phổ biến sang Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên,..

Phái Tiểu thừa phát triển xuống phía Nam, nên được gọi là NAM TÔNG, từ trung tâm Sri-Lanka (Tích Lan) phát triển sang các nước Đông Nam Á,[8] Kinh sách Đại thừa viết bằng tiếng Sanscrit (và sau này bằng tiếng Hán), kinh sách Tiểu thừa viết bằng tiếng Pali.

Ở Ấn Độ có hai thứ tiếng Sanscrit là ngôn ngữ văn học, phổ biến trong giới trí thức và học giả.  Pali là ngôn ngữ phổ thông mà giời b́nh dân thường dùng.  Sinh thời, v́ muốn nhằm vào quần chúng rộng răi nên đức Phật đă dùng tiếng Pali mà diễn đạt tư tưởng của ḿnh.  V́ vậy, phái Tiểu Thừa (bảo thủ) giữ nguyên kinh sách bằng tiếng Pali, c̣n phái Đại Thừa th́ dùng tiếng Sanscrit đế soạn kinh sách.  Vào Trung Hoa, kinh sách tiếng Sanscrit đều được dịch sang tiếng Hán, sau này, khi Phật giáo ở Ấn Độ bị triệt phá, Phật giáo Bắc Tông chỉ c̣n dựa vào kinh sách chữ Hán mà thôi.  Kinh sách Nam tông chỉ có một bộ A-hàm (Nikaya), không lẫn kinh sách Bắc tông, c̣n kinh sách Bắc tông th́ chứa trọn bộ A-hàm, ngoài ra c̣n chứa rất nhiều kinh khác (Hoa nghiêm, Lăng nghiêm, Diệu pháp liên hoa, Bát nhă...)

22.2. Quá tŕnh thâm nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam.             

22.2.1.   Theo đường biển

Theo đường biển, các nhà sư Ấn Độ đă đến Việt Nam ngay từ đầu công nguyên.[9] Luy Lâu, trị sở quận Giao Chỉ, đă sớm trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng.  Tại đây, với hoạt động truyền giáo của Khâu-đà-la (Ksudra, đến Luy Lâu trong khoảng các năm 168-189), đă xuất hiện truyền thuyết Phật giáo Việt Nam đầu tiên với Thạch Quang Phật và Man Nương Phật mẫu.[10]  Từ đây có những nhà sư Ấn Độ như Ma-ha-kỳ-vực (Mahajivaka) hoặc những người nước ngoài như Khương Tăng Hội (người gốc Trung Á) sau khi xuất gia tu hành theo Phật giáo, đă đi sâu vào Trung Hoa truyền đạo[11].  Sau này, khi trả lời vua Tùy Văn Đế về t́nh h́nh Phật giáo Giao châu, nhà sư Đàm Thiên (người gốc Trung Á) đă nói rằng:"Xứ Giao châu có đường thông sang Thiên Trúc.  Phật giáo truyền vào Trung Hoa chưa phổ cập đến Giang Đông mà xứ ấy đă xây ở Luy Lâu 20 bảo tháp, độ đựợc hơn 500 vị tăng và dịch được 15 bộ kinh rồi.  Thế là xứ ấy theo đạo Phật trước ta.”  Thời Tam Quốc, Ngô Quốc Thái (mẹ Ngô Tôn Quyền) từng cho mời các nhà sư từ Luy Lâu sang Kiến Nghiệp (thủ phủ nước Ngô) thuyết giảng. 

Tại Giao châu, một người Trung Hoa tên là Mâu Bác (sinh khoảng 165-170) theo mẹ chạy tới đây lánh nạn, đă bỏ Nho, Lăo mà tu theo đạo Phật.  Cuốn sách Lư Hoặc luận (bàn luận về cách xử Lư những điều mê hoặc sai lầm) do ông viết tại Giao Châu trở thành cuốn sách đầu tiên giới thiệu về Phật giáo bằng tiếng Trung Hoa. Sách viết dưới dạng hỏi đáp gồm 37 câu. [12] Nội dung sách cho thấy rơ Phật giáo Giao Châu đă chịu trực tiếp từ Ấn Độ (tăng sĩ Giao Châu mặc áo cà-sa đỏ, khi giao tiếp không quỳ khiến người Trung Hoa thắc mắc) và tác giả đă có cái nh́n khách quan trong việc đánh giá quan hệ của văn hóa Trung Hoa với xung quanh.[13]

Cũng do Phật giáo đă được truyền bá trực tiếp từ Ấn-Độ vào Việt Nam ngay từ đầu công nguyên nên từ Buddha (Bậc Giác Ngộ) tiếng Phạn đă được phiên âm trực tiếp sang tiếng Việt thành Bụt.  Phật giáo Giao châu lúc này mang màu sắc Tiểu thừa Nam tông và trong con mắt của người Việt Nam nông nghiệp.  Bụt được h́nh dung như một vị thần dân dă toàn năng có mặt ở khằp nơi, luôn sẵn sàng xuất hiện để cứu giúp người tốt và trừng trị kẻ xấu. 

Sau này, sang thế kỉ IV-V lại có thêm luồng ảnh hưởng Phật giáo Đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa tràn vào.  Chẳng mấy chốc, nó đă lấn át và thay thế luồng Nam tông có từ trước đó.  Từ "Buddha" tiếng Phạn vào tiếng Hán đựợc phiên âm thành Phật-đà.  Phật-đà, vào tiếng Việt rút gọn lại c̣n Phật; từ đây từ Phật dần dần thay thế cho từ Bụt.[14]  Bụt với nghĩa là người sáng lập ra Phật giáo chỉ c̣n giới hạn trong các thành ngữ tục ngữ (ví dụ: Gần chùa gọi Bụt bằng anh) hoặc với nghĩa là ông tiên trong các truyện dân gian (như truyện Tấm Cám). 

22.2.2.   Phật Giáo từ Trung Hoa đường bộ đi xuống Việt-Nam

Từ Trung Hoa, có ba tông phái Phật giáo đựợc truyền vào Việt Nam.  Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông.

22.2.2.1 THIỀN TÔNG

Là tông phái Phật giáo do nhà sư Ấn Độ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidhama) sáng lập ra ở Trung Quốc vào đầu thế kỉ VI.  "Thiền" (rút gọn của Thiền-na) là dạng phiên âm của Dhyana (Sanscrit nghĩa là "tĩnh tâm ") chủ trương tập trung trí tuệ suy nghĩ (thiền) để tự ḿnh t́m ra các chân Lư của đạo Phật.  Tu theo Thiền tông đ̣i hỏi nhiều công phu và khả năng trí tuệ, do vậy chỉ phổ biến ở tầng lớp trí thức và giai cấp thượng lưu, cũng chính nhờ họ ghi chép lại mà nay ta được biết về lịch sử Thiền tông Việt Nam rơ hơn cả.

1) Ḍng Thiền thứ nhất của Việt Nam do nhà sư Ti-ni-da-lưu-chi (Vinitaruci) lập ra.  Ông người Ấn-Độ, đi qua Trung Hoa đựợc tổ thứ ba thiền tông Trung Hoa là Tăng Xán khuyên nên "mau đi về phương Nam mà tiếp xúc với thiên hạ ".  Ông đến Việt Nam vào năm 580, tu ở chùa Pháp Vân (Thuận Thành, Hà Bắc) và truyền cho tổ thứ hai là Pháp Hiền.  Ḍng thiền này truyền được 19 thế hệ.

2) Ḍng thiền thứ hai do một người quê ở Quảng Châu (Trung Quốc) có đạo hiệu là Vô Ngôn Thông vào Việt Nam năm 820, tu ở chùa Kiến Sơ (Phủ Đồng, Hà Bắc), lập ra.  Người kế nghiệp ông là Cẩm Thành.  Ḍng thiền này truyền được 17 đời. 

Thời Lư có nhà sư Thảo Đường (người Trung Quốc), vốn là tù binh bị bằt tại Chiêm Thành, đựợc vua Lư Thánh Tông (1054-1072) giải phóng khỏi kiếp nô lệ và cho mở đạo trường tại chùa Khai Quốc (Thăng Long, năm 1069).  Đệ tử theo học rất đông, trong số đó có cả vua Lư Thánh Tông.  Từ đó có thêm ḍng thiền thứ ba, truyền được 6 đời. 

Thời Trần có vua Trần Nhân Tông (1258 - 1368), từng nghiên cứu Phật pháp dưới sự hướng dẫn của thiền sư nỗi lạc Tuệ Trung Thượng Sĩ,[15] sau khi xuất gia vào năm 1299, đă lên tu ở trên núi Yên Tử (Quảng Ninh) và, tại đây, lập ra Thiền phái Trúc Lâm. [16] Các sư Pháp Loa và Huyền Quang là tổ thứ hai và thứ ba của phái này.  Với việc lập ra phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông đă thống nhất các thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối. 

Những thời sau này c̣n xuất hiện một số thiền phái khác như

  • phái Tào Động thời Trịnh Nguyễn,
  • phái Liên Tôn (khoảng thế kỉ XVI - XIX) trụ sở ở chùa Bà Đá và chùa Liên Phái (Hà Nội),
  • phái Lâm Tế xuất hiện ở miền Trung vào thời Nguyễn và rất phổ biến ở miền Nam sau này,
  • phái Liễu Quán phổ biến ở miền Trung vào thế kỉ XVIII.

Thiền tông Việt Nam luôn rất đề cao Cái Tâm.  Phật tại tâm, tâm là niết bàn, là Phật.  Quốc sư núi Yên Tử nói với Trần Thái Tông:"Núi vốn không có Phật.  Phật ở nơi tâm, tâm lặng lẽ sáng suốt ấy là chân Phật ".  Trần Nhân Tông viết:

Nơi ḿnh có ngọc, t́m đâu nữa,

Trước cảnh vô tâm, ấy đạo thiền. 

22.2.2.2 Tịnh Độ Tông

Khác với Thiền tông, TỊNH ĐỘ TÔNG chủ trương phải dựa vào tha lực (sự giúp đỡ từ bên ngoài).  Thực ra th́ Thiền tông hay Tịnh Độ tông cũng chỉ là những biện pháp tu thích hợp cho những đối tượng khác nhau và đều từ đức Phật mà ra:  Bản thân Phật Thích-ca đă nhờ tự lực suy nghĩ mà giác ngộ:  nhưng để mọi người cùng giác ngộ th́ cần phải hết sức giúp đỡ họ.  Sự giúp đỡ từ bên ngoài này rất quan trọng.  Phật Thích-ca có lần thuyết giảng rằng:" Một viên đá dù nhỏ đến mấy mà ném xuống nước th́ nó cũng ch́m, nhưng một ḥn đá dù to đến mấy nếu đặt trên bệ th́ nó vẫn nổi".  Thiền tông là phái dành cho những người có tŕnh độ cao, c̣n Tịnh Độ tông là dành cho giới b́nh dân.  

Sự giúp đỡ từ bên ngoài cho tín đồ Tịnh Độ tông là gợi cho họ về một cơi niết-bàn cụ thể gọi là cơi Tịnh Độ (= yên tĩnh, trong sáng), đựợc h́nh dung như một nơi Cực Lạc, nơi này do đức Phật Adiđà (Amitabha = vô lượng quang) cai quản, người mà, theo kinh Phật, đă xuất hiện từ vô số kiếp về trước.  Sự giúp đỡ đó c̣n là bản thân họ cần thường xuyên đi chùa dâng hương hoa trước tượng Phật, thường xuyên tụng niệm danh hiệu Phật Adiđà.  H́nh dung cụ thể về niết- bàn là để có đích mà hướng tới: cúng tượng Phật và niệm danh Phật là để thường xuyên nhớ đến những lời dạy của Người mà ráng làm theo. [17]

Nhờ cách thức tu đơn giản như vậy, Tịnh Độ tông là tổng phái phổ biến khắp cơi Việt Nam: đâu đâu ta cũng người dân tụng niệm câu Nam-mô Adiđà Phật! (Nguyện quy theo đức Phật Adiđà); tượng Adiđà cũng loại Phật lâu đời và phổ biến hơn cả (ví dụ, pho tượng đức Phật Adiđà bằng đá cao gần 2 mét ở chùa Phật Tích (Hà Bắc) phía ngoài dát vàng tạc năm 1057. , H́nh 22.1) Vai tṛ "công cụ" này “của tượng Phật”, “của tên Phật” đựợc người Việt Nam nhận thức khá rơ:  Để là ḥn đất, cất lên ông Bụt.

H́nh 22.1 Tượng Phật A Di Đà (Chùa Phật Tích, Hà Bắc 1057) 

22.2.2.2.3    Mật Tông

MẬT TÔNG là tông phái chủ trương xử dụng những phép tu huyền bí (bí mật) như dùng linh phù, mật chú, ấn quyết.... để mau chóng đạt đến giác ngộ và giải thoát.  Tương truyền Mật giáo (Tantrisme) do Phật Đại Nhật (Mahavairocana) khởi xướng:  Mật tông có hai bộ kinh cơ bản là kinh Đại Nhật và kinh Kim Cương.  Vào Việt Nam, Mật tông không c̣n tồn tại độc lập như một tông phái riêng mà nhanh chóng ḥa vào ḍng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng, dùng pháp thuật, yểm bùa trị tà ma và chữa bệnh....

Trong hàng ngũ Phật giáo, những người xuất gia tu hành nói chung, nếu là nam th́ gọi là tăng, nữ th́ gọi là ni.  Về hàng giáo phẩm, người mới xuất gia đựợc gọi là tiểu.  Sau một thời gian tập sự, nếu được tăng chúng đánh giá tốt, tiểu đựợc thụ giới sadi mà người Việt Nam ta gọi là sư bác.   Sau một thời gian làm sư bác, theo sự nhận xét của tăng chúng sẽ được thụ giới tíkheo và được gọi là đại đức hay sư ông.  Sư ông có nhiều năm tu hành (tối thiểu là 25 năm  có đạo đức và tŕnh độ Phật học cao và đựợc suy tôn là thượng tọa, và cao nữa là ḥa thượng (ḥa thượng phải có tối thiểu là 40 năm tu hành).  Đối với ni không có phẩm thượng tọa và ḥa thượng mà thay thế bằng ni sư ni trưởng.

22.2.3.  Ảnh Hưởng của Phật-giáo vào Việt-Nam

Do thâm nhập một cách ḥa b́nh, ngay từ thời Bắc thuộc, Phật giáo đă phổ biến rộng khắp.  Nội một việc vua nhà hậu Lư Nam Đế có tên là Lư Phật Tử cũng cho thấy ảnh hưởng của Phật giáo thời này như thế nào.  Các vua Đường từng nhiều lần mời các nhà sư An Nam sang kinh đô Trung Hoa thuyết pháp giảng kinh.[18]

Đến thời Lư Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh.  Nhà nho Lê Quát, học tṛ Chu Văn An, đă lấy làm tức giận v́ thấy toàn dân theo Phật:" Phật chỉ lấy điều họa phúc mà động ḷng người sao mà sâu sa và bền chắc đến như vậy?  Trên từ vương công, dưới đến thứ dân, hễ làm cái ǵ thuộc về việc Phật, th́ hết cả gia tài cũng không tiếc.  Nếu hôm nay mang tiền của để làm chùa, xây tháp th́ hớn hở vui vẻ, như trong tay đă cầm được cái biên lai để ngày sau đi nhận số tiền trả báo lại.  Cho nên, trong từ kinh thành ngoài đến châu phủ, đường cùng, ngơ hẻm, chẳng khiến đă theo, chẳng thề mà tin; hễ chỗ nào có nhà ở th́ có chùa Phật; bỏ đi th́ làm lại, hư đi th́ sửa lại " [Thích Thanh Từ 1966:24].

Rất nhiều chùa tháp có quy mô to lớn hoặc kiến trúc độc đáo đựợc xây dựng trong thời gian này như

  • chùa Phật Tích,
  • chùa Đại Lâm (chùa Đàm),
  • chùa Hương Lăng,
  • chùa Linh Xứng,
  • chùa Quỳnh Lâm,
  • chùa Diên Hựu (Một Cột);
  • chùa Phổ Minh,
  • chùa Bối Khê,
  • chùa Thái Lạc,
  • hệ thống chùa Yên Tử, tháp B́nh Sơn;..v...v.

Chùa Phật Tích có tên là "Vạn Phúc tự" ở Tiên Sơn (Hà Bắc), đựợc xây dựng vào năm 1057.  Theo bia Vạn Phúc đại thiền từ bi th́ chùa có 100 ṭa, "trên đỉnh núi mở ra một ṭa nhà đá, trong điện tự nhiên sáng như ngọc lưu li: điện ấy đă rộng lại to, sáng sủa lại kín.  Trên thềm bậc đằng trước có bày 10 con thú đá (đến nay vẫn c̣n – xem h́nh 22.2), phía sau có ao rồng, gác cao vẽ chim phượng và sao Ngưu, sao đẩu sáng lấp lánh, đầu rỗng và tay rỗng với tới trời sao".  Trong khuôn viên chùa dựng "cây tháp cao ngàn trượng, trong tháp có pho tượng Phật ḿnh vàng cao 6 thước (= 2.5 m).  Năm 1937 L T Bezacier đo cạnh đáy tháp đựợc 8.5 m; ông cho rằng tháp phải cao khoảng 42 m (theo tỉ lệ truyền thống đáy bằng 1/5 chiều cao).

H́nh 22.2 Thú đá Chùa Phật Tích

Chùa Đại Lâm (dân gian gọi là chùa Đàm) do nguyên phi Ỷ Lan chủ tŕ xây dựng vào năm 1068.  Chùa lớn đến mức riêng việc đóng mở cửa hàng ngày phải dùng đến 72 người, dân gian có câu thành ngữ mười tám đóng cửa chùa Đàm (thay cho câu mười tám rám trấu).  Vua Trần Nhân Tông trong bài Đại Lâm Thần Quang tự đă ca ngợi ngôi chùa bằng những câu Thập nhị lâu đài khai họa tục.  Tam thiên thế giới nhập thi mầu (Mười hai lâu đài mở ra như bức họa.  Ba ngh́n thế giới thu vào tám mắt rộng muôn trùng).  Đến nay c̣n lại dấu tích khu nền chùa rộng 8 ngàn mét vuông, bậc cấp chính dẫn lên chùa rộng 16 m, dài 120 m.

Khâm phục những thành tựu văn hóa Phật giáo Việt Nam thời Lư Trần, sách vở Trung Hoa truyền tụng nhiều về bốn công tŕnh nghệ thuật lớn mà họ gọi là An Nam tứ đại khí.  Đó là:

1.      Tượng Phật Chùa Quỳnh Lâm:  Chùa Quỳnh Lâm ở Đông Triều (Quảng Ninh) đựợc xây dựng vào khoảng thế-kỷ XI, có pho tượng Di Lặc bằng đồng mà theo văn bia mà nay vẫn c̣n giữ được trong chùa th́ tượng cao 6 trượng (1 trượng bằng khoảng gần 4m) đặt trong một ṭa Phật điện cao 7 trượng.  Đứng từ bến đ̣ Đông Triều, cách xa 10 dặm vẫn c̣n trông thấy nóc điện. 

2.      Tháp Bảo Thiên: Gồm 12 tầng, cao 20 trượng, do vua Lư Thánh Tông cho xây dựng vào năm 1057 trên khuôn viên chùa Sùng Khánh ở phía Tây hồ Lục Thủy (tức Hồ Gươm Hà Nội ngày nay)  bằng đá và gạch, riêng tầng thứ 12 đúc bằng đồng.  Nhà thơ Phạm Sư Mạnh đời Trần làm thơ ca ngợi tháp như sau (trích dịch):

Trấn áp Đông Tây vững đế kỳ.

Vọt cao một tháp đứng uy nghi.

Cột chống trời Nam, sông núi lặng.

Tháp vững bao đời vẫn chẳng suy

Gió thổi, chuông ngân, vang ứng đáp.

Đêm sao, đèn đuốc, ánh lưu li...

Tháp là đệ nhất danh thắng đế đô một thời.  Đến năm 1414, tháp bị quân Vương Thông tàn phá.  Nền tháp c̣n lại c̣n lại to như một quả đồi, có thời dùng làm nơi họp chợ; đến năm 1791 dỡ ra lấy gạch xây thành c̣n thấy 4 pho tượng kim cương trấn giữ 4 cửa và nhiều tượng tiên, chim thú khác.  Thời Pháp bị phá hủy hoàn toàn để xây nhà thờ lớn trên đất ấy.

3. Chuông Quy Điền:  Năm 1101, vua Lư Nhân Tông cho xuất kho hàng vạn cân đồng để đúc quả chuông này và dự định treo nó tại công viên chùa Diên Hựu[19], trong một ṭa tháp chuông bằng đá xanh cao 8 trượng.  Nhưng chuông đúc xong to quá (tương truyền miệng chuông có đường kính 1.5 trượng (khoảng 6m), cao 3 trượng (khoảng 12m), nặng tới vài vạn cân ) không treo lên nổi nên đành để ở ngoài ruộng.  Mùa  nước ngập, rùa ḅ ra ḅ vào nên dân gian gọi là chuông "ruộng rùa".

4. Vạc Phổ Minh:  Đúc bằng đồng vào thời Trần Nhân Tông (1279-1293) đặt tại sân chùa Phổ Minh (làng Tức Mạc, Nam Hà).  Vạc sâu 4 thước (= 1,6m), rộng 10 thước (= 4m), nặng trên 7 tấn.[20]  Vạc to tới mức có thể nấu được cả con ḅ mộng; trẻ con có thể chạy nô đùa trên thành miệng vạc.  Đến nay vẫn c̣n 3 trụ đá kê chân vạc trước sân chùa Phổ Minh.

Đáng tiếc là tuyệt đại bộ phận các thành tựu văn hóa thời Lư Trần đều đă bị quân Minh tàn phá hết sức dă man.  Chỉ dụ của Minh Thành Tổ gửi Chu Năng và Trương Phụ ngày 21-8-1406 có đoạn "Một khi binh lính đă vào nước Nam th́ hết thảy mọi sách vở văn tư, cho đến các loại ca Lư dân gian, các sách dạy trẻ nhỏ, một mảnh một chữ phải đốt hếtKhắp trong nước các bia do An Nam dựng th́ phải phá hủy tất cả, một chữ chớ để sót lại ".  Chín tháng sau, Minh Thánh Tổ lại gửi chỉ du thúc giục "Nhiều lần đă bảo các ngươi rằng phàm An Nam có tất thảy sách vở văn tu ǵ, kể cả các câu ca Lư dân gian, các sách dạy trẻ, và tất cả các bia mà xứ ấy dựng lên, th́ dù một mảnh, một chữ, hễ trông thấy là phá hủy ngay lập tức chớ để sót lại ".  Theo Minh sử th́ trong những năm xâm lược này, chỉ tên quan hạng bét như Lưu Hiểu cũng vơ vét được ở Việt Nam 93 chiếc trống đồng đem về Tàu!

Sang đời Lê, nhà nước tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo.  Phật giáo dần dần suy thoái.  Đầu thế kỉ XVIII, vua Quang Trung có quan tâm chấn hưng đạo Phật, xuống chiếu chỉnh đốn việc cất chùa, cho cất các chùa lớn đẹp, chọn các tăng nhân có học thức và đạo đức cho coi chùa, song v́ vua mất sớm nên việc này ít thu được kết quả [Trần Trọng Kim 1973 q.11: 142].

Đầu thế kỉ XX, đứng trước trào lưu Âu hóa và những biến động về mọi mặt của đất nước do sự giao lưu với phương Tây mang lại, phong trào chấn hưng Phật giáo đựợc dấy lên, khởi đầu từ các đô thị miền Nam, với vai tṛ quan trọng của các nhà sư Khánh Ḥa và Thiên Chiếu.  Vào những năm 30, các hội Phật giáo ở Nam Ḱ, Trung Ḱ và Bắc Ḱ lần lượt ra đời với những cơ quan ngôn luận riêng.  Các cuộc tranh luận về tư tưởng Phật giáo [21]đă diễn ra trên báo chí hết sức sôi nổi.  Cho đến nay, Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất ở Việt Nam.  Pho tượng đồng lớn nhất đựợc đúc trong thời hiện đại cũng là tượng Phật - đó là pho tượng Phật Adiđà cao 4m, trọng lượng kể cả ṭa sen là 14 tấn, do phường đúc đồng Ngũ Xá thực hiện trong 3 năm 1949-1952 hiện đặt tại chùa Thần Quang làng Ngũ Xá (Hà Nội). 

Đạo Phật thân thiết với người Việt Nam đến nỗi dường như một người Việt Nam nếu không theo một tôn giáo nào khác th́ ắt là theo Phật hoặc chí ít là có cảm t́nh với đạo Phật.  Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ th́ số tín đồ Phật tử xuất gia khoảng 3 triệu người, số thường xuyên đến chùa tham gia các Phật sự khoảng 10 triệu người, số chịu ảnh hưởng của Phật giáo khoảng vài chục triệu người [Ban Tôn giáo 1993:  272].

22.3.   Tính tổng hợp và tính linh hoạt như những đặc điểm của Phật giáo Việt Nam.            

22.3.1.   Tính tổng hợp, đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp,

Tính tổng hợp, đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp, cũng là đặc trưng nỗi bật nhất của Phật giáo Việt Nam. 

Khi vào Việt Nam, Phật giáo đă tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng truyền thống của dân tộc và, do vậy, đă được tổng hợp chặt chẽ ngay với chúng.  Hệ thống chùa "Tứ pháp" thực ra vẫn chỉ là những đền miếu dân gian thờ các vị thần tự nhiên Mây-Mưa-Sấm-Chớp và thờ đá. [22] Lối kiến trúc phổ biến của chùa chiền Việt Nam là "tiền Phật hậu Thần" với việc thờ trong chùa các thần, các thánh, các vị thành hoàng thổ địa, các anh hùng dân tộc.  [Hiệp Hội DL 1995: 176].  Hầu như không có chùa nào là không để bia hậu, bát nhang cho các linh hồn, hồn vong đă khuất. 

Phật giáo Việt Nam lại tổng hợp các tông phái với nhau.  Ở Việt Nam không có tông phái Phật giáo nào thuần khiết.  Tuy thiền tông có chủ trương bất lập ngôn, song ở Việt Nam chính các thiền sư đă để lại khá nhiều trước tác có giá trị.  Ḍng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi th́ pha trộn với Mật giáo, nhiều thiền sư phái này, nhất là những vị sống vào thời Lư như Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, đều nổi tiếng là giỏi pháp thuật, có tài thần thông biến hóa, Phật giáo Việt Nam cũng dung hợp chặt chẽ con đường giải thoát bằng tự lực với con đường giải thoát bằng tha lực, phối hợp Thiền tông với Tịnh độ tông (niệm Phật Adiđà và cầu Bồ-Tát cứu vớt).

H́nh 22.3 Hàng chục pho tượng Phật, Bồ Tát, A La Hán trên bệ bàn thờ

Chùa miền Bắc là cả một Phật diện vô cùng phong phú (h́nh 22.3) với hàng mấy chục pho tượng Phật, Bồ Tát, La-Hán của các tăng phái khác nhau.  Riêng tượng Phật Thích-ca cũng đă có tới 5 dạng: 

1.      Thích-ca sơ sinh (thường gọi là Thích-ca Cửu Long, do tích khi sinh có 9 con rồng đến phun nước cho ngài tắm (h́nh 22.4). 

2.      Tuyết Sơn (Thích-ca thời ḱ tu khổ hạnh ở chân núi Tuyết Sơn,  h́nh 22.5)

3.      Thích-ca đứng thuyết pháp,

4.      Thích-ca ngồi ṭa sen (loại tượng phổ biến nhất) và

5.      Thích-ca nhập Niết-bàn (lúc sắp mất – h́nh 22.6). 

H́nh 22.4 Tượng Phật sơ sinh với chín rồng (Cửu Long) chung quanh 

H́nh 22.5 Thích Ca - Tuyết sơn khổ hạnh (Chùa Mía - Hà Tây)

Ở phía Nam, Đại thừa và Tiểu thừa kết hợp mật thiết với nhau: nhiều chùa mang h́nh thức tiểu thừa (thờ Phật Thích-ca, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo lư Đại thừa: bên cạnh pho tượng Phật Thích-ca lớn th́ vẫn có nhiều tượng Phật nhỏ khác, bên cạnh áo vàng vẫn sử dụng đồ nâu và lam.

  • ·        Phật giáo Việt Nam tổng hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác; Phật với Nho, với Đạo. (xem 26.2)
  • Phật giáo Việt Nam kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời.  Tuy là một tôn giáo xuất thế, nhưng ở Việt Nam, Phật giáo lại rất nhập thế:  Các cao tăng đựợc nhà nước mời tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng
  • Năm 971, vua Đinh phong cho Khuông Việt đại sư Ngô Chân Lưu làm tăng thống. 
  • Thời Tiền Lê, đại sư Khuông Việt và pháp sư Đỗ Thuận đựợc giao tiếp sứ thần nhà Tống. 
  • Trước khi xuất quân đánh Tống, vua Lê Đại Hành đă hỏi ư kiến Sư Vạn Hạnh. 
  • Thời Lư, thiền sư Vạn Hạnh trở thành cố vấn về mọi mặt cho vua Lư Thái Tổ; bài kệ của vua Lư Nhân Tôn truy tán sư Vạn Hạnh viết:[23] Học rộng lầu ba cơi.  Lời in tiếng sấm xưa.  Quê làng tên Cổ Pháp.  Dựng gậy vững kinh vua.
  • Thời Trần, các sư Đa Bảo, Viên Thông....đều tham chính sự. 

Sự gắn bó giữ đạo với đời mật thiết tới mức không chỉ có các nhà sư tham gia vào chính sự, mà các thời Lư-Trần c̣n có khá nhiều vua quan quư tộc đi tu (thiền phái Thảo Đường và Trúc Lâm Yên Tử).  Trong 6 thế hệ đệ tử của phái Thảo Đường th́ đă có tới 9 người là vua quan đương nhiệm.[24]  Không phải ngẫu nhiên mà ở sân chùa Phổ Minh, quê hương nhà Trần, lại cho dựng chiếc vạc đồng lớn tượng trưng cho quyền lực (một trong "An Nam tứ đại khí", xem ở trên). 

Vẫn với truyền thống gắn bó đạo với đời, đầu thế kỉ XX.  Phật tử Việt Nam hăng hái tham gia vào các hoạt động xă hội (như cuộc vận động đ̣i ân xá Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu Âu Trịnh).  Thời đệ nhất và đệ nhị Cộng Ḥa Tổng Thống Diệm-Thiệu, Phật tử miền Nam đă tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh đ̣i ḥa b́nh và độc lập dân tộc, nổi bật là sự kiện Phật tử xuống đường đấu tranh mà đỉnh cao là vụ ḥa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài G̣n tháng 6-1963 phản đối nền độc tài chuyên chế của gia đ́nh họ Ngô (h́nh 22.8) . 

H́nh 22.8 Ḥa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Saigon - tháng 6-1936

22.3.2. Hài Ḥa Âm Dương của Phật-giáo

Đặc trưng nổi bật thứ hai của Phật giáo Việt Nam là xu hướng hài ḥa âm dương có phần thiên về nữ tính - đặc tính bản chất của văn hóa nông nghiệp. 

Các vị Phật Ấn Độ xuất thân vốn là những vị Phật đàn ông, sang Việt Nam biến thành Phật ông Phật bà.  Có những chùa Mường c̣n giữ những tên gọi rất nguyên sơ: Bụt đực, Bụt cái [Trần Lâm Biền 1989: 41]. 

  • Phật Bà Quan Âm (biến thể của Quán Thế Âm Bồ-tát – H́nh 22.9 ) trở thành vị thần hộ mệnh của cư dân khắp vùng sông, nước vốn là địa bàn của văn hóa Nam-Á (nên c̣n gọi là Quán Âm Nam Hải). 
  • Người Việt Nam c̣n có những "Phật bà " riêng của ḿnh, do ḿnh tạo ra:  Đứa con gái của nàng Man, tương truyền sinh vào ngày 8-4, đựợc xem là Phật tổ Việt Nam, bản thân nàng Man trở thành Phật mẫu;
  • Rồi c̣n những vị Phật bà khác nữa như Quan Âm Thị Kính (tượng bà trong các chùa thường gọi là Quan Âm tống tử, h́nh 22.10)
  • Phật bà chùa Hương (= Bà chúa Ba = Quan Âm Diệu Thiện, H́nh 22.11 [25].  Lại có rất nhiều các bà bồ-tát như
  • Bà Trắng chùa Dâu, các thánh mẫu..

H́nh 22.9 Phật Bà Quan Âm - Ngh́n mắt ngh́n tay (gỗ - chùa Bút Tháp)

H́nh 22.10 Quan Âm tống tử (chùa Tây Phương, Hà Tây)

H́nh 22.11 Phật Bà chùa Hương - Hà Tây

Việt Nam có khá nhiều chùa miếu mang tên các bà: chùa Bà Dâu, chùa Bà Đậu, chùa Bà Tướng, chùa Bà Dàn, chùa Bà Đá, chùa Bà Đanh... Tuyệt đại bộ phận Phật tử tại gia là các bà Trẻ vui nhà, già vui chùa là nói cảnh các bà.

Chùa ḥa nhập với thiên nhiên, bao giờ cũng là nơi phong cảnh hữu t́nh.  Vui như chảy hội chùa.  Đất Vua, chùa Làng, phong cảnh Bụt.  Cảnh chùa hữu t́nh, hội chùa vui, cửa chùa rộng mở, cho nên cũng là nơi chở che cho bao đôi gái trai t́nh tự:  Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thày.  Truyện thơ nôm lục bát Phan Trần dài gần ngh́n câu kể về mối t́nh đắm say của một đôi trai gái (một thư sinh họ Phan với một ni-cô họ Trần) [26]dưới mái chùa, mối t́nh lại được sư cô thông cảm giúp đỡ.  Ca dao Việt Nam có câu:  Đàn ông chớ kể Phan Trần.  Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều. 

22.3.3. Tính Linh Hoạt của Phật-giáo

Tính tổng hợp, tính hài ḥa âm dương có thiên về nữ tính là những biểu hiện đa dạng của truyền thống văn hóa nông nghiệp.  Bên cạnh đó, truyền thống văn hóa nông nghiệp c̣n có tính linh hoạt.  Tính linh hoạt này đă khiến cho khi vào Việt Nam, Phật giáo đă bị Việt Nam hóa một cách mạnh mẽ.

Ngay khi Phật giáo vừa đặt chân vào Việt Nam, người Việt Nam đă tạo ra một lịch sử Phật giáo riêng cho ḿnh: Nàng Man, cô gái làng Dâu Hà Bắc, một trong những đệ tử đầu tiên của Phật giáo, trở thành Phật mẫu; đứa con gái của nàng hóa thân vào đá trở thành Phật tổ với ngày sinh là ngày Phật đản 8-4.

Vốn có đầu óc thiết thực, người Việt Nam coi trọng việc sống phúc đức, trung thực hơn là đi chùa:  Thứ nhất là tu tại gia, thứ nh́ tu chợ, thứ ba tu chùa; Dù xây chín bậc phù-đồ, không bằng làm phước cứu cho một người.  Coi trọng truyền thống thờ cha mẹ ông bà hơn là thờ Phật:  Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu (ca dao); đồng nhất cha mẹ ông bà với Phật:  Phật trong nhà không thờ đi thờ Thích-ca ngoài đường (tục ngữ). 

Vào Việt Nam, Đức Phật đựợc đồng nhất với những vị thần trong tín ngưỡng truyền thống

  • có khả năng cứu giúp mọi người dân (không chỉ Phật tử!) thoát mọi tai họa:  Nghiêng vai ngửa vái Phật, Trời.  Đương cơn hoạn nạn độ người trầm luân;
  • làm nên mưa mây sấm chớp để mùa màng tốt tươi (hệ thống chùa tứ Pháp );
  • ban cho người hiếm muộn có con (tục đi chùa cầu tự): 
  • Tay bưng quả nếp vô chùa thắp nhang lạy Phật xin bùa em đeo;
  • ban lộc cho người b́nh dân để quanh năm làm ăn phát đạt (tục đi chùa lễ Phật và hái lộc vào lúc giao thừa);
  • cứu độ cho người chết và giúp họ siêu thoát (tục mời nhà sư tới cầu kinh và làm lễ tiễn đưa người chết).

Muốn giữ cho Phật giáo ở măi bên ḿnh, người Việt Nam nhiều khi phá cả giới luật.  Có những nơi, do muốn gặp ông sư gắn bó với làng ḿnh để giữ chùa, cúng lễ, dân làng đă tổ chức cưới vợ cho sư, khiến cho ngôi chùa gần như trở thành một gia đ́nh! [Thích Thanh Từ 1966:  66].  Muốn hiểu điều này, không thể dừng lại ở h́nh thức của sự kiện, mà phải đi vào nội dung.  Việc các tôn giáo thường cấm kị các "cán bộ" của ḿnh xây dựng gia đ́nh chẳng qua là để phụng sự việc đưa tôn giáo đến với quần chúng đựợc tốt hơn.  Trường hợp của chúng ta tuy trái giới luật nhưng lại đúng mực đích-giúp dân làng gắn bó hơn với tôn giáo này.  Đó chính là biểu hiện của tính linh hoạt trong Phật giáo Việt Nam! 

Người Việt Nam giao tiếp theo nguyên tắc "xưng khiêm hô tôn" (& 15.1.6) cho nên các vị bồ-tát, ḥa thượng mà người Việt Nam qúy trọng đều được tôn làm Phật cả:  Phật bà Quan Âm (vốn là bồ-tát). Phật Di-lặc (vốn là ḥa thượng).  Tượng Phật Việt Nam mang dáng dấp hiền ḥa của người Việt Nam với những tên gọi rất dân gian: ông Nhịn Ăn Mà Mặc (Thích-ca Tuyết Sơn gầy ốm —Xem trên h́nh 22.5), ông Nhịn Mặc Mà Ăn (Di-lặc to béo—H́nh 22.13), ông Bụt Ốc (tượng Thích-ca tóc quăn)... Nhiều pho tượng Phật tạc theo lối ngồi chân co chân duỗi rất giản dị, thoải mái (tượng Tuyết Sơn, Phật bà chùa Hương).  Trên đầu Phật bà chùa Hương (h́nh 22.11 thiếu v́ mờ) c̣n lấp ló cả lọn tóc đuôi gà truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. 

Ngôi chùa Việt Nam được thiết kế theo phong cách ngôi nhà Việt Nam với h́nh thức mái cong cổ truyền có ba gian hai chái, năm gian hai chái... Chùa Một Cột như một lễ vật dâng lên Phật Bà với h́nh bông sen thanh thoát ở trên và trụ đá biểu hiện ước vọng phồn thực (no đủ và đông đúc) ở dưới là một kiến trúc dân tộc độc đáo.  Mô h́nh này không chỉ có ở Chùa Một Cột Hà Nội: cột đá chùa Dạm (Hà Bắc)  chạm h́nh đôi rồng chầu viên ngọc và h́nh sông nước với 6 lỗ đục trên đỉnh, với dấu hằn của một xà ngang cho thấy điều này [Ngô Văn Doanh 1990].  Phật Di-lặc Việt Nam không chỉ độc đáo ở danh hiệu "nhịn ăn mà mặc ' mà c̣n được h́nh dung như một người ông hiền từ với đàn trẻ thơ bá vai bá cổ.

Cùng với mái đ́nh ngôi chùa trở thành công tŕnh quan trọng ở mỗi làng.  Người dân đi bất ḱ đâu lỡ độ đường đều có thể ghé chùa xin nghỉ tạm hoặc xin ăn.  Thành ngữ của chùa có nghĩa là "của công"; từ đó mà sinh ra các lối nói: làm chùa (không được trả công), ăn chùa, học chùa (không trả tiền)...

22.3.4.  Phật-giáo Ḥa Hảo

Sự cải biến linh hoạt (khả năng Việt Nam hóa) trên cơ sở tổng hợp đạo Phật với đạo ông bà đă tạo nên Phật và Ḥa Hảo, hay đúng hơn là Đạo Ḥa Hảo, mà giáo chủ là Huỳnh Phú Sổ.

Huỳnh Phú Sổ (1919-1947) quê ở làng Ḥa Hảo (Tân Châu, Châu Đốc).  Ông thuở nhỏ thông minh, nhưng đau ốm nhiều, thường lên núi Tà Lơn trên núi học hành tu đạo.  Ngày 18-5-1939 ông đứng ra khai đạo.  Tên gọi "Ḥa Hảo" vừa chỉ danh quê ông, lại vừa nói lên tinh thần liên kết trên cơ sở hiếu ḥa giao hảo.  Từ đó, Huỳnh Phú Sổ đi chữa bệnh, tiên tri, thuyết pháp và sáng tác thơ văn, kệ giảng.  Đến những năm 50, đạo Ḥa Hảo có trên 1 triệu tín đồ; sang những năm 70, lên tới 2 triệu người [Ban tôn giáo 1993: 205][27], có cơ quan ngôn luận (tạp chí Đuốc từ bi) và xuất bản bộ kinh Sấm giảng thi văn toàn bộ của Huỳnh Phú Sổ.  Hàng trăm thư viện của trên 30 quốc gia có lưu trữ kinh sách, báo chí của đạo Ḥa Hảo [Nguyễn Văn Hầu 1968: 269-284].

Đạo Ḥa Hảo lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản, nối kết hợp với đạo của dân tộc thờ ông bà tổ tiên mà đề ra thuyết tứ ân (ơn):  Ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân tam bảo, ân đồng bào và nhân loại.  Trong bốn ơn đó, ơn tam bảo đứng hàng thứ ba, c̣n ơn cha mẹ được xếp hàng thứ nhất.

Đạo Ḥa Hảo rất chú trọng giáo dục tinh thần dân tộc, ư thức chống ngoại xâm (ơn đất nước): "Sanh ra, ta phải nhờ tổ tiên cha mẹ, sống ta phải nhờ đất nước quê hương.  Hưởng những tấc đất, ăn những ngọn rau.... ta có bổn phận phải bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm lăng giày đạp.  Ráng nâng đỡ xứ sở quê hương lúc nghiêng nghèo và làm cho đựợc trở nên cường thịnh.  Ráng cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị.  Bờ cơi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu ḿnh ta mới ấm" [Nguyễn Văn Hầu 1968: 125- 126].

Đạo Ḥa Hảo không chủ trương nghi lễ rườm rà:  Tín đồ Ḥa Hảo cúng Phật không có ǵ khác ngoài đèn hương, nước lă và hoa quả; không thờ tượng, không cúng bằng cá thịt, vàng mă,....người tu tại gia có 3 nơi thờ phượng là bàn Thông Thiên (ngoài sân) với bàn thờ Ông Bà và bàn thờ Phật (trong nhà).  Nhưng ngay cả điều này cũng không nhất thiết.  Huỳnh Phú Sổ dạy tín đồ: "Nếu trong nhà chật, nội bàn Thông Thiên với một lư hương thôi cũng được, bởi v́ sự tu hành cốt ở chỗ trau tâm trỉa tánh hơn là do sự lễ bái ở ngoài... Kẻ nào ở chung đậu với người khác hoặc cửa nhà nhỏ hẹp quá không có chỗ thờ phượng th́... chỉ vái thầm và niệm Phật trong tâm thôi cũng được" [Nguyễn Văn Hầu 1968: 145].

Với giáo Lư và cách hành đạo như trên, đạo Ḥa Hảo chủ trương không có hàng giáo phẩm và hệ thống tổ chức của đạo.  Sau này, khi đạo phát triển mạnh, những người đứng đầu mới lập ra hệ thống các ban trị sự từ trung ương đến cơ sở; có những thời ḱ, do có tham vọng chính trị lớn, họ c̣n lập ra lực lượng vũ trang và đảng phái chính trị riêng. 

[1] Trị v́ là bộ tộc Sakya (Thích-ca) tại một vương quốc nhỏ ở vùng phía Bắc Ấn Đọ ngày nay, giáp giới với Ne-pan.

[2] Về sau La Hầu La trở thành người giúp việc cho cha, là một trong 18 vị hộ pháp.

[3] Mà sau này các sách thường ghi rằng Phật tu ở núi Tuyết Sơn

[4] Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Đại Hội kết tập I không thông qua Luận tạng [Minh Chí 1993:202]. Về tác giả, người ta thường cho rằng luận tạng là do các môn-đệ của đức Phật khởi thảo về sau, nhưng cũng có người cho rằng chính đức Phật đă dậy những điều chính yếu của phần này [Bùi Biên Ḥa 1994: 73]

[5] La Hán (=A La Hán, tiếng Sanskrit: Arbat) là người đă thoát khỏi cảnh sanh tử luân-hồi, không phải tái sinh nữa, xứng đáng được tôn sùng.

[6] Tiếng Sanskrit: Bodhisattva có nghĩa là “giác ngộ chúng sinh”

[7] Do danh từ Tiểu thừa ngụ ư chê bai không đúng, khiến những người hiểu lầm nên tại Hội nghị Phật-giáo quốc tế tại Népal năm 1956, các vị lănh đạo Phật-giáo, thế-giới đề nghị bỏ danh từ “Tiểu Thừa” và thay bằng PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

[8] Tại Ấn-Độ Phật-giáo phát triển nhất vào thời kỳ vua Asoka (khoảng thế-kỷ III trước Công-nguyên). Từ thế-kỷ V sau Công-nguyên.

[9] Dựa vào tích Chữ Đồng Tử gập và học đạo từ một nhà sư Ấn-Độ, Phan Lạc Tuyên [1993:  23] khẳng định rằng thời điểm thâm nhập của đạo Phật xẩy ra “chắc chắn từ trước công nguyên hàng thế-kỷ

[10] Tích này được kể trong Lĩnh Nam trích quái và nhiều sách khác, Xem 13.2.1 và [Nguyễn Tài Thư 1988 Chủ biên Lịch-sử Phật-giáo Việt-Nam]

[11] Một trong những người được Khương Tăng Hội truyền đạo chính là Ngô Tôn Quyền. Có nhiều khả năng là từ Luy Lâu, Phật-giáo đă truyền sang Bành Thành (kinh đô nước Sở ở hạ lưu sông Trường Giang thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay), rồi từ Bành Thành đến Lạc Dương (Kinh đô nhà Đông Hán xây dựng trên bờ sông Lạc, phía Nam sông Hoàng Hà, thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay) tạo nên ba trung tâm Phật-giáo lớn của đế quốc Hán đầu công nguyên [Nguyễn Tài Thư 1988]

[12] Sách c̣n lưu giữ trong bộ Hoằng minh tập ấn hành vào thế-kỷ VI, các sách Tùy Chi và Đường Chi đều có nhắc đến cuốn Lư hoặc Luận này.

[13] Câu hỏi 14 nêu: “Tôi nghe dùng người Hạ (= Trung-Hoa) để cải hóa giống người Di, Địch chứ chưa từng nghe dùng người Di, Địch để cải hóa người Hạ bao giờ”. Tác giả trả lời “V́ không đi đâu không biết nên tự cho ḿnh là nhất thiên hạ, cũng giống như một người chỉ mới thấy sông, suối mà chưa thấy biển, mới thấy ánh sáng của đuốc mà chưa thấy ánh sáng mặt trời; Đạo Phật giống như mặt trời, Khổng, Lăo chỉ là ngọn đuốc

[14] Có tác giả cho rằng cả Bụt lẫn Phật đều bắt nguồn từ tiếng Hán, v́ người b́nh dân Việt-Nam không hiểu biết về Sancrit, họ không thể có tài thẩm âm như sư săi hoặc Nho sĩ, trong dân gian từ Phật có tần số sử dụng cao hơn. Nhưng chứng cứ này đều không đủ sức thuyết phục: Đâu cần phải biết một thứ tiếng, đâu cần đến “tài thẩm âm” mới có thể phiên âm được một từ! Khi có nhu cầu dùng một khái niệm mới, người ta chỉ việc “nghe sao nói vậy” theo những nguyên tắc ngữ âm theo tiếng mẹ đẻ của ḿnh, cho nên Buddha (hai âm tiết) mới được rút lại thành Bụt (một âm tiết).Người Việt b́nh dân đâu cần phải biết tiếng Pháp, đâu cần tài “thẩm âm” mà vẫn phiên chuyển không biết bao nhiêu từ tiếng Pháp sang tiếng Việt? c̣n khi từ Phật vào và thay thế dần cho từ Bụt th́ hiển nhiên, nó sẽ được dùng ngày càng nhiều hơn.  

[15] Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, là con Trần Liễu, bác của Trần Nhân Tông.

[16] Phái Trúc Lâm kế tục truyền-thống của các nhà sư tu ở Yên Tử (mà khai sơn là sư Hiền Quang) trước khi Trần Nhân Tông lên núi

[17] “Mục đích đi chùa không phải là để cúng lạy, mà để học hỏi (tăng, ni) chánh pháp, tập tu đức hạnh”. “Lạy Phật không v́ van xin tha tội, không v́ cầu mong ban ân, chỉ v́ quư kính…Lay Phật để thấy ḿnh c̣n thấp nhỏ…Quư kính gương cao cả của Phật để ḿnh nổi giận theo. Phước đức lạy Phật là tại chỗ đó” [Phật Pháp III: 370-373],

[18] Sách vở Trung-Hoa viết nhiều về Phật-giáo Giao-Châu thế-kỷ này. Nhiều sĩ phu Trung-Hoa đến nghiên cứu và thăm thú chùa chiền Việt-Nam đă có thơ ca ngợi các nhà sư ở đây. Các cao tăng được mời sang kinh đô Trung-Hoa thuyết pháp cũng được các thi sĩ Trung-Hoa hết sức mến mộ. Thi sĩ Dương Cự Nguyên có bài Tống Phụng Đ́nh pháp sư quy An Nam (Tiễn pháp sư Phụng Đ́nh về An Nam) lời lẽ rất chân thành tha thiết. Thi sĩ Cổ Đảo trong bài thơ Tống An Nam Duy Giám pháp sư (Tiễn pháp sư Duy Giám người An Nam) có đoạn cho thấy nhà sư Việt-Nam đă giảng kinh riêng cho vua nghe; Giải kinh Xuân Điện Lư. Hoa nhiều ngự sàng phi, Nam Hải kỷ hồi qua gương vua, Đường Nam Hải …Trở về ngọn núi xưa…) [Lê Văn Siêu 1972: 391-396]

[19] Tiền thân chùa Một Cột ( 1 là Nội) sau này. Chùa Diên Hựu xây năm 1049 với quy mô rất to lớn.

[20] Theo tài liệu mới nhất là sách Nam Hà di tích và thắng cảnh (Sở VHTT Nam Hà, 1994). Các tài liệu trước đây thường ghi vạc nặng 6150 cân ta (3,7 tấn)

[21] Nhưng đề tài tranh luận chính là: Thái độ Phật tử là xuất thế hay nhập thế, Phật-giáo là vô thần hay hữu thần, có linh hồn hay không và quan hệ của nó với thể xác thế nào?...

[22] Sự tích Man Nương kể rằng “Khi đẽo tới giữa cây, chỗ ngày xưa sư dấu người con gái, th́ chỗ ấy đă hóa ra một phiến đá rất cứng. Búa ŕu của thợ đẽo vào đều sị sứt mẻ hết. Mới lấy phiến đá ném xuống nước, phiến đá phóng xuất hào quang…Mọi người …nhờ kẻ chài lặn xuống sông, vớt phiến đá lên, rước vào điện Phật mà thờ” [Nguyễn Tài Thư 1988:49] Có tài liệu gọi phiến đá này là Thạch Quang Phật.   

[23] Nguyên văn chữ Hán: Vạn Hạnh dung tam tế, Ưng phù cổ sấm ghi, Hương quan danh Cổ Pháp. Trụ tích trấn vương kỳ.

[24] Các vua đệ tử phái Thảo Đường gồm: Lư Thánh Tông (1054-1072), Lư Anh Tông (1138-1175), Lư Cao Tông (1176-1210)

[25] Cũng như trường hợp Quan Âm Thị Kính, trong dân gian tồn tại một câu chuyện thơ rất dài về cuộc đời của bà chúa Ba (công chúa thứ Ba) trải qua bao gian lao vất vả để cuối cùng đắc đạo thành Phật và được giao cai quản chùa Hương: H́nh 22.9; là pho tượng đá tạc Bà tại động Hương Tích với cốt cách rất giản dị của người phụ nữ Việt-Nam

[26] Thư sinh Phan Tất Chánh và ni-cô Trần Kiều Liên, pháp danh Diệu Thường

[27] Ở một số vùng như Châu Đốc, An Giang…số tín đồ của đạo này chiếm tới 90%

Thiện Ư – Bolsa & Tịnh Châu Re-Post ngày 10/6/2021 trên Hoa Tự Do “G groups”

Thiện Ư - Bolsa & Tịnh Châu post ngày 24/5/2021

Trở lại