Các chứng bịnh thông thường 
của memory và cpu

(PH VNN)

Trong các kỳ đăng tải kỳ trước đã nói về chức năng của bộ phận nhớ (memory) và bộ phận đầu não CPU và trong bài tham khảo kỳ này sẽ hiểu biết thêm những căn bịnh phổ biến liên quan trực tiếp tới memory và CPU, từ những sự hướng dẫn kinh nghiệm này quí vị có thể tự sữa chữa hoặc ít nhất cũng có thể chuẩn đoán được căn bịnh trong máy điện toán của mình.

Memory là bộ phận hoạt động độc lập với chức năng tạm thời lưu trữ và chuyển vận các dữ kiện qua CPU để được tiếp trình (process) và chuyển thành các ký hiệu giải trình. Ðưa ra một thí dụ đơn giản dùng Microsoft word để đánh máy chữ "a" thì Microsoft word là lập trình (apllication software), sau khi gõ ký hiệu "a" thì ký hiệu "a" này sẽ được chuyển qua CPU (central process unit) để được tiếp trình và sau đó chữ "a" đã được hiện lên màn ảnh đó là phần cuối của công việc giải trình. Chính vì sự hoạt động độc lập của memory nên khi memory có vấn đề cũng dễ dàng chuẩn đoán.

Memory rất đa dạng và nhiều loại khác nhau nên một trong những điều kiện căn bản phải biết máy điện toán đang dùng loại gì, và công suất memory trên mother board cho phép được thêm cao nhất là bao nhiêu megabytes. Sau khi đã biết được loại memory là gì rồi trong tiến trình máy điện toán boot up, bios sẽ xem điều kiện của con chip CPU và chip memory đầu tiên trước khi bước qua những hệ thống khác như ổ floppy, ổ CD và ổ hard drive (bất cứ mother board nào cũng có con bios - con bios này được cài đặt lập trình căn bản và đơn giản nhất trong ngành điện toán với nhiệm vụ nhận dạng các loại device được nối kết với mother board trên mother board. Thỉnh thoảng nghe danh từ upgrade bios có nghĩa là những lập trình trong bios đang hiện hữu đã cũ và lỗi thời nên trong tiến trình sửa chữa phải nâng cấp - upgrade - như vậy mới đạt hiệu năng trong tiến trình bootup, dĩ nhiên công việc upgrade bios thông thường dành cho các chuyên viên điện toán).

Nên một trong những điều kiện đầu tiên trong tiến trình lên máy "boot up" thì hai điều kiện phải có đó là CPU trong điều kiện hoàn hảo và memory cũng được dùng đúng loại tương xứng với mother board. Trong tiến trình lên máy sẽ thấy hiện chỉ số của con CPU là bao nhiêu Mhz và chỉ số của memory.

Dưới đây là liệt kê những căn bịnh thường xảy ra trong tiến trình lên Windows:

Windows lên rất chậm, Windows bị shutdown, Windows bị blackout,

1- Lên Windows rất chậm: Đây là một trong những căn bịnh phổ biết nhất cho người xử dụng computer vì nếu so với thời gian lên windows khi mới bắt đầu xử dụng thì rất nhanh theo thời gian thì chậm dần, chậm dần tới độ không còn kiên nhẫn để mà chờ nữa. Dĩ nhiên có nhiều nguyên do đưa đến hiện tượng này

- memory qúa ít không đủ để làm công việc lưu và chuyển data, hoặc trong các con memory chip đã lưu trữ qúa nhiều dữ kiện cần phải được tấy xóa sau khi dùng. Công việc tẩy xóa hay còn gọi là bảo trì (maintainance) máy điện toán cần phải làm cứ ba bốn ngày một lần. Muốn được như vậy theo những bước sau:

Vào Start - Program - Accessories - System Tools - Disk Clean Up - và hiện lên các ô vuông như: Download Program File; Temporary Internet Files; Recycle Bin; Temporary Files; Temporary offline files; Compress old files; Content Indexer v.v..

Bên cạnh các ô vuông này sẽ có những chỉ số data đã được lưu trữ trong memory, nên muốn memory đạt hiệu năng làm việc thì phải duy trì cho chỉ số này càng thấp càng tốt. Muốn như vậy thì phải đánh dấu vào trong các ô vuông, sau đó chọn ok to clean up. Và trong tiến trình clean up sẽ tẩy sạch các dữ kiện này, các chỉ số sẽ trở về 0 hoặc có một con số kilobytes rất nhỏ không đáng kể. Trong tiến trình clean up sẽ không ảnh hưởng tới các chức năng vận hành của windows vì các dữ kiện này không cần thiết phải được lưu trữ. Và ngược lại các chỉ số ô vuông này sẽ được tích lũy theo thời gian của người xử dụng máy điện toán như xử dụng internet nhiều giờ, cài đặt / tẩy xóa software cũ và mới, download những lập trình mới trong mạng nhện (web), games v..v.. sau khi dùng hoặc download đều lưu trữ lại một phần nhỏ và theo thời gian xử dụng con số này sẽ được tích lũy dầ ncó khi lên tới vài trăm megabytes sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tiến trình lên Windows.

Một folder nữa trong windows cần phải được quan tâm không kém gì disk clean up đó là Temporary folder hay còn được viết tắt là Temp Folder. Temorary folder nằm trong windows luôn luôn lưu trữ tạm thời những lập trình sau khi đã được cài đặt vào trong máy và những sự lưu trữ nằmtrogn temporary folder đều không cần thiết nên luôn luôn duy trì temp folder trong tình trạng "empty" vì nếu temp folder này chứa qúa nhiều dữ kiện hoặc những lập trình không cần thiết cũng đưa đến tình trạng lên Windows (boot up) bị chậm. Windows 98, 98SE, ME, XP home và XP professional đều phải xem xét thường xuyên về folder này. Muốn biết Temp folder này nằm vị trí ở đâu thì theo những bước sau đây:

Vào my computer - c: - windows - temp folder

Sau đó tấy hết những dữ kiện trong temp folder này, thỉnh thoảng một vài nhu liệu hoặc dữ kiện không cho pháp tẩy xóa tuy vậy các loại data này rất nhỏ nên không trở ngại đến vận hành của memory.

Xin quí vị nhớ đón đọc tiếp vào kỳ tới cũng liên quan về memory và cpu với những chứng bịnh thông thường và phổ thông nhất cũng như sự khác biệt khi xử dụng disk defragmenter và disk cleanup.

PH

 

Trở lại