Chức quan Tổng đốc có từ khi nào ? 

Tôn Thất Thọ

Tổng đốc  Hoàng Diệu

Tổng đốc là chức danh có từ thời nhà Nguyễn. Trong cuốn Quan chức nhà Nguyễn, soạn giả Trần Thanh Tâm cho biết:

"Theo chế độ quan chức nhà Nguyễn, ngoài bộ máy cai trị ở mỗi tỉnh (gồm Bố chính, Án sát với hai Phiên ty, Niết ty giúp việc) cứ hai tỉnh, có khi ba tỉnh, triều đ́nh lại bổ nhiệm thêm hai vị đại thần (ngang quyền chức với thượng thư, hàm chánh nhị phẩm văn giai) về tăng cường cho bộ máy nhà nước ở tỉnh, có quyền lực tối cao về hành pháp và tư pháp của những tỉnh được cai quản.

Tổng đốc như người thay thế triều đ́nh về nắm hai tỉnh một, chỉ đạo mọi mặt, đồng thời kiêm luôn chức Phó Đô ngự sử và cả chức Đề đốc các tỉnh về chỉ huy vơ trang đứng trên vị Lănh binh của tỉnh đó.Do đó, nếu có Tổng đốc, th́ bỏ chức Đề đốc. Sau này, nếu Tổng đốc không có, mới có Tuần vũ ở từng tỉnh...

Dưới quyền Tổng đốc chỉ đạo chung về đường lối, có các quan chức sau đây trực tiếp cai quản từng tỉnh một Tuần vũ, Bố chánh, Án sát (hành chánh), Lănh binh (vơ trang)..." (sđd, tr. 300)

Cũng tương tự như thế, trong Tự Điển nhà Nguyễn, soạn giả Vơ Hương An chép:

"Tổng đốc: Chức hàm quan văn ở trật chánh nhị phẩm đứng đầu một tỉnh lớn (vd:Thanh Hóa), hoặc hai tỉnh nhỏ (vd: Nghệ An-Hà Tĩnh, gọi tắt An Tĩnh)..."(TĐNN; sđd, tr. 591).

Trong hai tự điển trên, chúng tôi chưa thấy các tác giả ghi cụ thể về thời điểm ra đời của chức danh Tổng đốc nói trên.

Nhà Nguyễn kéo dài 143 năm, trải qua nhiều triều vua nên có sự thay đổi khá phức tạp. Bộ máy quan lại luôn được thay đổi, nhiều chức quan mới được đặt thêm, trong lúc không ít những chức quan cũ bị băi bỏ. Có những chức quan tồn tại rất nhiều đời nhưng địa vị, quyền hạn th́ không ngừng thay đổi. Chính v́ vậy việc t́m hiểu nguồn gốc, chức năng, quyền hạn, ban ngạch... của các chức quan cũng là việc cần t́m hiểu, đặc biệt là thông qua các tài liệu ghi chép về chức quan bằng chữ Hán, chữ Nôm.

Nội dung bài viết là bước đầu t́m hiểu về chức quan Tổng đốc qua ghi chép của một số tài liệu do Quốc sử quán hoặc cá nhân biên soan:

Sách Khâm Định Đại Nam Hội điển Sự lệ (欽定大南會典事例)ghi chép về tổ chức và lề lối làm việc, cùng các thể lệ về mọi mặt công việc của bộ máy nhà nước từ Gia Long đến Tự Đức có ghi về sự phân bổ chức danh Tổng đốc ở các tỉnh. Số lượng bấy giờ là 12 người được phân chia như sau:

"Tổng đốc, Tuần phủ các tỉnh:

Tổng đốc Nam Nghĩa một viên, trụ sở tại phủ Điện Bàn - Quảng Nam; Tổng đốc B́nh Phú một viên, trụ sở tại phủ Hoài Nhân- B́nh Định; Tổng đốc Định Biên một viên, trụ sở tại phủ B́nh Tân - Gia Định; Tổng đốc Long Tường một viên, trụ sở tại phủ Định Viễn- Vĩnh Long; Tổng đốc An Hà một viên, trụ sở tại phủ Tuy Biên- An Giang; Tổng đốc An Tĩnh một viên, trụ sở tại phủ Anh Sơn- Nghệ An; Tổng đốc Thanh Hóa một viên, trụ sở tại phủ Thiệu Hóa; Tổng đốc Hà Ninh một viên, trụ sở tại phủ Hoài Đức - Hà Nội; Tổng đốc Định Yên một viên, trụ sở tại phủ Thiên Trường - Nam Định; Tổng đốc Hải An một viên, trụ sở tại phủ B́nh Giang - Hải Dương, Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên một viên, trụ sở tại phủ Quảng Oai - Sơn Tây; Tổng đốc Ninh Thái 1 viên, trụ sở tại phủ Từ Sơn - Bắc Ninh".(ĐNHĐSL, sđd, tr. 86).

Qua đó ta thấy trong số 12 vị Tổng đốc, th́ có 11 vị phụ trách liên tỉnh, chỉ có 1 Tổng đốc phụ trách một tỉnh; đó là tỉnh Thanh Hóa. Về thời điểm phân định này, không thấy Hội điển ghi cụ thể.

Trong sách Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lệ tục biên (欽定大南會典事例續編) chép tiếp từ thời Tự Đức trở về sau, bao gồm các bài dụ, chỉ, nghị định về quan chế, nghi lễ...Sách này cho biết đến năm Đồng Khánh thứ 2 tăng thêm một viên Tổng đốc; phụ trách hai tỉnh B́nh Thuận- Khánh Ḥa, gọi là Thuận Khánh:

Nghĩa : Tổng đốc, Tuần phủ các tỉnh: niên hiệu Đồng Khánh thứ 2 (1887) lại tâu chuẩn: hai hạt B́nh Thuận, Khánh Ḥa thuộc vùng trung châu nguyên có đặt một Tuần phủ. Nay hai hạt đó là vùng địa đầu trọng yếu, nên sửa đổi đặt viên Tổng đốc Thuận Khánh...

T́m hiểu thêm thời điểm có chức danh Tổng đốc, sách Đại Nam Hội điển toát yếu (大南會典撮要) có nội dung tóm lược Hội điển đời Minh Mệnh, gồm các nguyên tắc tổ chức bộ máy cai trị nhà nước, cơ cấu tổ chức của triều đ́nh, của 6 bộ, của các phủ, viện, vệ, ti, doanh... Bộ máy cai trị ở các địa phương, quy chế về quan lại, quân đội, giáo dục, hành chính, h́nh pháp.

Thời điểm công bố phần nội dung chính của sách là năm Minh Mệnh thứ 14 (1833), trong đó chức quan Tổng đốc được ghi chép cụ thể như sau:

" Quốc gia thống nhất cương vực, phân định hạt phận, đặt chức Tổng đốc, Tuần phủ để cai quản một cách có hệ thống. Dưới quyền có Bố chánh sứ ty, Án sát sứ ty và quan Lănh binh. Tổng đốc là người mang hàm Đô thống Thượng thư, Thống chế. Nắm quyền thống trị quân dân, thống lănh quan văn, vơ trong hạt, khảo xét quan lại, sửa sang bờ cơi...

Trong bài viết Bước đầu t́m hiểu về chức Tổng đốc qua ghi chép của một số văn bản chức quan triều Nguyễn của tác giả Lê Thị Thu Hương đăng trên trang thông tin hannom.org, dẫn từ sách Quốc triều điển lệ quan chế lược biên (國朝典例官制略編) chép về chế độ quan chức đời Minh Mệnh (1820 - 1840) gồm: quan tước, phẩm vật của các quan văn, vơ ..., trong đó quy định lương bổng của Tổng đốc ( mang hàm Chánh nhị phầm)như sau:

"Hàm Chánh nhị phẩm: tiền bổng cả năm 250 quan, 200 phương gạo, tiền trang phục mùa xuân là 50 quan, tiền tuất là 200 quan. C̣n các quan Thượng thư lục bộ, Tả hữu đô Ngự sử ở Đô sát viện, Tổng đốc các tỉnh, Tham tán Đại thần trấn Tây được cáo thụ Tư thiện đại phu, Chính trị thượng khanh, thụy là Trang Lượng, họ... vợ xưng là phu nhân...

Như chúng ta đă biết, từ cuối năm 1831, vua Minh Mạng cho bỏ các dinh, trấn để thành lập các tỉnh. Năm 1832 cả nước có tất cả 30 tỉnh, gồm:

Bắc Kỳ có 13 tỉnh: Hà Nội, Sơn Tây, Hưng Hóa Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Ninh B́nh, Thái Nguyên.

Trung Kỳ có 12 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng B́nh, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngăi, B́nh Định, Phú Yên, Khánh Ḥa, B́nh Thuận.

Nam Kỳ có 06 tỉnh: Phiên An (năm 1836 đổi tên thành Gia Định), Biên Ḥa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Như thế có thể nói rằng chức quan Tổng đốc được lập nên từ năm 1832, khi vua Minh Mạng đă hoàn chỉnh việc phân định và thành lập 30 tỉnh trên cả nước. Đặt Tổng đốc (đối với tỉnh lớn hoặc gộp hai, ba tỉnh), Tuần phủ (đối với tỉnh nhỏ), riêng tỉnh Thừa Thiên là Phủ doăn; và các quan Bố Chính sứ, Án sát cùng Lănh binh để trông coi mọi việc tại từng tỉnh.

Về sau, các vua kế tiếp đă có những quy định thêm, hoặc bổ sung thêm về chức danh này như định ngạch, việc tuyển chọn, quy tắc làm việc...Đơn cử các trường hợp sau đây:

Sách Đại Nam Điển Lệ toát yếu (大南典例撮要新編) do TS Nguyễn Sĩ Giác biên soan tóm tắt các điều lệ của bộ Quốc triều hội điển, có bổ sung các luật lệ mới. Trong đó ghi về chức quan Tổng đốc như sau:

"Lệ ngày tháng Bảy niên hiệu Thành Thái thứ 1 (1889), định ngạch hiện thời về chức quan văn và vơ ở Bắc Kỳ. Tỉnh lớn: một quan Tổng đốc, một quan Bố chánh (sau không đặt nữa), một quan Bố chánh và một quan Đốc học...

Về việc tuyển chọn người phụ trách, đến đời Hàm Nghi có dụ cho Nha Kinh lược tuyển bổ:

" Về Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh và Án sát. Lệ niên hiệu Hàm Nghi thứ 1 (1885) quy định rằng các tỉnh ở Bắc Kỳ có khuyết chức Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh và Án sát th́ cho Nha Kinh lược được chọn người mà đề cử. (ĐNĐLTY, sđd, tr. 29-33)

Về phẩm hàm của Tổng đốc, sách Sử học bị khảo (史學備考) do cụ Đặng Xuân Bảng biên soan năm cho biết Tổng đốc theo hàm của Binh bộ thượng thư:

Về quy tắc làm việc, Đại Nam thực lục trong mục Quy tắc làm việc khi mới phân chi tỉnh chép:

"Tổng đốc, Tuần phủ hay các viên thự lư Tuần phủ ấn vụ, công việc cũng giống như nhau. Phàm trong hạt sự việc ǵ nên tâu báo đều được làm chuyên tập tâu lên. Duy Tuần phủ (ở tỉnh có Tổng đốc) kiêm hạt, khi có chính sự lớn lao về hưng lợi, trừ tệ th́ cùng với Tổng đốc bàn bạc rồi kư tên tâu chung 1 giấy. Nếu ư kiến khác nhau th́ làm tờ tấu riêng".(Thực lục, T10 , Nxb Sử học, 1964 trang 364).

Tóm lại, theo ghi chép trong các sách nêu trên, chúng ta nhận thấy chức danh Tổng đốc có sau năm 1832 là năm vua Minh Mạng phân chia cả nước thành 31 tỉnh. Đây là vị quan đứng đầu tỉnh lớn, hay liên tỉnh, nắm giữ tất cả mọi việc quân dân trong tỉnh. Để giữ chức Tổng đốc viên quan phải mang hàm Thượng thư Bộ Binh kiêm hàm Hữu Đô Ngự sử Đô sát viện, hưởng trật th́ thuộc hàm Chánh nhị phẩm Họ được hưởng tiền dưỡng liêm hàng năm là 80 quan để làm tốt nhiệm vụ của ḿnh.

****

Tài liệu tham khảo:

- Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ T2, Nxb Thuận Hóa, 2005.

- TS Nguyễn Sĩ Giác, Đại Nam Điển lệ toát yếu, Nxb TPHCM, 1994.

- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục T10, Nxb Sử học, 1964.

- Đặng Xuân Bảng, Sử học bị khảo, Nxb <

- Trần Thanh Tâm, Quan chức nhà Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, 2000.

- Vơ Hương An, Từ điển nhà Nguyễn, Nxb Nam Việt (US), 2012.

- Đỗ Văn Ninh, Từ điển chức quan Việt Nam, Nxb. Thanh niên, 2002.

- Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (Tục biên) T10), Nxb. Giáo dục, 2009.

- Trang thông tin điện tử hannom.org.vn.

Trở lại