Nguyên sử

Ghi chú: Muốn xem từng đoạn lịch sử hảy click vào mỗi số đoạn sau đây:
[1]: Liệt truyện /Ngoại quốc /Tây Vực; người dịch: Tích Dă

[2]: Liệt truyện /Ngoại Di /Trảo Oa ( Java -Indonesia)
[3]: Liệt truyện /Ngoại Di /An Nam
[4]: Tân Nguyên sử /Liệt truyện /Ngoại quốc /An Nam

[1]: Liệt truyện /Ngoại quốc /Tây Vực; người dịch: Tích Dă  

tay vực  

Tây Vực là đất Ba Tư, Chiêu Vũ Cửu Tính, Thổ Hỏa La thời Đường. Đầu thời Đường, Đại Thực diệt Ba Tư, tù trưởng của Ba Tư là A Lạt Tỉ Nhân nhận lễ giáo của Mô Hăn Mặc Đức [đạo Hồi], tự xưng là Cáp Lí Phát, đô ở Báo Đạt, ở đất phía tây của Ba Tư. Đến đất phía đông của Ba Tư th́ không phải là đất của Cáp Lí Phát. Có người nói Báo Đạt là Ba Tư, không phải vậy. A Lạt Tỉ Nhân là người du mục ở Tây Lí Á, người Tây Lí Á xưng ông ta là Đại Ức, người Ba Tư xưng ông ta là Đại Hi, Hoàng hậu của ông ta là A Muội Ni Á Nhân, người Đột Nhĩ Cơ Tư Đan xưng ông ta là Tháp Khởi Khắc, đều cùng âm với Đại Thực. Tên của Đại Thực, có lẽ do đó mà có.

Đại Thực đă diệt Ba Tư, mở thêm đất đến phía đông, chia ra đặt tù trưởng để cai trị các đất ấy. Chưa đến ba trăm năm, thế lực mỗi ngày suy yếu, các tù trưởng th́ kẻ mạnh chiếm kẻ yếu, lập bang mở cơi, các họ thường thay đổi, là Tha Hải Nhĩ, là Tát Pháp Nhĩ, là Tát Man, là Tái Bố Khắc Đích Cân, là Bố Diệp, là Tắc Nhi Trụ Khắc, tuy nhận chiếu lệnh của Cáp Lí Phát, nhưng là tên hăo ràng buộc lỏng lẻo, chỉ có cờ, chiều của Hoàng đế và đúc tiền đều dùng tên của Cáp Lí Phát, chính sự của nước ra lệnh th́ không tham dự.

Tắc Nhi Trụ Khắc, là tù trưởng của người Ô Cổ Tư, cũng viết là Ô Tư, lại viết là Cổ Tư, sống ở Tích Nhĩ Hà và vùng Hàm Hải, Lí Hải. Năm Trung Diệp thời Bắc Tống, chiếm đất tự lập. Cháu của Tắc Nhi Trụ Khắc thống lĩnh bộ tộc của ḿnh diệt Bố Diệt, chiếm hết đất ấy, phía tây đến Địa Trung Hải.

Vương đời sau là Mă Kí Khắc Sa, có nô lệ là Nô Thế Đích Cân, nắm giữ quân cận vệ tả, hữu, rất được Nhà vua yêu thích, phong thêm Phó tịch, làm tù trưởng của Hóa Lặc Tự Di. Con của ông ta là Khố Thoát Bạt Đinh Mô Hăn Mặc Đức, thừa lúc Tắc Nhi Trụ Khắc suy yếu, các tù trưởng chia đất, tự làm Vương, cũng tiếng xưng là Hóa Lặc Tự Di Sa. Sa là tiếng xuăng của tù trưởng, Khả Hăn trở xuống của người Đột Quyết, Hồi Hột gọi là Thiết, là Sát, Tiếm gọi là Tát, đều là tên riêng của tù trưởng, tướng, là Sa vậy. Gia Luật Đại Thạch của nước Liêu đến phía tây, đánh bại quân của Tắc Nhi Trụ Khắc, lại sai Tướng đánh Hóa Lặc Tự Di. Lúc ấy Khố Thoát Bạt Đinh đă chết, con của ông ta là A Thiết Tư thua trận bị bắt làm tù binh, thề xưng thần với Tây Liêu [nhà Liêu bấy giờ tan ră chạy đến phía tây, lập nên Tây Liêu], hằng năm cống phương vật, mới được trở về. Con của A Thiết Tư là Y Nhi A Tư Lan. Con của Y Nhi A Tư Lan là Tháp Khách Thi, vào năm Thiệu Hi thứ năm thời Nam Tống, diệt Tắc Nhi Trụ Khắc, giết Vương của nước ấy là Thác Cổ Lạc Nhĩ, nhận tước phong của Lan Báo Đạt Cáp Lí Phát Na Tích Nhĩ, đó là Hóa Lặc Tự Di Vương, vốn là ông ta lấy tên của bộ lạc của ḿnh làm tên, để phân biệt với Tắc Nhi Trụ Khắc.

Năm Khánh Nguyên thứ sáu, Tháp Khách Thi chết, con là A Lạp Ai Đinh Mô Hăn Mặc Đức nối nghiệp, lại hợp lại đất của các bộ lạc Ba Nhi Nhĩ, Hải Lạp Thoát, Mă Tam Đức Lan, Khởi Nhi Mạn, đánh bại Ḱ Bộc Sát Khắc. Tự nói là đất rộng quân mạnh. Nước này theo lễ giáo Mô Hăn Mặc Đức, nhưng Tây Liêu theo lễ giáo của họ Thích [đạo Phật], cho là phục thuộc lễ giáo khác là sự nhục nhă lớn. Thời này, tù trưởng của bộ lạc Tát Mă Nhĩ Can là Ngạc Tư Măn cũng làm phản lại Tây Liêu. Tây Liêu sái sứ giả đến Hóa Lặc Tự Di, việc cũ, sứ gủa ngồi ở bên Vương; Vương làm nhục sứ giả, sứ giả giận, liền giết sứ giả. Đem binh đánh Tây Liêu, quân thua, Vương cùng Đại tướng của ḿnh đều bị bắt, Vương bèn giả làm nô lệ của Đại tướng mới trốn thoát được. Nhưng trong cơi Hóa Lặc Tự Di đồn thổi là Vương đă chết, em của Vương là A Lập Hi Nhĩ cùng chú, bác của ḿnh muốn chia nước tự lập. Vương trở về, loạn mới yên. Năm sau, lại cùng Ngạc Tư Măn hợp binh đánh Tây Liêu, đánh bại quân Liêu, thắng trận trở về. Đem con gái gả cho Ngạc Tư Măn. Rồi Tây Liêu đến Trị Quan, sai quân đánh Liêu. Chưa mấy lâu, Ngạc Tư Măn cùng sứ giả không hợp nhau, giết sứ giả. A Lạp Ai Đinh đem binh đánh úp, phá bộ lạc Tát Mă Nhĩ Can, Ngạc Tư Măn đem đao buộc ở cổ, lấy vải che mặt, để xin hàng. Con gái v́ Vương lấy Ngạc Tư Măn lấy vợ của Tây Liêu, giận chồng yêu Lễ Bất Tương, nên xin cha giết đi. Do đó đều có được đất Tát Mă Nhĩ Can, Bố Hà Nhĩ, lập đô mới ở Tát Mă Nhĩ Can, xưng thành Ô Nhĩ Kiện Xích của Hóa Lặc Tự Di là Cựu Đô.

Cổ Xuất Lỗ Khắc của bộ lạc Năi Man chiếm ngôi vị của họ Trực Cổ Lỗ ở Tây Liêu, A Lạp Ai Đinh giúp, cho nên phạm vào đấy Nhĩ Cơ Tư Đam, hướng về Tây Liêu, cũng quay về với Hóa Lặc Tự Di. Đất phía đông nam của nước này có nước Quách Nhĩ, tù trưởng là Hi Cáp Bát Ai Đinh, cùng A Lạp Ai Đinh đánh nhau, bị thua chết. Cháu con của chú là Mă Hách Mô Đặc nối nghiệp lập bảy năm, bị người trong nước giết, có người nói là A Lạp Ai Đinh sai người hành thích giết ông ta. A Lập Hi Nhĩ lúc trước đồn thổi anh đă chết, chia nước tự lập và nghi ngờ, tránh đến thành Phi Lạc Tư Cố Đô của nước Quách Nhĩ. Đến đây, xin với anh, muốn được ngôi vị của Mă Hách Mô Đặc. A Lạp Ai Đinh sai sứ giả đến tặng mũ áo, thừa lúc ông ta đón nhận, xông tới giết đi, rồi chiếm lấy đất của nước Quách Nhĩ. Nước này phía đông bắc đến sông Tích Nhĩ, phía đông nam đến sông Ấn Độ, phía bắc đến Hàm Hải, Lí Hải, phía tây bắc đến A Đặc Nhĩ Bội Chiêm, phía tây gần Báo Đạt, phía nam kề biển Ấn Độ, bao trùm cả đất Ba Tư, Chiêu Vũ Cửu Tính, Thổ Hỏa La ngày trước, không lấy tên, noi theo tên cũ của thời Hán, xưng là Tây Vực.

Tây Vực Vương sau khi đă diệt nước Quách Nhĩ, giảm thuộc địa của ḿnh gọi là Ca Tự Ni, tra xét văn thư bắt lấy sách của Cáp Lí Phát Na Tích Nhĩ và Quách Nhĩ, cáo nói là v́ chí của người Hóa Lặc Tự Di ở Nang Hoạt Độ Quyển, nên đề pḥng, mưu tính đến Tây Liêu, năm bắc hợp đánh, Ma Khả được chí. Lúc đầu biết trước Hi Cáp Bạt Ai Đinh dấy binh, lại có Cáp Lí Phát xúi dục, giận lắm. Sai sứ giả báo cho Báo Đạt, muốn như việc cũ ở Tắc Nhi Trụ Khắc, sai quan lại đến thống trị, chú ư lấy giáo sự thuộc Cáp Lí Phát, Ḱ Đảo Văn Tăng Dĩ, đều phong là Tô Nhĩ Than. Tô Nhĩ Than g̣n gọi là Hoàng đế, thứ là là Sa, Hăn, Mă Lí Khắc. Na Tích Nhĩ không cgo phép.

Vương bèn tụ tập giáo sĩ, kể tội Na Tích Nhĩ không mở rộng giáo hóa, A Bạt Tư Thực của Báo Đạt đoạt ngôi vị của Hốt Tân, nay nên bỏ Na Tích Nhĩ, lập A Lí Hậu làm Cáp Lí Phát. Phần nhiều giáo sĩ nói là được. Rồi dấy binh trước tiên dẹp loạn ở Nghĩa Lạp Khắc, đánh bại quân của Pháp Nhi Tư, bắt tù trưởng của nước ấy là Sa Đặc A Tháp Tất, cắt đất chuyển tiền mà sau thua. Bộ tù của A Đặc Nhĩ Bộ Chiêm là Ngạc Tư Bá Khắc thua chạy, lại đến xin theo, rồi đến đánh Báo Đạt. Giữa đường gặp mưa tuyết lớn, quân mă ngă nhào, quân tiên phong ở giữa núi Khố Nhi Thắc bị người địa phương đánh, một đội quân chết hết. Bèn dẫn quân về, đến Nghĩa Lạp Khắc, chia đất ra phong cho các con. Lấy đất Nghĩa Lạp Khắc ban cho Ốc Khẳng Ai Đinh, lấy đất Khởi Nhi Mạn, Khắc Xích, Mai Khắc Lam ban cho Cát Á Đại Đinh, lấy đất Ca Tự Nhi, Bát Mê Yêm, Ba Tư Thắc, Quách Nhĩ ban cho Trát Lạt Lặc Đinh, lấy đất Ngạc Tư Lạp Khắc Sa làm đất của Vương Mẫu là Thổ Nhi Kham Tư Đôn, ban cho ba bộ Hóa Lặc Tự Di, Ô Lạp Thương, Mă Tam Đức Lan. Người trong nước đều chê bai việc riêng này.

Vương có binh bốn mươi vạn người, đều là người Khang Lí và Đột Quyết, cùng người trong nước không ḥa thuận. Thổ Nhi Kham Đôn là con gái của bộ tù Cần Khắc Thạch của bộ lạc Khang Lí Ba Nha Ô Thoát, người Khang Lí phần nhiều đến Tây Vực làm quân sĩ, dănh mănh khi đánh trận, Vương kính trọng bọn họ, thường có công. Cho nên tướng của người Khang Lí phần nhiều ngang bướng, v́ vậy quyền lực của Thổ Nhi Kham Đôn cũng ngang hàng với con của ḿnh. Nước tuy lớn, nhưng ḷng người trên, dưới không tin theo.

Trước là, Thái Tổ [Hăn Thành Cát Tư ] đánh nước Kim, làm cho nghiêng nước ở xa, chiếm Năi Man, Miệt Nhi Khất được dễ dàng, lại đốt thành tro tàn, lửa cháy gần xa. Năm thứ mười một thời Thái Tổ, tự ḿnh dẫn binh trở về phía bắc, lần lượt ra lệnh đánh dẹp Năi Man, Miệt Nhi Khất, dẹp yên Ngốc Mă Đặc, tự ḿnh đánh Tây Hạ, chiếm nước này, sai Triết Biệt đánh Cổ Xuất Lỗ Khắc, trong cơi Tây Liêu đều dẹp yên. Do đó, phía đông chỉ có Mông Cổ, phía tây chỉ có Hóa Lặc Tự Di, hai nước lớn đất đai tiếp nhau, cho nên quân chinh phạt phía tây nổi lên.

Lúc Tây Vực Vương từ Báo Đạt trở về, đă đặt đất phong cho các con, rồi đến Bố Cáp Nhĩ. Bấy giờ, đất Tây Liêu ở phía tây bắc của Thiên Sơn [tức là Hi Mă Lạp Sơn] đă nhập vào Mông Cổ, có ba người buôn bán ở Tây Vực tự đi về phía đông, đem lạc đà, lông cừu, xạ hương, đồ bạc, đồ ngọc cho Thái Tổ, kể với Thái Tổ, nói: “Ta biết qúy quốc là nước lớn, Quân cai trị nước tài năng đến biên giới xa, ta yêu thích Quân, giống như yêu con của ḿnh, Quân cũng nên biết ta đă dẹp yên người Nữ Trực [bộ tộc Nữ Chân chạy về phía tây], vỗ về các bộ lạc. Binh của nước ta như kho khí giới, tiền của như hang vàng, ta sao phải chiếm đất của người khác! Muốn cùng Quân giao hảo, qua lại mua bán, giữ đất đai”. Liền buổi đêm, Vương gọi ba người đến, một trong đó là Mă Hắc Ma Đặc vào gặp, nói: “Ngươi là dân của ta, nên nói thật. Nghe tin nước đó chinh phục họ Đại Hạ, phải không?”. Nhân đó mở hộp đựng ngọc châu ban cho ông ta. Mă Hắc Ma Đặc nói là thật. Vương lại nói: “Hăn của Mông Cổ là người hạng nào, lại dám xem ta như con! Binh của ngươi kể ra có bấy nhiêu?”. Mă Hắc Ma Đặc thấy Vương có ư giận, lại nói: “Binh của nước ấy tuy đông, nhưng cùng Tô Nhĩ Than chống nhau, như ánh đèn so với anh mặt trời vậy”. Vương thích ư, ra lệnh đến báo theo hẹn.

Chưa bao lâu, lại có người buôn bán ở Tây Vực từ phía đông trở về, Thái Tổ ra lệnh cho thân vương, đưa tiền, sai người theo họ đi về phía tây mua đồ vật của Tây Vực, đông hơn bốn trăm người, đềulà người Úy Ngột. Đi đến thành Ngoa Thoát Lạt Nhi, tù trưởng của thành là Y Na Nhi Chỉ Khắc là em của Thổ Nhi Khâm Cáp Đôn, bắt hết bọn họ, lấy người Mông Cổ sai trở về báo cho Vuơng. Vương ra lệnh giết hết, chỉ có một người trốn về được.

Trước đây, nước Báo Đạt gặp nạn binh, Cáp Lí Phát ư muốn lại báo, phá vỡ, chia nước, không thể mưu tính. Nghe tin Mông Cổ lớn mạnh, bèn sai sứ giả đến, bàn chinh phạt phía tây. Nhưng Thái Tổ mới sửa việc giao hảo với nước ngoài, không muốn dùng binh. Lại nghe người trốn chạy trở về báo, cả giận, cởi dải mũ, quỳ vái tế trời, thề sẽ rửa hận. Lúc ấy tai hoạ từ Cổ Xuất Lỗ Khắc vẫn chưa yên, bèn trước tiên sai người Tây Vực là Ba Hợp Lạt làm sứ giả, cùng quan lại người Mông Cổ đến trách, nói: “Trước tiên cho phép buôn bán với nhau, sao lại làm trái lời ước? Nếu đây là việc làm của tù trưởng của thành Ngoa Thoát Lạt Nhi, không phải là ư của Vương, xin giết ông ta, lấy lại hàng hóa. Nếu không th́ đem binh gặp nhau”. Vương giết chết Ba Hợp Lạt, cắt râu tóc của quân lại Mông Cổ, trả về để làm nhục Mông Cổ, tự tụ tập quân sĩ ở Tát Mă Nhĩ Can. Đến phía bắc sông Tích Nhĩ, người của bộ tộc Miệt Nhi Khất từ Khang Lí chạy vào trong cơi. Vương gấp theo đường Bố Cáp Nhĩ đến thành Chiên Đích, lại đi lên phía bắc đến giữa hai sông Hải Lí, Cáp Mê Tŕ, thấy người Miệt Nhi Khất bị giết bày la liệt trên đường, một người c̣n chưa chết. Hỏi người đó, th́ nói: “Quân Mông Cổ giết bọn ta rồi đi về phía đông, vừa đi đi chưa xa”. Đem quân đuổi theo, qua một ngày đuổi đến. Tướng Mông Cổ sai sứ giả đến nói: “Ta có thù hận Miệt Nhi Khất, cùng nước khác không có gây hấn. Lúc đem quân đi nhận lệnh của Chủ là nếu gặp người Hoá Lặc Tự Di, phải đỗi đăi như bạn bè. Nay xin chia vật chiếm được để thưởng cho quân sĩ”. Vương coi thường quân Mông Cổ ít, bèn nói: “Ngươi tuy không thù hận ta, Thượng Đế ra lệnh ta thù hận ngươi”. Rồi đánh. Quân Mông Cổ đánh bại cánh quân phía trái của Vương, đánh đến cánh quân ở giữa. Trát Lạt Lặc Đinh đem cánh quân phía trái đánh bại quân Mông Cổ, đến giúp cánh quân ở giữa. Đến đêm, bắt đầu ngừng đánh, được mất như nhau. Quân Mông Cổ đốt lửa ở doanh trại, thừa lúc đêm tối đi nhanh đến. Vương cũng quay lại Tát Mă Nhĩ Can, biết Mông Cổ là kẻ địch lớn, có ḷng e sợ, tụ tập các tướng bàn bạc, cho là đánh ở chỗ cánh đồng th́ không lợi, không bằng đến chỗ rănh sâu, luỹ cao mà tự giữ. Đă bàn bạc xong, bèn đem quân chia ra giữ các thành
ở sông Tích Nhĩ, A Mẫu.

Năm thứ mười bốn thời Thái Tổ, hội binh ở sông Dă Nhi Đích Thạch, đem theo ngựa, thóc, rơm, thong thả đem quân đến hẹn, quân chúng kêu lên là sáu mươi vạn người. Người ḍ xét về báo nói: “Quân Mông Cổ không thể kể xiết, đói th́ uống sũa ngựa, dê, khát không cần phải uống nước, th́ uống máu ngựa, dê, đi không mang theo lương thực, vạn người một ḷng, có tiến lên không có lùi lại”. Vương cũng sợ hăi, không nghĩ ra kế ǵ. Có người Tây Vực là Bối Đạc Ai Đinh, v́ cả nhà bị giết, trốn chạy đến Mông Cổ dâng kế sách, giả làm tướng của người Khang Lí, bảo Thành Cát Tư Hăn nói: “Bọn ta hết sức giúp Vương, là v́ muốn nên nghiệp lớn, v́ việc Thổ Nhi Kham Cáp Đôn vậy. Nay Vương lại không hiếu thuận với mẹ ḿnh, nếu đại quân đến, th́ bọn ta làm nội ứng”. Cho nên đưa thư cho ông ta, sai đến gặp Vương. Vương quả nhiên rất nghi ngờ, rồi không dám ở trong quân, cho nên chia đất tự giữ. Quân của Thái Tổ đến sông Tích Nhĩ, không có người chống giữ.

Mùa thu, đến gần thành Ngoa Thoát Lạt Nhi, chia quân làm bốn: Sát Hợp Thai, Oa Khoát Thai dẫn một đội quân ở lại đánh thành này; Thuật Xích dẫn một đội quân theo phía tây bắc đánh thành Chiên Đích; A Lạt Hắc, Tốc Khách Đồ, Thác Hải dẫn một đội quân theo phía đông nam đánh thành Bạch Nột Khắc Đặc, đều men theo sông Tích Nhĩ; Thái Tổ tự ḿnh cùng Tha Lôi thống lĩnh đại quân, vượt qua sông Tích Nhĩ đi nhanh đến Bố Cáp Nhĩ, để cắt đứt quân cứu viện của nước ấy. Sát Hợp Thai, Oa Khoát Thai đến đánh Ngoa Thoát Lạt Nhi, quân bản bộ của Y Na Nhi Chỉ Khắc có mấy vạn người, quân bảo vệ giỏi đầy đủ, Vương chia quân vạn người, ra lệnh cho Tướng của ḿnh là Cáp Lạp Trát thống lĩnh đội quân ấy, giúp bảo vệ thành Ngoa Thoát Lạt Nhi. Đại quân đánh thành năm tháng không chiếm đuợc, Cáp Lạp Trát v́ sức lực khổ sở bàn xin hàng. Y Na Nhi Chỉ Khắc tự biết khó thoát, thề giữ đến chết. Cáp Lạt Trát nhân đêm tối đem quân thân cận phá ṿng vây trốn ra, bị bắt, xin hàng. Nhân đó tra hỏi việc thật, giả ở trong thành, kể tội ông ta không trung thành mà giết đi. Rồi chiếm phía ngoài của thành này. Y Na Nhi Chỉ Khắc lui về giữ trong thành, một tháng sau, bắt đầu chiếm được thành, bỏ vào xe tù đưa đến Tát Mă Nhĩ Can, đại quân rót bạc vào tai miệng của ông để rửa thù cũ.

Thuật Xích dẫn một đội quân trước tiên đến Tát Cách Nạp Khắc, sai người Úy Ngột là Cáp Sơn Cáp Xích dụ hàng, bị giết. Ra sức đánh bảy ngày đêm, phá thành, bắt tù binh cắt tai, lấy con của Cáp Sơn Cáp Xích giữ đất này. Lại chiếm được ba thành Áo Tư Khẩn, Bát Nhi Chân, Át Thất Na Tư. Tướng giữ thành Chiên Đích bỏ trốn, dụ hàng, chưa đến theo mệnh lệnh, binh đă đến, dựng thang mây để vào, ra lệnh A Lí Hoả Giả giữ đất này, là một trong ba người buôn bán ở Tây Vực vậy. Phía tây cách Hàm Hải hai ngày đường, có thành Dưỡng Cát Can, cũng chiếm thành này.

Ba tướng là bọn A Lạt Hắc đến thành Bạch Nột Khắc Đặc, đánh ba ngày, hạ thành này. Chia quân Khang Lí cùng dân chúng ở hai nơi, giết hết quân Khang Lí, bắt thợ mộc, thợ đá theo quân, đuổi dân chúng, tráng đinh đến thành Hốt Chiên. Tù trưởng của thành là Thiếp Mộc Nhi Mă Lí Khắc giữ băi đất ở giữa sông, tên, đá không thể bắn đến, cùng thành làm thế ỷ giốc cứu giúp lẫn nhau, làm thuyền mười hai chiếc, bọc len bôi bùn để chống tên lửa, hằng ngày đánh nhau với quân Mông Cổ. Ba tướng thấy quân không đủ, xin thêm quân. Quân đến, sai dân chúng chở đá ở núi, lấp sông đắp bờ, để đến tới châu. Thiếp Mộc Nhi Mă Lí Khắc thấy việc gấp rút, lấy thuyền bảy mươi hai chiếc chở quân sĩ, đồ khí giới, lương thực, bỏ thành Bạch Nột Khắc Đặc. Đại quân trước tiên lấy dây sắt khóa hai bờ sông. Thiếp Mộc Nhi Mă Lí Khắc cắt đức dây sắt, đường bắt đầu thông, rời thuyền lên bờ, vừa đánh vừa đi, quân chết, thương gần hết, chỉ c̣n hơn ba người, đuổi theo bắn tên trúng mắt, lại thoát được. Rồi đến Ô Nhĩ Kiện Xích, lấy binh ở thành này để đến thành Dưỡng Cát Can, giết quan giữ thành của Thuật Xích, lại trở về Ô Nhĩ Kiện Xích.

Đại quân của Thái Tổ trước tiên đến thành Tái Nhi Nô Khắc, sai Đan Ni Thế Môn dụ hàng, thêm tráng đinh làm quân. Theo băi đất vượt qua đường vắng, Tướng tiền phong là Đại Nhĩ Ba Đồ chiêu dụ người trong thành ra hàng, trong thành không chuẩn bị chống giữ, liền ra hàng. Thái Tổ ra lệnh Tốc Bất Thai thu lại, ra lệnh đi thu hằng ngày, chở tiền vàng một ngh́n năm trăm Để na [đơn vị tiền của người Tây Vực].

Mùa xuân năm thứ mười lăm, quân đến thành Bố Cáp Nhĩ, ngày đêm đánh thành. Trong thành có binh hai vạn người phá vây trốn ra, đuổi đến sông A Mẫu, giết hết đội quân này, dân chúng ra hàng. Thái Tổ vào đến nhà thơ, thấy người Hồi giáo cấm uống rượu, ra lệnh lấy túi rượu đặt trên nhà thờ, lấy kinh sách để chân ngựa giẫm xéo, lại sái giáo sĩ cầm cương ngựa, để làm ngục họ. Ra khỏi thành bắt giáo sĩ giảng giải ở trên đài, báo cho dân chúng biết v́ phản lại lời ước giết sứ giả cho nên dấy binh rửa thù cũ, nói: “Thượng Đế sinh ra ta như người chăn nuôi cầm roi, dùng để đánh đập các bầy loại, không phải bọn ta mắc tội với Thượng Đế, trời sao sinh ra ta?”…

Mùa xuân năm thứ mười lăm, quân đến thành Bố Cáp Nhĩ, ngày đêm đánh thành. Trong thành có binh hai vạn người phá vây trốn ra, đuổi đến sông A Mẫu, giết hết đội quân này, dân chúng ra hàng. Thái Tổ vào đến nhà thờ, thấy người Hồi giáo cấm uống rượu, ra lệnh lấy túi rượu đặt trên nhà thờ, lấy kinh sách để chân ngựa giẫm xéo, lại sai giáo sĩ cầm cương ngựa, để làm nhục họ. Ra khỏi thành bắt giáo sĩ giảng giải ở trên đài, báo cho dân chúng biết v́ phản lại lời ước giết sứ giả cho nên dấy binh rửa thù cũ, nói: “Thượng Đế sinh ra ta như người chăn nuôi cầm roi, dùng để đánh đập các bầy loại, không phải bọn ngươi mắc tội với Thượng Đế, th́ trời sao sinh ra ta?”. Đan Ni Thế Môn phiên dịch lời này, để ra lệnh cho dân chúng, tịch thu người giàu, ra lệnh đưa tiền của chôn giấu ra. Lúc ấy vẫn có quân Khang Lí chống giữ ở luỹ trong thành, sai dân chúng lấp hào để vào. Ngày thứ hai mươi, luỹ bị phá, bắt dân ở đây làm nô lệ.

Đại quân men theo sông Tái Lạp Phủ Tán đến Tát Mă Nhĩ Can, cảy thảy năm ngày đường. Chia quân hạ trại làm luỹ ở bến sông. Vua Tây Vực trước tiên đi nhanh đến Tát Mă Nhĩ Can, đốc thúc dân chúng sửa thành đào ao, nghe tin quân đến, rất sợ, bảo là quân địch tinh nhuệ, ta không thể ở đây, liền bỏ đi trước. Trong thành có binh bốn vạn người, chuẩn bị đầy đủ. Thái Tổ thấy không dễ đánh, trước tiên hợp lại bao vây để làm khó thành này. Binh của bọn Thuật Xích từ ba đường cũng đều đến dưới thành. Binh trong thành là người Tháp Khởi Khắc có một phần ba, người Khang Lí ở hai phần ba trong số đó. Đến lúc rđa đánh, quân Tháp Khởi Khắc đi trước, trúng phải mai phục, quân Khang Lí không cứu giúp, rồi thua to. Người Khang Lí tự thấy ḿnh là cùng chủng loại với người Mông Cổ, việc gấp rút th́ xin hàng, cho nên không đánh nhiều. Thái Tổ khuyên bảo quân hàng này, sai trước tiên đem vợ con ra thành, dấy lên cực chẳng đă cũng hàng. Tướng giữ thành là A Nhi Bát Hăn dẫn quân thân cận phá vây trốn ra. Trong ngoài thành hai ṿng, năm ngày chiếm hết được. Để quân Khang Lí ở riêng một chỗ, ra lệnh kết tóc, bảo cho viết sắp vào quân ngũ, buổi đêm bèn giết hết họ. Bắt lấy thợ, chia ra đến các trại. Dân đinh ba vạn người dùng để lao dịch, c̣n lại dân năm vạn người, ra lệnh đưa tiền ra cho mười lăm vạn, cho trở lại nhà cũ.

Ra lệnh Triết Biệt riêng theo đường phía bắc, Tốc Bất Thai theo đường phía nam, đều thống lĩnh vạn quân đuổi theo vua Tây Vực. Khuyên nói: “Gặp quân kia nhiều, th́ không cùng đánh nhau, mà lại đợi quân ở sau. Quân kia trốn chạy, th́ đuổi gấp không tha. Qua thành lũy nào, người ra hàng th́ đừng cướp giết, không hàng th́ đánh chiếm, bắt dân ở đấy làm nô lệ. Không dễ đánh, th́ bỏ đi, không được đem binh đến dưới thành vững chắc”.

Vua Tây Vực chạy đến Tát Mă Nhĩ Can, đại quân mới vượt sông Tích Nhĩ. Tướng bày mưu kế, khuyên bảo họ nhanh chóng đánh quân của các xứ ở Hoá Lặc Tự Di, cùng ḷng chống giặc, ra sức chống giữ sông A Mẫu, th́ vùng sông Tích Nhĩ hiểm yếu dù mất, bên trong hiểm yếu vẫn có thể giữ. Có người khuyên đến Ca Tự Ni, nếu quân địch vào sâu th́ đến Ấn Độ, đất này nắng nóng nhiều núi hiểm trở, người Mông Cổ không dám đi lên; Vương cho là kế này vẹn toàn, theo đó. Sai người đến Ô Nhĩ Kiện Xích, báo cho mẹ, vợ của ḿnh, đến Mă Tam Đức Lan tránh binh. Vương vuợt sông A Mẫu, đi đến Ba Nhĩ Hắc, con của ḿnh là Ốc Khẳng Ai Đinh từ Nghĩa Lạp Khắc sai sứ giả đến, đón cha từ phía tây đến, Vương lại đổi kế theo con. Trát Lạp Lặc Đinh lúc ấy theo cha, muốn giả làm chức thống lĩnh quân sĩ, giữ sông A Mẫu. Vương nói là c̣n nhỏ không trải qua sự việc, không hứa. Chốc lát nghe tin Bố Cáp Nhĩ bị hăm, tiếp theo lại nghe tin Tát Mă Nhĩ Can cũng bị hăm, Vương gấp đến Nghĩa Lạp Khắc. Quân đi theo đều là người Khang Lí, ngầm mưu tính bỏ đi. Vương có ư đề pḥng, mỗi lần nghỉ th́ đổi chỗ. Một đêm, dừng dời chỗ khác, mà lại để trướng trống không bị tên bắn đầy ghế. Đến Nhĩ Sa Bất Nhi, nghe tin đại quân đă vượt sông A Mẫu, giả nói là ra đi săn, bỏ đến Nghĩa Lạp Khắc.

Bấy giờ, hai tướng Triết, Tốc đến Phanh Xước Khắc, muốn vượt sông A Mẫu, nhưng không có thuyền. Chặt cây xếp làm ḥm rương, bọc da trâu, dê ở ngoài, buộc ở đuôi ngựa, tướng sĩ vin vào để vượt sông. Đă vượt sông, chia đường đi lên. Triết Biệt vào Ô Lạp Thương, dân chúng Ba Nhi Hắc dâng tiền thiết đăi. Đến thành Bạt Tát Bá, theo dấu tích của Vương, chia ra sai người chiêu hàng các thành. Quân tiền phong đến Nhĩ Sa Bất Nhi, dân chúng tặng lương thực, xin đợi vua của ḿnh đến th́ bắt lấy để hàng. Triết Biệt đến dưới thành, dân chúng cũng tặng lương thực, ra lệnh cho người quyền qúy trong thành ra gặp, trao cho bản cáo thị của Thái Tổ, đại khái nói là trời đă ban đất Tây Vực cho ta, kẻ hàng th́ đuợc yên ổn, kẻ không hàng th́ giết không tha. Quân của Tốc Bất Thai đi qua các đất Đồ Tư, Khô Mẫu, Cát Bộ San, Y Tư Pháp Lăng, Tháp Mật Can, Tây Mô Năng, không gặp vua Tây Vực, muốn đi về phía tây đến Nghĩa Lạp Khắc. Triết Biệt từ Mă Tam Đức Lan vượt núi đến phía nam, hai đội quân gặp nhau ở thành Hợp Nhi Lạp Nhĩ, quân lại hợp lại.

Vua Tây Vực cùng Ốc Khẳng Ai Đinh thống lĩnh mấy vạn người, giữ thành Khả Tư Phí Âm ở Nghĩa Lạp Khắc, quân Mông Cổ nhanh đến, cha con chia đường chạy trốn. Vương cùng Cát Á Đại Đinh vào lũy Khách Long, gặp quân đuổi theo, bắn thương ngựa của Vương. Ở trong luỹ một ngày, liền đi về phía tây đến Báo Đạt. Đổi đường về phía tây bắc, vào luỹ ở núi Tuy Nhi Triết Hàn, ở đây bảy ngày, đến Cơ Lan, lại đi về phía đông đến Mă Tam Đức Lan, đồ khí giới quân lương mất hết.

Đại quân cũng vào Mă Tam Đức Lan, phá thành A Mô Nhĩ ở đó, chiếm A Sĩ Đặc Lạp Đặc. Vương chạy đến náu ở bờ biển, lo buồn không thôi, mưu tính chạy vào biển, ghé thuyền để đợi. Ở Mă Tam Đức Lan ngày trước có tù trưởng, bị Vương giết, con của tù trưởng mưu tính trả thù, tŕnh bày chỗ Vương ở. Đại quân chợt đến, Vương vội lên thuyền, có ba quân kị lội vào nước đuổi Vương, Vương d́m cho ngă, bắn tên cũng không đến. Thuyền đến đảo nhỏ ở phía đông nam, Vương lo lắng lại tức giận, toàn ngực mắc nghẽn, dân ở đảo cùng đem gạo thô đến lại không thể ăn, cũng không có thầy thuốc. Bệnh đổi, gọi con của ḿnh là Trát Lạt Lặc Đinh, Ngạc Tư Lạp Khắc Sa, A Khắc Sa đến, ra lệnh Trát Lạt Lặc Đinh nối nghiệp, lấy kiếm đeo vào eo. Qua mấy ngày, chết, không liệm thây, táng ở trong đất.

Ốc Khẳng Ai Đinh trốn vào Khởi Nhi Mạn, ở được nửa năm, đem quân chúng đến Hợp Nhi Lạp Nhĩ, tướng Mông Cổ là Thai Mă Tư Thai Nạp Nhĩ đến đánh, thua chạy đến luỹ Tô Thôn A Bồn, đánh nửa năm, phá lũy, giết Ốc Khẳng Ai Đinh.  

[2]:Liệt truyện /Ngoại Di /Trảo Oa ( Java -Indonesia)

mongol-map-1253-1301  

Trảo Oa [Java] ở ngoài biển, nh́n Chiêm Thành thêm xa. Từ Tuyền Nam đi thuyền vuợt biển, trước tiên đến Chiêm Thành rồi sau đó đến nước này. Phong tục, sản vật của nước này không thể khảo xét, đại khái là các nước phiên ở ngoài biển phàn nhiều xuất đồ qúy, lạ, chọn đồ quư đến Trung Quốc, mà người ở nước này th́ xấu xí, tính t́nh, tiếng nói không giống với Trung Quốc. Thế Tổ vỗ về bốn chủng Di, đem quân ra ngoài biển đến các nước phiên, chỉ có quân đi đánh Trảo Oa là lớn.

Tháng hai năm Chí Nguyên thứ hai mươi chín [năm thứ 1292 Công nguyên], chiếu lệnh Phúc Kiến Hành tỉnh Trừ Sử Bật, Diệc Hắc Mê Thất, Cao Hưng B́nh làm B́nh chương Chính sự, chinh phạt Trảo Oa; hội họp quân ở ba Hành tỉnh Phúc Kiến, Giang Tây, Hồ Quảng cả thảy hai vạn người, đặt ra hai Tả hữu quân Đô Nguyên súy phủ, bốn Chinh Hành thượng Vạn hộ, phát thuyền ngh́n chiếc, cấp cho lương thực một năm, tiền bốn vạn nén, ban cho hổ phù mười cái, phù vàng bốn mươi cái, phù bạc trăm cái, áo vàng trăm cái, dùng để thưởng người có công. Bọn Diệc Hắc Mễ Thất đến cáo từ, Hoàng đế nói: “Các khanh đến Trảo Oa, bảo rơ cho quân dân nước ấy biết, triều đ́nh lúc đầu cùng Trảo Oa qua lại sứ giả giao hảo, sau đó thích chữ lên mặt của sứ giả là Mạnh Hữu thừa, v́ thế đến chinh phạt”. Tháng chín, quân hội họp ở Khánh Khuyên. Bật, Diệc Hắc Mễ Thất lĩnh việc Tỉnh sự, đến Tuyền Châu; dấy binh chở đồ quân lương từ Khánh Nguyên đi thuyên vượt biển. Tháng mười một, quân của ba tỉnh Phúc Kiến, Giang Tây, Hồ Quảng hội họp ở Tuyền Châu. Tháng mười hai, từ bến Hậu Chử bắt đầu đi.

Tháng giêng năm thứ hai mươi lăm, đến núi Cấu Lan bàn bạc kế sách. Tháng hai, Diệc Hắc Mễ Thất, Tôn Tham chính trước tiên thống lĩnh bản tỉnh mạc quan cùng bọn Chiêu dụ Trảo Oa Đẳng xứ Tuyên ủy ti quan Khúc Xuất Hải Nha, Dương Tử, Toàn Trung Tổ, Vạn hộ Trương Tháp Lạt Xích hơn năm trăm người, thuyền mười chiếc, trước tiên đến chiêu dụ Trảo Oa. Đại quân theo sao đến cửa Cát Lợi. Bật, Hưng đến đất Đỗ Tịnh Túc của nước Trảo Oa, cùng bọn Diệc Hắc Mễ Thất bàn bạc, chia quân đóng ở bờ, quân thuỷ, lục cùng đi. Bật cùng Tôn Tham chính thống lĩnh bọn Đô Nguyên súy Na Hải, Vạn hộ Ninh Cư Nhân đem quân thủy, từ Đỗ Tịnh Túc men theo đường Nhung Nha Lộ Cảng Khẩu đến Bát Tiết Giản. Hưng cùng Diệc Hắc Mễ Thất thống lĩnh bọn Đô Nguyên súy Trịnh Trấn Quốc, Vạn hộ Thoát Hoan đem quân bộ, kị, từ Đỗ Tịnh Túc đi trên bộ. Lấy Vạn hộ Thân Nguyên làm tiên phong. Sai bọn Phó Nguyên súy Thổ Hổ Đăng Ca, Vạn hộ Trữ Hoài Nguyên, Lí Trung cưỡi thuyền nhọn, theo đường Nhung Nha Lộ, Vu Ma Nhạ Ba Hiết Phù Lương đi trước, hẹn đến đất Bát Tiết Giản hội họp.

Chiêu dụ Trảo Oa Tuyên ủy ti quan nói: Con rể của vua Trảo Oa là Thổ Hăn Tất Đồ Gia đem cả nước đến xin hàng, Thổ Hăn Đồ Gia không thể rời quân, trước tiên ra lệnh Dương Tử, Cam Châu Bất Hoa, Toàn Trung Tổ dẫn Tể tướng của nước ấy là Tích Lạt Nan Đáp Trá Gia cùng hơn năm mươi người đến đón. Ngày thứ nhất tháng ba, hội quân ở Bát Tiết Giản. Phí trên của đất Giản [Bát Tiết Giản] tiếp với Đỗ Mă Ban Vương Phủ, phía dưới thông với Bồ Bôn Đại Hải, là đất cổ họng hẳn phải tranh chiếm của nước Trảo Oa. Lại có mưu thần của nước ấy là Hi Ninh Quan men theo sông đỗ thuyền, đứng yên xem được, thua, ba lần đến chiêu dụ mà không hàng. Hành tỉnh đến vùng ven đất Giản đặt doanh trại Yển Nguyệt, giữ Vạn hộ Vương Thiên Tường ở lại giữ bến sông, bọn Thổ Hổ Đăng Ca, Lí Trung thống lĩnh quân thủy, bọn Trịnh Trấn Quốc, Tỉnh Đô Trấn Phủ Luân Tín thống lĩnh quân bộ, kị, thuỷ, lục cùng đi. Hi Ninh Quan sợ, nhân lúc đêm tối bỏ thuyền bỏ trốn. bắt được thuyền Quỷ đầu hơn trăm chiếc. Ra lệnh cho bọn Đô Nguyên súy Na Hải, Vạn hộ Ninh Cư Nhân, Trịnh Khuê, Cao Đức Thành, Trương Thụ canh giữ cửa biển Bát Tiết Giản.

Đại quân đang đi, Thổ Hăn Tất Đồ Gia sai sứ giả đến báo, Cát Lang Vương đuổi giết đến Ma Nhạ Ba Hiết, xin quan quân cứu ông ta [Thổ Hăn Tất Đồ Gia]. Diệc Hắc Mê Thất, Trương Tham chính trước tiên đến an ủi Thổ Hăn Đồ Gia, Trịnh Trấn Quốc dẫn quân đến Chương Cô cứu giúp. Hưng đến Ma Nhạ Ba Hiết, th́ quân của Cát Lang Vương chưa biết xa, gần, Hưng quay về Bát Tiết Giản. Diệc Hắc Mê Thất lại báo là quân giặc buổi đêm lại đến, gọi Hưng đến Ma Nhạ Ba Hiết.

Tháng bảy, quân của Cát Lang chia làm ba đường đánh Thổ Hăn Tất Đồ Gia. Gần sáng ngày thứ tám, Diệc Hắc Mễ Thất, Tôn Tham chính thống lĩnh Vạn hộ Lí Minh chờ giặc ở phía tây nam, không gặp. Hưng cùng Thoát Hoan theo đường phía đông nam đánh nhau với giặc, giết mấy trăm người, c̣n lại tan vơ chạy vào hang núi. Giữa ngày, ở đường phía tây nam quân giặc lại đến, Hưng trở lại đánh đến buổi trưa, lại đánh bại được chúng. Ngày thứ mười lăm, chia quân làm ba đường đánh Cát Lang, hẹn ngày thứ mười chín hội họp ở Đáp Hà, nghe tiếng pháo th́ vào đánh. Bọn Thổ Hổ Đăng Ca đem quân thủy ngược ḍng nước mà lên, bọn Diệc Mắc Mê Thất theo đường phía tây nam, bọn Hưng theo đường phía đông mà đi, quân của Thổ Hăn Tất Đồ Gia theo sau. Ngày thứ mười chín, hội họp ở Đáp Hà. Vua của nước Cát Lang đem binh hơn mười vạn người đến đánh nhau, từ giờ măo đến giờ mùi, đánh nhau liên tiếp ba trận, giặc thua, tan chạy rơi xuống sông chết đến mấy vạn người, giết hơn năm ngh́n người. Vua của nước Cát Lang vào trong thành chống giữ, quan quân bao vây thành, lại chiêu dụ ông ta ra hàng. Buổi đêm ấy, Vua của nước này là Hà Chỉ Cát Đương ra hàng, vỗ về ra lệnh cho trở về.

Ngày thứ tư tháng tư, sai Thổ Hăn Tất Đồ Gia trở về đất của ông ta, sửa soạn vào vào cống, sai Vạn hộ Niết Chỉ Bất Đinh, Cam Châu Bất Hoa đem binh hai trăm người bảo vệ. Ngày thứ mười chín, Thổ Hăn Tất Đồ Gia làm phản, trốn đi, giữ quân ở lại chống giữ. Niết Chỉ Bất Đinh, Tỉnh duyện Phùng Tường đều bị hại chết. Ngày thứ hai mươi tư, đem quân trở về, bắt được vợ con, quan thuộc của Hà Chỉ Cát Đương hơn trăm người, cùng bản đồ địa dư, hộ khẩu, thư tịch, tờ biểu vàng để về. Việc này chép trong truyện Sử Bật, Cao Hưng.

Trảo Oa ở ngoài biển, thấy Chiêm Thành thêm xa. Tên của nước này bị các nhà viết sử không chép. Từ Tuyền Nam đi thuyền vượt biển, trước tiên đến Chiêm Thành rồi mới đến nước này.

Thế Tổ đem binh ra ngoài biển, chỉ có quân đến Trảo Nha là lớn nhất. Từ năm Chí Nguyên thứ mười bảy, bắt đầu ban chiếu chỉ đến chiêu dụ nước này. Năm thứ hai mươi ba, sai bọn Tất Lạt Man đến Trảo Oa, từ đó sứ giả qua lại không ngớt. Sau đó sai Mạnh Ḱ cầm chiếu lệnh đến, Quốc vương nước này thích chữ lên mặt của Mạnh Ḱ rồi sai về, Hoàng đế giận, quyết ư đánh nước này.

Tháng hai năm thứ hai mươi chín, chiếu lệnh cho Sử Bật, Cao Hưng Diệc Hắc Mê Thất đều làm Phúc Kiến Hành tỉnh B́nh chương, hội họp quân ở ba tỉnh Phúc Kiến, Giang Tây, Hồ Quảng cả thảy hai vạn người, phát thuyền đi biển ngh́n chiếc, đem lương thực một năm, ban cho phù hổ, phù vàng, phù bạc đến trăm cái, dùng dự sẵn để thưởng công. Đại quân hội họp ở Tuyền Châu, từ bến Hậu Chử khởi hành. Sóng to gió lớn, thuyền tṛng trành, quân sĩ mấy ngày không thể ăn. Qua biển Thất Châu, Vạn Lí Thạch Đường, vượt qua cảnh giới của Giao Chỉ, Chiêm Thành.

Tháng giêng năm sau, đến Đông Đổng, núi Tây Đổng, Ngưu Khi Tự, vào biển lớn Hỗn Độn, các núi Cảm Lăm Tự, Giá Lí, Mă Đáp, Cẩu Lan, trú ngựa chặt cây, làm thuyền nhỏ để vào. Sai bọn Tuyên ủy ti Dương Tử, Toàn Trung Tổ đem hơn năm trăm người trước tiên đến chiêu dụ. Đại quân theo sau đi lên, bọn Bật đến đất Đỗ Tịnh Túc của Trảo Nha, bàn bạc chia quân thủy, lục đến đánh. Bật thống lĩnh bọn Đô Nguyên súy Na Hải đem quân thủy, từ Đỗ Tịnh Túc, vượt qua cửa cảng Nhung Nha, đến khe nước Bát Tiết. Hưng cùng Diệc Hắc Mê Thất đem quân mă, bộ, từ Đỗ Tịnh Túc đi trên bộ, sai Phó Nguyên súy Thổ Hổ Đăng Ca đi thuyền mũi nhọn, theo đường Nhung Nha đến cầu nổi ở Ma Nhạ Ba Hiết

Bấy giờ Trảo Oa đang cùng nước bên cạnh là nước Cát Lang gây thù oán với nhau, Vương của nước Trảo Oa bị tù trưởng của Cát Lang là Hà Chỉ Cát Đương giết. Con rể của Vương nước Trảo Oa là Thổ Hăn Tất Đồ Gia đánh Cát Lang không thắng, lùi về giữ Ma Nhạ Ba Hiết, nghe tin bọn Bật đến, đem bản đồ sông núi, hộ khẩu của nước ḿnh, cùng dâng bản đồ nước Cát Lang đến xin hàng. Trước tiên ra lệnh cho Dương Tử, Toàn Trung Tổ dẫn bọn Tể tướng của Thổ Hăn Tất Đồ Gia là Tích Lạt Nan Đáp Trá Gia đem hơn năm mươi người đến đón đại quân, hội họp ở khe nước Bát Tiết. Trên khe nước tiếp với Đỗ Mă Ban Vương Phủ, dưới thông với biển lớn Bồ Bôn, là đất yết hầu quan trọng của nước Trảo Oa. Mưu thần của ông ta là Giả Hi Ninh Quan men theo sông đỗ thuyền, đứng xem xét được, thua, ba lần đến chiêu dụ ông ta mà không hàng. Bèn ở ven khe nước lập trại yển nguyệt, giữ Vạn hộ Vương Thiên Tường ở lại giữ bến sông, bon Thổ Hổ Đăng Ca dẫn quân thủy, lục cùng đi lên. Hi Ninh Quan sợ, nhân lúc đêm tối bỏ thuyền trốn đi, bắt được thuyền Qủy đầu hơn trăm chiếc. Ra lệnh cho Đô Nguyên súy Na Hải giữ cửa biển khe nước Bát Tiết.

Đại quân đang đi, Thổ Hăn Tất Đồ Gia sai sứ giả đến báo là Vua của Cát Lang đuổi giết đến Ma Nhạ Ba Hiết, xin quan quân cứu giúp. Diệc Hắc Mê Thất tin theo, trước tiên sai Đô nguyên súy Trịnh Trấn Quốc dẫn quân đến Chương Cô giúp ông ta. Cao Hưng đến Ma Nhạ Ba Hiết, th́ quân của Cát Lang chưa biết xa, gần, Hưng quay lại đến khe nước Bát Tiết, có tin báo quân giặc buổi đêm đang đến, Hưng lại đến Ma Nhạ Ba Hiết.

Ngày kỉ mùi, quân của Cát Lang quả nhiên chia làm ba đường đến đánh. Diệc Hắc Mê Thất thống lĩnh Vạn hộ Lí Monh đón giặc ở phía tây nam, không gặp. Hưng cùng Vạn hộ Thoát Hoan theo đường phía đông nam giao chiến, giết mấy trăm người, quân giặc c̣n lại bỏ trốn vào hang núi. Chốc lát giặc từ phía tây nam chợt đến, Hưng trở lại đánh đến buổi trưa, lại đánh bại chúng. Rồi chia quân làm ba đường đánh Cát Lang, Thổ Hổ Đăng Ca đem quân thủy ngược ḍng mà lên, Diệc Hắc Mê Thất theo đường phía tây, bọn Hưng theo đường phía đông, Thổ Hăn Tất Đồ Gia đem quân bản bộ của ḿnh theo sau, hẹn hội họp ở thành Đáp Hà. Vua của nước Cát Lang đem binh hơn vạn người đến chống cự, đánh ba trận, quân giặc thua, tan vỡ, người rơi xuống sông chết rất nhiều. Đến vây thành này. Buổi đem đó, Hà Chỉ Cát Đương ra hàng, đem theo vợ con của ḿnh.

Thổ Hăn Tất Đồ Gia xin về, chuẩn bị biểu xin hàng, cống đồ trân quư của nước ḿnh, sai Vạn hộ Niết Chỉ Bất Đinh, Cam Châu Bất Hoa thống lĩnh quân hộ tống ông ta. Đến Trung Đồ, làm phản giết hai sứ giả, bỏ đi. Lại hội họp quân chúng đến đánh. Bọn Bật vừa đánh vừa đi ba trăm dặm, lên được thuyền, đi sáu mươi tám ngày đêm, đến Tuyền Châu, quân sĩ chết hơn ba ngh́n người. Hoàng đế giận bọn Bật coi thường quân giặc, không có công, cả bọn đều bị đánh đ̣n.

Năm Đại Đức đầu tiên thời Thành Tông, nước Trảo Oa sai Xá Lạt Ban Trực Mộc đến dâng biểu xin hàng, bắt đầu nhận chiếu lệnh. Năm Nguyên Trinh đầu tiên, đến dâng phương vật. Hai triều Nhân, Anh, đều sai sứ giả đến. Năm Thái Định thứ hai, cũng dâng biểu vào cống. Năm Trí Ḥa đầu tiên, chiếu lệnh ưu đăi Quốc vương của Trảo Oa là Trát Nha Nạp Ca, lại ban cho đồ áo, cung tên. Năm Chí Thuận thứ ba thời Văn Tông, sai quần thần của ḿnh là bọn Tăng Già Lạt, dâng biểu thư bằng vàng để dâng. Năm Chí Chính thứ hai mươi ba thời Huệ Tông, sai sứ giả là Đam Mông Gia Già Điện đến cống phương vật, Hoàng đế ban cho Vương của nước này phù hổ bằng ngọc châu cùng vải vải dệt có hoa văn, tiền.

Đất của nước này bằng phẳng, hợp với lúa gié, cây gai, lúa tễ, đậu, không có chè. Nấu nước biển làm muối, xuất vàng bạc, sừng tê giác, cây đàn hương, hồi hương, cũng làm vải tơ tằm. Nhà cửa to đẹp, phần nhiều trát vàng bích. Cắt lá bạc làm tiền. Rượu ở đây làm từ cây nhu đan, rất thơm, đẹp. Tục ở đây có tên nhưng không có họ. Vương th́ búi tóc h́nh cái vồ, đeo chuông vàng, mặc áo gấm dài, đi giày da, ngồi ở giường vuông. Quan lại vào yết kiến, ba lần vái th́ lui. Người trong nước thấy Vương th́ ngồi, đợi Vương đi qua, lại đứng dậy để cung kính vậy.  

[3]: Liệt truyện /Ngoại Di /An Nam  

1200px-Chongquannguyenlan1.svg  

Nước An Nam, đất Giao Chỉ ngày trước vậy. Nhà Tần chiếm thiên hạ, đặt các quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng. Nhà Tần mất, Nam Hải Úy Triệu Đà đánh chiếm đất ấy. Nhà Hán đặt 9 quận, Giao Chỉ là một trong đó. Sau có người con gái là Chinh Trắc phản, sau Mă Viện đánh dẹp Chinh Trắc, lập cột đồng làm biên giới của nhà Hán. Nhà Đường bắt đầu chia đất Lĩnh Nam làm hai đạo Đông, Tây, đặt quan Tiết độ, lập Ngũ quản, An Nam lệ thuộc vào đó. Nhà Tống phong Đinh Bộ Lĩnh làm Giao Chỉ Quận Vương, con của Đinh Bộ Lĩnh cũng làm Vương, truyền được 3 đời th́ bị Lí Công Uẩn đoạt ngôi vị, liền phong Công Uẩn làm Vương. Họ Lí truyền 8 đời đến Hạo Sảm, Trần Nhật Cảnh làm con rể của Hạo Sảm, bèn có nước nay. 

Ngày qúy sửu năm thứ 3 thời Nguyên Hiến Tông, Ngột Lương Cáp Thai theo Thế Tổ đánh Đại Lí. Thế Tổ về, giữ Ngột Lương Cáp Thai ở lại đánh các nước Di chưa hàng phục. Tháng 11 ngày đinh tị năm thứ 7, quân của Ngột Lương Cáp Thai đến phía bắc Giao Chỉ, trước sai hai sứ giả đến chiêu dụ, không trở về, bèn sai bọn Triệt Triệt Đô cùng đem 2,000 người, chia đường tiến binh, đến đóng ở trên sông Thao ở phía bắc kinh đô của An Nam, lại sai con là A Thuật đến giúp ḿnh, ḍ xét thật giả của nước này. Người Giao cũng bày nhiều quân giữ ǵn. A Thuật sai quân về báo, Ngột Lương Cáp Thai gấp đường tiến lên, sai Triệt Triệt Đô làm tiên phong, A Thuật đi sau làm thanh viện. Tháng 12, hai quân tụ hội, người Giao giật ḿnh kinh hăi. A Thuật thừa cơ đánh bại quân thủy của người Giao, bắt được thuyền chiến đưa về.

Ngột Lương Cáp Thai cũng phá quân bộ của người này, lại cùng A Thuật hội đánh, đại phá chúng, rồi vào nước này. Nhật Quưnh chốn chạy vào biển đảo. Bắt gặp sứ giả ngày trước ở trong ngục, bị dây tre trói lằn vào da thịt, lúc cởi trói ra, một sứ giả chết, do đó làm cỏ thành này. Ở lại nước này 9 ngày, v́ khí trời nóng bức, bèn rút quân. Sai hai sứ giả quay lại chiêu dụ Nhật Huyên đến hàng phục. Nhật Quưnh trở về, thấy kinh đô của ḿnh đă tan hoang, rất giận, ép hai sứ giả quay về. 

Tháng 2 ngày mậu ngọ năm thứ 8, Nhật Cảnh truyền nước cho con trưởng là Quang Bính, đổi niên hiệu Thiệu Long. Mùa hạ, Quang Bính sai con rể cùng người nước này đem phương vật đến, Ngột Lương Cáp Thai hộ tống đến sở quan, sai riêng Nột Lạt Đinh đến dụ chúng nói: “Trước ta sai sứ giả đến giao hảo, các ngươi bắt giữ mà không cho quay về, ta do đó phát binh năm trước. V́ vua của nước ngươi đứng trốn ở đồng cỏ, lại lệnh cho hai sứ giả đến gọi về nước, ngươi lại ép sứ giả ta trở về. Nay sai riêng sứ giả đến dụ, nếu các ngươi thực ḷng nội thuộc, th́ vua nước ngươi phải tự ḿnh đến, nếu vẫn không chừa, sớm đến báo cho ta”. Quang Bính nói: “Nước nhỏ thật ḷng thờ Nhà vua, th́ nước lớn lấy ǵ đối đăi nước nhỏ?”. Nột Lạt Đích về báo. Bấy giờ Vương chư hầu là Bất Hoa giữ Vân Nam, Ngột Lương Cáp Thai nói với Vương, lại sai Nột Lạt Đinh đến dụ, sai sứ gủa cùng đến. Quang Bính bèn thực ḷng nạp thuộc, lại nói: “Đợi ban ân đức, liền sai con em làm con tin”. Vương lệnh cho Nột Lạt Đinh lên ngựa đưa tin vào tấu lên. 

Tháng 12 năm Trung Thống thứ đầu thời Thế Tổ, lấy Mạnh Giáp làm Lễ bộ Lang trung, xuống phương nam là sứ giả chiêu dụ, Lí Văn Tuấn làm Lễ bộ Thị lang, làm Phó sứ, cầm chiếu thư đến dụ nước này. Đại khái nói: “Tổ tông lấy vơ công dựng nghiệp, chưa sửa văn hóa. Trẫm nối nghiệp dở, thay mới bỏ cũ, công việc vừa làm. Vừa rồi quần thần giữ đất Đại Lí là An phủ Niếp Chỉ Mạch Đinh ruổi ngựa dâng biểu đưa tin, nước ngươi có ḷng thực mộ nghĩa, nhớ đến xưa kia khanh thờ triều trước, đă từng thần phục, cống phương vật nhiều lần, cho nên đem chiếu chỉ đến, báo cho dân chúng quan lại của nước ngươi biết: Tất cả mũ áo, phép lễ, phong tục đều phải theo phép tắc cũ của nước ta, rồi nữa tướng ngoài biên không được tự tiện dấy binh giáp, lấn chiếm bờ cơi, làm loạn dân chúng. Dân chúng, quan lại của nước khang, đều nên giữ yên phép tắc như cũ”. Lại bảo cho bọn Giáp, nếu Giao Chỉ sai con em vào gặp, phải giao hảo họ, chớ được nóng lạnh làm trái tiết lễ, làm chúng khổ sở vậy.

Năm thứ hai, bọn Mạnh Giáp về, Quang Bính sai người trong họ là Thông thị Đại phu Trần Phụng Công, Viên ngoại lang Chư vệ Kí ban Nguyễn Sâm, Viên ngoại lang Nguyễn Diễn đến cửa khuyết dâng thư, xin 3 năm cống 1 lần. Đế theo lời xin, rồi phong Quang Bính làm An Nam Quốc Vương. 

Tháng 9 năm thứ 3, lấy 3 tấm gấm Tây, 6 tấm gấm thêu vàng ban cho nước này, lại ban chiếu lệnh nói: “Khanh đă giao con tin làm quần thần, từ năm Trung Thống thứ 4 làm đầu, mỗi 3 năm cống 1 lần, có thể chọn Nho sĩ, thầy thuốc, cùng thầy bói âm dương, các người đẹp, thợ khéo mỗi nhóm 3 người, cùng các vật là dầu tô, quang hương, vàng, bạc, chu sa, trầm hương, đàn hương, sừng tê, đồi mồi, ngọc qúy, ngà voi, gấm, đá từ cùng đến”. Vẫn lấy Nột Lạt Đinh làm Đạt lỗ hoa xích, đeo phù hổ, qua lại giữa nước An Nam.

Tháng 11 năm thứ tư, Nột Lạt Đinh quay về, Quang Bính sai Dương An Dưỡng làm Viên ngoại lang cùng bọn Nội lệnh Vũ Phục Hoàn, Thư xá Nguyễn Cầu, Trung dực lang Phạm Cử dâng biểu vào tạ ân, Đế ban thưởng cho sứ giả dải ngọc, lụa dày, thuốc, yên, dây cương ngựa. Tháng 7 năm Chí Nguyên thứ 2, sứ giả về, lại ban chiếu thư vỗ về nước này, vẫn ban cho lịch cùng chiếu thư báo cho biết đă đổi niên hiệu.

Tháng 12 năm thứ 3, Quang Bính sai Dương An Dưỡng dâng 3 tờ biểu, 1 trong đó đến dâng phương vật, 2 trong đó xin miễn dâng người tài, thợ khéo, 3 trong đó xin lập Nột Lạt Đinh làm Đạt lỗ hoa xích của nước này.

Tháng 9 năm thứ 4, sứ giả về, đáp chiếu thư cho phép, vẫn ban Quang Bính các vật dải ngọc, lụa thêu vàng, thuốc, yên, dây cương ngựa. Chưa bao lâu, lại ban chiếu dụ có 6 việc: 1, quân trưởng phải tự ḿnh vào chầu; 2 con em làm con tin; 3, ghi chép số dân chúng; 4, ra phục dịch quân đội; 5, chuyển nạp tô thuế; 6, vẫn đặt quan Đạt lỗ hoa xích thống trị nước này.

Tháng 11, lại ban chiếu dụ Quang Bính, v́ nước này có nhà buôn người Hồi Cốt, muốn bắt chước theo việc của Tây Vực, lệnh phải sai đi đến. Tháng đó, chiếu lệnh phong Hoàng yuwr làm Trấn Nam Vương, đến giữ các nước Đại Lí, Thiện Xiển, Giao Chỉ.

Tháng 9 năm thứ 5, Quang Bính dâng thư bày tỏ, nói: “Bọn nhà buôn Hồi Cốt, có một người tên là Y Ôn chết đă lâu ngày rồi, một người tên là Bà Bà, vừa rồi cũng bệnh chết. Lại theo lời Hốt Lung Hải Nha cống nạp cho Bệ hạ mấy con voi. Con vật này thân thể rất lớn, đi bộ rất khó, không bằng ngựa của nước Bệ hạ, cúi nhận chiếu lệnh, đến năm sau sẽ đến dâng vậy”. Lại chuẩn bị biểu thư vào cống nạp, riêng dâng biểu tạ ân trao gấm Tây, tiền lụa, thuốc.

Tháng 11 năm thứ 7, Trung thư tỉnh đem thư đến cho Quang Bính, nói là y nhận chiếu mà không bái, lúc chờ sứ giả đến mà không dùng lễ của bậc Vương, rồi dẫn phép tắc thời “Xuân thu” ra mắng y, lại lệnh cho nước này đem voi và phương vật cống hằng năm cùng đến, lại nữa các vật cống là thuốc mùi không ngon, thuế thu được của người Hồi Cốt, lừa dối từ chối, từ nay về sau, phải xem xét việc này.

Tháng 12 năm thứ 8, Quang Bính lại dâng thư nói: “Nước thần nhận lệnh thiên triều, đă phong cho tước Vương, há không lấy lễ của bậc Vương sao? Sứ giả của thiên triều đến nói: Bậc Vương cùng với sứ giả th́ đáp lễ ngang nhau, sợ làm nhục triều đ́nh. Huống chi nước thần lúc trước nhận chiếu chỉ, lệnh phải theo tục cũ, phàm là nhận chiếu lệnh, nhận ở điện giữa nhưng lui ra ở nhà sau, đấy là phép tắc cũ của nước thần vậy. Đến dụ đ̣i voi, lúc trước sợ trái ư chỉ, sợ có lỗi mà chưa trả lời, thực ra v́ tên quản voi không nỡ rời voi, nên khó sai bảo. Lại nữa dụ đ̣i nhà Nho, thầy thuốc, thợ khéo, th́ quần thần của thần là bọn Lê Trọng Đà vào ở dưới bậc thềm, gần Bệ hạ gang tấc, c̣n không nghe được chiếu dụ, huống chi năm Trung Thống thứ 4 đă rộng lượng tha thứ rồi, nay lại đến dụ, ngạc nhiên sao xiết, chỉ có kẻ dưới gác này nhớ việc này”. 

Năm thứ 9, lấy Diệp Thức Niết làm An Nam Đạt lỗ hoa xích, Lí Nguyên theo giúp. Tháng giêng năm thứ 10, Diệp Thức Niết chết, lệnh cho Lí Nguyên thay Thức Niết, rồi lấy Cáp Tát Nhi Hải Nha làm phó. Trung thư tỉnh lại đưa thư đến Quang Bính nói: 

“Năm nay sứ giả trở về nói, Vương thường nhận chiếu lệnh của của Thiên tử, nhưng chỉ đứng chắp tay mà không bái, cùng sứ giả gặp nhau uống rượu, ngồi vị trí trên sứ giả. Nay xem thư đến, tự bảo là đă nhận tước Vương rồi, há không lấy lễ bậc Vương sao? Xét phép “Xuân thu” bậc Vương ngồi trên chư hầu, “Thích lệ” nói: Bậc Vương hơn hạ sĩ vậy. Vua của nước hàng thứ thứ 4, người tôn qúy của quần thần bên ngoài vậy. Hạ sĩ, kẻ thấp hèn trong hàng quần thần bên trong vậy. Lấy kẻ thấp hèn ngồi trên người tôn qúy, đại khái là lệnh mệnh vua làm trọng. Đời sau Vương chưa hầu lập tước, người tôn qúy trong hàng chư hầu, xem đi há có v́ tước của Vương là là người này chăng? Vương sao không biết mà nói như vậy, hay là quần thần dùng thư từ là lời này sao? Đến như chiếu lệnh của Thiên tử, quần thần phải bái nhận, đấy là lễ nghĩa dùng xưa nay, không cho làm khác vậy.

Lại nói lúc trước nhận chiếu chỉ, đều theo phép cũ, nước ngươi tuân theo mà làm, lúc nhận chiếu lệnh, nhận ở điện giữa mà lui vào nhà sau, đấy là lễ phép cũ vậy. Đọc đến đây, thực là sửng sốt. Vương nói ra lời này, có thể làm yên ḷng ḿnh chăng? Lời nói của chiếu chỉ lúc trước, đại khái nói là giữa đất trời không chỉ có vạn nước, nước đều có tục, thường xuyên thay đổi, có chỗ không thuận, cho nên dùng tục của nước ngươi, há lại không bái nhận chiếu lệnh của Thiên tử và làm theo tục lệ sao? Vả lại giáo hóa của Vương ra lệnh ở trong nước, nếu quần thần có kẻ nhận lệnh mà không bái, th́ Vương cho là như thế nào? Quân tử cốt ở sửa lỗi, suy nghĩ sâu rộng, phải xét rơ việc này”. 

Năm thứ 11, Quang Binh sai Đồng Tử Dă, Lê Văn Ẩn đến cống. Tháng giêng năm thứ 12, Quang Bính dâng biểu xin băi chức Đạt lỗ hoa xích của nước này. Lời văn nói: 

“Kẻ quần thần hèn mọn này ở góc biển, được tiếp xúc với giáo hóa thánh hiền cùng bao bọc, vui thích đánh trống múa hát. Xin nghĩ cho thần từ lúc hàng phục nước lớn, hơn 10 năm rồi, tuy nhận lệnh 3 năm cống 1 lần, nhưng thay nhau sai sứ giả, mệt mỏi vi qua lại, chưa từng 1 ngày được nghỉ ngơi. Quan Đạt lỗ hoa xích mà thiên triều sai đến, làm nhục đất thần, sao có thể yên ổn, huống chi người làm, lúc động th́ có chỗ dựa, khinh thường nước nhỏ. Tuy Thiên tử sáng rơ cùnng với Mặt trời, Mặt trăng, sao có thể chiếu đến chỗ chậu úp. Vả lại Đạt lỗ hoa xích đặt ra ở đất Man nhỏ bé ngoài biên, há có thần đă nhận phong Vương làm phên dậu một phương nữa, va lại lập Đạt lỗ hoa xích đến xem xét nước thần, há không bị nước chư hầu cười sao? Sợ hăi quan này xem xét mà sửa việc cống nạp, sao có thể khiến trong ḷng vui vẻ sửa việc cống nạp đây. Thần cung kính thiên triều thu nạp, sau khi ban phong, ân lớn tràn đầy, lan khắp bốn biển, liền dám kêu buồn, cúi mong Bệ hạ nhân từ thương xót. Nay sau khi 2 lần sai sứ giả đến cống theo phép tắc, một lần đến Thiện Xiển cống nạp, một lần đến Trung Nguyên bái dâng. Tất cả quan lại mà Thiên triều sai đến, xin được đổi làm sứ giả dẫn đường đến cống, mới mong bỏ được cái xấu của Đạt lỗ hoa xích, không những là cái may mắn của thần, mà c̣n là cái may mắn của một nước vậy”. 

Tháng 2, lại ban chiếu lệnh, v́ vật cống không giúp ích, dụ 6 việc, lại sai Cáp Tản Nhi Hải Nha làm Đạt lỗ hoa xích, vẫn lệnh cho con em vào hầu. Tháng 2 năm thứ 13, Quang Bính sai Lê Khắc Phục, Văn Túy vào cống, v́ nhận lệnh đến Thiện Xiển nạp cống, người làm việc không cung kính, dâng biểu tạ lỗi, đều xin miễn 6 việc. 

Năm thứ 14, Quang Bính chết, người trong nước lập Thế tử của Quang Bính là Nhật Huyên, sai Trung thị Đại phu Chu Trọng Ngạn, Trung lượng Đại phu Ngô Đức Thiệu vào chầu. Tháng 8 năm thứ 15, sai Lễ bộ Thượng thư Sài Xuân, Hội đồng quán sứ Cáp Lạt Thoát Nhân, Công bộ Lang trung Lí Khắc Trung, Công bộ Viên ngoại lang Đổng Đoan, cùng bọn Lê Khắc Phục cầm chiếu thư đến dụ Nhật Huyên vào chầu nhận mệnh. Lúc đầu, qua lại sứ giả vậy, chỉ theo đường nước Thiện Xiển, Lê Hóa qua lại, Đế lệnh cho Sài Xuân từ Giang Lăng đến thẳng Ung Châu để đến Giao Chỉ.

Tháng 11 nhuận, bọn Sài Xuân đến trại Vĩnh B́nh thuộc Ung Châu, Nhật Huyên sai người dâng thư, nói: “Nay nghe tin ông đến đất tệ này, dân ngoài biên không ai không kinh hăi, không biết sứ giả người nước nào mà đến ở chỗ này, xin đem quân theo đường cũ để đi”. Xuân đáp thư nói: “Các quân Lễ bộ Thượng thư nhận mệnh của Nhà vua cùng với bọn Lê Khắc Phục của nước ngươi theo đường từ Giang Lăng đến Ung Châu mà vào An Nam, quân sĩ các chỗ đi qua dẫn đường hộ tống, cùng lập trạm dịch, nên đến biên giới đón tiếp”. Nhật Huyên sai Ngự sử Trung trung tán kiêm Tri thẩm H́nh viện sự Đỗ Quốc Kế đến trước, Thái úy của nước này đem trăm quan từ bờ sông Phú Lương ra đón vào quán sở.

Ngày thứ 2 tháng 12, Nhật Huyên đến quán sở gặp sứ giả. Ngày thứ 4, Nhật Huyên bái đọc chiếu thư. Bọn Xuân truyền chiếu chỉ nói: “Nước ngươi nội thuộc hơn 20 năm, gần đây 6 việc thưa thấy theo. Ngươi nếu không chầu, th́ sửa thành của ngươi, chỉnh đốn quân sĩ của ngươi để đợi quân của ta”. Lại nói: “Cha ngươi nhận mệnh làm Vương, ngươi không xin mệnh mà tự lập, nay lại không chầu, ngày kia triều đ́nh xét tội, sẽ lấy ǵ để trốn tội? Mong nghĩ kĩ việc này”. Nhật Huyên vẫn theo phép cũ đặt tiệc ở dưới mái hiên, bọn Xuân không đến dự tiệc. Rồi về quán sở, Nhật Huyên sai Phạm Minh Tự đem thư tạ lỗi, đổi đặt tiệc ở điện Tập Hiền. Nhật Huyên nói: “Vua cha ĺa đời, ta mới lập vị.

Sứ giả Thiên triều đi đến, chiếu thư mở dụ, khiến cho ta vừa vui vừa sợ lẫn lộn ở trong ngựa. Trộm nghe vua Tống trẻ con, Thiên tử thương xót, c̣n phong tước Công, với nước nhỏ cũng hẳn thương xót hơn. Xưa dụ 6 việc, đă được tha bỏ. Nếu lấy lễ tự thân đến chầu, ta lớn lên ở cung sâu, không tập cưỡi ngựa, không quen phong thổ, sợ chết trên đường. Con em từ quan Thái úy trở xuống cũng đều cho là đúng. Sứ giả thiên triều về, kính cẩn dâng biểu bày tỏ, dâng thêm vật lạ”. Xuân nói: “Vua Tống chưa đến 10 tuổi, cũng sống ở cung sâu, cớ sao cũng đến kinh sư?

Nhưng chiếu chỉ ở ngoài, không dám nghe lệnh. Vả lại bốn người chúng ta đi đến gọi ngươi, không dám gọi người khác”. Bọn Xuân trở về, Nhật Huyên sai Phạm Minh Tự, Trung tán Đỗ Quốc Kế dâng biểu bày tỏ, nói: “Thần vốn sức yếu nhược, sợ đi đường khó khăn, uổng công bỏ xương trắng, nhỡ không may th́ khiến cho Bệ hạ thương xót mà không có ích cho thiên triều. Cúi mong Bệ hạ thương nước nhỏ xa xôi, lệnh cho thần được cùng vợ ở lại giữ mạng sống này, để thờ Bệ hạ trọn đời. Đấy là điều rất may mắn của thần, cũng là cái phúc lớn của sinh linh nước nhỏ vậy”. Đem thêm phương vật cùng 2 con voi thần phục cống. 

Tháng 3 năm thứ 16, bọn Xuân đến kinh sư trước, lưu Trịnh Quốc Toản lại đợi ở Ung Châu. Xu mật viện nói: “V́ Nhật Huyên không chầu, nhưng sai sứ giả báo mệnh, giả bộ từ chối, kéo dài thời gian, xảo nịnh đă nhiều, lại trái chiếu chỉ, có thể đem binh đến trên cơi, sai quan lại hỏi tội”. Đế không theo, lệnh cho sứ giả đến chầu. Tháng 11, giữ sứ giả nước này là Trịnh Quốc Toản ở lại Hội đồng quán. Lại sai 4 người bọn Sài Xuân cùng Đỗ Quốc Kế cầm chiếu thư lại dụ Nhật Huyên đến chầu, nếu quả thực không thể tự ḿnh vào hầu, th́ đúc vàng để thay thân ḿnh, hai viên ngọc châu để thay mắt ḿnh, kẻ theo giúp th́ lấy hiền sĩ, phương kĩ, con gái, thợ khéo mỗi nhóm 2 người để thay dân chúng của ḿnh. Không như vậy, th́ sửa thành tŕ của ḿnh, để đợi xét xử.

Tháng 10 năm thứ 18, lập An Nam Tuyên úy ti, lấy Bốc Nhan Thiết Mộc Nhi làm Tham tri Chính sự, Hành Úy sứ Đô Nguyên suư, lập riêng quan lại giúp việc các cấp bậc. Tháng đó, chiếu lệnh lệnh v́ Quang Bính đă chết, con của y là Nhật Huyên không xin mệnh mà lại tự lập, sai sứ giả đến gọi, lại lấy cớ mắc bệnh mà từ chối, chỉ ra lệnh cho chú của y là Di Ái vào hầu, cho nên lập Di Ái thay làm An Nam Quốc Vương. 

Tháng 7 năm thứ 20, Nhật Huyên đưa thư cho B́nh chương A Lí Hải Nha, xin trả sứ giả trở về, Đế liền sai về nước. Bấy giờ, A Lí Hải Nha làm Kinh Hồ Chiêm Thành Hành tỉnh B́nh chương Chính sự, Đế muốn Giao Chỉ giúp binh lương để đánh Chiêm Thành, lệnh lấy ư này dụ y. Hành tỉnh sai Ngạc Châu Đạt lỗ hoa xích Triệu Chứ đem thư dụ Nhật Huyên. Tháng 10, triều đ́nh lại sai Đào Bỉnh Trực cầm ấn thư đến dụ nước này. Tháng 11, Triệu Chứ đến An Nam. Nhật Huyên bèn sai bọn Trung lượng Đại phu Đinh Khắc Thiệu, Trung Đại phu Nguyễn Đạo Học đem phương vật theo Chứ vào hầu, lại sai bọn Trung phụng Đại phu Phạm Chí Thanh, Triều thỉnh lang Đỗ Băo Trực đến tỉnh bàn việc, lại đưa thư đến B́nh chương, nói: 

Thêm quân 1 điều kiện: Chiêm Thành thần phục nước nhỏ lâu ngày, cha già chỉ làm việc lấy đức mà vỗ về nước này, đến lúc thành thân con côi, cũng nối theo chí cha. Từ lúc cha già theo về Thiên triều, 30 năm đến nay, dùng can qua thấy không tiện, quân lính băi bỏ làm dân đinh, một ḷng cống nạp thiên triều, tỏ rơ một ḷng không có hai mưu, mong các hạ thương xót. Giúp lương với 1 điều kiện: Thế đất nước nhỏ gần biển, sản ra năm loại lúa mọc không nhiều, một khi sau khi đại quân đi rồi, trăm họ trôi dạt, thêm có nước cạn, sớm no chiều đói, ăn không đủ cấp; nhưng lệnh của các hạ, vốn không dám trái, phỏng theo châu Vĩnh An trên cơi Khâm Châu, đợi chờ chuyển nạp. C̣n việc dụ kẻ con côi này tự thân đến cửa khuyết, ngoảnh mặt nhận giáo huấn của người hiền thánh. Cha già thời c̣n sống, Thiên triều thương xót, đặt ở ngoài cơi; nay cha già chết rồi, kẻ con côi này lo lắng, mắc bệnh đến nay, vẫn chưa như thường, huống chi kẻ con côi này lớn lên ở góc xa, không chịu nổi nóng lạnh, không quen đất nước, khó đi đường lối, xương trắng phơi đường. Để bồi thần của nước nhỏ qua lại, c̣n bị khí độc thấm hại, kẻ chết hoặc 5,6/10, hoặc quá nửa, các hạ cũng đă vốn biết. Chỉ mong hết sức bảo vệ, truyền tấu Thiên triều, xem xét cho ư sợ chết tham sống của lớp lớp quan lại, họ hàng của kẻ con côi này. Há chỉ kẻ con coi này nhận ban thưởng đâu, mà c̣n sinh linh cả nước được nhờ yên ổn, cùng chúc các hạ hưởng phúc lớn trong trời lâu dài vậy”. 

Tháng 3 năm thứ 21, Đào Bỉnh Trực đi sứ về, Nhật Huyên lại dâng biểu bày tỏ, lại đem thư đến Kinh Hồ Chiêm Thành Hành tỉnh, đại ư giống với thư trước. Lại theo Quỳnh Châu An phủ sứ Trần Trọng Đạt nghe của Trịnh Thiên Hữu nói: “Giao Chỉ qua lại mưu tính với Chiêm Thành, sai binh 20,000 người cùng 500 chiếc thuyền để ứng cứu”. Lại đưa thư đến Hành tỉnh, đại lược nói: “Chiêm Thành là phiên thuộc của nước nhỏ này, đại quân đến đánh, thần bị buồn rầu, mà chưa từng dám nói một lời, có lẽ thời nay người ta thờ nước nhỏ cũng biết rồi. Nay Chiêm Thành bèn làm phản trái, giữ mê muội không phục, đấy gọi là không biết trời biết người vậy. Biết trời biết người, mà lại không cùng biết trời biết người cùng mưu, tuy trẻ con cao 3 thước cũng biết là không qua lại, huống chi là nước nhỏ đây? Mong Hành tỉnh xem xét”.

Tháng 8, em của Nhật Huyên là Chiêu Đức Vương Trần Xán đem thư đến Kinh Hồ Chiêm Thành Hành tỉnh, tự nguyện nạp thuộc xin hàng. Tháng 11, Hành tỉnh Hữu thừa Toa Đô nói: “Giao Chỉ tiếp giới với các nước Chiêm Lạp, Chiêm Thành, Vân Nam, Xiêm, Miến, có thể đến đất này lập tỉnh; cùng với ba đạo Việt Lí, Triều Châu, T́ Tan mà đồn quân trấn giữ, nhân đó lấy lương hướng đất này để cấp cho quân sĩ, trừ bỏ được cái khổ của việc chuyển chở đường biển”. 

Tháng 2 năm thứ 22, Kinh Hồ Chiêm Thành Hành tỉnh nói: “Trấn Nam Vương ngày trước nhận chỉ đem quân đánh Chiêm Thành, sai Hữu thừa Đường Ngột Đáu đi nhanh đến Chiêm Thành, hẹn cùng Hữu thừa Toa Đô đem binh đến hội họp. Lại sai Lí vấn quan Khúc Liệt, Tuyên sứ Tháp Hải Tát Lí cùng bọn sứ giả của An Nam là Nguyễn Đạo Học, cầm thư của Hành tỉnh đến đ̣i Nhật Huyên vận lương hộ tống đến Chiêm Thành giúp quân; Trấn Nam Vương qua đường đến gần cơi, lệnh cho Nhật Huyên đến gặp”.

Kịp lúc quan quân đến huyện Hành Sơn, nghe tin Nhật Huyên cùng anh là Hưng Đạo Vương Trần Tuấn đem binh chặn ở trên biên giới. Chốc lát Khúc Liệt cùng Tháp Hải Tát Lí dẫn bọn Trung lượng Đại phu Trần Đức Quân, Triều tán lang Trần Tự Tông của An Nam cầm thư của Nhật Huyên đến, lời thư nói là từ nước này đến Chiêm Thành đường thuỷ, bộ đều không tiện, xin tuỳ theo sức mà dâng nạp lương cho quân. Đến lúc quan đến Vĩnh Châu, Nhật Huyên gửi thư đến Ung Châu, nói: “Ngày hẹn chuyển nạp khoảng vào tháng 10, xin dự bị đinh phu trước đường, đến ngày Trấn Nam Vương xuống xe, mong là có thư đến báo”. Hành tỉnh lệnh cho Vạn hộ Triệu Tu Kỉ đem ư cũ đáp thư, lại đưa công văn đến, lệnh phải mở đường chuẩn bị lương thực, tự ḿnh đón Trấn Nam Vương. Lúc quan quân đến Ung Châu, Điện tiền Phạm Hải Nhai của An Nam lĩnh binh đồn đóng ở Khả Lan Vi để giúp các xứ. Đến châu Tư Minh, Trấn Nam Vương lại đưa thư đến nước này. Đến Lộc Châu, lại nghe tin Nhật Huyên điều binh giữ các đường ải Khâu Ôn, Khâu Cấp Lĩnh, Hành tỉnh bèn chia quân làm hai đường để đi. Nhật Huyên lại sai Thiện trung Đại phu Nguyễn Đức Dư, Triều thỉnh lang Nguyễn Văn Hàn cầm thư đến Trấn Nam Vương, nói: “Không thể tự ḿnh đến gặp ánh sáng, nhưng trong ḷng hớn hở. V́ người đi đến tiếp nhận chiếu chỉ nói có lệnh riêng là: ‘Quân ta không vào cơi ngươi'; nay thấy cầu đường doanh trạm của Ung Châu, nơi nơi tiếp nhau, thực là sợ hăi, mong làm rơ ḷng trung thành, có ǵ thiết sót mong tha thứ”. Lại đem thư đến quan B́nh chương Chính sự, xin bảo vệ sinh linh của nước này, tha miễn cho lỗi trốn chạy.

Trấn Nam Vương lệnh cho Hành tỉnh sai Tổng bả A Lí cầm thư cùng bọn Nguyễn Đức Dư đến dụ Nhật Huyên là nguyên nhân dấy binh thực là đánh Chiêm Thành, không phải đánh An Nam vậy. Đến huyện Cấp Bảo, quan Quản quân của An Nam là Nguyễn Lộc đồn binh ở châu Thất Nguyên, lại từ huyện Thôn Lí đến Vạn Kiếp đều có quân của Hưng Đạo Vương, A Lí không đi được. Hành tỉnh lại lệnh cho Vạn hộ Nghê Nhuận đến do xét thật giả, thận trọng điều quân, nhưng không được giết cướp dân chúng của nước này. Chưa bao lâu, bọn Tát Đáp Nhi, Lí Bang Hiến, Tôn Hữu nói: “Đến ải Khả Li, gặp quân Giao đến chống, Hữu đánh với chúng, bắt được Quản quân Phụng ngự của chúng là Đỗ vĩ, Đỗ Hữu, mới biết Hưng Đạo Vương quả thực lĩnh binh đón chặn”. Quan quân qua ải Khả Li, đến ải Động Bản, lại gặp quân giặc, liền đánh bại chúng, tướng của chúng là Tần Sầm bị thương chết.

Nghe tin Hưng Đạo Vương ở ải Nội Bàng, lại đem binh đến thôn Biến Trụ, dụ y thu quân mở đường, đón bái Trấn Nam Vương, không theo. Đến ải Nội Bàng, nhận lệnh đem chỉ lệnh sai người đến chiêu dụ y, lại không theo. Hưng Đạo Vượng c̣n có hơn hơn 1,000 thuyền quân, đóng gần Vạn Kiếp 10 dặm. Bèn sai quân sĩ đến ven sông t́m thuyền, đến tụ hội t́m ván gỗ đóng đinh, đặt băi sân chế tạo, chọn những người quân thủy, lệnh cho Ô Mă Nhi Bạt đô thống lĩnh, mấy lần đánh với giặc, đều đánh bại giặc. Bắt được hai tờ văn vứt lại ở bờ sông của giặc, rồi Nhật Huyên đem thư đến Trấn Nam Vương và Hành tỉnh B́nh chương, lại nói: “Lúc trước chiếu lệnh nói là ‘quân ta không vào cơi ngươi’, nay v́ cớ Chiêm Thành đă phục lại phản, nhân đó phát đại quân, đi qua nước thần, tàn hại trăm họ, đấy là điều mà Thái tử lầm lẫn, không phải là cái mà nước thần lầm lẫn vậy. Cúi mong đừng làm khác chiếu lệnh trước, đem đại quân trở về, nước thần sẽ chuẩn bị vật cống đến dâng, trở lại như lúc đầu”.

Hành tỉnh lại đem thư đến, cho là: “Triều đ́nh điều binh đánh Chiêm Thành, thường đem thư đến Thế tử sai mở đường trữ lương, không ngờ làm trái mệnh lệnh của triều đ́nh, sai bọn Hưng Đạo Vương đem binh đón chống, bắn thương quân ta, khiến cho sinh linh An Nam bị hại là do nước nước làm vậy. Nay đại quân đi qua nước ngươi đánh Chiêm Thành, là lệnh của Nhà vua. Thế tử biết rơ ư nước ngươi theo về đă lâu, nên nghĩ đức thẫm đẫm thương yêu của Hoàng đế, lập tức lệnh rút quân mở đường, dụ yên trăm họ, chăm chú làm việc. Các chỗ mà quân ta đi qua, phải không có một chút phiền nhiễu nào, Thế tử nên ra đón Trấn Nam Vương, cùng bàn việc quân. Không như vậy, đại quân sẽ dừng ở An Nam mở phủ”.

Nhân đó ra lệnh sứ giả của nước này là bọn Nguyễn Văn Hàn đến. Đến lúc quan quân bắt được dân chúng, lại gặp Nhật Huyên đưa các quân Thánh dực đến, điều hơn 1,000 chiếc thuyền, giúp Hưng Đạo Vương đánh chống. Trấn Nam Vương bèn cùng Hành tỉnh tự ḿnh đến bờ đông, sai quân đánh chúng, giết thương rất nhiều, bắt được hơn 20 chiếc thuyền. Hưng Đạo Vương thua chạy, quan quân buộc bè làm cầu, vượt bờ bắc sông Phú Lương. Nhật Huyên men theo sông bày quân thuyền, lập rào gỗ, thấy quan quân đến bờ, liền phát pháo hô lớn đánh. Đến chiều, lại sai bọn Nguyễn Phụng Ngữ đem thư đến Trấn Nam Vương và Hành tỉnh, xin đại quân rút lui. Hành tỉnh lại đưa văn thư qua trách mắng giặc, rồi tiến quân. Nhật Huyên bèn bỏ thành trốn chạy, rồi lệnh cho Nguyễn Hiệu Duệ đưa thư tạ lỗi, cùng dâng phương vật, lại xin rút quân. Hành tỉnh lại gửi thư chiêu dụ, rồi đưa quân vượt sông, đóng trại ở dưới thành An Nam. 

Ngày sau, Trấn Nam Vương vào nước này, cung điện trống không, chỉ giữ lại các chiếu lệnh dụ hàng và các tờ thư của Trung thư, xóa hủy hết cả. Ngoài có tờ văn, đều là của các tướng ngoài biên nam bắc của nước này báo tin tức cho quan quân và các t́nh huống chống địch. Nhật Huyên tiếm xưng Đại Việt Quốc Chủ Hiến Thiên Thể Đạo Đại Quang Minh Hiếu Hoàng Đế Trần Uy Hoảng, truyền ngôi vị cho Hoàng Thái tử, lập Thái tử phi làm Hoàng hậu, trên bày tỏ biểu chương Từ Thuận Thiên Hoàng Thái hậu, ở trên dùng “Ấn Hạo Thiên Thành Mệnh”. Nhật Huyên lại giữ ngôi Thái Thượng hoàng, lập con của Nhật Huyên nối nghiệp làm An Nam Quốc Vương, dùng niên hiệu Thiệu Bảo.

Cung thất của nước này có 5 cửa, cửa Ngạch Thư Đại Hưng, cửa dịch Tả, Hữu, điện chính có 9 pḥng Thư Thiên An Ngự Điện, cửa chính nam có Thư Triều Thiên Các. Lại có bảng yết thị bày ra ở các chỗ nói: “Tất cả quận huyện trong nước, nếu có giặc ngoài đến, phải liều chết mà đánh. Nếu sức không chống nổi, phải vào đầm núi trốn tránh, không được đón hàng”. Các chỗ hiểm trở chống giữ của nước này đều có kho tàng để cất giữ đồ binh giáp. Quân của nước này bỏ thuyền lên bờ vẫn đông, Nhật Huyên dẫn họ hàng, quang lại đến Thiên Trường, Trường An tụ tập đồn đóng, Hưng Đạo Vương, Phạm Điện Tiền lĩnh thuyền binh lại tụ tập ở cửa sông Vạn Kiếp, Nguyễn Lộc trú ở đường phía tây Vĩnh B́nh. 

Hành tỉnh chỉnh sửa quân sĩ để chuẩn bị đuổi theo đánh úp, cho nên binh của bọn Đường Ngột Đái và Toa Đô từ Chiêm Thành đến, hội hợp với đại quân. Từ lúc vào đất này, đánh 7 trận lớn nhỏ, chiếm đất dài hơn 2,000 dặm, 4 cung thất của vua nước này.

Lúc đầu, đánh bại quân của Chiêu Minh Vương, lại đánh Chiêu Hiếu Vương của nước ấy, nhiều liêu thuộc của chúng đều chết, Chiêu Minh Vương trốn đi xa không dám quay lại. Lại đến châu An Diễn, Thanh Hóa, Trường An bắt được hơn 400 người là bọn con rể của Trần Thượng Thư của nhà Tống đă mất, bọn Lương Phụng Ngự cùng Triệu Mạnh Tín, Diệp lang tướng của Giao Chỉ. Vạn hộ Lí Bang Hiến, Lưu Thế Anh đem quân mở đường từ Vĩnh B́nh vào An Nam, mỗi 30 dặm lập một trại, 60 dặm đặt một trạm dịch, mỗi một trại một trạm đặt 300 quân giữ ǵn tuần tra.

Lại lệnh cho Thế Anh lập rào lũy, chăm chú xem xét các trại, trạm dịch, rào lũy. Hữu thừa Khoan Triệt dẫn bọn Vạn hộ Mang Cổ Đái, Bột La Cáp Đáp Nhi theo đường bộ, Lí Tả Thừa dẫn Ô Mă Nhi Bạt Đô theo đường thủy, đánh bại thuyền quân của Nhật Huyên, bắt Kiến Đức Hầu Trần Trọng của nước này. Nhật Huyên bỏ trốn, đuổi đến cửa Giao Hải, không biết chỗ mà y đến. Họ hàng của y là Văn Nghĩa Hầu, cha là Vũ Đạo Hầu cùng con là Minh Trí Hầu, con rể là Chương Hoài Hầu, Chương Hiến Hầu, cùng bọn Tăng Tham Chính, con của Tô Thiếu Bảo là Tô Bảo Chương, con của Trần Thượng Thư là Trần Đinh Tôn của nhà Tống theo nhau đem quân đến hàng. Đường Ngột Đái, Lưu Khuê đều nói là Chiêm Thành không có lương, quân khó ở lại lâu.

Trấn Nam Vương lệnh cho Toa Đô dẫn quân Nguyên đến các chỗ Trường An t́m lương. Nhật Huyên đến cửa biển An Bang, bỏ thuyền, đồ áo giáp, binh khí, chạy trốn vào rừng núi. Quan quân bắt được 10,000 chiếc thuyền, chọn thuyền tốt để dùng, c̣n lại đều đốt bỏ, lại đổi theo nhiều lần ở trên thủy, bộ. Bắt được dân chúng, nói là Thượng hoàng, Thế tử chỉ có 4 chiếc thuyền, Hưng Đạo Vương cùng con của y có 3 chiếc, Thái sư có 80 chiếc, chạy đến phủ Thanh Hóa. Toa Đô cũng báo nói: Nhật Huyên, Thái sư chạy đến Thanh Hóa. Ô Mă Nhi Bạt Đô lấy 1,300 quân, 60 chiếc thuyền chiến, giúp Toa Đô đánh úp quân Thái sư của nước này. Lại lệnh cho Đường Ngột Đái vượt biển đuổi theo Nhật Huyên, cũng không biết được nơi mà y đến.

Em của Nhật Huyên là Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc dẫn họ hàng cùng vợ con, quan lại của ḿnh đến hàng. Bèn sai bọn Minh Lí, Tích Ban cùng đưa Chương Hiến Hầu, Văn Nghĩa Hầu cùng em của y là Minh Thành Hầu, con của Chiêu Quốc Vương là Nghĩa Quốc Hầu vào chầu. Văn Nghĩa Hầu lên được phía bắc, Chương Hiến Hầu, Nghĩa Quốc Hầu đều bị Hưng Đạo Vương giết, Chương Hiến Hầu chết; Nghĩa Quốc Hầu thoát thân trở lại trong quân. 

Quan quân họp các tướng bàn bạc nói: “Người Giao chống cự quan quân, tuy nhiều lần thua chạy, nhưng thêm quân càng nhiều; quan quân khốn khó, chết thương cũng nhiều, quân ngựa Mông Cổ cũng không thể phát huy kĩ thuật của ḿnh”. Rồi bỏ kinh thành của nước này, vượt bờ bắc sông, bàn bạc rút quân về đóng đồn ở châu Tư Minh. Trấn Nam Vương theo ư đó, bèn đem quân về. Ngày đó, Lưu Thế Anh cùng hơn 20,000 quân của Hưng Đạo Vương, Hưng Vũ Vương ra sức đánh. Lại nữa quan quân đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đánh, đi đến sông Sách, bắc cầu nổi vượt sông, quân của bọn Tả thừa Đường Ngột Đái chưa kịp vượt sông th́ th́ bị quân phục trong trừng ra đánh, nhiều quan quân chết đuối, ra sức đánh mới ra khỏi bờ cơi. Đường Ngột Đái nhanh chạy trạm về tấu lên. Tháng 7, Xu mật viện xin điều quân để tháng 10 năm nay hội ở Đàm Châu, theo lệnh Trấn Nam Vương cùng A Lí Hải Nha chọn quân thống lĩnh. 

Tháng giêng năm thứ 30, ban chiếu quần thần của Hành tỉnh cùng bàn bạc, bèn phát quân lớn đánh phương nam. Tháng 2, ban chiếu dụ trăm họ, quan lại của An Nam, mắng tội lỗi của Nhật Huyên, nói các việc là y giết hại chú của ḿnh là Trần Di Ái và không thu nạp bọn Đạt lỗ hoa xích Bất Nhan Thiết Mộc Nhi. Lấy bọn Trần Ích Tắc tự đi ra trở về, phong Ích Tắc làm An Nam Quốc Vương, ban ấn phù, Tú Hoăn làm Phụ Nghĩa Công, để nhận việc bày lễ cúng tế. Lại lệnh cho Trấn Nam Vương Thoát Hoan, Tả thừa A Lí Hải Nha đánh dẹp nước này, lấy binh cấp cho Ích Tắc. Tháng 5, phát Mang Cổ Thai chỉ huy quân sĩ hội với quân của Ngạc Châu Hành tỉnh cùng đánh nước này. Quan quân vào nước này, Nhật Huyên lại bỏ thành trốn. 

Tháng 6, Hồ Nam Tuyên úy ti dâng tấu nói: “Nhiều năm đánh Nhật Bản và dùng binh Chiêm Thành, trăm họ mệt mỏi v́ chuyển chở, thuế dịch phiền nhiễu, quân sĩ xông vào nơi chướng lệ chết thương rất nhiều, kẻ sống kêu than, 4 dân bỏ nghiệp, người nghèo bỏ con để xin sống, kẻ giàu bán của cung ứng mà phục dịch, khổ sở treo ngược, nào chỉ 1 ngày. Nay lại có việc Giao Chỉ, động đến 1,000,000 người, tốn đến 1,000 vàng, không phải là thương xót quân dân vậy.

Vả lại trong thời gian phát động, lợi hại không chỉ có 1, lại nữa Giao Chỉ đă từng sai sứ giả nạp cống xưng thần, nếu theo lời xin của họ, để an ủi sức dân, kế này hàng đầu vậy. Nếu không thế, th́ nên cởi bớt tô thuế của trăm họ, cất chứa lương hướng, sửa binh giáp, đợi năm sau khí trời thuận lợi, rồi mới phát binh lớn cũng chưa bị trễ”. Quần thần của tỉnh Hồ Quảng là Tuyển Ca cho lời này là đúng, sai sứ giả vào tấu, lại nói: “Lính trấn giữ của tỉnh thần cả thảy hơn 70 chỗ, nhiều năm đánh đẹp, quân tinh nhuệ trong quân sơ khổ ở ngoài, kẻ c̣n ở tỉnh đều già yếu, mỗi 1 thành ấp, nhiều không quá 200 người. Trộm sợ kẻ gian được dịp ḍ xét biết thật giả. Năm trước B́nh chương A Lí Hải Nha đi đánh, chuyển 30,000 thạch lương, dân đă mắc bệnh, nay lại mắc gấp bội, quan lại không dự sẵn, thu mua ở trong dân, trăm họ sắp không chịu nổi cái khó này. Nên theo lời nói của Tuyên úy ti, xin hoăn quân đánh phương nam”. Xu mật viện đưa tin, Đế liền ngày đó ban chiếu dừng quân, thả quân sĩ trở về các doanh. Ích Tắc theo quân trở về đất Ngạc. 

Tháng giêng năm thứ 24, phát 1,000 Tân Phụ theo A Bát Xích đánh An Nam. Lại ban chiếu phát 70,000 quân Mông Cổ, Hán, Khoán, 500 chiếc thuyền của tỉnh Giang Hoài, Giang Tây, Hồ Quảng, 6,000 quân của tỉnh Vân Nam, 15,000 quân Lê của 4 châu ngoài biển, Hải đạo Vận lương Vạn hộ Trương Văn Hổ, Phí Củng Thần, Đào Đại Minh chuyển 170,000 thạch lương, chia đường để đi. Đặt ra Chinh Giao Chỉ Hành Thượng thư tỉnh, Áo Lỗ Xích làm B́nh chương Chính sự, Ô Mă Nhi, Phàn Tiếp làm Tham tri Chính sự thống lĩnh chúng, Trấn Nam Vương làm Tiết chế. Tháng 5, lệnh cho Tả thừa Tŕnh Bằng Phi quay về Kinh Hồ Hành tỉnh trị quân. Tháng 6, Xu mật viện lại tấu lên, lệnh cho Ô Mă Nhi cùng Phàn Tham chính đem quân sĩ thủy, lục cùng đi.

Tháng 9, lấy Quỳnh Châu lộ An phủ sứ Trần Trọng Đạt, Nam Ninh Quân dân Tổng quản Tạ Hữu Khuê, Diên Lan Quân dân Tổng quản Bồ Tí Thành đem thuyền quân giúp đánh Giao Chỉ, lệnh cho theo đi đánh. Nhật Huyên sai Trung Đại phu Nguyễn Văn Thông vào cống. Tháng 11, Trấn Nam Vương đến châu Tư Minh, giữ 2,500 quân ở lại, lệnh cho Vạn hộ Hạ Chỉ thống lĩnh quân này, để giữ đồ xe chở lương. Tŕnh Bằng Phi, Bột La Cáp Đáp Nhi lấy 10,000 quân Hán, Khoán theo đường phía tây đạo Vĩnh B́nh, Áo Lỗ Xích lấy 10,000 theo Trấn Nam Vương theo đường phía đông ải Nữ Nhi để đi.

A Bát Xích lấy 10,000 người làm tiên phong, Ô Mă Nhi, Phàn Tiếp lấy quân theo đường biển, qua Ngọc Sơn, Song Môn, cửa An Bang, gặp hơn 400 chiếc thuyền của Giao Chỉ, đánh chúng, chém hơn 4,000 đầu, bắt sống hơn 100 người, chiếm 100 chiếc thuyền, rồi đi nhanh vào Giao Chỉ. Tŕnh Bằng Phi, Bột La Cáp Đáp Nhi qua 3 cửa quan Lăo Thử, Hăm Sa, T́ Trúc, cả thảy đánh 17 trận, đều thắng. Tháng 12, Trấn Nam Vương đến cảng Mao La, Hưng Đạo Vương của Giao Chỉ bỏ trốn, nhân đó đánh trại Phù Sơn, phá trại này. Lại lệnh cho Tŕnh Bằng Phi, A Lí lấy 20,000 quân giữ Vạn Kiếp, vừa sửa núi Phổ Lại cùng rào gỗ Linh Sơn.

Lệnh cho Ô Mă Nhi đem quân thủy, A Bát Xích đem quân bộ, đi nhanh đến thành Giao Chỉ. Trấn Nam Vương đem các quân vượt sông Phú Lương, trú ở dưới thành, đánh bại quân giữ thành. Nhật Huyên cùng con của ḿnh bỏ thành chạy đến lũy ảm Nôm, các quân đánh chiếm lũy này. Tháng giêng năm thứ 25, Nhật Huyên cùng con ḿnh lại chạy vào biển. Trấn Nam Vương đem quân đuổi theo, đến cửa biển Thiên Trường, không biết chỗ mà y ở, dẫn quân về thành Giao Chỉ. Lệnh cho Ô Mă Nhi đem quân thủy theo cửa Đại Bàng đón thuyền lương của bọn Trương Văn Hổ, bọn Áo Lỗ Xích, A Bát Xích chia đường vào núi t́m lương. Nghe tin Giao Chỉ tụ tập quân ở Cá Thẩm, Cá Lê, Ma Sơn, Ngụy Trại, đem quân đến đều phá chúng, chém hơn 10,000 thủ cấp.

Tháng 2, Trấn Nam Vương dẫn quân về Vạn Kiếp. A Bát Xích đem quân tiên phong, chiếm ải, buộc cầu, phá cửa Tam Giang, đánh chiếm 32 luỹ, chém vài vạn thủ cấp, bắt được 200 chiếc thuyền, hơn 11,300 thạch gạo. Ô Mă Nhi theo cửa Đại Bàng đi nhanh đến Tháp Sơn, gặp hơn 1,000 thuyền giặc, đánh phá chúng; đến cửa An Bang, không thấy thuyền của Trương Văn Hổ, quay lại Vạn Kiếp, lấy được 40,000 thạch gạo. Đắp rào gỗ Phổ Lại, Linh Sơn xong, lệnh cho các quân ở đó. Các tướng nhân đó nói: “Giao Chỉ không có thành ao có thể giữ, kho lúa có thể ăn, thuyền lương của bọn Trương Văn Hổ không đến, vả lại khí trời đă nóng, sợ lương hết quân mỏi, không thể ở lâu, hổ thẹn với triều đ́nh, nên đem hết quân mà về”. Trấn Nam Vương theo lời này. Lệnh cho Ô Mă Nhi, Phàn Tiếp đem quân thủy về trước, Tŕnh Bằng Phi đem quân theo sau hộ tống họ. Tháng 3, Trấn Nam Vương đem các quân trở về. 

Thuyền lương của Trương Văn Hổ đă đến trú ở Đồn Sơn vào tháng 12 năm trước, gặp 30 chiếc thuyền của Giao Chỉ, Văn Hổ đánh chúng, quân của ḿnh bị giết cướp cũng ngang nhau. Đến biển Lục Thủy, thuyền giặc thêm nhiều, Hổ không thể chống, lại v́ thuyền nặng không đi được, bèn ném gạo xuống biển, đi nhanh đến Quỳnh Châu. Thuyền lương của Phí Củng Thần từ tháng 11 đă đến Huệ Châu, gặp gió không đi được, trôi đến Quỳnh Châu, hội với Trương Văn Hổ. Thuyền lương của Từ Khánh trôi đến Chiêm Thành, cũng đến Quỳnh Châu. Cả thảy mất 220 quân sĩ, 11 chiếc thuyền, hơn 14,300 thạch lương. 

Trấn Nam Vương trú ở cửa Nội Bàng, quân giặc tụ hợp lớn, Vương đánh phá chúng. Lệnh cho Vạn hộ Trương Quân đem 3,000 quân tinh nhuệ chặn sau, ra sức đánh ra khỏi cửa. Ḍ xét biết Nhật Huyên cùng bọn Thế tử, Hưng Đạo Vương chia hơn 300,000 quân, giữ cửa Nữ Nhi và Khâu Cấp Lĩnh, liên tiếp hơn 100 dặm, để chặn đường quân trở về. Trấn Nam Vương bèn theo đường huyện Đan Kỉ đi nhanh đến Lộc Châu, t́m đường để ra, đến châu Tư Minh. Lệnh cho Ái Lỗ dẫn quân về Vân Nam, Áo Lỗ Xích đem các quân về phía bắc. Nhật Huyên sai sứ giả đến tạ, đưa người vàng để tạ lỗi. Tháng 11, lấy bọn Lưu Đ́nh Trực, Lí Tư Diễn, Vạn Nô đi sứ đến An Nam, cầm chiếu dụ Nhật Huyên đến chầu. Tháng 2 năm thứ 26, quần thần của Trung thư tỉnh tấu nói là nên dừng đánh Giao chỉ, nên thu ấn phù của Hành tỉnh. Tháng 4, Nhật Huyên sai bọn Trung Đại phu Nguyễn Khắc Dụng đến cống phương vật. 

Năm thứ 27, Nhật Huyên chết, con là Nhật Tuấn sai sứ giả đến cống. Tháng 11 năm thứ 27, Trấn thủ Vĩnh Châu Lưỡng Hoài Vạn hộ phủ Thượng Thiên hộ Thái Vinh dâng thư, nói là việc quân rất trọng yếu, v́ triều đ́nh thưởng phạt không rơ, quân sĩ không theo lệnh, tướng sĩ không ḥa, làm trái công việc, cái xấu này có chỗ không xét được. Thư đến, không báo. Tháng 9 năm thứ 29, sai bọn Lại bộ Thượng thư Lương Tăng, Lễ bộ Thượng thư Trần Phu cầm chiếu lại dụ Nhật Tuấn vào chầu. Chiếu nói: “Xét tấu biểu rơ hết. Năm trước Lễ bộ Thượng thư Trương Lập Đạo nói là Tăng đến An Nam, biết được việc này, xin đến dụ nước này đến chầu. Nhân đó sai Lập Đạo đến đấy. Nay tội lỗi của nước ngươi đă tự bày rơ, trẫm lại sao tin lời. C̣n như nói là ngươi đang chịu tang, và sợ chết trên đường không dám đến chầu, lại nữa há có người sống an toàn lâu dài sao? Thiên hạ cũng có đất không chết sao? Đấy là điều mà trẫm chưa biết, ngươi nên chuẩn bị báo tin. Chỉ lấy lời văn sáo rỗng cống hằng năm, khéo che đậy lừa dối, th́ nghĩa ở đâu?”. 

Năm thứ 30, bọn Lương Tăng đi sứ trở về, Nhật Tuấn sai bồi thần là bọn Đào Tử Ḱ đến cống. Quần thần triều đ́nh cho là Nhật Tuấn cuối cùng không vào chầu, lại bàn đánh y. Bèn bắt giữ Tử Ḱ ở lại Giang Lăng, lệnh cho Lưu Quốc Kiệt cùng Vương chư hầu là Diệc Cát Lí cùng đánh An Nam, lệnh cho đến Ngạc Châu bàn với Trần Ích Tắc. Tháng 8, bọn B́nh chương Bất Hốt Mộc tấu xin lập Hồ Quảng An Nam Hành tỉnh, cấp cho 2 ấn, mua 1,000 hộc thuyền người Đản, dùng quân 56,570 người, 350,000 thạch lương, đồ cho ngựa 20,000 thạch, muối 210,000 cân, trữ cấp bổng lộc cho quan quân, cấp thủy thủ là quân sĩ 2 thoi tiền, khí trượng cả thảy hơn 270,000 chiếc.

Quốc Kiệt đặt 12 viên quan trong trướng, chia đường thuỷ, bộ cùng đi. Lại lấy Giang Tây Hành Xu mật viện Phó sứ Hốt Lí Man làm Hữu thừa, theo đánh An Nam, bọn Trần Nham, Triệu Tu Kỉ, Vân Ṭng Long, Trương Văn Hổ, Sầm Hùng cũng lệnh cho cùng làm việc. Ích Tắc theo quân đến Trường Sa, vừa lúc dừng binh nên dừng lại. Tháng 5 năm thứ 31, Thành Tông lên ngôi vị, lệnh bỏ đánh dẹp. Sai Đào Tử Ḱ về nước. Nhật Tuấn sai sứ giả dâng biểu an ủi việc buồn của nhà nước, cùng dâng phương vật. Tháng 6, sai Lễ bộ Thị lang Lí Diễn, Binh bộ Lang trung Thái Đăng cầm chiếu đến vỗ về nước này, đại khái nói: “Tiên Hoàng Đế vừa bỏ thiên hạ, trẫm nối nghiệp giữ ḍng đại thống, vừa mới lên ngôi, đối đăi rộng lượng, không kể gần xa. Dù là An Nam ngươi, cũng được tha miễn, đă lệnh cho quan Hữu tư băi binh, sai bồi thần Đào Tử Ḱ về nước. Từ nay về sau, phải sợ trời mà thờ nước lớn, ngươi xét nghĩ việc này”. 

Tháng 2 năm Đại Đức thứ 5, bọn Thái phó Hoàn Trạch tấu nói là sứ giả An Nam là Đặng Nhữ Lâm lén vẽ bản đồ vườn cung uyển, mua riêng các vật bản đồ địa dư cùng sách cấm, lại sao chép các văn thư chép về việc đánh thu Giao Chỉ, cùng chép riêng sự t́nh quân đội ở biên giới phía bắc và lăng núi, sai sứ giả cầm chiếu lấy nghĩa lớn trách mắng. Tháng 3, sai Lễ bộ Thượng thư Mă Cáp Mă, Lễ bộ Thị lang Kiều Tông Lượng cầm chiếu dụ Nhật Tuấn, đại ư nói: “Bọn Nhữ Lâm làm không theo phép tắc, nên trị hết sức, trẫm v́ thiên hạ mưu tính, lệnh có quan Hữu tư thả về. Từ nay sứ giả phải tuyển chọn; nếu có việc bày tỏ, phải hết sức thận trọng. Trước đă dùng lời văn sáo rỗng lừa dối, việc này há có ích ǵ, chớ tự tiện đổi bản đồ mà chuốc lấy hối hận về sau”. Trung thư tỉnh lại đưa thư cho 2 người bọn Vạn hộ Trương Vinh Thực, cùng đi với sứ giả trở về. 

Vũ Tông lên ngôi vị, ban chiếu dụ nước này, thường sai sứ giả đến cống. Tháng 8 năm Chí Đại thứ 4, Thế tử Trần Nhật Thận sai sứ giả dâng biểu đến chầu. 

Tháng giêng năm Hoàng Khánh thứ 2, quân Giao Chỉ khoảng hơn 30,000 người, quân mă hơn 2,000, cướp Vân Động, châu Trấn An, giết cướp dân chúng, đốt hủy kho tàng nhà cửa, lại hăm các chỗ Lộc Động, Tri Động, bắt sống dân chúng, gia súc cùng tiền của của dân chúng rồi về, lại chia binh làm 3 đường cướp châu Quy Thuận, đồn binh không rút. Triều đ́nh bàn bạc sai Hồ Quảng Hành tỉnh phát binh đánh chúng.

Tháng 4, lại có tin báo nói: Thế tử của Giao Chỉ tự ḿnh lĩnh binh đốt nhà dân, sở quan của châu Dưỡng Lợi, giết cướp hơn 2,000 người, lại phao tin nói: “Xưa châu Quy Thuận của vùng Hữu Giang 5 lần cướp lộ Đại Nguyên của ta, bắt hơn 5,000 dân chúng, Tri châu Dưỡng Lợi là Triệu Giác bắt nhà buôn của châu Tư Lăng ta, lấy 1 niễn vàng, lấn hơn 1,000 khoảnh ruộng, cho nên đến giết trả thù”.

Tháng 6, Trung thư tỉnh sai Binh bộ Viên ngoại lang A Lí Ôn Sa, Xu mật viện sai Thiên hộ Lưu Nguyên Hanh cùng đến Hồ Quảng Hành tỉnh xét hỏi việc này. Bọn Nguyên Hanh tự ḿnh đến các thôn Thượng, Trung, Hạ Do, cùng xem đất đai, xét hỏi người dân cày ruộng ở đấy 5 lần, lại sai Tri châu Tư Minh là Hoàng Tung Thọ đến gạn hỏi y, bảo là do nô t́ của Thái tử Thái sử Nguyễn Lộc gây nên, nhưng cũng không biết có phải hay không. Do đó gửi thư dụ nước An Nam, đại khái nói: “Xưa nhà Hán đặt 9 quận, nhà Đường lập 5 quản, An Nam thực là đất mà giáo hóa truyền đến. Huống chi lại dâng bản đồ nhận việc nạp cống, vốn phân rơ trên dưới, dày qua mỏng lại, ân huệ vỗ về cũng đến. Thánh triều nào có phụ ǵ nước ngươi, nay hàm hồ tự tác không yên, họa sẽ ập đến đấy. Tuy đất Do Thôn nhỏ bé, nhưng có quan hệ rất lớn đến đất đai của nhà nước. Cùng lúc bị giết bị bắt, đều là hộ tịch của triều đ́nh, Hành tỉnh chưa dám tấu báo. Nhưng chưa xét được ai thực là kẻ chủ mưu không màng đến phép tắc?”. An Nam gửi thư lại nói: “Vùng biên chuột trộm chó cướp lén lút, tự tác không yên, nước thần sao mà biết được?”. Lại lấy tiền của hối lộ cùng đến. Nguyên Hanh lại gửi thư mắng An Nam nói dối không thật, trả tiền hối lộ về, lại nói: “Vàng, ngà voi của phương nam, nước ngươi cho là vật qúy, nhưng sứ giả lại không tham tiền của làm trọng. Vật đem đến liền trả về, mong hăy xét xét sự việc, làm rơ đến báo cho ta”. Nhưng đường lối xa xôi, gửi thư từ th́ lời lẽ giả dối, rút cuộc chẳng ai biết được chính xác.

Bọn Nguyên Hanh suy xét nguyên nhân cho là: Nguyên nhân là người Giao từng lấn chiếm đất biên giới Vĩnh B́nh, lại lại bắt chước thành thói quen. Vừa lúc nghe tin Thái tử Thái sử Nguyễn Lộc là kẻ ngang bướng của Giao Chỉ. Làm kế trước mắt, không bằng sai sứ giả dụ An Nam, bắt trả lại ruông đất của ta, trả lại người dân của ta, vẫn lệnh cho người nước này phải sửa lại bờ cơi, xem xét kẻ chủ mưu, người gây hấn giết cướp ở trên cơi, răn bảo quan lại ở biên giới chớ được ra lệnh xâm lấn. Liền đặt trại chiêu mộ binh ở Vĩnh B́nh, đặt quan lại thống lĩnh, cấp cho đồ dùng, trâu, ruộng đất, từ nay tự cày cấy làm ăn, lập ra đội ngũ, thưởng phạt rơ ràng, lệnh cho họ nếu lúc nguy cấp th́ đầu đuôi phải giúp nhau, như thế th́ cơi biên mới yên ổn, măi giữ vững không lo ǵ. Việc tấu lên, có chỉ lệnh đến, phải đợi sứ giả của An Nam đến, liền ra lệnh dụ chúng. 

Từ đầu năm Diên Hữu đến cuối năm Chí Trị, bờ cơi yên ổn, nạp cống không dứt. Năm Thái Định thứ đầu, Thế tử Trần Nhật Hoảng sai bồi thần là bọn Mạc Tiết Phu đến cống. 

Ích Tắc ở đất Ngạc lâu ngày, nhận việc Hồ Quảng Hành tỉnh B́nh chương Chính sự cũng lâu; vào thời Thành Tông, ban cho hơn 200 khoảnh ruộng; thời Vũ Tông tặng chức Ngân thanh Vinh lộc Đại phu, ban thêm Kim tử Quang lộc Đại phu, lại thêm chức Nghi đồng Tam ti. Mùa hạ năm Thiên Lịch thứ 2 thời Văn Tông, Ích Tắc chết, thọ 76 tuổi, ban chiếu ban cho 5,000 xâu tiền. Năm Chí Thuận thứ đầu, tặng thụy là Trung Ư Vương. 

Tháng 4 mùa hạ năm thứ 3, Thế tử Trần Nhật Hỏa sai quần thần 24 người là bọn Đặng Thế Diên đến cống phương vật.  

[4]: Tân Nguyên sử /Liệt truyện /Ngoại quốc /An Nam

tan nguyen su  

An Nam, xưa xưng là Hiệu Chỉ [tức là Giao Chỉ], vốn là đất quận Nhật Nam thời Hán [gồm cả quận Giao Chỉ, Cửu Chân]. Năm Điều Lộ đầu tiên thời Đường Cao Tông, đổi là An Nam Đô Hộ Phủ, thuộc Lĩnh Nam Đạo, tên gọi An Nam bắt đầu từ đấy. Giữa niên hiệu Trinh Minh thời Hậu Lương [thời Ngũ Đại], bắt đầu bị thổ hào Khúc Thừa Mĩ chiếm lấy, Lưu Ẩn của Nam Hán đánh Thừa Mĩ, bắt lấy, chiếm lấy đất này. Lại bị Tướng ở Ái Châu là Dương Đ́nh Nghệ chiếm, tướng trong Châu là Ngô Xương Ngập đoạt lại, truyền đến em ông ta là Xương Văn. Năm Khai Bảo thứ bảy thời Tống, sai sứ giá triều cống, bắt đầu phong Giao Chỉ Quận Vương, từ đây bỏ làm ngoại vực. Sau bị tướng của đất này là Lê Hoàn soán đoạt, con cháu của Hoàn lại bị Đại hiệu Lí Công Uẩn soán đoạt. Con cháu của Công Uẩn là Hạo {gọi là Sơn} [Tống sử gọi là Sảm] không có con, lấy con gái là Chiêu Thịnh làm chủ việc nước. Năm Thiệu Nhất thứ ba thời Lí Tông, Chiêu Thịnh nhường ngôi vị cho chồng là Trần Nhật Quưnh, họ Trần rút cuộc có nước này. Năm Cảnh Định thứ ba thời Tống, phong Nhật Quưnh làm Thái Vương, lấy con của ông ta là Quang Hạo làm Quốc vương.   

Năm thứ bảy thời Hiến Tông, Đại tướng Ngột Lương Hợp Thai đă dẹp yên Đại Lư, đem binh hướng đến Giao Chỉ, nhiều lần sai sứ giả dụ hàng, đều không quay lại, do đó chia đường đến đánh. Quân đến sông Thao, Nhật Chiêu [tức là Trần Nhật Quưnh] sai binh cưỡi voi đánh trả. Con của Ngột Lương Hợp Thai là A Thuật, mười tám tuổi, đem quân bắn tên giỏi bắn voi ấy, voi kinh sợ chạy lại giẫm xéo, quân nước này bèn tan vỡ hết. Ngày sau, Nhật Quưnh cắt đứt cầu Phù Lỗ ở bờ bên mà bày trận. Đại quân không đo sông nông sâu, men theo sông ngẩng trên không bắn tên, tên rơi xuống nước mà không nổi, biết là chỗ nông, liền lấy kị binh vượt qua. Nhật Quưnh thua chạy, chém con họ hàng của ông ta là Phú Lương Hầu. Ở trong thành, bắt được ba sứ giả lúc trước, đưa ra khỏi ngục, thân bị trói, cởi dây trói ra, một sứ giả chết, rồi phá thành này. Ở lại chín ngày, v́ khí nóng rút quân, lấy hai sứ giả dụ Nhật Quưnh theo về…  

Năm thứ hai muơi mốt, lại sai Trung đại phu Trần Khiêm Phủ cống chén ngọc, b́nh vàng, dây ngọc trai, áo vàng cùng vượn trắng, bồ câu xanh. Lúc đầu, Trấn Nam Vương Thoát Hoan nhận mệnh đánh Chiêm Thành, sai Kinh Hồ Hành tỉnh Tả thừa Đường Ngột Trường, Hữu thừa Toa Đô đem binh đến hội họp.   

Hoàng Đế ngờ An Nam cùng Chiêm Thành qua lại điệp văn, nay quân đi mượn đường ở nước này, vả lại yêu cầu Nhật Hối vận lương đến Chiêm Thành giúp quân. V́ thế ra lệnh Ngạc Châu Đạt lỗ Hoa xích Triệu Chứ Chuy cáo dụ. Đến lúc quan quân đến huyện Hành Sơn, nghe tin Nhật Hối cùng binh của anh là Hưng Đạo Vương Trần Tuấn chống giữ ở bờ cơi, nói với Nhà vua là nước này đến Chiêm Thành bờ sông đều không thuận tiện, muốn dâng quân lương. Lúc đến Vĩnh Châu, đưa văn thư ra lệnh Nhật Hối sửa đường nghênh đón.   

Đến châu Tư Minh, Vương [Trấn Nam Vương] lại ra lệnh coi sóc. Đến Lộc Châu, nghe tin Nhật Hối giấu binh ở huyện Khâu Ôn, đường quan ải ở núi Khâu Cấp, rồi chia quân hai đường cùng tiến, Vạn hộ Lí La Hợp Đáp Ḥa, Chiêu thảo sứ Tề Thâm theo đường phía tây, đi huyện Khâu Ôn tiến lên, Khiếp Tiết Tản Lược Nhi, Vạn hộ Lí Bang Hiến đi đường phía đông, theo núi Khâu Cấp tiến lên, Vương lấy đại binh theo sau, lại sai Tổng vả A Lí cáo dụ việc dấy binh, thực là v́ Chiêm Thành, không v́ An Nam vậy.  

Đến huyện Cấp Bảo, quân An Nam ngầm không tiến, quân ở phía đông phá cửa Anh Nhi của ải Khả Li, bắt được gián điệp là Đỗ Vĩ đem chém. Đến ải Động Bản, lại gặp quân An Nam, đánh bại. Vừa gặp Tuấn [Hưng Đạo Vương Trần Tuấn] ở ải Nội Bàng, tiến binh đến thôn Biện Trụ, dụ ông ta rút quân mở đường để đón quân của Nhà vua, không theo. Quan quân chia sáu đường đến đánh, đến sông Vạn Kiếp, phá hết cả ải. Tuấn c̣n tụ tập thuyền hơn ngh́n chiếc, cách Vạn Kiếp mười dặm mà bày trận, các cánh thủy quân nhiều lần đánh đều cùng thắng. Vương cùng Hành tỉnh quan tự ḿnh đến bờ đông xem xét, đoạt lấy thuyền hơn hai mươi chiếc, Tuấn thua chạy. Quan quân nhân lúc nhàn rỗi buộc bè làm cầu, vượt sông Phú Lương, lúc đó quân ở phía tây cũng phá ải Chi Lăng.   

Tháng giêng năm sau, Nhật Hối tự đem mười vạn quân, cùng quan quân đánh lớn ở Bài Than, Nguyên súy Ô Ma Nhi, Chiêu thảo sứ Nạp Hải, Trấn phủ Tôn Lâm Đức đánh bại. Nhật Hối rút về giữ, vượt qua sông Lô, lại thua chạy, bèn ra lệnh Nguyễn GIao Duệ dâng thư tạ tội, lại xin rút quân. Đại quân vượt sông, đắp lũy dưới thành An Nam.   

Ngày sau, Vương vào đô của nước này, biết Nhật Hối tiếm xưng Đại Việt Quốc Chủ Hiến Thiên Thể Đạo Đại Minh Quang Lí Hoàng Đế, truyền ngôi vị cho Thái tử, dùng “Ấn Hạo Thiên Thành Mênh”. Nhật Hối th́ giữ ngôi vị Thái thượng hoàng. Kiến lập Quốc vương, giao cho con của Nhật Hối, dùng niên hiệu Thiệu Bảo. Ở trong năm cửa Quan thất, tấm biển treo là cửa Đại Hưng, bên trái cửa bên, Thư Thiên An Ngự Điện có chín pḥng ở điện chính, Thư Triều Thiên Các ở cửa chính nam. Lúc quân An Nam bỏ thuyền lên bờ vẫn c̣n đông, Nhật Hối dẫn họ hàng, quan lại đến Thiên Trường, Trường An đồn đóng, Tuấn lại lĩnh binh thuyền tụ tập ở cửa sông Vạn Kiếp chỉnh sửa quân để chống cự.   

Gặp lúc Đường Ngột Niên, Toa Đô đốc binh trở về từ Chiêm Thành, cùng đại quân hội họp. Chia sai Hữu thừa Khoan Triệt, dẫn Vạn hộ Mang Cổ Niên, Lí La Cáp Đáp Nhĩ [Nguyên sử chép là Lí La Hợp Đáp Nhi] theo đường bộ, Tả thừa Lí Hằng dẫn Ô Mă Nhĩ [Ô Mă Nhi] theo đường thủy, đánh bại binh thuyền ở phía đông. Nhật Hối sai em ḿnh là Văn Chiêu Vương Trần Trần Duật Hầu, Trịnh Đ́nh Toản đánh chống ở Nghĩa An, lại thua. Con anh của ông ta là Chương Hiến Hầu Trần lại thua ở Hải Khẩu, Kiện đem binh của ḿnh hàng. Qua ba ngày, Trấn Nam Vương đuổi phá Nhật Hối ở sônh Đại Hoàng. Nhật Hối sợ, sai người trong họ là Trung Hiến Hầu Trần Dương xin ḥa, sai Cận thị là Đào Kiên dâng người con gái đẹp của nước đến trong quân, xin băi binh. Trấn Nam Vương sai Ngải thiên hộ dụ nói: “Đă xin ḥa, sao không cúi ḿnh đến bàn bạc”. Nhật Hối không nghe, đến cửa biển An Bang, bỏ mái chèo thuyền, đồ áo giáp, khí trượng, trốn tránh ở trong hang núi. Quan quân bắt được thuyền vạn chiếc, chọn cái tốt để dùng, c̣n lại đều đốt bỏ.   

Nhật Hối chạy đến phủ Thanh Hóa, em của ông ta là Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc đem người trong họ là Tú Viên cùng vợ con, quan lại đến hàng. Nhật Hối sai người trong họ là Trung Hiến Hầu Trần Dương cùng Nguyễn Duệ đến xin ḥa, Vương giữ lại trong quân.  

Các tướng thấy người An Nam tuy nhiều lần thua, nhưng thêm quân thêm nhiều. Mưa nắng bệnh dịch phát tác, chết, bị thương cũng nhiều, Chiêm Thành đă không thể đến, nhanh tính kế rút quân. Vương không được rồi, dẫn quân về.   

Đến sông Như Nguyệt, Nhật Hối sai binh đuổi theo hậu quân, đi đến sông Sách, chưa kịp vượt qua, tên trong rừng bắn ra, Toa Đô, Lí Hằng đều trúng tên lạc chết, quan quân ra sức đánh, che chở Vương ra khỏi bờ cơi, quân chết quá nửa. Nguyễn Duệ trốn trong đầm cỏ, muốn bỏ đi, quan quân bắt chém đi. Thất bại ấy là vào năm Chí Nguyên thứ hai mươi hai vậy. Nghe việc này, Hoàng Đế giận lắm, bèn băi binh đi đánh Nhật Bản, phát động lớn đánh An Nam.   

Năm đó [năm Chí Đức thứ hai mươi tư], Nhật Hối sai Nguyễn Nghĩa Toàn, Nguyễn Đức Vinh vào cống, Hoàng Đế giữ Nghĩa Toàn ở lại kinh sư. Hồ Nam Tỉnh thần Ti Ca nói với Nhà vua: “Nhiều năm đánh Nhật Bản cùng dùng binh ở Chiêm Thành, trăm họ mệt mỏi v́ vận chuyển, quân sĩ trải qua chướng khí phần nhiều chết, tổn hại, quần thần than thở, bốn dân bỏ việc làm. Nay lại có việc Giao Chỉ, kinh động dân chúng trăm vạn, không thương xót quân dân vậy. Nên cởi sức của trăm họ, chứa lương thực, sửa giáp binh, đợi đến năm thiên trời dần thuận lợi, rồi mới phát động lớn chưa muộn”. Chiếu năm nay ra lệnh Ích Tắc tạm ở Ngạc Châu.   

Năm sau, lấy A Bát Xích làm Chinh Giao Chỉ Hành tỉnh Tả thừa, phát quân Mông Cổ, Hán, Khoán ở ba tỉnh Giang Hoài, Giang Tây, Hồ Quảng bảy vạn người, thuyền năm trăm chiếc, quân Vân Nam sáu ngh́n người, quân Lê ở bốn châu ngoài biển một vạn năm ngh́n người, Hải đạo Vạn hộ Trương Văn Hổ vận lương mười bảy vạn thạch, chia đường đánh An Nam. Lấy Áo Lỗ Xích làm B́nh chương Chính sự, Ô Mă Nhĩ, Phàn Tiếp làm Tham tri Chính sự, đều chịu sự tiết chế của Trấn Nam Vương. Nhật Hối sai Trung đại phu Nguyễn Văn Thông vào cống.   

Tháng mười một, quân đến châu Tư Minh, giữ binh hai ngh́n người để Vạn hộ Hạ Chỉ, Trương Ngọc thống lĩnh, lệnh Hữu thừa Tŕnh Bằng Phi đem binh Hán Khoán vạn người đi đường phía tây vào Vĩnh B́nh, Áo Lỗ Xích đem vạn người theo Vương đi đường phía đông vào cửa quan Nữ Nhi. Tiếp cùng Ô Mă Nhĩ đem quân thuyền đi đường biển, vượt qua Ngọc Sơn, Song Môn, cửa An Bang, gặp hơn bốn trăm thuyền giặc, đánh bại được, chiếm lấy thuyền ấy, Bằng Phi qua ba cửa quan Lăo Thử, Hăm Sa, T́ Trúc, đánh mười bảy trận, đều thắng. Trấn Nam Vương tiến đến cảng Mao La, đánh trại Phù Sơn phá được. Vương ra lệnh Tŕnh Bằng Phi lấy binh hai vạn người giữ cửa Vạn Kiếp, lại sửa hai hàng rào ở núi Phổ Lại, Chí Linh. Ra lệnh Ô Mă Nhĩ, A Bát Xích hội họp quân thủy bộ đến gần thành An Nam. Vương đem các quân vượt sông Phú Lương, đến dưới thành. Nhật Hối chạy chạy đến lũy Cảm Nam, Vương đánh chiếm được thành.  

Tháng giêng năm thứ hai mươi lăm, Nhật Hối cùng con ḿnh chạy vào biển, đuổi theo không kịp. Sai Ô Mă Nhĩ theo cửa Đại Bàng đón thuyền lương của Văn Hổ. Lúc thuyền của Văn Hổ đến núi Vân Đồn, gặp quân giặc, giết khoảng ngang nhau, đến biển Lục Thủy, thuyền giặc thêm nhiều, nghĩ không chống được, vả lại thuyền gắn vào nhau không thể đi, bèn ném gạo xuống biển, rồi tự ḿnh đi nhanh đến Quỳnh Châu. Bấy giờ quan quân thiếu lương, chia đường vào núi t́m lương. Vương tự dẫn binh về Vạn Kiếp. A Bát Xích đem tiền phong chiếm cửa quan, buộc cầu, phá cửa Tam Giang, đánh chiếm ba mươi hai lũy, lấy được gạo hơn mười một vạn ba ngh́n thạch. Ô Mă Nhĩ theo cửa Đại Than đi nhanh đến Tháp Sơn, gặp hơn ngh́n thuyền giặc, đánh bại được, đến cửa biển An Bang, đón thuyền lương của Văn Hổ không đến, lại về Vạn Kiếp, lấy được gạo hơn bốn vạn thạch, chia binh đồn ở hai hàng rào Phổ Lại, Chí Linh. Nhật Hối sai anh họ là Hưng Vũ Vương Trần Tung thường đến hẹn hàng, có ư kéo dài thời gian quân ta. Buổi đêm, lại sai quân liều chết đánh cướp doanh của các tướng. Trấn Nam Vương giận, ra lệnh Vạn hộ Giải Chấn đốt đô thành của nước này, tả hữu ngăn dừng lại.  

Tổng quản Cổ Nhược Ngu nói: “Quân có thể về, không thể giữ”. Các tướng lại nói khí trời đă nóng, lương lại hết, nên rút quân. Vương theo lời ấy. Giao cho Tiếp cùng Ô Mă Nhĩ theo đường thủy đi trước, bị quân An Nam ngăn chặn, toàn quân thua chết cả. Bằng Phi chọn quân tinh nhuệ che chở Vương về, đến cửa quan Nội Bàng, quân An Nam tụ tập lớn, may mà Vạn hộ Trương Quân lấy quân tinh nhuệ ba ngh́n người đi sau che chở, ra sức đánh ra khỏi cửa quan. Ḍ xét biết Nhật Hối chia binh hơn ba mươi vạn, giữ cửa quan Nữ Nhi cùng núi Khâu Cấp, trải dài hơn trăm dặm chặn đường về. Các quân đánh vừa đi, người An Nam ở chỗ cao bắn tên độc,Trương Ngọc, A Bát Xích đều chết. Vương theo đường huyện Đan Kỉ đi nhanh đến Lộc Châu, ḍ đường đến châu Tư Minh, ra lệnh Áo Lỗ Xích lấy các quân về phía bắc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở lại