VĂN MINH THẾ GIỚI

Chương IV

IV/1.- KHÁI NIỆM VỀ VĂN MINH THẾ GIỚI

Văn minh là kết quả của văn hóa, văn hóa là gốc của con người. Do đó, nói về văn minh tức là bàn về người. Bàn về người phải xét đến gốc ngọn của người. Vậy xin mời quư độc giả cùng chúng tôi lược qua một vài suy nghĩ của loài người trên thế giới khi họ nói về con người.

Từ các nhà hiền triết Ấn Độ thời cổ khi soạn kinh Upanishad đến các thần học gia Thiên chúa giáo hoặc giới nghiên cứu thuật luyện đan… đă nêu lên một số biểu tượng về con người khá giống nhau về sự tương ứng giữa con người và vũ trụ. Họ đồng thuận với nhau rằng sự vận động của con người có tác động tích cực lên các nguyên lư chi phối vạn vật trong thiên nhiên, nói chung là vũ trụ.

Họ cho rằng: xương bởi đá, bộ phận tiêu hóa bởi đất, máu và sự tuần hoàn bởi nước, phổi và hơi thở từ không khí, đầu và hệ thần kinh từ lửa. Con người tiếp xúc với vũ trụ qua ba cấp độ: mặt đất với đôi chân, không khí với nửa thân trên, trời với cái đầu. Người tham dự vào ba giới: khoáng vật, thực vật và động vật; bằng trí tuệ, bằng tinh thần và bằng thần linh. Cứ như thế, con người có vô tận những thế kết hợp. Tuy nhiên, đôi khi không tránh khỏi những kết hợp mang tính huyền hoặc hơn là biểu tượng của giới bùa ngải, bói toán hoặc phong thủy…

Đó là vài nét thực cô đọng chúng tôi xin tạm diễn đạt dựa vào sách vở đă được một số hiền triết Đông, Tây định nghĩa vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ II sau Công nguyên (Roberto Fludd Utriusque Cosmi Historia, Oppenheim, 1619)

Chúng ta thử về gần hơn với giải thích của một trí thức Việt Nam ngày nay: ông Lê Văn Đức trong Việt Nam Tự Điển gồm 2 cuốn lớn, tổng cộng hơn 3000 trang, đă định nghĩa về người như sau:

“Loài động vật hai chân, ḿnh đứng thẳng, biết nói để tỏ ư muốn, dùng hai tay để làm mọi việc cần ích cho đời sống và tinh khôn hơn mọi loài khác trên trái đất”.

Theo ông Nguyễn Văn Đức, con người chỉ mới tinh khôn hơn loài vật theo kiểu con ngựa tinh khôn hơn con ḅ, con chó tinh khôn hơn con ngựa, con người tinh khôn hơn con chó!

Cách đây 2500 năm, ông Aristote c̣n nói được một câu văn minh hơn câu của ông Đức nhiều! Ông ấy nói: “Người là sinh vật biết suy lư”

Có điều, tại sao cả hai ông Đức và ông Aristote đều quên rằng ngoài cái tinh khôn, ngoài cái suy lư ra, con người c̣n có Lương tri, Tâm Linh, Tiềm thức cộng với Đạo đức, Luân lư và nhất là một lư tưởng cao đẹp để làm cho đời người đáng sống hơn! Chân thiện mỹ hơn?

Từ cổ chí kim, từ Đông qua Tây, thiên hạ bàn về Người kể có hàng vạn cuốn sách. Chúng tôi xin tóm lược vài nét chính để quư độc giả có khái niệm trước khi đi vào chủ đề.

Lịch sử văn hóa Tây phương cho thấy quan niệm về vũ trụ và con người thay đổi từng giai đoạn. Khởi đầu, từ rất lâu đời, là tin tưởng tuyệt đối vào thần minh và cho rằng, con người là nô lệ của thần minh:

Quan niệm duy thiên = duy thần

Kế đó, cách đây khoảng 2.500 năm, bắt đầu có những ư kiến chối bỏ thần minh và đề cao nhân bản, đặt con người nằm trong sự vận hành của vũ trụ:

Quan niệm duy địa = duy lư

Tuy nhiên, quan niệm duy địa chỉ mới khởi xướng đă bị dập tắt suốt một thời gian dài gần 2300 năm mới được hậu thế phục hoạt trở lại.

Triết gia Kim Định bàn về vấn đề này như sau: “…Cho nên thần thoại là một tấm gương phản chiếu khá trung thực tư tưởng của loài người khi chưa bị ngoại cảnh chi phối của mỗi nền văn hóa nguyên thủy. Nó chính là nhân sinh quan và vũ trụ quan của mỗi dân tộc”.

Căn bản của nền văn minh thế giới ngày nay xuất phát từ một số các nước sau đây: nước Ai Cập cổ đại, Mésopotamie, (vùng đất nằm giữa hai hai con sông Tigris và Euphrate c̣n gọi là Lưỡng Hà địa), Babilon, Hy Lạp, Do Thái, Ấn Độ và Đông Á (gồm các nước Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên…). Vậy trong phần mở đầu, xin mời quư độc giả điểm qua một số thần thoại đặc trưng.

(Chúng tôi cố gắng tóm lược thật rơ ràng, ngắn gọn hi vọng không làm rối trí và gây sự nhàm chán trước một số độc giả ít quan tâm về vấn đề này)

IV/2 .- VĂN MINH MIỀN MÉSOPOTAMIE VÀ THẦN THOẠI BABYLON

IV/2A .- Mésopotamie

Vùng đất Mésopotamie rất ph́ nhiêu, nằm giữa hai con sông nổi danh Tigris và Euphrate chảy song song từ bắc tây-bắc xuống nam đông-nam và đổ ra vịnh Persian (vịnh Ba Tư). Thời thượng cổ người ta gọi vùng đất này là địa đàng. Khu đông-nam gọi là Chaldée, khu tây-bắc gọi là Assyrie. Vùng này là chỗ gặp nhau của nhiều con đường giao thông đông, tây, nam, bắc nên nhiều dân tộc tranh nhau chiếm đoạt và nó trở thành nơi thị tứ văn minh khá rực rở thời cổ đại.

Khoảng 2500 tr.CN, dân tộc Sémite cường thịnh lên ở miền Chaldée, họ lập đô tại Babylon. Luật Babylon xử rất nghiêm với quư tộc nhưng lại thường khoan dung cho giới b́nh dân và nô lệ.

Khoảng 1000 năm sau, dân Assyrie diệt Chaldée, dày xéo Ai Cập rồi định đô ở Ninive. Họ đă có chiến xa bọc đồng, đặt trạm thông tin cho nhau…

Chẳng bao lâu sau đó họ lại bị người Babylon dưới sự lănh đạo của vua Nabuchodonosor nổi lên tàn phá thành Ninive lạp lại đế quốc Babylon. Nhưng rồi Babylon lại bị vua Cyrus nước Ba Tư tàn phá… Hai xă hội Chaldée và Assyrie tuy cường thịnh không lâu dài nhưng họ rất văn minh và có nhiều đóng góp cho nhân loại.

Luật miền Mésopotamie khắc trên đá, xă hội có ba giai cấp: quư tộc, b́nh dân và nô lệ. Phụ nữ b́nh đẳng với nam giới và được tham gia công việc xă hội… Lâu đài, thành quách xây bằng gạch, cửa bằng đồng. Babylon có vườn treo, cung điện cực kỳ rực rỡ… Họ khá giỏi về khoa thiên văn. Thư viện có nhiều sách văn học, triết học, lịch sử, khoa học. Tuy nhiên, chữ viết của họ rất khó học và nhiều bất tiện nên không phổ cập trong dân chúng…

IV/2B .- Thần thoại Babylon:

Khi đó chưa có trời cũng chưa có đất nên gọi là Thái hoang (Tiamat). Thần Apsu pha nước vào Thái hoang Tiamat để sinh ra các thần tử, tôn, cháu, chắt… Dần dần các vật lớn lên và thành h́nh vũ trụ. Đột nhiên Thái hoang Tiamat giết hết các thần khác để độc chiếm vũ trụ. Nhưng Thái hoang vốn vô trật tự nên không cai trị được, khiến vũ trụ đảo lộn.

Bấy giờ có thần Marduk thổi một luồng gió cực mạnh làm băo rồi dùng vũ khí đẩy cơn băo vào miệng Thái hoang đang há ra chực nuốt Marduk. Bụng Thái hoang Tiamat phồng lên, Marduk liền đâm một nhát dao vào bụng, Thái hoang nổ tan tành. Marduk xẻo Tiamat làm hai mảnh, một miếng treo lên làm trời, một miếng trải ra làm đất.

Kế đó Marduk lấy đất sét nhào với huyết của ḿnh mà tạo ra loài người với mục đích để phục vụ các thần. Lúc đó con người dốt nát như thú vật. Một thời gian sau có thần người cá dạy cho nghệ thuật, khoa học, xây thành, luật lệ… và cũng v́ đó mà loài người phạm tội với các thần khiến các thần tức giận làm lụt hồng thủy để tiêu diệt nhân loại.

Có một thần tên là Ea thương loài người muốn duy tŕ loài người bèn giúp một ḍng tộc đạo đức là gia đ́nh ông bà Sahamashnapisthim. Thần dạy cho ông này đóng một tàu lớn. Khi hồng thủy dâng lên giết hết nhân loại th́ ông Sahamashnapisthim đem cả gia đ́nh lên tàu. Nhờ vậy gia đ́nh ông khỏi chết và trở thành thủy tổ của nhân loại. Sau đại hồng thủy, các thần tưởng rằng loài người đă hoàn toàn bị hủy diệt nên hối hận và căi nhau v́ từ nay không c̣n người phục vụ họ nữa.

Khi nước hồng thủy rút th́ tàu của gia đ́nh ông Sahamashnapisthim mắc cạn trên đỉnh núi Nisir. Ông liền thả một con chim câu đi dọ thám t́nh h́nh. Khi biết nước đă rút, ông liền đem gia đ́nh ra khỏi tàu và dâng lễ vật tạ ơn lên các thần. Các thần vô cùng kinh ngạc thấy loài người vẫn c̣n sống sót. Họ sung sướng nhận lễ vật của ông Sahamashnapisthim với ḷng biết ơn và xúm xít bu lại quanh của lễ đông như đàn ruồi.

Từ thần thoại Babilon cũng gọi là văn minh Mésopotamie, chúng ta thấy con người vẫn do thần linh (Marduk) sinh ra để phục vụ họ và hầu hết các thần này đều là ác thần, vô đạo.

Những xă hội theo truyền thống thần minh này có những lễ, tục lệ cực kỳ dă man :

– Dân Mo-ap giết con trưởng nam để tế thần khi sắp ra trận. Sau khi thắng trận họ lại giết hàng ngàn kẻ địch để cảm tạ thần.

– Dân Assyrie săn bắt các dân tộc khác hoặc kẻ địch để tế thần Ashur (thần mặt trời).

– Dân Phénicien và dân Carthage mỗi năm thiêu sống hàng trăm trẻ em để tế thần Moloch.

– Người Trung Hoa thời quân chủ cũng có tục lệ giết người để tế cờ trước khi ra trận hoặc trả thù cho cha mẹ bằng cách giết kẻ địch và moi tim* trước bàn thờ.

* Tục moi tim kẻ địch để trả thù cho cha mẹ vẫn được tả trong các tiểu thuyết dă sử và kiếm hiệp Trung Hoa. Người Việt cũng bị ảnh hưởng, tuy nhiên thường chỉ tế cờ bằng trâu, ḅ trước khi tham chiến mà thôi. Thảng hoặc lắm mới có chuyện giết người trước bàn thờ tổ tiên như vua Gia Long đă giết các con của vua Quang Trung trước Thái Miếu, đào mả vua Quang Trung, cắt đầu để vào buồng xí c̣n xác th́ giả nhỏ, trộn với thuốc súng bắn ra Biển Đông sau khi diệt được Nhà Tây Sơn. Chế độ cai trị và luật pháp của triều Thanh đă ảnh hưởng rất nặng lên triều Nguyễn.

IV/3 .- AI CẬP CỔ ĐẠI

Khởi đầu họ sống từng tiểu bang có dạng như tự trị, đại đa số tập trung vào hạ nguồn sông Nil. Vùng này gần biển, khí hậu mát mẻ, đất đai ph́ nhiêu. Đời sống dân chúng thoải mái.

Cho đến cách đây 5000 năm (chú ư: thời gian này ở Đông Á, Hiên Viên lănh đạo các Hậu du mục Hoa tộc xâm lăng đất đai người Miêu) vua Ménès dùng sức mạnh quân sự thống nhất các tiểu bang và lập nước Ai Cập. Xă hội Ai Cập thịnh lên, chia thành nhiều cấp: quí tộc, giáo sĩ, công thương và nông dân. Giới nông dân bị đối xữ khắc nghiệt nhất, hầu như họ phải gánh vác tất cả mọi công việc của đất nước: đi lính, làm phu, xây dựng lâu đài, thành quách, đền thờ, Kim tự tháp, phục dịch giai cấp quư tộc và giáo sĩ…

Họ thờ nhiều thần, tin linh hồn bất diệt nên có tục ướp xác khi chôn cất hoặc xây Kim tự tháp. Đủ loại thần: thần thiện, thần ác, thần mặt trời, thần mặt trăng, thần ḅ, thần cá sấu… hai vi thần lớn nhất là thần sông Nil và thần Mặt Trời. Vua cũng là thần và được tôn thờ ngang hàng với thần sông Nil.

Họ biết dùng thuyền buồm, bánh xe, nấu thủy tinh, dệt vải rất mịn và đào kinh đưa nước vào ruộng. Kiến trúc, toán học (kư hiệu Pi:3.141605), làm lịch (365 ngày), tính giờ và chữ viết. Chữ viết, chữ số và toán học… của họ đă giúp rất nhiều cho sự tiến bộ của nhân loại ngày nay.

V́ thờ quá nhiều thần linh và thường xuyên bị áp bức, đày đọa liên tục của giới vua chúa, quư tộc, tăng sĩ… nên đại đa số nông dân nghèo đói, yếu đuối khiến dân tộc Ai Cập nói chung có tinh thần yếu hèn, chấp nhận thiệt tḥi, dễ bị khuất phục. Do vậy Ai Cập thường xuyên bị nạn ngoại xâm tàn phá, đô hộ… đến độ về sau họ trở thành nhu nhược, quên đi gần hết văn hóa cha ông. Họ không đọc được chữ viết, không biết đến lịch sử, thơ văn, toán học… đă được tổ tiên họ ghi chép trong các đền thờ, hầm mộ, cung điện và những Kim tự tháp!

Vào thế kỷ 18, người Âu châu t́m được cách đọc chữ Ai Cập mà học được toán h́nh học và đại số học, lịch sử, văn chương, khoa học thiên văn… trong các Kim tự tháp, phần mộ, đền đài Ai Cập cổ đại… Có thể nói rằng, thế giới Tây phương văn minh lên mau chóng một phần nhờ sự phát hiện và tiếp thu kịp thời nền văn minh Ai Cập cổ đại cũng không phải là không đúng.

Người Ai Cập mưu cầu hạnh phúc bằng cách tựa hẳn vào thần linh là tự đặt ḿnh vào vị thế vong thân vậy.

IV/4 .- HI LẠP CỔ

Cách đây khoảng 4000 năm, giống Hélène (Hi-Lạp) du mục, rất dă man, dơ dáy, tàn bạo… rời châu thổ sông Danuble (Đông Âu) di dân về phía Nam t́m đất sống. Họ chiếm bán đảo Grèce (xin đừng lộn với đảo Crète) và học được văn minh Grèce và Phénie mà trở nên văn minh, hùng cường hơn hẳn cha ông họ thủa trước. Tuy nhiên từ nhiều lư do, dân Hi Lạp cổ không thống nhất được mà lập ra nhiều thành phố tự quản và thường chống phá nhau.

Họ thờ rất nhiều thần : thần mưa, thần gió, thần núi, thần biển, thần tài, thần thể thao, thần văn chương, thần khoa học… cao nhất là thần Zéus (thượng đế) nắm quyền lănh đạo các thần khác. Những vị thần Hi Lạp có nhiều đức, nhiều tật xấu y như loài người. Thần Zeus, cũng được gọi là thượng đế nhưng tính t́nh cũng đầy tham sân si y hệt con người.

Hầu như tất cả mọi người, khi có vấn đề đều tới các đền thờ, điển h́nh là đền Delphes, để xin ư kiến của thần linh như người Việt đến chùa, miểu xin xăm… Giai cấp quí tộc, tư tế, chiến sĩ, thương nghiệp… dành hết mọi quyền lợi và được nhiều ưu đăi trên giới b́nh dân và nô lệ. Tuy nhiên so với các dân tộc khác, đời sống dân Hi Lạp được coi là thoải mái. Bởi v́ mọi việc gian khổ họ đều giao cho nô lệ quán xuyến cho đến cả những việc quan trọng như quản gia, chăm sóc đồng ruộng, dạy học, buôn bán, thư kư các văn pḥng…

Thần thoại Hi-Lạp cho đến ngày nay vẫn c̣n ảnh hưởng rất mạnh trên thế giới, nhất là Âu châu và Mỹ châu. Câu chuyện như sau:

Thượng đế Uranos lấy Ga-Ea (thần đất) sinh ra các thần gọi là Titans. Các Titans tranh quyền cai trị với cha là thượng đế Uranos, nên Uranos tức giận giam các Titans vào Tartare (âm phủ). Mẹ Ga-Ea phản đối hành động tàn ác của cha Uranos bèn âm mưu với các Titans t́m cách giết cha. Một Titan tên là Kronos (thần Thời Gian) đứng ra đảm nhiệm việc này. Mẹ Ga-Ea liền trao cho Kronos một vũ khí có dạng lưỡi răng cưa.

Khi thượng đế Uranos đến thăm Ga-Ea có thần Trèbe hộ vệ, lúc hai thần đang âu yếm nhau th́ thần Kronos xông đến đâm chết cha và dùng vũ khí có lưỡi răng cưa cắt thịt cha ra từng mảnh vất xuống đại dương. Máu Uranos chảy ra khắp nơi biến thành những thần Furies (thần Giận dữ). Những miếng thịt nổi lềnh bềnh trên đại dương bị sóng đánh nổi bọt biến ra các nữ thần Vénus (Aphrodite, thần Vệ nữ).

Hạ sát cha xong, thần Kronos cứu các Titans ra khỏi Tartare và kéo nhau lên núi Olympe chiếm ngôi Uranos (núi Olympe là ngọn núi cao nhất ở Hi-Lạp, kinh đô của thượng đế Uranos). Các Titans bèn tôn Kronos lên ngôi thượng đế. Kronos lấy chị Rhe-Ea làm vợ. Theo lời nguyền của Uranos trước khi chết, th́ Kronos sẽ bị một trong các con chiếm mất ngôi, nên hễ nàng Rhe-Ea sinh đứa nào th́ Kronos ăn thịt liền đứa đó. Tuy nhiên mẹ Rhe-Ea cũng dấu được một đứa tên là Zeus (Jupiter) trên đảo Crète.

Quả nhiên, khi lớn lên, Zeus truất quyền cha Kronos và bắt phải nhả các anh em ḿnh ra, đồng thời Zeus đầy các Titans (chú, bác, cô, d́) xuống đất. Nhờ vậy mà trái đất bắt đầu có loài người.

Từ đó, thần Zeus làm chủ trời đất, đặt bản doanh trên núi Olympe. Thượng đế Zeus vốn hoang dâm, đêm nào cũng ṃ xuống vùng bờ biển Địa Trung Hải (Méditerranien) t́m gái trần gian. Cũng v́ vậy mà trần gian có nhiều người có họ máu với thần minh, nhất là… người Hi-Lạp quư tộc. Các thần đều qui phục Zeus ngoại trừ bà vợ Zeus là bà Junon th́ nhất định không phục. Bà Junon vốn là một nữ thần rất chua ngoa, đanh đá. Có lần Zeus giận bắt bà treo lơ lửng giữa trời, hai chân buộc hai núi đá cho nặng. Junon trả đũa cũng dữ dội không kém. Bà bắt trói cổ Zeus giam vào xó tối, may nhờ có thần Briarée lén vào mở trói cứu thoát.

Trong số các Titans bị đày xuống trần gian làm người, có người tên làTitan Japet sinh được một con trai là Prométhée. Một hôm thần Minerve xuống chơi trần gian th́ gặp chàng Prométhée, thấy chàng thông minh, tuấn tú th́ đem ḷng thương mến. Khi trở về, Minereve liền đem chàng theo cho biết sự giàu sang của kinh đô Thượng đế Zeus trên núi Olympe. Lợi dụng cơ hội đó, Prométhée liền ăn cắp lửa đem về giúp trần gian bớt tăm tối. Chẳng may Thượng đế Zeus biết được, bắt Prométhée treo lên núi Caucase cho chim kên kên ăn gan. Sau 13 thế hệ, Prométhée được thả ra nhưng Zeus lại đeo vào tay chàng một chiếc ṿng có miếng đá núi Caucase và gọi là ṿng định mệnh (có nghĩa con người là nô lệ của thần minh và phải chết). Theo bản viết của Dies th́ Prométhée có nghĩa là “tư tưởng nh́n xa” là một vị thần có khuynh hướng nổi loạn…

Dân Hi-Lạp mừng lễ Zeus rất long trọng, dâng cho ông ngày thứ Năm (Jeudi) c̣n kính Junon vào tháng Sáu (Juin). Thần Vệ nữ được kính vào thứ sáu (Vendredi). Mars vốn là thần chiến tranh được La-Mă chọn làm tháng Ba (Mars)… Ở Academie th́ người ta thờ Prométhée và để nhớ ơn chàng đă mang lửa về cho trần gian nên đă có tục chạy đuốc từ núi Olympe đến nơi thi đấu thể thao. Ngày nay thế giới vẫn c̣n truyền tụng cảnh rước đuốc và châm lửa trong các lễ khai mạc Thế vận hội …

Thần minh Hi-Lạp đưa ra hai mẫu người mang hai vị thế khác nhau trong xă hội: Khởi đầu con người được sinh ra từ các Titans bị đầy. Kế đến là một mẫu người cao cấp hơn tức là dân tộc Hi Lạp và sau này là dân La Mă, được sinh ra do thượng đế Zeus và gái Địa Trung Hải. Hai dân tộc Hi Lạp và La Mă cho rằng ḿnh có họ máu với thần minh, tự nhận là người tự do, có nhiều uy quyền trên các dân tộc khác gọi là người nô lệ. Tuy nhiên, cả người tự do lẫn nô lệ đều phải lệ thuộc thần minh, phải tế lễ, phụng sự thần minh.

Con người của văn hóa Hi Lạp và La Mă vong thân từ khởi điểm của thần thoại này.

IV/5.- THIÊN CHÚA YÉHOVA VÀ DÂN TỘC ISRAEL

Dân Israel, Do Thái, có tên cổ là Hébreux và thiên chúa Israel có tên là Yéhova cũng gọi là Yahvé. Yéhova có tự vô cùng và tồn tại đến vô cùng, thông minh sáng láng, biết trước mọi việc, quyết định mọi sự trên trời dưới đất… Jéhova sáng tạo và cai quản vũ trụ với nhiều thiên thần hầu hạ.

Thiên thần tổng thủ lănh là Luciphe cấu kết với một số thiên thần nổi lên làm loạn, dành ngôi thiên chúa. Các thiên thần trung thành, đứng đầu là Michael chống lại Luciphe, tạo thành một cuộc đại chiến làm chấn động các tầng trời. Cuối cùng nhóm Luciphe thảm bại, bị loại ra khỏi thiên đường. Tuy nhiên, chúng vốn là thiên thần có nhiều quyền năng, sự hiểu biết và có đời sống bất diệt nên Yéhova không thể hủy diệt hay bỏ tù chúng được. Từ đó chúng trở thành quỷ dữ luôn luôn t́m cách chống đối thiên chúa

Kế đó, Yéhova dựng lên trời đất, tinh tú, biển rộng, cây cối và muôn thú trong năm ngày. Ngày thứ sáu ngài lấy đất sét nắn thành h́nh tượng giống ḿnh rồi hà hơi vào, tạo ra ông Adam, lại lấy xương sườn Adam đắp đất tạo ra Eve, đó là hai thủy tổ nhân loại. Thiên chúa Yéhova cho hai người ở vườn Địa đàng (khoảng giữa hai ḍng sông Euphrate và Tigris vùng đất này ngày nay thuộc nước I-Raq). Đó là một khu vườn tuyệt diệu đầy đủ cây trái và muôn thú. Thiên chúa Yéhova cho hai ông bà xử dụng tất cả nhưng lại cấm hai người không được ăn trái của hai cây rất đặc biệt ở giữa vườn, gọi là trái cấm. Một cây có tên “Biết lành biết dữ” có nghĩa là hiểu biết và thông suốt mọi việc thiện ác. Một cây có tên “Sống muôn đời” có nghĩa ăn trái cây ấy sẽ sống măi, bất diệt (thiên chúa và các thiên thần lẫn quỷ dữ đều đạt được hai yếu tố: Biết lành biết dữ và sống muôn đời cộng thêm bản năng sẵn có)

Một hôm, Eve bị quỷ (thần Luciphe) lấy h́nh một con rắn dụ dỗ ăn trái cấm cây “biết lành biết dữ” sẽ thông minh, thông suốt mọi vấn đề y như thiên chúa. Eve nghe bùi tai, ăn và đưa cho Adam cùng ăn. Liền khi đó, họ trở nên thông suốt mọi vấn đề. Thiên chúa biết được, giận dữ đuổi hai ông bà ra khỏi vườn Địa đàng. Chẳng những thế, họ bị phạt sẽ phải khổ sở để kiếm sống và phải chết. Eve phải chịu thêm nỗi đau đớn lúc sinh đẻ. H́nh phạt này con cháu muôn đời phải gánh, gọi là tội tổ tông. Thiên chúa lại đặt một thiên thần tên là Chérubim cầm gươm lửa canh giữ vườn địa đàng v́ sợ hai ông bà có thể trở lui ăn trái cây sống muôn đời : “E chúng nó sẽ bằng ta chăng”.

Nhiều ngàn năm sau, loài người sinh sôi đông đảo, không c̣n nhớ tới Yéhova và gây nhiều điều tội lỗi liền bị thiên chúa làm lụt hồng thủy, hủy diệt toàn thể nhân loại, chỉ chừa gia đ́nh ông Noe là được cứu sống (chuyện ông Noe đóng tàu tị nạn hồng thủy gần giống chuyện Sahamashnapisthim đóng tàu của thần thoại Babilon). Từ gia đ́nh ông Noe nhân loại lại sinh sôi nẩy nở lan tràn khắp mặt đất.

Nhiều chục ngàn năm sau nữa (khoảng năm 1500 tr. CN), thiên chúa Yéhova lập giao ước với một người tên Abram ở Chaldé như sau: con cháu Abram sẽ sinh đẻ đông đúc như sao trên trời, như cát dưới biển; Abram và con cháu đời đời được thiên chúa phù trợ để trở nên giàu có, được hứa ban cho toàn vùng đất Ả Rập từ sông Euphrate đến biển Địa Trung Hải và từ Biển Đỏ đến núi Liban. Đổi lại, Abram và con cháu phải đời đời phụng thờ Yéhova với những lề luật do Jéhova ấn định, phải thi hành mọi ư muốn của Yéhova qua các ngôn sứ c̣n gọi là tiên tri và không được thờ bất cứ một thần nào khác. Sau khi giao ước, thiên chúa Yéhova liền đổi tên của Abram thành Abraham, có nghĩa người đă giao ước.

Dân Do Thái là con ḍng vợ chính của Abraham nên được tách riêng để thi hành giao ước. Một số rất đông các dân tộc Ả Rập khác cũng thuộc máu mủ của Abraham nhưng là ḍng phụ nên không tính. Dân Do Thái vốn hiếu chiến, ăn gian nói dối, xử sự cực kỳ tàn độc nên bị chính các dân tộc bà con của họ căm ghét, hận thù hầu như muôn đời.

Khi dân Do Thái thịnh vượng th́ thường quên giao ước, cưới vợ ngoại giáo và thờ lạy các thần linh của các dân tộc lân cận nên bị Yéhova hành phạt vô cùng nặng nề. Khi họ khổ quá, cầu xin tha tội và làm những lễ toàn thiêu chiên, ḅ cực kỳ tốn kém th́ được thiên chúa tha thứ và cứu giúp. Họ đánh bại quân thù, xây dựng lại non nước, đền thờ. Suốt 3.500 năm (từ năm 1500 tr.CN đến 1946), lịch sử Do Thái là một thiên bi hùng ca liên tục.

Trong toàn bộ kinh Cựu ước, nhiều lần, chính thiên chúa Yéhova tự nhận ḿnh là một vị thần dễ nổi nóng, hay ghen tị, hay thù dai, hay hờn lẫy, hoặc bỏ mặc không thèm đếm xỉa đến dân Do Thái nữa… những khi ấy Yéhova xúi các dân tộc khác “hành” dân Do Thái chết bỏ. Tuy nhiên Yéhova cũng dễ cảm động trước những lời cầu xin tha thứ. Ngài lại ban ơn, giúp đỡ phù trợ dân Do Thái rất nhiệt t́nh. Nhiều lần ngài hứa hẹn với dân Do Thái… nghe đă lỗ tai vô cùng.

Khi thương th́ Yéhova thiên vị Do Thái đến độ coi các dân tộc khác c̣n tệ hơn cả con giun con dế. Yéhova kỳ thị và cực kỳ tàn độc với các dân tộc khác không c̣n một chút ǵ gọi là nhân đạo. Chẳng hạn ngài ra lệnh cho Do Thái khi chiếm được thành nào của dân ngoại th́ phải “tru hiến” (tàn sát để hiến dâng) nghiă là giết hết nam, phụ, lăo, ấu kể cả đàn bà mang thai, cho đến cả dê, ḅ, ngựa, chó, gà… Phá b́nh địa nhà cửa, thành quách, đền đài… không được bỏ sót một thứ ǵ ngoài mặt đất trống trơn, dù họ có cùng huyết thống và chẳng thù oán ǵ với dân Do Thái cả!

Tuy nhiên, Do Thái sau gần 1.500 năm lập quốc (kể từ năm 1500 tr.CN đến năm 70 s.CN) vẫn kỳ c̣m trong giải đất Palestin tí xíu, với 2/3 là sa mạc, với nội chiến và chiến tranh cùng khắp các dân tộc láng giềng hoặc làm nô lệ hết nước này qua nước khác hầu như không bao giờ chấm dứt. Và cuối cùng, năm 70 họ bị người La Mă đuổi ra khỏi tổ quốc làm kiếp tha hương gần 2000 năm. Từ đó dân Do Thái lưu vong trên khắp thế giới, đi tới đâu họ cũng bị các quốc gia địa phương kỳ thị, xua đuổi, hạn chế việc làm và nhất là đổ lên đầu họ đủ thứ tội: tội giết chúa, tội nguyên nhân gây ra các bệnh dịch tả, dịch hạch, hạn hán, lụt lội, giúp nước thù địch, gián điệp… Họ tràn vào những khu Do Thái cư ngụ tàn sát, hảm hiếp, cướp bóc, xua đuổi dân Do Thái cực kỳ dă man! Điển h́nh, từ năm 1938-45 dân Do Thái bị quốc xă Đức thủ tiêu trên bốn triệu người trong các ḷ thiêu.

Năm 1946, đế quốc Anh làm ngơ cho nhiều nhóm Do Thái trở về mua đất lập làng trên quê hương cũ và cuối cùng hội Quốc liên chấp nhận cho họ đôc lập 1947. Vừa tuyên bố độc lập họ bị các nước Ả Rập trong toàn vùng liên minh tấn công trước sau 3 cuộc chiến tranh tàn khốc. May mắn họ được các nước Tây phương trợ lực vô cùng tích cực. Cả ba cuộc chiến tranh họ đều chiến thắng lẫy lừng và bảo vệ được nền đôc lập. Dù thế, cho đến nay họ vẫn không sống yên ổn được v́ các dân tộc Ả Rập không chấp nhận sự hiện diện của họ trên vùng đất Ả Rập.

Đó là sơ lược sự liên hệ giữa thiên chúa Yéhova và dân tộc Israel. Phải chăng, dù dựa vào vị thần minh oai hùng nhất vũ trụ hay cường quốc hùng mạnh nhất địa cầu mà bản chất vong thân th́ hạnh phúc dẫu có cũng chỉ chập chờn như gió thoảng, mây trôi?

IV/6 .- NHỮNG TÔN GIÁO THỜ ĐỘC THẦN

Từ năm thứ 30 sau CN, tại Israel, một người Do Thái tên là Jésus dựa vào kinh điển Do Thái giáo cổ rao giảng một giáo lư mới. Đạo mới cũng thờ thiên chúa Jéhova nhưng cổ vũ triết lư bác ái và sống thánh thiện để được hưởng ơn cứu độ. Năm 33, ngài bị bọn tư tế của Do Thái giáo cấu kết với nhà cầm quyền La Mă giết chết trên thập tự giá.

Theo Tân ước th́ ba ngày sau ngài sống lại, tiếp tục giáo huấn môn đồ thêm 40 ngày và về trời. Các môn đệ của ngài tiếp tục truyền bá đạo ngài trên toàn đế quốc La Mă và xưng là đạo Kitô. Đạo Kitô khởi đầu lan truyền ở Trung Đông, Bắc Phi châu và các thị trấn trong phạm vi đế quốc La Mă… Trong giai đoạn này, đạo chỉ hoạt động trong phạm vi tôn giáo. Các vua chúa La Mă nhận thấy Kitô giáo chủ trương con người ngang nhau trước mặt thiên chúa, nhiều điều trong giáo lư đụng chạm đến quyền lợi nhà vua và giai cấp quư tộc nên quyết định cấm đoán và truy diệt rất dă man. Tuy nhiên, đến thế kỷ thứ 3, đạo Công giáo được đế quốc La Mă thừa nhận và giúp đở, nhờ đó đạo phát triển rất mạnh khắp Âu châu và thế giới.

Đầu thế kỷ thứ 5, đế quốc La Mă chia làm hai đế quốc: đông La Mă và tây La Mă. Đạo Công giáo cũng bị ảnh hưởng, chia thành hai: giáo hội phương Đông và giáo hội phương Tây. Tuy nhiên khi cả hai đế quốc đông, tây La Mă kế tiếp nhau sụp đổ th́ hai giáo hội này vẫn liên tục ḱnh chống nhau cho đến ngày nay.

Từ sau năm 555, chiến tranh giữa các tộc, các rợ ở Âu châu chống lại đế quốc La Mă để dành độc lập xẩy ra triền miên, giáo hoàng Grégoire Le Grand lănh đạo giáo hội phương Tây (đại giáo hoàng 590-604) dùng uy thế tôn giáo, thành lập quân đội, xây dựng nhiều nhà thờ, cung điện và nhiều tu viện (những tu viện này có giá trị như những pháo đài), can thiệp thường xuyên vào phạm vi thế quyền… Từ đó uy quyền của giáo hội phương Tây vươn ra khắp châu Âu và gọi là Công giáo La Mă do giáo quyền Công giáo chọn Vatican (Rome) là thủ đô.

Đầu thế kỷ 7, ở La Mecque và Médine Trung Đông, Mahomet xưng là tiên tri cuối cùng của thiên chúa Jéhova (thiên chúa Do Thái) nhưng ông gọi là đấng Allah, lập đạo Mahomed. Đạo Mahomed lan tràn mạnh trong người Hồi (Hồ) nên cũng gọi là đạo Hồi hay Hồi giáo. Giáo lư Mahomed pha trộn giữa hai tôn giáo Do Thái giáo, Kitô giáo và một số truyền thống đặc thù của các dân tộc du mục sống trên sa mạc, khá giản dị. Ông chủ trương vừa mời gọi vừa hù dọa, khi cần ông cũng không từ chối chiến tranh gọi là thánh chiến để áp đặt tôn giáo mới lên các dân tộc quanh vùng.

Trong suốt các thế kỷ thứ 7, 8, 9 đạo Mahomed phát triển liên tục. Hầu như toàn bộ Trung Cận Đông cùng một số nước ở Âu châu, Á châu và Đông Á quần đảo nằm trong ảnh hưởng đạo Mahomed. Nền văn minh Hồi giáo trong nhiều thế kỷ vươn lên một đỉnh cao tuyệt vời gồm chính trị, xă hội, văn chương, nghệ thuật, y học, toán học, thiên văn, trồng tia, kỹ nghệ…

Vào đầu thế kỷ 11, một dân tộc theo đạo Mahomed gọi là người Thổ Seljoucides chủ trương dùng thánh chiến để mở rộng biên cương Hồi giáo. Từ Tân Cương họ tràn tới tiêu diệt Ba Tư, chiếm Hi Lạp, Syrie, Jérusalem, sát hại tín đồ công giáo, hăm dọa Constantinople.

Năm 1095, phía Công giáo La Mă vận động các nước Âu châu tổ chức nhiều đạo binh Thập Tự Quân vượt biển Địa Trung Hải tấn công Hồi giáo. Cuộc thánh chiến này phía Tây phương dành lại được vài phần đất, quan trọng nhất là vùng Jérusalem. Tuy nhiên, phía Hồi giáo cũng chống cự vô cùng dũng cảm. Hai bên khi được khi thua giằng co măi đến năm 1270 th́ phía Âu châu kiệt quệ khiến họ phải bị ngưng lại. Phía Hồi giáo cũng dần dần phân hóa thành nhiều hệ phái chống phá nhau.

Vào thế kỷ 16 -17, phía Công giáo La Mă có nhiều phong trào cải cách khiến đạo này chia thành nhiều phái: Công giáo, Tân giáo. Tân giáo lại chia làm hai: phái Luther và phái Calvin. Chia rẽ tôn giáo gây ra chia rẽ chính trị và tạo thành những cuộc chiến tranh giữa các nước Âu châu hoặc nội chiến.

Nói chung, tiếp theo Do Thái giáo với thiên chúa Jéhova bắt đầu từ thời thượng cổ, là các tôn giáo mới (từ năm 0033 trở về sau) thờ độc thần : giáo hội Công giáo, giáo hội Đông phương, giáo hội Chính thống, giáo hội Anh Quốc, Hi-Lạp, hàng trăm giáo hội Tin Lành và các hệ phái Hồi giáo… đang là một cộng đồng tôn giáo quan trọng trong đời sống nhân loại ngày nay. Tuy nhiên, hầu như họ không thể ngồi lại với nhau được dù thờ cùng một v́ thiên chúa.

Từ nhân sinh quan thiên chúa giáo của Do Thái cổ, chúng ta vẫn thấy con người chưa thoát ra được những hệ lụy của tính vong thân v́ vẫn phải run sợ, vẫn phải nương tựa, phải cầu xin sự cứu độ nơi thần linh…

IV/7 .- NGƯỜI TRONG VĂN HÓA ẤN ĐỘ

Trước năm 1200 tr.CN, các dân tộc bản thổ tại Ấn Độ đă có nền văn hóa gọi là văn hóa Dravidian. Sau đó là nền văn hóa ngoại xâm gọi là Aryian vùi dập Dravidian mà thay thế. Từ Phật Thích Ca xuất hiện vào khoảng năm 600 tr.CN cho đến ngày nay th́ văn minh Ấn Độ chuyển dần thành sự kết hợp giữa hai nền văn hóa cổ xưa nói trên. Tuy nhiên, văn hóa ngoại xâm Aryian tại Ấn Độ luôn luôn làm chủ t́nh thế.

Văn hóa Dravidian hướng về nhân bản tâm linh mang tầm vóc vũ trụ. Linh hồn gọi là Purusa, xuất phát từ thần Prajapati cũng gọi là Brahma tức là chúa tể vũ trụ. Prajapati đă tự hóa thân thành Purusa đại ngă (nói một cách khái quát: đại ngă là sự thành đạt tuyệt đối về thể xác cũng như tinh thần. Với Phật giáo là thoát khỏi kiếp luân hồi, với Công giáo là bậc thánh, với Nho th́ là người quân tử…). Cứu cánh của văn hóa Dravidian là phải đạt được đại ngă để trở về với Prajapati, chúa tể vũ trụ và Yoga là phương pháp để đạt thành đại ngă. Đó là nhân bản toàn diện; cũng v́ thế mà văn hóa Dravidian bị quan niệm thần minh của văn hóa Aryian đàn áp.

Khoảng năm 1200 tr.CN, một nhánh thuộc giống Ấn Âu (Ariyan) từ phía Đông biển Caspienne tiến về Nam. Một phần lập quốc tại cao nguyên Iran (Ba Tư). Phần c̣n lại xâm lăng Ấn Độ của cư dân Dravidian. Họ lập ra cả ngàn tiểu quốc. Họ đàn áp dân tộc Dravidian và hủy diệt văn hóa của dân tộc này. Người Aryian lập đạo Bàlamôn làm quốc đạo, xă hội chia thành 4 giai cấp: quư tộc, tu sĩ, chiến sĩ, và nông-thương. Thổ dân Dravidian không được kể tới nên gọi là vô loại (padi). Họ bị tội đổ ch́ vào lỗ tai nếu bị bắt khi đang nghe lén tu sĩ Bàlamôn đọc kinh. Các chế độ tiểu quốc ở Ấn Độ và cách đối xử cực kỳ dă man với người Dravidian tồn tại măi cho đến cuối thế kỷ 19 mới được người Anh băi bỏ.

Quan niệm thần minh của người Aryian hướng về cứu độ, đặt nặng linh hồn mà khinh bỏ thể xác, ngược lại với quan niệm tiến hóa toàn diện vừa thân xác vừa tinh thần của Dravidian. Chính sự mâu thuẫn này mà văn hóa của kẻ bị mất nước Dravidian phải ch́m vào bóng tối gọi là “đạo kín”, họ tu trong rừng sâu ở các hốc núi, gốc cây…

Tuy nhiên văn hoá Dravidian vẫn được nhiều người ái mộ, kể cả những quư tộc Ariyan. Họ tu học “đạo kín” Dravidian trong rừng sâu. Năm 563 tr.CN, đức Thích Ca Mâu Ni cỡi bỏ giai cấp quư tộc của ḿnh, vào rừng tu theo “đạo kín” này. Sau 49 ngày đêm ngồi thiền định dưới một gốc cây bồ đề, ngài cải sửa, hoàn chỉnh tư tưởng và nguyên tắc hành đạo của đạo này thành một triết lư uyên thâm. Đạo Phật phát sinh từ đó.

Đạo Phật cũng giống Kitô giáo, không phát triển được ở quê hương v́ bị giới tu sĩ đạo Balamôn đang thịnh hành hợp với chính quyền địa phương chống phá, tàn sát… Phải phát triển ra các nước láng giềng. Phải chăng nhờ vậy mà Phật giáo và Công giáo mang tính cách thế giới?

Nếu so với nền văn minh Trung Hoa ngày nay th́ văn hóa kẻ xâm lăng là Hoa tộc vốn rất lu mờ trước văn hóa sáng chói của các dân tộc bị xâm chiếm (Miêu tức Viêm c̣n gọi là Bách Việt). Sự kiện trên khiến văn minh Trung Hoa mang dấu ấn: kẻ xâm lăng đóng dấu quốc tịch Trung Hoa lên các giá trị tư tưởng của cư dân bản xứ. Cái dở của Hoa tộc là không có can đảm nh́n nhận nền văn hóa mang dấu môc kia là của dân bản địa mà c̣n lật lọng gọi cư dân bản xứ là “man di”, “Nam man”. Quả thật, họ thua xa du mục Aryian Ấn Độ về mặt thành thật ngoại trừ đức Khổng Phu Tử.

Chúng ta tạm ngưng t́m hiểu các nền văn minh loài người để xem vào khoảng năm 500 tr.CN phương Tây và Trung Á nghĩ ǵ về thần minh.

IV/8 .- SUY TƯ CỦA CÁC TRIẾT GIA HI LẠP CỔ

Giữa thế kỷ thứ V trước CN, giới trí thức trong các đại học Hi Lạp đă có những suy tư về thân phận con người đáng cho thế giới ngày nay khâm phục.

Họ cho rằng vạn vật trong thiên nhiên đều do những nguyên tử kết hợp lại mà thành. Chẳng những thế, có những người sáng suốt, nhận ra cái sai lầm của thời đại, đó là những triết gia tiên khởi của Tây phương như Socrate và các học tṛ của ông: Platon, Antisthène, Aristippe. Họ lập ra phép luận lư được nhiều người trọng vọng. Từ phép luận lư, họ khai mở nhân bản bằng khẩu hiệu: “Hăy tự nhận thức giá trị bản thân ḿnh”. Cũng từ đó họ suy ra đạo đức học : “Con người có những hành động xấu xa chỉ v́ người ta không biết và cũng không ai tự nguyện làm kẻ độc ác”.

Chúng ta sẽ thấy từ những nhịp cầu tư tưởng của Socrate và nhóm học tṛ của ông… sẽ giúp Aristote (học tṛ của Platon) bước mạnh tới một chủ thuyết: “Người là một sinh vật biết suy lư” sau này.

Socrate không để lại một tác phẩm nào, phải chăng khi ông bị ép phải uống thuốc độc chết, chính quyền và giới tư tế Hi Lạp đă thủ tiêu sách của ông? Tuy nhiên, Platon viết cuốn “Chế độ Cộng Ḥa” để tả một chính thể lư tưởng, th́ vẫn c̣n tồn tại.

Học tṛ của Platon là Aristote (384-322 tr.CN), thầy dạy của Alexandre Đại đế, tiếp tục tiến tới sau khi “đi qua chiếc cầu” của những người đi trước. Ông đặt vấn đề về giá trị con người trước thần minh. Ông lư luận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất đồng thời coi cảm xúc, tư tưởng và khái niệm đều xuất phát từ các vật thể thực tại, mà ông nhận thấy nằm ngay trong mỗi bản thân. Chủ thuyết “Con người là một sinh vật biết suy lư” thành h́nh và là một bước tiến mới của tri thức con người trước cái mênh mông huyền bí của vũ trụ. Dù vậy Aristote đă không đả động ǵ đến chế độ nô lệ đang là một thực tại thê thảm khác hiện diện trước mặt ông mỗi ngày. Phải chăng triết lư nhân bản chỉ dành cho mẫu người có vũ khí trong tay? Hay ông đă gặp sự phản ứng từ phía chính quyền và tôn giáo? Bởi đó, chủ thuyết của Aristote đă tạo cơ hội cho Tây phương thế kỷ 17, 18 tiếp tục chối bỏ giá trị “nhân bản của giới nô lệ” cho đến thế kỷ 19.

Nền triết học nhân bản Hy-Lạp vừa được khai sinh chưa được bao lâu th́ bị quật ngă v́ ba lư do:

1.- Chính quyền và giai cấp tư tế Hi Lạp xưa nay vẫn dựa vào nhau để cai trị và hưởng những đặc quyền, đặc lợi. Nay có kẻ chống phá có thể nguy hại đến quyền lợi của ḿnh, lẽ dĩ nhiên họ phản ứng. Kết quả, Socrate bị ép uống thuốc độc chết tại trường đại học và thế hệ sau đó, Aristote, cũng phải giả điên…

2.- Giới chủ trương nhân bản hầu như chỉ hạn hẹp trong thành phần trí thức, trưởng giả chứ không phổ cập trong đại chúng.

3.- Sự xuất hiện của một số tôn giáo mới mang nhiều nhân tính mà hầu hết xuất phát trong vùng Cận Đông.

Giữa thế kỷ IV tr.CN, nhóm hậu sinh của nhà triết học cổ Antisthène, người sáng lập chủ thuyết Cynic mà người nổi danh nhất là Diogènes. Họ phê phán mạnh mẽ đường lối của Platon về các tư tưởng chủ đạo của chủ thuyết duy tâm khách quan. Họ cho rằng con người chỉ có thể hạnh phúc và đạo đức khi đoạn tuyệt với giàu sang, quyền lực và thú vui xác thịt. Con người cũng không nên lấy làm trọng các luật lệ của xă hội. Họ chủ trương từ bỏ mọi h́nh thức thờ phượng trong lễ nghi tôn giáo.

Từ cuối thế kỷ IV đến III tr.NC, một nhóm triết gia, đứng đầu là Zénon, lập ra thuyết khắc kỷ (dằn sự ham muốn) gọi là chủ thuyết Stoycien. Họ chủ trương cần phải sống cho phù hợp với tự nhiên v́ đấy là lư tưởng của kẻ trí thức, của hiền nhân thực sự. Thoát ly ra khỏi những dục vọng, là đạt được thanh thản tâm hồn, là hạnh phúc của con người…

Vào những năm đầu kỷ nguyên thứ I, chủ nghĩa khắc kỷ bắt đầu phát triển trong phạm vi đế quốc La Mă. Chủ nghĩa được bổ sung thêm, chủ yếu là những tư tưởng thuộc về đạo đức và tôn giáo…

Trở lại vấn đề các tôn giáo mới xuất hiện trong khoảng thế kỷ thứ VI tr.CN trở lại:

1 – Nguyên vào thời gian này ở các nước Cận Đông xuất hiện một số tôn giáo mới, thích hợp với đa số đại chúng và nô lệ hơn là các thần thoại cổ, điển h́nh là của Ai Cập, Hi Lạp, La Mă và Mésopotamie. Trước hết là đạo Dionisos xuất hiện Sicily ở phía Nam nước Ư cuối thế kỷ thứ VI tr.CN được mọi người xưng tụng là đấng Cứu thế con Thiên chúa Jupiter (Zeus).

2 – Xứ Capodo có đạo thờ nữ thần Ma, về sau đạo này tràn qua Ionie, La Mă và một số các nước khác. Người ta tin rằng, nếu tự hoạn hoặc hủy hoại một vài cơ phận trong cơ thể như tai, mắt, tay, chân… th́ xin ǵ cũng được nữ thần Ma ban cho.

3 – Nữ thần Isis được tôn xưng là thánh mẫu Isis của Ai Cập được truyền bá rất rộng và phát triển nhanh chóng nhiều nơi ở Châu Âu nhờ đạo này đưa ra h́nh ảnh bà mẹ đau thương, lân tuất và an ủi kẻ ưu phiền… đáp ứng trực tiếp vào niềm hi vọng của con người hơn. Người ta gọi thánh mẫu Isis là Sao biển, Nữ vương trên trời, Mẹ Thiên chúa… Chồng của Isis là Osisris được tổ chức mừng lễ sống lại vô cùng trọng thể. Con của họ là Horus mà trong các bức tượng điêu khắc người ta thường thấy mẹ Isis bồng trên tay.

Đạo Isis được dân nghèo và dân nô lệ đón nhận mau chóng nhờ câu chuyện rất cảm động, lễ nghi tinh luyện, ca nhạc du dương, không phân biệt quốc tịch, sang hèn, đẳng cấp. Từ Ai Cập đạo Isis mau chóng tiến sang Sicile, La Mă, các nước quanh Địa Trung Hải và Tây Âu như Pháp, Ư, Tây Ban Nha,Hi-Lạp, Thổ Nhỉ Kỳ, Thụy Điển, Phần Lan, các nước ở Bắc Phi… rất mạnh, đến nay vẫn c̣n nhiều cộng đồng dân chúng duy tŕ thờ phượng …

IV/9 .- VĂN MINH TÂY PHƯƠNG HIỆN ĐẠI

Lịch sử thế giới đến thế kỷ 17-18 th́ mọi di sản của thời trung cổ để lại ở Tây phương đều bị kích bác, loại bỏ. Những kẻ bảo tồn, binh vực các di sản ấy có thể bị khủng bố, diệt trừ như trước kia tôn giáo pháp đ́nh* của ṭa thánh La mă đă khủng bố và diệt trừ những người có tinh thần khoa học và tư tưởng mới vào giữa thế kỷ 16 vậy”.

* Tôn giáo pháp đ́nh do giáo hội Công giáo La mă lâp ra từ lâu nhưng hoạt động rất hạn chế trong phạm vi tín lư. Năm 1542, giáo hoàng Paul III cổ vũ dùng tôn giáo pháp đ́nh để bài trừ tự do tư tưởng. Các giáo sĩ ḍng Dominicain được bổ nhậm làm pháp quan và sai đi khắp nơi lập ṭa án luận tội và kết án những người đề xướng tư tưởng khác biệt với giáo hội hoặc giới chủ trương cải cách hoặc bất tuân lệnh của ṭa thánh… bằng những tội rất nặng có thể bị xử tử h́nh, hỏa thiêu, tù đày…

Giáo hoàng Paul IV (1559-1565) ra lịnh khủng bố triệt để những kẻ t́nh nghi có tư tưởng tà giáo. Tôn giáo pháp đ́nh c̣n tràn qua lănh vực khoa học và triết học. Bắt đầu từ năm 1559 tôn giáo pháp đ́nh tổ chức các cuộc đốt sách, báo, tài liệu… khác biệt với quan điểm Thiên chúa giáo. Họ buộc tội các khoa học gia, triết gia, nhà văn không tuân theo lập luận của tôn giáo là tà giáo, là phù thủy và thiêu sống họ vô cùng dă man!.

Tôn giáo pháp đ́nh được giai cấp thống trị tiếp đón nhằm dựa vào thế lực tôn giáo để đàn áp các nhóm lư thuyết cách mạng đang làm đảo lộn trật tự xă hội mà họ đang thống trị.

Thế lực tôn giáo cấu kết với nhà cầm quyền đè nặng lên cộng đồng dân chúng mà sự cách biệt quá lớn tạo thành mâu thuẩn xă hội vô cùng gay gắt. Những nhà tư tưởng, học giả xưa nay vẫn là những người nghiên cứu sách vở Hi-Lạp cổ với Socrate, Platon, Antisphen, Aristote, Zénon, Diogènes… tạo thành những phong trào chống đối mỗi ngày một lan rộng. Những cuộc hội họp nhỏ kiểu pḥng trà (salon) bàn thảo những vấn đề tranh đấu cho tự do con người và gọi là cổ điển nhân văn* nhưng xây dựng trên nguyên tắc duy nhân** . Đỉnh cao của giai đoạn chuyển hướng đă đến vào thế kỷ 17 và18 với những cuộc cách mạng tại Pháp mới thật sự chín muồi trong việc xóa bỏ quyền lực tôn giáo và các sử gia gọi đây là thời kỳ Phục hưng.

* Nhân văn (humanities), những luận thuyết, b́nh luận, triết lư các vấn đề liên quan tới đời sống và giá trị con người. Chẳng hạn, tài liệu quư bạn đang đọc là một chủ đề Nhân văn.

** Duy nhân (anthropologie), chỉ chú trọng tới người, tất cả mọi vấn đề trong xă hội đều phải phụ thuộc vào người. Người là một thực thể riêng rẽ cộng thêm lư trí chứ không liên hệ ǵ đến trời đất. Tín ngưỡng tâm linh, đạo đức, luân lư, luật pháp, truyền thống… chỉ là thứ yếu hoặc không cần đếm xỉa đến. Duy nhân rất gần với hiện sinh. (xin xem hiện sinh được đề cập ở phần dưới)

Tuy nhiên, Darwin, Hobbes, Hegel… vẫn cứ biện minh cho việc chiếm đoạt và bóc lột các dân tộc nhược tiểu kể cả duy tŕ chế độ nô lệ. Các cuộc cách mạng tại Pháp cũng mở màn cho sự chối bỏ quyền lực của giáo hội Công giáo La Mă trên chính quyền các nước Âu châu. Kể từ đây, giáo hội Công giáo chỉ hoạt động trong phạm vi nhà thờ mà thôi.

IV/10 .- KHOA HỌC VÀ TÔN GIÁO

IV/10A .- Khoa học và tôn giáo ḥa hợp đượckhông?

“Khoa học không có tôn giáo th́ què quặt,
Tôn giáo không có khoa học th́ mù ḷa”
.–

Albert Einstein

“Phải chăng, hiểu cách chính xác nhất, tôn giáo là bệnh truyền nhiễm của lư trí?”

Nhà sinh vật học Richard Dawkins.

Trên đây là hai lời b́nh luận điển h́nh của các khoa học gia thuộc hai phe chống đối nhau trên thế giới ngày nay. Tôn giáo, thể hiện sắc thái tâm linh, tín ngưỡng. Khoa học, thể hiện các tính toán của suy lư. Đôi khi hai giới này được xem là những tử thù của nhau. Đối với một số người, hai phạm trù này dường như đă bị khóa chặt trong một trận chiến một mất một c̣n. Như vậy, liệu khoa học và tôn giáo có thể ḥa hợp với nhau được chăng? Chúng tôi tin rằng được.

Về phía chúng tôi, những người tự nguyện làm công việc vận dụng kiến thức và tâm ư để phóng họa một hướng đi, chắc chắn chúng tôi không thể bỏ sót vấn đề vô cùng gai góc này. Bởi v́ tôn giáo và khoa học vốn là Lưỡng cực trong triết lư Nhất nguyên. Tách rời hay bỏ một trong hai vấn đề này ra khỏi đời sống con người là một sai lầm đầy máu và nước mắt của nhân loại. Các phát triển khoa học ngày nay rơ ràng đang lấn lướt tôn giáo, một giá trị tâm linh cực kỳ quan trọng trên đường đi của chúng ta.

Tuy nhiên những tin tức khoa học mấy năm qua đă cho thấy những khám phá mới ngoài trái đất và con người đang buộc các nhà thiên văn, các nhà khoa học vật lư xem xét lại quan điểm của họ về nguồn gốc vũ trụ và nêu lên những câu hỏi ngàn xưa liên quan đến sự hiện hữu của loài người: Vũ trụ và sự sống đă bắt đầu như thế nào và tại sao?

Các khoa học gia, khi gặp được cái cốt lơi tận cùng của con người, tức là cái bản đồ về bộ GEN người vừa được hoàn thành gần đây, cũng đă phát sinh nhiều câu hỏi: Vô số h́nh thái khác nhau của sự sống đă được tạo nên như thế nào? Và, ai đă sáng tạo ra những cái GEN đó?

Cái GEN với những phần thiết kế cực kỳ phức tạp của con người đă khiến cho một tổng thống Mỹ phát biểu:

Chúng ta đang học một thứ ngôn ngữ mà Thượng đế đă dùng để tạo nên sự sống!”.

Một trong các nhà khoa học chủ chốt của chương tŕnh giải mă GEN đă khiêm tốn nhận xét:

Lần đầu tiên chúng ta được nh́n thấy tận mắt cẩm nang của chính ḿnh mà trước đây h́nh như chỉ ông Trời mới biết”.

Nhưng các câu hỏi vẫn c̣n nằm đó:

§  Sự sống và vũ trụ bắt đầu như thế nào?

§  Sự sống và vũ trụ là những kiến trúc cực kỳ phức tạp, vô cùng huyền diệu không thể là một ngẫu nhiên.

§  Tại sao chúng hiện hữu?

Một số khoa học gia cho rằng mọi vận hành trong vũ trụ đều có thể được giải thích bằng phân tích lư luận của toán học mà không cần đến sự khôn ngoan siêu phàm nào. Nhưng lại cũng nhiều khoa học gia khác cảm thấy quan điểm đó không thỏa đáng. V́ thế họ cố gắng t́m hiểu sự thực qua cả hai lăng kính: khoa học và tôn giáo. Họ nghĩ rằng:

§  Khoa học giúp lư giải sự sống và vũ trụ quanh ta hiện hữu như thế nào.

§  Tôn giáo chủ yếu cho biết tại sao vũ trụ hiện hữu?

Nhà vật lư học Freeman Dyson nói:

“Khoa học và tôn giáo là hai cánh cửa mà qua đó người ta cố gắng t́m hiểu vũ trụ bao la bên ngoài”.

Tác giả William Rees-Mogg viết:

“Khoa học nghiên cứu những ǵ đo lường được, c̣n tôn giáo nghiên cứu những điều không thể đo lường được.”

Ông cũng nói:

“Khoa học không thể chứng minh hoặc bài bác sự hiện hữu của Thượng đế, cũng như nó không thể chứng minh hoặc bài bác một quan điểm đạo đức hay thẩm mỹ. Không có một lư do khoa học nào khiến người ta yêu thương người lân cận hay tôn trọng sự sống của con người… Cho rằng không có điều ǵ hiện hữu mà không thể được chứng minh bằng khoa học là sai lầm, là ấu trĩ. Những nhận định ngông cuồng đó có thể dẫn đến việc phủ nhận hầu hết mọi thứ chúng ta xem là giá trị trong đời sống nhân loại, chẳng những trong phạm vi Thượng đế hay trí tuệ con người mà cả t́nh yêu, thi văn và âm nhạc…”

IV/10B .- Khoa học mà cũng có đức tin và tín lư hay sao?!

Học thuyết của một số khoa học gia phản đối tôn giáo dường như thường dựa trên các tiền đề đ̣i hỏi phải có một loại “đức tin” nào đó. Chẳng hạn, khi nghiên cứu về nguồn gốc của sự sống, hầu hết những người chấp nhận thuyết tiến hóa bám chặt vào các ư kiến đ̣i hỏi người nghe phải tin vào một số “tín lư” nhập nhằng các dữ kiện thật trộn lẫn với giả thuyết.

Khi các khoa học gia đó dùng thẩm quyền của ḿnh để áp đặt niềm tin mù quáng vào thuyết tiến hóa, rơ ràng họ muốn nói: “Bạn không phải chịu trách nhiệm về hành vi đạo đức của chính ḿnh v́ bạn chẳng qua là một sản phẩm của sinh học, hóa học và vật lư”.

Nhà sinh vật học Richard Dawkins phát biểu trong một đại hội các Khoa học gia:

“Trong vũ trụ không có sự thiết kế, không có mục đích, không có điều ác, điều thiện, không có sáng tạo ǵ cả ngoài sự hờ hững vô nghĩa”.

Để bảo vệ niềm tin đó một số khoa học gia đă dứt khoát bỏ ngoài tai mọi ư kiến trái ngược với những giả thuyết căn bản của họ về nguồn gốc sự sống. Quả nhiên các Khoa học gia này đă lập thêm một tôn giáo mới: “Tôn giáo Khoa Học Chân Giả Tṛng Tréo”.

IV/10C .- Lư do cần phân biệt mỗi phần vụ trong xă hội

Ngày nay, việc phát giác ra GEN với sự h́nh thành cực kỳ phức tạp của các phân tử cần thiết để tạo thành một tế bào sống là điều không thể có được trong toán học và suy lư. Bởi thế học thuyết vơ đoán về nguồn gốc sự sống và vũ trụ hiện hữu đang được thế giới soát xét lại.

Albert Einstein thừa nhận:

“Trong giới khoa học gia uyên thâm, không thiếu những người có một tư duy tôn giáo nào đó của riêng họ… Tư duy tôn giáo đó thể hiện qua sự thán phục sâu xa trước sự hài ḥa của quy luật tự nhiên, cho thấy có một trí thông minh siêu đẳng mà so với nó, tất cả sự thành đạt của loài người chỉ là sự phản chiếu hoàn toàn vô nghĩa. Tuy nhiên sự thán phục đó không nhất thiết sẽ khiến các nhà khoa học tin có đấng Tạo hóa hay một đức Chúa Trời thật…”

Mục tiêu của khoa học là mô tả các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và giúp giải đáp câu hỏi các hiện tượng đó được h́nh thành như thế nào. Khoa học giúp ta hiểu biết sâu xa hơn vũ trụ vật chất nhưng khoa học không thể trả lời cho ta tại sao vũ trụ hiện hữu.

Khoa học gia Allan Sandage đă nói lên một câu rất hay mà chúng tôi cố t́m cho phần kết luận đoạn sách này:

Tôi không đọc sách sinh vật để học cách sống”

Thật là chí lư! Học làm cách nào để sống th́ cần phải t́m đọc các loại sách nói về Người hay sách nói về Tôn giáo!

IV/11 .- ÂU CHÂU & CUỘC CÁCH MẠNG XĂ HỘI

Khởi đầu là cuộc cách mạng kỹ nghệ ở Anh quốc, sau đó truyền qua Pháp và các nước lân cận. Ở Pháp, sau cách mạng năm1789, giai cấp phú hào nhờ kỹ nghệ và thương măi mà thay thế giai cấp địa chủ của quư tộc và giáo sĩ . Bọn phú hào tham lam ḅn rút sức lao động của công nhân tạo thành một giai cấp mới: giai cấp công nhân.

Đời sống thợ thuyền từ đó cực kỳ khổ cực, làm việc mỗi ngày 13 giờ, trẻ em cũng phải đi làm mà gia đ́nh lúc nào cũng đói rách. Đau ốm mà nghĩ việc th́ không được lănh tiền công, rủi bị tai nạn th́ bị đuổi và không được bồi thường, cứu trợ, hơi trái lịnh chủ là bị cúp lương. Nơi làm việc tối tăm, thiếu an toàn, dơ bẩn và nạn thất nghiệp lúc nào cũng có thể xảy ra.

Chủ nhân tha hồ bóc lột công nhân mà chính quyền th́ nhắm mắt làm ngơ. Chỉ v́ họ đeo đuổi lư thuyết “Kinh tế tự do cạnh tranh là yếu tố thăng bằng trong xă hội và là động cơ của sự tiến hóa” nên không muốn can thiệp, không muốn binh vực cho giới công nhân và dân nghèo.

Bị bóc lột, bị ngược đăi th́ sự phản kháng của dân nghèo mỗi ngày một tăng lên. Năm 1848 thợ thuyền nổi loạn ở Pháp. Phong trào chống đối chủ nhân bóc lột dần dần lan tràn qua các nước Trung Âu, Nam Âu rồi vượt Đại Tây Dương qua Bắc Mỹ.

Cuộc nội chiến Bắc, Nam của Hoa Kỳ vào những năm 1861-1865 mà nguyên nhân là các tiểu bang phương Bắc muốn giải phóng nô lệ da đen c̣n các tiểu bang phương Nam th́ chống lại và đ̣i ly khai là ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc nổi dậy của giai cấp thợ thuyền Pháp (1848). Nhờ tổng thống Mỹ, Abraham Lincoln, khéo léo lănh đạo, phía Bắc đă chiến thắng phe Nam Mỹ, từ đó chế độ nô lệ và kỳ thị chủng tộc chính thức bị băi bỏ và duy tŕ được sự thống nhất của nước Mỹ.

Một thời gian ngắn sau cuộc nổi dậy của thợ thuyền, với sự trợ lực của các triết gia, kinh tế gia như Robert Owen, Saint Simon, Louis Blanc, Fourier… châu Âu dần dần thay đổi bộ mặt xă hội, cởi mở, đẹp hơn phần nào so với trước. Số giờ làm việc của công nhân mỗi ngày một rút ngắn bớt, trẻ em được bảo vệ, được đi học, công nhân có quyền lập nghiệp đoàn. Quyền băi công, quyền khi đau ốm vẫn được hưởng lương, tiền phụ cấp vợ con.

Tuy nhiên, sau các cuộc cách mạng kỹ nghệ, cách mạng thợ thuyền ấy, thế giới vẫn tiếp tục tràn ngập máu và nước mắt. Chính sách bành trướng đế quốc của các nước ở châu Âu điển h́nh là Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Đức, Nga, Bồ Đào Nha, Hoa Kỳ… Biết bao nhiêu cuộc đàn áp, bóc lột, giết chóc ghê rợn ở các thuộc địa và biết bao cuộc cách mạng đẫm máu chống đế quốc xâm lăng đă xẩy ra?

Lịch sử thế giới trước và sau Công nguyên, nhân loại luôn luôn sống trong sự hăi hùng của chiến tranh tàn phá và hỗn loạn. Chiến tranh địa phương, chiến tranh liên quốc, chiến tranh tôn giáo, chiến tranh đế quốc… khiến xă hội loài người hầu như không bao giờ yên ổn. Thế rồi bước sang thời kỳ Phục hưng, người ta cởi bỏ ách tôn giáo mà chưa t́m được đạo th́ nhân loại đă vội vă bước sang thế kỷ 19, 20 là thời đại khoa học cơ khí tiến lên rầm rộ chẳng những làm át đi giá trị nhân văn vừa mới phục hưng mà c̣n gây cho nhân loại ba lần mang trọng bệnh cực kỳ ngặt nghèo : phát xít*, quốc xă** cộng sản*** đồng thời đẩy thế giới bước sang một giai đoạn ngập tràn các biến động cực kỳ thảm khốc không lường được.

* Phát xít : Thường là một đảng do quân nhân cầm quyền. Giới quân nhân, b́nh thường xong trung học th́ vào trường huấn luyện sĩ quan học các bộ môn chuyên nghiệp của quân đội. Truyền thống quân đội là ra lệnh và tuân lệnh. Do đó họ thiếu các khả năng lănh đạo đất nước, nhưng họ lại thích đồng hóa ḿnh với tổ quốc và dân tộc. Họ trở thành độc tài, dùng công an, quân đội khủng bố dân chúng trắng trợn; kiểm duyệt sách, báo chí gắt gao; kiểm soát chặt chẽ sự đi lại, nhóm họp của dân chúng. Nguy hiểm nhất là họ thích gây chiến tranh để lấy cớ đàn áp dân chúng hoặc hóa giải sự phẫn nộ của mọi người để giữ vững quyền lực…

** Quốc Xă: Tập đoàn lănh đạo bị bệnh đề cao chủng tộc ḿnh một cách quá đáng và coi rẻ cũng như kỳ thị, tàn nhẫn hoặc tận diệt những người khác chủng tộc. Họ cho rằng, chỉ có chủng tộc của họ mới đủ tài năng lănh đạo các nước trong vùng hoặc thế giới. Do vậy họ chủ trương gây chiến để phân chia lại ranh giới hoặc độc chiếm thế giới.

*** Cộng sản: Là loại bệnh trầm kha, lây lan mau và rất khó chữa trị. Chỉ trong khoảng nửa thế kỷ chủ nghĩa cộng sản hành hoành gần một nửa địa cầu và gây dị ứng khắp nơi trên thế giới. Họ giản lược con người vào yếu tố kinh tế vật chất, lợi dụng danh nghĩa chiến tranh giải phóng các dân tộc nhược tiểu để mong tiến tới bá chủ hoàn cầu.

Tuy nhiên, cho đến cuối thập niên 90, chủ nghĩa cộng sản đi vào tàn lụi. Hiện nay chỉ c̣n vài nước c̣n cố bám vào danh xưng cộng sản để duy tŕ quyền lực chứ thực chất th́ đă thay đổi theo con đường tạm gọi là kinh tế thị trường.

Thời kỳ khoa học cơ khí đă gây ra một giai đoạn nước mạnh xâm lăng nước yếu để chiếm đoạt đất đai, tài sản và cương bức lao động các dân tộc bị trị. Kinh hoàng nhất là các dân tộc da đen ở Phi châu, họ bị các nước Tây phương săn lùng, bắt giết, buôn bán làm nô lệ. Đă có hàng ngàn bộ tộc da đen ở Phi châu bị tàn phá, hàng trăm triệu người đă bị bắt, bị giết vô cùng man rợ. Hai cuộc chiến tranh thế giới 1916-18 và 1938-45 là những đại họa vô cùng tàn khốc của nhân loại cũng do hệ lụy của chủ nghĩa suy lư nhất nguyên (một chiều) của Tây phương.

Năm 1945, tổ chức Liên Hiệp Quốc được thành lập tại Cựu Kim Sơn, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được công bố. Đây là một bản văn lịch sử vô cùng quan trọng đề cập tới giá trị của con người và quyền công dân… Tuy nhiên, các vấn đề thuộc về tinh thần như lương tri, đạo đức, tâm linh, tâm thức… th́ vẫn là những h́nh ảnh xa lạ không thấy đề cập tới.

Tại sao suốt 200 năm (1800-2000), triết lư Nhân bản Suy lư Tây phương đă không xây dựng được thanh b́nh, hạnh phúc cho chính họ và cho thế giới?

– Khi Aristote định nghĩa: “Người là con vật biết suy lư” (animal raisonable), ông đặt con người vào phạm trù toán học th́ tất nhiên nền nhân bản sẽ được dẫn dắt theo các lộ tŕnh toán học, lư luận và đ̣n phép. Do đó, trong suốt 25 thế kỷ kể từ ngày thuyết nhân bản được Socrate, Aristote đề xướng và được xem là một hảo ư rất đáng ca ngợi nhằm giải phóng con người thoát khỏi thần minh, dành lại quyền làm người. Tuy nhiên, quán tính đă đưa nó đi quá xa, vô t́nh đẩy con người rời khỏi những giá trị tư tưởng mà nhân loại sau gối đầu lên nhau xây dựng từ nhiều ngàn năm trước. Quả nhiên, đây là điều bất hạnh cho loài người trong hai thế kỷ 19 và 20 vậy.

Triết gia Lương Kim Định đă ghi lại trong sách Nhân chủ một vài ư kiến của các triết gia nổi danh phương Tây phê phán về văn minh Tây phương khiến ai đọc lên cũng không giật ḿnh:

Max Scheller viết: “Cái lầm chí tử của Tây phương thế kỷ 18, 19 là đă dẫn nhân loại đi theo mẫu người như một hữu thể chỉ biết suy lư…”

Schopenhauer: “Một sai lầm phổ quát có từ lâu đời, cần phải được tẩy bỏ đi…”

Heidegger: “Đă từ lâu, chúng ta bị một mớ lộn xộn của những tư tưởng và khái niệm mượn từ trong các môn đó (ám chỉ triết lư Nhân bản Hy-Lạp). Mọi vấn đề của con người đều được giải quyết trên một câu định nghĩa sai lầm”.

Và, chính triết gia Lương Kim Định cũng đă viết: “Nên đó tuy là một cuộc trở về với con người nhưng chưa đi đến cùng tột, chưa bàn đến cùng lư. Chỉ mới đi tới lư trí đă vội dừng lại, mà lư trí th́ đâu phải là phần sâu thẳm của con người, bên trong lư trí c̣n có tiềm thức, lương tri và cơi tâm linh”.

Bàn thêm về Hiện sinh :

Hiện sinh (hiện đang sống) là trào lưu triết học hiện đại. Tuy nhiên triết học hiện sinh c̣n rất rời rạc, chưa có sự đồng nhất. Họ cho rằng, sự sống có trước bản thể, nghĩa là bản thể của con người chỉ được bắt đầu sau khi xuất hiện sự sống của người đó. Bản thể đó tiếp tục được đắp bồi mỗi ngày một vươn lên cao… Nếu chỉ giải quyết cho bản thể mà không lưu tâm tới sự sống th́ không đúng. Cho nên cuộc sống hiện tại của con người không thể bị giới hạn bởi một mẫu bản thể nào cả v́ con người có một tự do tuyệt đối để sự sống của họ phát triển trên mọi chiều hướng mà tôn giáo, truyền thống, luân lư, đạo đức, pháp luật… không thể xâm phạm hay ngăn chặn…

Hiện sinh đả kích triết học cổ điển không biết ǵ đến con người. Con người Nhân bản của xă hội Tây phương ngày nay là một thứ mơ mộng, xa xỉ của giai cấp trưởng giả. Họ tố cáo các tôn giáo, mọi thứ huyền niệm và những ǵ gọi là truyền thống xă hội là phi nhân (deshumanisation)…

Bù lại, Hiện sinh duy tŕ và phát triển một chủ điểm duy nhất: Lấy con người làm trung tâm điểm và là đối tượng suy tư.

Từ các điểm trên, chúng ta thấy Hiện sinh hướng về duy nhân, vô thần, chối bỏ phẩm hạnh cá nhân, truyền thống đạo đức, luân lư xă hội và tâm linh con người. Về mặt duy nhân, họ sống buông thả, không cho ai, không ngày mai. Ở một mức độ nào đó, họ tỏ ra có quan tâm t́m phương hướng kiến thiết con người. Tuy nhiên, chủ trương của họ vô t́nh đă làm họ tách rời mọi trật tự của cộng đồng nhân loại hiện nay.

Những triết gia hàng đầu của Hiện sinh như Husserl, Berdinaeff, Jean Paul Satre, G. Marcel… dù đă t́m mọi cách vận động cho Hiện sinh vẫn chưa t́m ra được một lối đi hợp t́nh hợp lư mà vẫn c̣n rất lúng túng và tiêu cực. Những tư tưởng này trái lại đang đi vào thoái hóa.

IV/12 .- KẾT LUẬN IV

Nói chung, triết học Tây phương chưa thành công trong việc thiết lập một nền nhân bản hoàn hảo mặc dù nó hiện diện trong văn chương, trong thi ca do tính phóng khoáng của lương tri con người chứ chưa đặt được nền tảng triết học để làm kim chỉ Nam trong việc dẫn dắt con người đi tới chân thiện mỹ.

Văn minh thế giới cuối thế kỷ 20 rơ ràng nhờ vào thành quả của triết lư Nhân bản Suy lư Tây phương với những thành quả tiến bộ về Khoa học kỹ thuật mà xă hội loài người trở nên có tổ chức hơn, vật chất dư thừa và kiến thức nhân loại vươn lên rất cao hầu như trong mọi lănh vực. Có điều ai cũng thấy, sự ổn định của con người, của gia đ́nh, của xă hội và ḥa b́nh thế giới vẫn c̣n đầy bất trắc. Rơ ràng nền văn minh Tây phương hiện nay chưa hoàn thiện.

 

 

Trở lại