Nhận Định của Giáo Sư Phạm cao Dương 

về 

Hải Sử Tuyển Tập

 

 

LTS : *Trước năm 1975, Tiến sĩ Phạm cao Dương giảng dạy tại các Đại Học Sư Phạm và Văn Khoa Sàigon.. Sau 1975, ông giảng dạy về Việt Học tại UCLA và UCI. Một trong những cuốn sách của ông được các vị thức giả nói tới nhiều là cuốn Vietnamese Peasants under French Domination 1861-1945 do Đại Học Berkeley ấn hành năm 1985.

         ** Ngày 11 tháng 7 vừa qua, sau nhiều năm chờ đợi, cuốn Hải Quân Tuyển Tập đă được chính thức ra mắt tại Câu Lạc Bộ Hoàng Sa, trung tâm Thủ Đô Tỵ Nạn. Cuốn sách dày 600 trang khổ lớn,  đă được đón nhận nồng nhiệt.Trong dịp này, Giáo Sư Phạm cao Dương, diễn giả duy nhất, đă coi cuốn sách này là một công tŕnh đáng trân trọng của  đại gia đ́nh Hải Quân VNCH nơi hải ngoại.

          Dưới đây là bài điểm sách nói trên..

                                                                             

          Kinh thưa quí vị,

 

          Sử học là một khoa học của tài liệu. Không có tài liệu, người học sử sẽ bị bó tay không làm ǵ được, từ đó sẽ không thể có sử học. Đây là một khẳng định không ai có thể phủ nhận được. Lư do rất đơn giản: sử học có đối tượng là quá khứ; mà quá khứ th́ đă qua rồi. Nhà sử học không thể nào trực tiếp theo dơi nghiên cứu, t́m hiểu các sự kiện, các biến cố lịch sử được mà phải dựa vào những ǵ do quá khứ để lại và c̣n tồn tại đến thời ông. Tài liệu càng đầy đủ, càng xác thực, càng phong phú bao nhiêu, sự hiểu biết của người ta về quá khứ càng chính xác, càng đầy đủ, càng phong phú bấy nhiêu, từ đó càng gần với sự thực bấy nhiêu.

 

            Giai đoạn đấu tranh giành độc lập, tự do và nhân phẩm của dân tộc Việt Nam trong hơn một thế kỷ vừa qua đă được không riêng các nhà sử học mà rất đông người nghiên cứu, t́m hiểu. Khối lượng tài liệu đă được sưu tầm và dự trữ đă đạt tới một tŕnh độ rất cao, chắc chắn vô cùng phong phú và phức tạp. Tuy nhiên, trong sự phong phú, phức tạp đó, một chuyên viên nghiên cứu dễ tính nhất cũng thấy rơ những thiếu sót vô cùng trầm trọng của chúng. Lư do là v́ chúng đă được tạo nên, được thu thập và bảo tồn bởi những chính quyền c̣n lại sau những biến cố lớn, đặc biệt là sau năm 1975, nói rơ hơn là những tài liệu của chính quyền cộng sản ở trong nước và của người Mỹ. Những ǵ thuộc về các chính quyền quốc gia nói chung và của Việt Nam Cộng Ḥa nói riêng đă bị tiêu hủy hay ít ra không c̣n được giữ đầy đủ nữa. Các nhà nghiên cứu sử trong tương lai, dù có cố gắng và vô tư mấy đi chăng nữa, chắc chắn không thể nào đem lại được những cái nh́n trung thực và trọn vẹn. Hơn thế, lịch sử của một dân tộc không thể chỉ là lịch sử của tầng lớp lănh đạo và của những quyết định to lớn về chánh trị, quân sự hay kinh tế mà c̣n là lịch sử của đời sống của dân tộc ấy, dù chỉ là đời sống hàng ngày của một người dân b́nh thường ngoài đường phố, trên một thửa ruộng nào đó ở một miền quê xa xôi hay của một người lính và vợ con người ấy nơi một tiền đồn hẻo lánh ngoài biên giới, trên một chiến hạm lênh đênh ngoài đại dương hay đơn độc một ḿnh vật lộn với mưa băo sấm sét trên một phi cơ tuần thám trên vùng lửa địch. Họ đă có những cảm giác ǵ, đă suy nghĩ ra sao và đă hành động như thế nào? Các nhà khảo cứu về lịch sử Việt Nam trong những năm cuối cùng của Miền Nam Tự Do, cho tới những ngày gần đây, chỉ mới có thể căn cứ vào những tài liệu chính thức của chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa, của Bộ Ngoại Giao hay của Bộ Quốc Pḥng hay các cơ quan t́nh báo của người Mỹ, hoặc xa hơn nữa là của báo chí quốc tế hay những cuộc phỏng vấn các nhân vật chánh trị hay quân sự cao cấp mang lại, chứ không có dịp để ư tới những chứng tích, những kinh nghiệm, những hiểu biết của hàng trăm, hàng ngàn và có thể hơn nữa các quân nhân, công chức và hàng triệu người dân Việt Nam đă trực tiếp bị lôi cuốn vào những biến cố vô cùng tàn bạo và bi thảm này. Sự hiểu biết, nếu ta có thể gọi như vậy về quá khứ của dân tộc ta trong tương lai như thế sẽ trở thành độc quyền của một thiểu số những người có tư thế truyền đạt mà một sử gia tự đóng khung trong phương pháp nghiên cứu máy móc của ḿnh sẽ cho là chính xác, đáng tin cậy, đặc biệt là những người chỉ sử dụng các tài liệu của người Mỹ và của chính quyền CộngSản Việt Nam hiện tại. Các thế hệ tương lai khó có thể kiểm chứng lại được dù cho có tự ḿnh đặt ra những nghi vấn.

 

            Tuyển Tập Hải Sử mà quí vị đang cầm trong tay hay sẽ cầm trong tay ngày hôm nay là một trong những công tŕnh giúp bổ khuyết cho t́nh trạng thiếu tài liệu hay thiếu sót tài liệu mà tôi vừa đề cập tới của các công cuộc nghiên cứu về lịch sử kể trên. Đây là một đóng góp tập thể của non sáu mươi quân nhân các cấp của Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa, nếu ta chỉ nh́n vào danh sách những người cộng tác. Con số  này sẽ cao hơn nữa nếu ta cộng thêm các vị cố vấn, các nhân vật hỗ trợ về kỹ thuật trực tiếp được liệt kê trên trang đầu của tuyển tập. C̣n nếu kể cả những người đă gián tiếp góp phần vào việc soạn thảo tập tài liệu này con số này chắc chắn c̣n cao hơn nhiều.  Hầu như tất cả các nhân vật ṇng cốt của Hải Quân Việt Nam VNCH từ các vị đô đốc tư lệnh đến các binh sĩ đều đă đóng góp bằng cách này hay cách khác vào việc soạn thảo tuyển tập kể cả một phụ nữ đăụ theo chồng đến trại gia binh đúng vào lúc địch quân tấn công trại.

 

            Tuyển Tập Hải Sử bao trùm toàn bộ sinh hoạt của tập thể Hải Quân miền Nam Việt Nam từ những ngày đầu, khi mới được thành lập, từ tháng 3 năm 1952 cho đến lúc bất đắc dĩ phải hạ cờ và trao trả chiến hạm cho quốc gia đă cho ḿnh mượn. Đọc Hải Sử, người ta có thể thấy được nhiều chi tiết không t́m thấy được trong các sách vở tài liệu khác về Hải Quân Việt Nam nói riêng, về chiến trận Việt Nam nói chung, từ tổ chức huấn luyện và sinh hoạt ở các quân trường đến những vai tṛ vô cùng trọng yếu người lính hải quân đă nhận lănh và bằng mạng sống của chính ḿnh. Người lính Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa đă thực thi nhiệm vụ của ḿnh một cách hiệu quả nếu không nói là toàn hảo trên biển cả, dọc theo các miền duyên hải từ vĩ tuyến 17 hay đôi khi xa hơn nữa về phía bắc cho đến Vịnh Thái Lan và biên giới Việt - Miên và cuối cùng trên các sông rạch chằng chịt của châu thổ sông Cửu Long ở miền Nam và vào sâu trong lănh thô? Căm Bốt. Đây là một công tŕnh soạn thảo mà một vài cá nhân đơn lẻ không thể nào làm nổi.  Đọc Hải Sử người ta thấy được nhiều sự kiện quan trọng liên hệ tới những biến cố lịch sử của cả miền Nam, trong đó có trận chiến Hoàng Sa với những chi tiết người kể không được phép công bố thời trước năm 1975, bên cạnh tầm quan trọng của thủy quân nói chung và hải quân nói riêng trong công cuộc bảo vệ lănh thổ, lănh hải, an ninh trên các sông rạch, từ đó sinh hoạt b́nh thường của người dân và phát triển quốc gia, một tầm quan trọng không riêng trong thời chiến mà luôn cả trong thời b́nh.  Đọc Hải Sử người ta có thể t́m thấy được nhiều chi tiết mà người lính phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa và người dân miền Nam nói riêng, người Việt Nam nói chung không thể không lấy làm hănh diện.  Tôi muốn nói tới những thái độ vô cùng dũng cảm, vô cùng ngoạn mục mà lịch sử của dân tộc Việt Nam sẽ muôn đời ghi lại xuyên qua những tên tuổi của Hải Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo và rất đông các sĩ quan binh sĩ Hải Quân dưới quyền, kể vị hạm phó của ông; của Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn, chỉ huy trưởng căn cứ chiến lược Tuyên Nhơn, hai trường hợp mà tôi cho là điển h́nh... hay sự từ chối không nhận ở lại Pháp của những sinh viên sĩ quan quân y Việt Nam khi hiệp định Genève được kư kết; cùng với chuyến hải hành cuối cùng với lễ hạ kỳ vô cùng cảm động của hạm đội ở căn cư? Subic Bay , Phi Luật Tân, sau khi mọi người đă nghiêm chỉnh ở nhiệm sở chiến đấu để chờ lệnh rất lâu và lệnh đă không bao giờ tới. Đọc Hải Sử người ta thấy được những ǵ người Mỹ đă làm ở Việt Nam trong suốt thời chiến, đặc biệt là trong trận chiến Hoàng Sa với nhận định của của vị đại tá chỉ huy trưởng hạm đội đặc nhiệm của Hải QuânViệt tham gia trận đánh này, Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc. Tôi dùng danh xưng Hải Quân Việt Nam thay v́ Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa v́ tôi nghĩ rằng người Việt Nam dù ở phía nào đi chăng nữa, trong hiện tại và chắc chắn trong tương lai phải gọi hạm đội này cũng như các chiến sĩ Việt Nam đă tham dự trận chiến chống lại hạm đội Trung Cộng là Hải Quân Việt Nam. Thế thôi. Đại Tá Ngạc đă sớm thấy ngay thực tại đơn độc của hạm đội của ông ngay từ trước khi cuộc chiến xảy ra khi ông viết "... với sự hiểu biết của tôi, tôi không có một chút tin tưởng ǵ vào đồng minh này v́ kể từ tháng 2 năm 1972, khi Hoa Kỳ và Trung Cộng đă chấm dứt sự thù nghịch nên Hải quân của họ sẽ không một lư do ǵ lại tham dự vào việc hỗ trơ. Hải Quân Việt Nam trong vụ tranh chấp về lănh thổ. Họa chăng họ có thể cứu vớt những người sống sót nếu các chiến hạm HQVN lâm nạn."   Có điều ngay cả điều Đại Tá Ngạc mong muốn sau này cũng đă không xảy ra. Ông viết tiếp: "...thực tế cho thấy trong suốt cuộc t́m kiếm những nhân viên từ Hộ tống hạm HQ 10 và các toán đă đổ bộ lên trấùn giữ các đảo đă đào thoát để trở về đất liền, chúng ta không nhận thấy một hành động nhân đạo nào từ phía đồng minh kể cả của phi cơ không tuần." Trước đó ông viết: " Nên ghi nhận tại điểm này là kể từ năm 1973, toán cố vấn HQ Hoa Kỳ tại Hạm Đội mà trưởng toán là HQ Đại Tá Hamn (tên họ) đă nhiều lần yêu cầu tháo gỡ máy sonar trên các khu trục hạm. Phó Đề Đốc Nguyễn Thành Châu  (lúc đó c̣n mang cấp Đại Tá), Tư Lệnh Hạm Đội, đă trao nhiệm vụ cho tôi thuyết phục họ giữ máy lại để dùng vào việc huấn luyện....  Thực ra một khu trục hạm mà thiếu máy thám xuất tiềm thụy đĩnh th́ khả năng tuần thám và tấn công sẽ giảm đi nhiều." (trang 250 - 151). Một chiến sĩ Hải Quân khác, Nguyễn Đông Mai mà tôi không rơ cấp bậc sau cùng của ông, khi viết về Lần Đào Thoát ở Trường Sa, cũng viết: "Chiều nay một chiếc B 52 bay từ hướng Tây sang Đông. Giống như chiều ngày hôm qua (bay từ Đông sang Tây) chiếc B 52 vẫn hiên ngang băng ḿnh về hướng Guam mặc t́nh cho chúng tôi ṃn mỏi lắc lư mảnh giấy bạc trong tay xin cấp cứu. Thêm một lần nữa chúng tôi thấm thía chữ BỊ BỎ RƠI! Chúng tôi tiếp tục t́m về giấc ngủ - ngồi - ngâm trong nước..."

 

            Bây giờ nói tới cách thức tuyển tập đă được dùng để soạn thảo. Cách thức này đă được Hội Đồng Hải Sử và Đề Đốc Đặng Cao Thăng miêu tả và giải thích rơ ràng . V́ thời gian giới hạn tôi không thể đi sâu hơn vào chi tiết. Tuy nhiên có hai điều rất đáng chú ư và rất quan trọng tôi thấy cần nêu lên ở đây. Thứ nhất là lối giao việc cho những người phụ trách: người nào việc nấy tùy theo chuyên môn và tùy theo phần hành các đương sự đă lănh trong thời gian công tác hay chiến đấu. Điều này chứng to? Hội Đồng Hải Sử đă rất chú trọng tới thẩm quyền nhân chứng của người được giao việc. Thứ hai là cách tŕnh bày các biến cố, các sự kiện và văn phong được sử dụng. Các tác giả trong Hải Sử  đă tỏ ra làm chủ được những ǵ ḿnh tŕnh bày hay kể lại. Các từ ngữ đă được dùng một cách nghiêm chỉnh kể cả khi các tác giả nói tới kẻ địch, không mỉa mai, không cay đắng đối với cấp trên, kể cả cấp trên cao cấp nhất của ḿnh kể cả khi họ nói tới trách nhiệm tối hậu của các vị đó; đồng thời đă không khinh rẻ, không mạt sát khi nói tới kẻ địch của ḿnh.  Tính cách này đă hiển hiện một cách rơ ràng khi các tác giả dẫn những đoạn văn viết bởi các người tương nhiệm của các vị này ở phía bên kia chiến tuyến và ngay cả hiện tại sau khi chiến tranh đă chấm dứt, ở trong nước. Trong khi các tác gia? Cộng Sản đă dùng những tữ ngữ ngụy, ngụy quân, ngụy quyền để gọi địch thủ của ḿnh th́ các tác gia? Hải Sử chỉ dùng từ ngữ địch hay Việt Cộng. Địch là để phân biệt với bạn, là người đối địch của ḿnh, c̣n Việt Cộng là người Việt Nam theo chủ nghĩa cộng sản, không hơn không kém. Trong khi đó th́ các tác  gia? Cộng Sản đă dùng chữ tên khi nói tới con số những binh sĩ miền Nam dă hy sinh trong một trận chiến th́ các tác giả trong tuyển tập ch́ dùng chữ quân.

 

            Kính thưa quí vị,

 

            V́ thời gian không cho phép, tôi chỉ tạm đưa ra một cách vắn tắt những nhận xét sơ khởi của tôi về tập hải sử này. Tuy nhiên, dù sơ khởi hay kỹ càng, tôi vẫn thấy đây là một tập tài liệu rất quan trọng cho những ai muốn t́m hiểu về quân chủng Hải Quân Việt Nam miền Nam Việt Nam trong suốt thời gian tồn tại, từ trước năm 1954 và kéo dài cho măi đến những ngày cuối cùng của tháng Tư năm 1975, nói riêng hay của cuộc chiến đấu của người Việt ở miền Nam, nói chung, để bảo vệ những ǵ mà họ có được, từ sinh hoạt b́nh thường của những con người b́nh thường đến những giá trị truyền thống của dân tộc trước khi đại họa một lần nữa lại đổ ập tới và cuốn đi tất cả. Sự t́m hiểu có thể chỉ là thuần túy sử học nhưng cũng có thể để rút tỉa những kinh nghiệm pḥng vệ đất nước trên các sông rạch hay trên biển cả mà các lực lượng thủy quân nói chung và hải quân Việt Nam nói riêng trong tương lai cần phải biết. Nói cách khác, đây là một cuốn sách rất có giá trị, xứng đáng có mặt trong các học viện quân sự, các quân trường ở bên này cũng như bên kia chiến tuyến, để các sinh viên sĩ quan, những sử gia tham khảo, t́m hiểu và nghiên cứu về cuộc chiến Việt Nam.

 

Các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa ngay cả sau non 30 năm cuộc chiến đă chấm dứt vẫn tiếp tục sứ mạng của ḿnh đối với tổ quốc, đối với đồng đội đă vĩnh viễn năm xuống, cũng như đối với các thế hệ tương lai. Quí vị vẫn chưa coi là đă hoàn thành nhiệm vụ.  Quí vị vẫn luôn luôn ở vị trí tác chiến lúc c̣n ở trong hải phận của quốc gia, ở hải phận quốc tế hay ở nước người. Quí vị đă kiên tŕ từng bước một thực thi sứ mạng mà quí vị đă lựa chọn cho ḿnh... Công tác này ngày hôm nay đă được hoàn tất. Công việc tiếp theo là của người đọc, đặc biệt là của các sử gia tương lai.   

 

Xin cảm ơn quí vị

 

Trở lại