...TT Obama đă vỗ ngực nhận công
hơi lố bịch, cũng như đă phóng đại
vài chi tiết...
Tin động trời: toàn bộ câu chuyện đột
kích và giết Osama Bin Laden chỉ là chuyện dàn
dựng do ban tham mưu của TT Obama vẽ ra để
đánh bóng tổng thống trước ngày tái tranh
cử. Có thật không?
Câu chuyện Osama Bin Laden bị giết như thế nào,
cả thế giới đều đă biết, và
biết rất rơ v́ đă được TT Obama và các
chính khách và nhà báo phe ta kể đi kể lại
cả ngàn lần. Hàng loạt bài báo, bản tin, sách,
ngay cả phim Hồ Ly Vọng cũng đă kể
lại cuộc đột kích này.
Đại khái, an ninh Mỹ theo dơi các
đường giây điện thoại cả
chục năm t́nh cờ đă nghe được
một cuộc điện đàm khoảng 10 giây
đồng hồ giữa một tay giao liên cận
vệ của Bin Laden với một tên khủng bố
nào đó. Từ đó, an ninh Mỹ truy ra địa
điểm trốn núp của Bin Laden. Sau khi theo dơi,
điều tra cả mấy tháng để khẳng
định kẻ t́nh nghi trú ẩn trong một căn
nhà bí mật tại Abbottabad đích thực là Bin
Laden, TT Obama cuối cùng đă lấy quyết định
gửi một nhóm lực lượng SEAL nửa đêm
đột kích và giết được Bin Laden. Để
bảo mật, ngay cả chính quyền Pakistan cũng
chỉ được thông báo sau khi cuộc đột
kích đă hoàn tất, xác Bin Laden đă được
chở lên trực thăng mang đến một căn
cứ bí mật để giảo nghiệm.
TT Obama đă lấy một quyết định
cực kỳ khó khăn khi an ninh cho biết chỉ
ước chừng 50%-60% kẻ t́nh nghi là Bin Laden. Dù
thành công hay thất bại th́ cũng sẽ phải
đương đầu với sự nổi
giận của chính phủ Pakistan v́ Mỹ chẳng
những đă chứng minh cho cả thế giới
thấy sự bất tài hay đồng lơa của chính
quyền Pakistan khi Bin Laden có thể trốn sát nách
trung tâm quân sự lớn cả chục năm, mà
lại c̣n xâm phạm lănh thổ Pakistan hoàn toàn trái
với công pháp quốc tế. Nếu thành công
giết được Bin Laden th́ âu cũng là cái giá
đáng trả. Nếu thất bại, không giết
được Bin Laden hay giết nhầm người,
mà lại có lính Mỹ bị chết, trực thăng
bị rớt như cuộc đột kích thất
bại tại Iran của TT Carter năm xưa th́ cái
giá chính trị TT Obama phải trả sẽ lên đến
tột đỉnh, có thể làm ông mất chức như
chơi. Không bị đàn hạch cũng bị
thất cử vào năm 2012.
Có nghiă là TT Obama đă lấy một quyết định
cực kỳ can đảm, thật đáng phục.
Đó là đại khái câu chuyện do Nhà Nước
Obama và truyền thông ḍng chính phổ biến từ
mấy năm nay. Và hầu như mọi người,
ai ai cũng chấp nhận diễn tiến này.
Cũng dựa trên sự mô tả này mà TT Obama đă
không ngừng quảng bá thành tích “thần sầu”
của ông khi ông ra tranh cử tổng thống năm
2012.
Câu chuyện đă đi vào lịch sử. Cho đến
hôm nay.
Bất ngờ, một nhà báo tung tin là toàn bộ câu
chuyện trên đều là chuyện… giả tưởng,
do đạo diễn Obama chế ra để tự
đánh bóng ḿnh trước ngày bầu cử năm
2012.
Nhà báo đó là Seymour Hersh. Đôi lời giới
thiệu về cái ông Hersh này. Ông này không phải là
một loại phóng viên báo lá cải, cũng không
phải là một Brian Williams của đài truyền h́nh
NBC, chuyên phóng đại để tự tâng bốc
ḿnh. Ông Hersh là một nhà báo chuyên nghiệp lăo làng,
chuyên khui những bí mật động trời
nhất.
Hai thành tích lớn của ông Hersh là vụ Mỹ Lai
(lính Mỹ giết cả trăm dân Việt, đàn bà
và trẻ con, đă bị Bộ Quốc Pḥng và
Bộ Tư Lệnh Mỹ tại VN cố t́nh dấu
nhẹm), và vụ Abu Ghraib (các quân nhân Mỹ canh tù
Iraq đă hành hạ và tra tấn các tù nhân Iraq). Chưa
kể không biết bao nhiêu x́-căng-đan chính
trị khác đă bị ông khui ra. Chứng tỏ ông
Hersh không phải là loại nhà báo nói láo ăn
tiền. Trái lại, rất có uy tín v́ loan tin rất
chính xác. Nếu nói về nghề khui bí mật th́ ông
Hersh là bậc thầy. Ông Hersh cũng đă lănh
giải Pulitzer, tức là một thứ Oscar trong ngành
báo chí.
Lần này, trong một bài viết trên tạp chí Anh,
The London Review of Books, ông Hersh tung ra tin toàn bộ câu
chuyện đột kích và giết Bin Laden như
kể ở phần trên là do TT Obama và ban tham mưu
phiạ ra, không có ǵ là thật, ngoại trừ
việc Bin Laden bị bắn chết tại Abbottabad.
Đại khái, theo ông Hersh:
- Việc Bin Laden ẩn náu trong căn nhà ở
Abbottabad, t́nh báo Pakistan đă biết và theo dơi từ
2006 rồi. Chính quyền Pakistan biết được
chỗ trú ẩn của Bin Laden là do một người
bí mật đă đến khai với nhà chức trách
Pakistan để lănh tiền thưởng 25 triệu
đô do TT Bush ra giá ngay sau vụ 9/11.
- Bin Laden thực sự đă là một tù nhân bị
Pakistan giam giữ từ cả 5 năm rồi. Pakistan
giam giữ Bin Laden làm con tin đổi chác với nhóm
khủng bố Taliban và al Qaeda, để cản các nhóm
khủng bố này khỏi tấn công Pakistan. Đồng
thời Pakistan cũng luống cuống không biết
phải xử trí ra sao.
- Chẳng những Pakistan, mà ngay cả chính quyền
Ả Rập Saudi cũng biết, và hơn nữa
Ả Rập Saudi chính là nước đă cung cấp
tiền nuôi dưỡng và bảo vệ Bin Laden trong
suốt thời gian đó. Cũng v́ mục tiêu đổi
chác tương tự như Pakistan.
- Sau khi đắn đo cân nhắc cả mấy năm
trời, chính quyền Pakistan mới thông báo cho chính
quyền Mỹ biết, rồi hợp tác chặt
chẽ với Mỹ để tổ chức cuộc
đột kích. Nói cách khác, không hề có chuyện
Mỹ nghe lén điện thoại, truy ra Bin Laden,
rồi đột kích mà không thông báo hay xin phép chính
quyền Pakistan.
- Pakistan cũng hợp tác với Mỹ để cài
một bác sĩ vào lấy máu của Bin Laden mang đi
thử nghiệm DNA, xác nhận quả đúng là Bin
Laden. Tức là việc chỉ xác nhận được
50%-60% cũng chỉ là chuyện phiạ để làm
cho câu chuyện tăng phần gay cấn, tăng tính
can đảm của TT Obama, dám lấy một
quyết định khi dữ kiện chưa có ǵ chính
xác lắm, trong khi sự thực là cả Pakistan
lẫn Mỹ đều đă biết chắc
chắn đúng là Bin Laden rồi.
- Cuộc đột kích thật ra chỉ là tấn
tuồng được đạo diễn chu đáo
để tránh tội cho Pakistan, và được TT
Obama đồng ư ngay v́ cũng giúp đánh bóng h́nh
ảnh “người hùng” của ông.
- Sở dĩ cả hai bên Pakistan và Mỹ đồng
ư dấu nhẹm vai tṛ của Pakistan là v́ Bin Laden
được hậu thuẫn rất mạnh của
dân Pakistan nói riêng và dân Hồi giáo nói chung. Nếu
sự thật bị lộ ra là chính phủ Pakistan
hợp tác với Mỹ để bắt hay giết
Bin Laden th́ chính quyền Pakistan lo ngại sẽ có
đại loạn, có thể có đảo chánh luôn.
Giải pháp tốt nhất là để Mỹ lănh trách
nhiệm, chính phủ Pakistan sẽ lớn tiếng
phản đối, rồi dần dần mọi
chuyện sẽ xong. Đại khái, hai bên sẽ dàn
cảnh một màn đả kích nhau. Mỹ chỉ trích
Pakistan đă hoặc là đồng lơa, dấu
nhẹm Bin Laden, hoặc là bất tài để Bin
Laden sống ngay cạnh khu quân sự Abbottabad mà không
biết ǵ. Ngược lại, Pakistan sẽ chỉ trích
Mỹ không tôn trọng chủ quyền Pakistan. Nghe th́
dĩ nhiên nghiêm trọng, nhưng trên phương
diện chính trị vẫn c̣n đỡ tai hại hơn
là tin Pakistan giúp Mỹ giết Bin Laden.
- Trong cuộc đột kích đó, chỉ có Bin Laden
bị bắn chết dễ dàng v́ là tù nhân không có
lính canh gác, không có chuyện ác chiến súng nổ ào
ào. Ngay cả trong cuộc đột kích, đă có
một sĩ quan t́nh báo Pakistan cùng tham gia, theo dơi
từ đầu đến đuôi. Các lính canh
Pakistan đă được rút đi hết, khi lính
Mỹ đột kích, chỉ c̣n hai cận vệ bên
cạnh Bin Laden, và một người con trai của
Bin Laden, đều bị bắn chết dễ dàng.
Đúng ra, không có lư do ǵ để phải bắn
Bin Laden v́ ông ta đă là tù nhân của Pakistan từ
nhiều năm rồi. Lính Mỹ có thể trói ông lôi
lên trực thăng mang về Mỹ đưa ra ṭa.
Nhưng lính Mỹ đă bắn chết Bin Laden theo
lệnh của Ṭa Bạch Ốc, không muốn bắt
sống Bin Laden đưa ra ṭa, sẽ có rất
nhiều rắc rối về chính trị và luật
pháp.
Nhà báo Hersh cho biết đă lấy tin từ ba
nguồn. Một nguồn bí mật mà ông không thể
tiết lộ là một cựu viên chức an ninh cao
cấp của Mỹ đă về hưu. Nguồn tin
thứ hai là từ ông tướng hồi hưu Assad
Durrani, cựu giám đốc ISI là cơ quan an ninh t́nh
báo Pakistan. Và nguồn tin thứ ba là một sĩ quan
cao cấp trong quân lực Pakistan.
Nguồn tin thứ nhất và thứ ba v́ bí mật nên
chẳng thể xác định tính khả tín,
nguồn tin thứ hai có vẻ vững hơn v́ đó
là ông tướng an ninh có tên rơ ràng, nhưng cũng
không chắc lắm v́ ông này đă về hưu
cả chục năm trước khi cuộc đột
kích xẩy ra, do đó, cũng chỉ có thể nghe các
đàn em trong ISI kể lại thôi.
Ngay sau khi bài viết của ông Hersh được
phổ biến th́ truyền thông “phe ta” đă xúm
lại đả phá ngay.
Đài truyền h́nh CNN đưa ngay chuyên gia về
khủng bố, ông Peter Bergen ra để bác bỏ toàn
bộ câu chuyện của ông Hersh. Ông Bergen cho
rằng câu chuyện hoàn toàn vô lư. Nếu Pakistan
đă giam giữ được Bin Laden, sao không giao
nộp Bin Laden cho Mỹ như trước đây
Pakistan đă giao nộp Khalid Sheikh Mohammed, mà lại
phải ḷng ṿng tổ chức đột kích với
quá nhiều rủi ro lính Mỹ bị chết làm ǵ?
Do đó, ông tin chắc Pakistan không biết ǵ về nơi
trú ẩn của Bin Laden. Ông Bergen cũng cho việc
Ả Rập Saudi cấp dưỡng tiền nuôi Bin
Laden là vô lư khi Bin Laden chủ trương lật
đổ vua xứ này.
Ông Bergen cũng xác nhận đă hỏi lại tướng
Durrani, và ông này đă trả lời có vẻ nước
đôi. Ông khẳng định ông không có bằng
chứng cụ thể nào xác nhận ISI đă giam
lỏng Bin Laden cả 5 năm. Nhưng đồng
thời ông cũng nói Mỹ thực hiện cuộc
đột kích quy mô, mang hai trực thăng bay cả
mấy tiếng đồng hồ trên không phận
Pakistan mà Pakistan không hay biết ǵ như TT Obama xác
định cũng là chuyện vô lư. Pakistan đă
từng có chiến tranh với Ấn Độ nên có
hệ thống pḥng không khá mạnh. Pakistan có thể
sản xuất được bom nguyên tử, nên không
thể nói hệ thống pḥng không của Pakistan
bết bát chậm tiến quá như vậy.
Ông Bergen cũng khẳng định ông đă đến
xem căn nhà và đă nh́n thấy cảnh hỗn
độn, đồ đạc tung toé, vết đạn
lỗ chỗ trên tường, chứng tỏ đă
xẩy ra một cuộc bắn phá dữ dội,
chứ không phải chỉ có Bin Laden bị bắn thôi.
Phản bác của ông Bergen không vững lắm.
Pakistan có lư do rất chính đáng không công khai giao
nộp Bin Laden cho Mỹ v́ sợ dư luận
chống đối như đă bàn ở trên. Bắt
Bin Laden giao cho Mỹ th́ không ai nghi ngờ ǵ chuyện
dân Hồi Giáo sẽ nổi loạn ngay. Mỹ đột
kích mà chính quyền Pakistan không hay biết ǵ chính là
phương cách duy nhất để bảo vệ chính
quyền Pakistan.
Chỗ trú ẩn của Bin Laden ngay sát nách (cách có vài
trăm thước) một khu vực quân sự
lớn của Pakistan, gồm một căn cứ quân
sự và một trường vơ bị. An ninh trong khu
vực tất nhiên rất chặt chẽ, tất
cả dân địa phương chung quanh đều có
thể bị theo dơi, kiểm soát rất kỹ. Do
đó, nói Bin Laden sống trong căn nhà đó cả
chục năm mà an ninh Pakistan không biết ǵ là
chuyện thật khó tin.
Chẳng những vậy mà Bin Laden chỉ có hai
cận vệ là điều càng khó tin hơn.
Những h́nh ảnh chụp Bin Laden trước và
nhất là sau 9/11 cho thấy ông này đi đâu cũng
có cả chục cận vệ bao bọc chung quanh. Khi
ông sống sát nách căn cứ quân sự lớn
nhất Pakistan mà lại chỉ có hai cận vệ th́
quả là chuyện khó tin. Bin Laden là người
rất cẩn trọng đă trốn khỏi lưới
vây của Mỹ từ năm 2001, không bao giờ mang
sinh mạng ḿnh ra đánh phé như vậy.
Chuyện khám phá ra nơi trú ẩn nhờ bắt
được một cuộc điện đàm nghe cũng
khó tin. Mỗi ngày, trên thế giới này có cả
tỷ cuộc gọi trên khắp thế giới, trong
cả chục năm t́m kiếm Bin Laden cả ngàn
tỷ cuộc gọi, vậy mà Mỹ bắt
được một cuộc gọi 10 giây th́
quả là siêu phàm hay là quá sức hên.
Chuyện căn nhà như băi chiến trường cũng
chỉ là chuyện ông Bergen nói chứ không có
bằng chứng ǵ, v́ căn nhà sau đó đă
bị chính quyền Pakistan niêm phong rồi phá hủy
thành đống gạch vụn ngay, hiện giờ không
c̣n dấu vết ǵ hết. Ngoài ông Bergen ra, không có
nhà báo nào đă được vào trong căn nhà
đó sau cuộc đột kích.
Ngoài ông Bergen ra, nhiều chuyên gia khác cũng đă lên
tiếng. Một số khẳng định tướng
Durrani rất ma giáo, lươn lẹo từ thời
ông ta chỉ huy ISI, nên rất khó tin. Trả lời
vấn đề này, ông Hersh cho rằng vấn đề
quan trọng là câu chuyện chứ không phải người
đưa tin. Nếu muốn kiểm chứng th́
cần kiểm chứng câu chuyện chứ không
phải t́m hiểu về tướng Durrani hay bất
cứ người nào khác cung cấp tin.
Cũng có người đặt câu hỏi lính
Mỹ đă mang về cả mấy chục thùng tài
liệu mật. Nếu Bin Laden đă bị tù từ
mấy năm th́ dĩ nhiên là chẳng c̣n giữ
được tài liệu ǵ nữa, mà tất cả
những thùng đó chỉ là ngụy tạo. Sự
thật về những thùng tài liệu này cũng
chỉ có chính quyền Obama biết chứ không có ai
khác biết được.
Dĩ nhiên là ngay sau vụ này bùng nổ, phát ngôn viên
Ṭa Bạch Ốc đă bác bỏ toàn bộ câu
chuyện, cho rằng đây chỉ là trí tưởng
tượng của ông Hersh. Hay có thể là trí tưởng
tượng của những người cung cấp tin
đă lừa ông Hersh. Một vài cựu quân nhân
lực lượng SEAL, tự nhận là đă tham gia
cuộc đột kích cũng đă lên tiếng
phản bác câu chuyện của ông Hersh. Cựu Giám
Đốc CIA Leon Panetta cũng bác bỏ tin của ông
Hesrh. Tuy nhiên, những cải chính này không có ǵ đáng
ngạc nhiên. Chẳng ai có thể nghĩ chính
quyền Mỹ sẽ xác nhận ông Hersh đă tŕnh bày
sự thật trong khi TT Obama nói láo.
Cựu đại sứ Pakistan tại Mỹ, ông
Hussein Haqqani th́ cho rằng chính quyền Pakistan thực
sự không biết ǵ về sự hiện diện
của Bin Laden tại Abbottabad, nhưng ông nghĩ Bin
Laden đă được bao che và giúp đỡ,
chỉ không biết bởi thế lực nào thôi. Có
thể là một nhóm nhỏ trong ISI hay ngay cả trong
nội các Pakistan. Ông Haqqani cho biết đă viết
thư hỏi thẳng thủ tướng Pakistan, nhưng
cả mấy năm nay vẫn không có hồi âm.
Điều lạ lùng đáng suy nghĩ là sau khi bài báo
của ông Hersh được tung ra, ba nhà báo nặng
kư của NBC, AFP (Pháp) và New York Times đă lên
tiếng xác nhận họ cũng đă biết
được tin Bin Laden bị một người vô
danh tố giác, rồi bị Pakistan giam giữ từ
2006, Pakistan sau đó đă thông báo cho Mỹ biết và
nhắm mắt cho Mỹ đột kích giết Bin
Laden. Trước đây họ chưa lên tiếng rơ
rệt như ông Hersh v́ chưa kiểm chứng
được tất cả dữ kiện.
B́nh tâm mà nghĩ th́ câu chuyện ông Hersh tung ra nghe có
vẻ hoang đường. Cuộc đột kích
với tầm mức quan trọng như vậy khó có
thể là chuyện dàn cảnh do TT Obama đạo
diễn trong bí mật tuyệt đối. Chắc
chắn có cả trăm người can dự, kể
cả ít nhất vài chục sĩ quan cấp lớn
nhỏ làm kế hoạch rồi tổ chức,
phối hợp, rồi thực thi, khó mà dấu
nhẹm tất cả. Cái rủi ro là chỉ cần
một người bất măn, cất giữ tài
liệu rồi ra tố cáo th́ sẽ bể mánh toàn
diện. Xứ Mỹ này là xứ của tự do ngôn
luận, rất nhiều người Mỹ, viên
chức chính quyền, không ngại ngùng tố giác
sự thật nếu họ thấy chính quyền lem
nhem, làm chuyện lươn lẹo. Hay có khi x́ tin bí
mật để kiếm tiền. Chưa kể cả
trăm viên chức Pakistan cũng đă can dự. Cái
rủi ro bị lộ quá lớn, TT Obama không dại ǵ
làm chuyện động trời này.
Trừ phi ông Hersh trưng ra được bằng
chứng cụ thể hơn th́ ta sẽ phải xét
lại. C̣n chỉ một bài viết dựa trên
những lời kể của hai ba người, trong
đó hai là bí mật, th́ rất khó tin.
Trong vụ giết Bin Laden, TT Obama đă vỗ ngực
nhận công hơi lố bịch, cũng như đă
phóng đại vài chi tiết, hay làm nhiều tṛ có
vẻ xi-nê-ma rẻ tiền như h́nh ảnh TT Obama và
cả ban tham mưu mặt ngẩn ngơ ngồi xem
diễn tiến cuộc đột kích trên truyền h́nh
trực tiếp. Và cái điều khó hiểu là máy
thu h́nh được gắn trên mũ sắt của
nhóm SEAL, thu h́nh từ đầu đến đuôi,
ngoại trừ khúc quan trọng nhất là xông vào pḥng
ngủ và bắn chết Bin Laden th́ hệ thống
truyền tin bị “trục trặc kỹ
thuật”, mất h́nh. Một ngẫu nhiên quả
đáng nghi ngờ. Rất có thể khi đó, Bin Laden
ở trong pḥng ngủ bước ra, đă giơ hai
tay đầu hàng rồi, nhưng vẫn bị
bắn chết theo lệnh của TT Obama.
Dù vậy, sự thật có lẽ gần với
sự mô tả của chính quyền Obama hơn là
lời kể của ông Hersh.
Cứ tạm coi như câu chuyện của ông Hersh là
chuyện đọc cho vui thôi. Nhưng sẽ hết
vui nếu đó là sự thật. Một tổng
thống coi thường thiên hạ, lừa gạt thiên
hạ đến mức đó th́ phải là đại
họa cho cả nước. Hy vọng không phải
vậy. (17-05-15)
Vũ Linh
|