Bộ Năo Điều Khiển Biểu T́nh Tại Hồng Kông

Cho đến giờ, chưa ai biết kết quả cuộc biểu t́nh đ̣i phổ thông đầu phiếu cho người dân Hồng Kông vào năm 2017 tới đây có đưa đến kết quả mong muốn không, nhưng cách hành xử của các sinh viên biểu t́nh trong ṿng mười ngày qua đă để lại trong ḷng mọi người những ấn tượng rất đẹp.

Nhiều h́nh ảnh tiêu biểu cho cuộc biểu t́nh được cho là “tuyệt vời” của các em, được giới truyền thông cả chuyên nghiệp lẫn tự do đưa lên làm tràn ngập các trang mạng xă hội, gồm: cảnh các sinh viên học sinh ngồi ở ngoài đường giúp nhau làm bài tập, dùng b́nh điện dự trữ charge phones và tablets cho người tham dự, làm thông dịch cho giới truyền thông, phát thức ăn nước uống cho nhau, và thức đến khuya để đi nhặt từng cọng rác nơi giới biểu t́nh  “chiếm đóng.” Thậm chí trong lúc trời đổ mưa tầm tă, sinh viên biểu t́nh c̣n cầm dù che cho người cảnh sát đứng đối diện, qua hàng rào cản.

Một sinh viên biểu t́nh cố thủ tại khu vực Mong Kok, đợi chờ kết quả cuộc thảo luận giữa sinh viên và chính phủ vào ngày thứ Sáu, 10 tháng Mười, 2014.

Nhưng chen lẫn giữa những lời khen, những cái lắc đầu khâm phục, là câu hỏi ai cũng phải đặt ra là làm sao sinh viên Hồng Kông lại nhất loạt có cách cư xử lịch sự, đầy t́nh người như vậy, và làm thế nào mà những nhà lănh đạo trẻ như Joshua Wong, 17 tuổi, và Alex Chao, 24 tuổi, có thể nhịp nhàng điều động đoàn biểu t́nh, có lúc lên đến hàng trăm ngàn người như thế, mà không để cho sự đáng tiếc nào xẩy ra?

Bất Tuân Dân Sự, qua lời người trong cuộc

Phần nào giải đáp thắc mắc này, một số báo chí, như tờ South China Morning Post, trang báo mạng Asia News, đề cập đến một tài liệu có tên “Cẩm Nang Bất Tuân Dân Sự” (Manual of Disobedience) được viết bằng hai thứ tiếng Anh và Trung Hoa, do tổ chức Occupy Central soạn, và phân phối vài ngày trước khi chiến dịch biểu t́nh được phát động.

Cẩm Nang Bất Tuân Dân Sự dài 8 trang, là một tài liệu hướng dẫn người tham dự từng bước phải làm ǵ trước và trong khi biểu t́nh, phải làm ǵ khi đối diện với cảnh sát và khi bị bắt, nhưng quan trọng hơn, là để họ thấu hiểu triết lư và chiến lược chính yếu của cuộc đấu tranh bất bạo động, mà họ tự nguyện tham dự.

“Cẩm Nang Bất Tuân Dân Sự” (Manual of Disobedience) do tổ chức Occupy Central soạn, và phân phối vài ngày trước khi chiến dịch biểu t́nh được phát động.

T́nh cờ, qua một trang mạng xă hội, phóng viên nhật báo Người Việt liên lạc được với cô Hellen Phạm, một thành viên của Occupy Central, và được cô kể lại những yếu tố đă giúp cho sinh viên Hồng Kông thực hiện được cuộc biểu t́nh quy mô mà hết sức ôn ḥa, trật tự và ngăn nắp vừa qua.

Hellen Phạm (tên đă được đổi theo yêu cầu), năm nay 22 tuổi, cho biết cô sinh ra và lớn lên ở Hồng Kông, có cha mẹ từ Việt Nam đến đây tị nạn vào giữa thập niên 1980s, cho biết bạn trai của cô là một thành viên của tổ chức Occupy Central with Love and Peace.

“Em muốn đi theo anh ấy (bạn trai) tham dự biểu t́nh, phần v́ ủng hộ dân chủ, phần cũng v́ ṭ ṃ muốn coi họ làm việc ra sao, sau khi thấy họ có cuộc biểu t́nh vĩ đại với hơn 500,000 người tham dự vào ngày 1 tháng Bảy vừa qua.” Hellen tâm sự.

Hellen cho biết những điều thấy được khiến cô vỡ lẽ ra bạn trai ḿnh và bạn bè của anh không chỉ là những người trẻ có lư tưởng, mà “là những người hiểu rất rơ bí quyết của đấu tranh bất bạo động.”

Nói về vai tṛ quan trọng của “Cẩm Nang Bất Tuân Dân Sự,” Hellen kể: “Khi em nói với bạn là muốn tham gia pḥng trào, anh ấy đưa cho em tập cẩm nang, bảo về đọc kỹ đi trước khi quyết định dấn thân, v́ phải hiểu là khi chấp nhận dấn thân th́ có thể bị nguy hiểm đến bản thân, và bị dính dáng tới pháp luật.”

“Càng đọc em càng thấy mê Occupy Central.” Hellen nói.

Có nhiều thứ để mê, Hellen dẫn chứng, chẳng hạn như trong phần triết lư, cẩm nang viết:

“Dùng bạo lực để chống bạo lực không chỉ làm tăng thêm sự sợ hăi, mà cho nhà cầm quyền có lư do để đàn áp, và củng cố địa vị của kẻ độc tài. Bất tuân dân sự là phương pháp dùng thương yêu để thắng hận thù. Người tham gia sẽ phải đối mặt với đau khổ bằng một thái độ cao quư, để thu phục lương tâm của kẻ đàn áp, và giảm thiểu sự thù hận do hành vi tàn bạo gây ra. Quan trọng hơn cả, bất bạo động sẽ thu hút được sự cảm thương của những người bàng quan (công luận), và làm nổi bật sự thiếu chính nghĩa của việc đàn áp có hệ thống của người (chính quyền) sử dụng bạo lực. Sự hy sinh của người đấu tranh là cách hay nhất để làm công chúng thức tỉnh.”

Và: “Chúng ta đấu tranh để chống lại một hệ thống bất công, chứ không chống lại cá nhân. Chúng ta không tiêu diệt hay làm bẽ mặt các nhân viên công lực, thay vào đó, chúng ta phải chiếm được ḷng tôn trọng và sự cảm thông của họ. Chúng ta không chỉ cần phải tránh dùng bạo lực để đối đầu, mà c̣n cần phải tránh để cho ḷng thù hận có thể nẩy mầm trong trái tim.”

Hellen cho biết là một sinh viên luật, cô không chỉ “mê” triết lư của phong trào, mà c̣n  để ư đến cách tổ chức Occupy Central.

Cô kể tiếp: 'Khi em nói là đă hiểu và chấp nhận sự nguy hiểm th́ anh ấy bảo em lên trang mạng của Occupy Central để download một đơn có tên là “Letter of Intent” để điền vào.”

'Letter of Intent' là một đơn rất ngắn, đ̣i hỏi người muốn tham gia phải cam kết ba điều:

a) đồng ư rằng việc phổ thông đầu phiếu là có lợi cho Hồng Kông.

b) thủ tục phổ thông đầu phiếu bầu cử phải được đa số người dân Hồng Kông có ư kiến và đồng ư.

c) hoàn toàn tuân theo quy tắc đấu tranh bất bạo động mà phong trào đề ra.

Cũng qua Letter of Intent, người làm đơn có thể chọn một trong ba cách tham gia:

1. Hỗ trợ ṿng ngoài cho những người đi biểu t́nh, như phân phối thức ăn, làm những việc hậu cần, nhưng không biểu t́nh, hoặc
2. Tham dự biểu t́nh, nhưng không tự nguyện bị bắt, và không khức từ quyền có luật sư bào chữa nếu bị bắt, hoặc
3. Tham dự biểu t́nh, và tự nguyện bị bắt, và khước từ quyền có luật sư bào chữa.

Thật ra th́ Occupy Central không phải là phong trào duy nhất có cuốn cẩm nang bất tuân dân sự. Cái hay của phong trào, theo Hellen, nằm ở chỗ ban lănh đạo rất biết cách “dưỡng quân” và "điều quân."

Cả đối với những đơn mà người tham dự chọn đi biểu t́nh, ban tổ chức cũng xét kỹ xem họ có từng bị bắt v́ một trong bốn tội như làm tắc nghẽn nơi công cộng, tụ họp không có giấy phép, tụ họp bất hợp pháp, hay gây rối nơi công cộng chưa, v́ thường th́ vi phạm những tội này lần đầu chỉ bị nộp phạt rồi được thả về, chứ không bị đi vào hồ sơ. Nhưng nếu tái phạm th́ có thể sẽ bị tù, v́ thế những ai đă từng bị cảnh cáo (v́ những tội này) thường được giao trách nhiệm “t́nh nguyện viên” chuyên lo thực phẩm, dán bích chương, hay làm vệ sinh, v.v... thay v́ biểu t́nh.

“Làm như thế để giảm thiểu tối đa sự nguy hại cho thành viên!” Hellen giải thích.

Hay hơn thế nữa, vẫn theo lời Hellen, người tham gia được khuyến khích sinh hoạt trong những nhóm nhỏ, và rủ thêm từ một đến hai người bạn khác vào phong trào, rồi khi cần biểu t́nh th́ không rủ nhau đi hết, mà cần phải thay phiên nhau biểu t́nh để phong trào có thể kéo dài.

Trả lời câu hỏi làm sao phong trào có thể điều động được những người bất chợt đến tham gia biểu t́nh, Hellen nói “thường th́ ở mỗi địa điểm, nhờ sinh hoạt với nhau trong nhóm nhỏ, đều có người nhận diện người mới và phát cẩm nang tại chỗ.”

Một đoạn trong cẩm nang đưa ra những lời khuyên chi tiết như trước khi tham dự biểu t́nh th́ viết sẵn một text message trong phôn, ghi rơ tên tuổi địa chỉ, và khi bị bắt th́ gửi ngay cho Occupy Central để họ cử luật sư giúp đỡ. Hay khi sắp bị cảnh sát giải tán th́ nắm tay nhau nằm hàng loạt xuống đường để bày tỏ sự phản đối, và làm cho việc bắt bớ khó hơn, nhưng nếu có bị c̣ng tay th́ "nhũn người ra" để làm giảm thiểu sự đau đớn.

Một đoạn viết: "Trước khi bắt, cảnh sát đầu tiên sẽ hỏi người đó có tự nguyện lên xe cảnh sát không. Nếu người biểu t́nh tự nguyện, cảnh sát sẽ không dùng vũ lực; nếu người biểu t́nh không tự nguyện lên xe, cảnh sát sẽ bắt bằng một nhóm bốn người nắm lấy 2 chân và 2 tay người biểu t́nh bỏ lên xe."

Đoạn khác giải thích về luật tạm giam, cho biết trước những ǵ sẽ xẩy ra khi bị đưa về bót, và dặn ḍ người tham dự nên nói ǵ và không nên nói ǵ khi bị đưa về bót cảnh sát.

Ngoài cuốn Cẩm Nang Bất Tuân Dân Sự, cuộc biểu t́nh của sinh viên Hồng Kông vừa qua xem ra c̣n được sự hỗ trợ tối đa của những người lớn có địa vị trong xă hội.

Chẳng hạn, Hellen cho biết, nhóm lănh đạo của phong trào được các vị trong giới lập pháp dành cho một số pḥng ngay tại ṭa nhà của Hội Đồng Lập Pháp (Legislative Council, gọi tắt là Legco), nơi ba nhóm chính của phong trào liên đới với nhau một cách chặt chẽ.

Nhóm Hong Kong Federation of Students, do Alex Chao, 24 tuổi lănh đạo, chuyên lo việc giao tiếp với chính quyền, và theo tin của tờ South China Morning Post, hiện đang chuẩn bị để hội đàm vào thứ Sáu tuần này.

Nhóm Scholarism, do sinh viên Joshua Wong 17 tuổi lănh đạo, giữ nhiệm vụ huy động đám đông với một đội ngũ giỏi về các phương tiện truyền thông xă hội, làm việc gần như 24 giờ một ngày. Nhóm Scholarism cũng có trách nhiệm liên lạc và kêu gọi sự hỗ trợ của các nhóm lợi ích khác, như cựu sinh viên, để "củng cố hàng ngũ."

Trên nguyên tắc, nhóm Occupy Central, mà thành viên đa số là những người lớn, do ông Benny Tai, giáo sư luật tại University of Hong Kong lănh đạo, tuy là một tổ chức hỗ trợ, và theo lời một phát ngôn viên của tổ chức, th́ “phong trào đ̣i dân chủ khởi đầu từ các sinh viên," nhưng cuốn Cẩm Nang Bất Bạo Động, và cách làm việc của họ, cho thấy vai tṛ của Occupy Central không nhỏ.

Hà Giang

Trở lại