CIA
trả hàng triệu USD cho gián điệp người
Liên Xô và thu lại hàng tỷ USD.
Đó là vào thập niên
1980, gián điệp Tolkachev người Liên Xô đă
cung cấp cho t́nh báo Mỹ (CIA) rất nhiều thông
tin mật quư giá về công nghệ quân sự.
Vào một buổi tối lạnh giá ở Moscow tháng
1/1977, một nam giới tầm tuổi trên 50 tên là
Tolkachev va phải một người đàn ông khác
tại một trạm xăng gần Đại sứ
quán Mỹ. Người thứ 2 không ai khác là trưởng Cơ quan T́nh báo Trung ương
Mỹ (CIA) tại Moscow.
Thẻ ra vào cơ quan của Tolkachev do CIA làm giả.
Ảnh: Hoffman.
Cuộc gặp gỡ “t́nh cờ” này thực ra không
phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Adolf Tolkachev cho tới
nay vẫn là nguồn ṛ rỉ thông tin hàng không quân
sự thảm họa nhất trong lịch sử nước
Nga. Cộng tác với CIA trong giai đoạn 1979-1985,
ông ta đă xoay sở để cung cấp cho phía
Mỹ nhiều thông tin mật đến mức giúp
cho Israel giành thế thượng phong ở Palestine. Và ông ta làm tất cả điều đó
để nhận một mức lương tháng cao hơn
cả mức lương của Tổng thống
Mỹ khi đó.
Mật danh mà CIA đặt cho Tolkachev
là Sphere.
Tolkachev
trở thành kẻ phản bội Liên Xô được
trả lương cao nhất, thu về hàng chục
triệu USD theo mức giá thời nay.
Tuy nhiên những ǵ mà
Mỹ thu lại được th́ lớn hơn
nhiều – các thông tin t́nh báo do Tolkachev cung cấp
đă giúp Mỹ tiết kiệm hàng tỷ, thậm
chí hàng chục tỷ USD cho việc đổi mới
công nghệ. Bộ
Quốc pḥng Mỹ về sau thừa nhận đến
thập niên 1990 Mỹ vẫn đang hưởng
lợi từ các thông tin mà Tolkachev cung cấp. Cụ
thể, việc thiết kế các hệ thống
dẫn đường laser và radar của Mỹ đă
được đẩy nhanh tới 10 năm nhờ
vào gă phản bội người Nga.
Tolkachev có vóc dáng
tầm thước và làm việc tại Viện nghiên
cứu Fazotron
ở Moscow (Nga) trong lĩnh
vực kỹ thuật gây nhiễu radar và dẫn
đường bằng laser.
Bất măn với chế
độ?
Vào tháng 4/1979, Adolf
Tolkachev vạch ra hàng loạt động cơ
của ḿnh trong một đoạn thư gửi cho
CIA. Ông ta tiết lộ các nhân vật đào tẩu
lớn như Sakharov và
Solzhenitsyn đă xới
lên trong ông ta cảm xúc muốn nổi loạn. Và Tolkachev
cũng thực sự thích nước Mỹ.
Có một điều ngày càng rơ - các ghi chép của
Tolkachev cho thấy có yếu tố gia đ́nh và
hận thù trong hành động của ông ta. Bố vợ của
Tolkachev đă phải vào trại lao động dưới
thời Joseph Stalin. C̣n mẹ vợ ông ta đă bị
hành quyết vào năm 1938.
Tolkachev sống một
cuộc sống khá sung túc (theo chuẩn của
thập niên 1970) trong một căn hộ 2 pḥng
ngủ ở tầng 9 cùng với vợ và con trai. Ṭa
chung cư này nằm cách Đại sứ quán Mỹ
ở Moscow chỉ có 400m nên rất thuận lợi cho hoạt động
gián điệp sau này của ông ta.
Adolf Tolkachev rời ô tô
của ḿnh vào ngày 9/6/1985.
Ảnh: Hoffman.
Khi Tolkachev tiếp
cận trưởng t́nh báo CIA vào cái đêm năm
1977 đó, ông ta chỉ hỏi liệu vị cán
bộ t́nh báo kia có phải là người Mỹ không,
sau đó ông ta để lại cho viên chỉ huy t́nh
báo một cái phong b́. Bức thư trong đó nói
rằng Tolkachev muốn “thảo luận các vấn
đề” một cách bí mật với một “quan
chức Mỹ thích hợp”.
Phải mất 2
năm trao đổi thư từ như vậy th́ phía
Mỹ mới chính thức lựa chọn Tolkachev vào
mạng lưới gián điệp của họ.
Washington lúc đó rất cảnh giác v́ CIA c̣n có
nhiều phi vụ khác nữa ở Moscow nên một
vụ bê bối ngoại giao mới với Liên Xô
sẽ là điều rất không được mong
muốn, nhất là khi đó đang có mốt trục
xuất cán bộ ngoại giao của nhau.
Vào đầu năm 1978,
Lầu Năm Góc gửi một bản ghi nhớ
cho CIA, yêu cầu được nhận loại thông
tin mà Tolkachev tuyên bố sở hữu. Đây chính là
bước ngoặt trong mối quan hệ giữa
Tolkachev và CIA.
Sau đó Tolkachev lại chủ động thêm trong
việc cung cấp số điện thoại để
liên lạc.
Một bức điện sau đó được
gửi ngay về Washington. Vào ngày 26/2, John
Guilsher
– một nhân
viên CIA thành thạo tiếng Nga được giao
phụ trách điệp viên Tolkachev. Mối
quan hệ công việc đă được thiết
lập giữa 2 người.
Được chu cấp
công cụ gián điệp hiện đại
Vào tháng 4/1980, Washington
đă gọi các cuộc thử nghiệm chống
nhiễu trên các máy bay tiêm kích Liên Xô là một thông
tin t́nh báo “độc đáo”. Thông tin này đi kèm
với thông tin về các chỉnh sửa đối
với một phi cơ tiêm kích khác của Liên Xô cũng
như tất cả các trang tài liệu được
chụp ảnh khác nói rơ chi tiết về các mẫu
mới của hệ thống tên lửa trang bị cho
máy bay.
Thường th́ các đồ nghề và chỉ đạo
của CIA sẽ được giấu trong các
buồng điện thoại công cộng, đôi khi là
một chiếc găng tay bẩn nằm trên mặt
đất.
Phía t́nh báo Liên Xô (KGB)
thừa nhận các công cụ gián điệp (gồm
máy ảnh và các bộ giải mă nhỏ xíu) mà
CIA giao cho Tolkachev sử dụng có chất lượng
rất tốt.
Các thiết bị gián điệp mà CIA trang bị cho
Tolkachev. Ảnh: Ilya Ogarev.
Tolkachev dùng các máy
ảnh cực nhỏ để chụp các trang tài
liệu mật trong giờ ăn trưa. Ngoài ra ông ta
c̣n ghi tay hàng chục trang tài liệu, bao gồm các thông
tin vô cùng quư giá.
Năm 1980, Tolkachev yêu
cầu CIA cung
cấp cho ḿnh một viên thuốc độc dùng
để tự sát pḥng t́nh huống đặc
biệt. Tolkachev giải thích
với đại diện CIA rằng những thứ mà
ông ta giấu được gia đ́nh th́ không
giấu được KGB.
T́nh h́nh về sau rủi ro hơn cho Tolkachev khi ông ta
phải sử dụng đến cả thư viện
của Viện nghiên cứu. Thư viện này có các
tài liệu chẳng liên quan trực tiếp đến
lĩnh vực mà ông ta phụ trách.
Năm 1983 Viện nghiên
cứu Fazotron áp
dụng các quy định bảo mật mới và
điều này khiến hoạt động gián điệp
của Tolkachev trở nên đặc biệt khó khăn.
Khi đó Tolkachev
chột dạ: có thể
KGB đă nhận biết được hoạt động
của ḿnh. Người ta đă tiến hành khám căn
hộ của ông, với nội dung xoáy vào việc ṛ
rỉ thông tin về một hệ thống nhận
dạng mục tiêu của tiêm kích Liên Xô.
Cuộc điều tra không t́m ra điều ǵ
cả. Nhưng khi đó Tolkachev đă mang sẵn viên
thuốc độc (do CIA cung cấp) ngay bên dưới
lưỡi.
Có đợt, Tolkachev viết rằng ông ta quá lo
lắng về việc đă bị phát hiện nên
đă đốt rất nhiều giấy tờ và
tiền tại nhà ḿnh ở vùng nông thôn. Trên
đường trở về thủ đô Moscow, ông
ta đă quăng thiết bị t́nh báo và những ǵ
c̣n lại qua cửa sổ ô tô lúc ô tô đang
chạy.
Bị bắt và tử h́nh
Rắc
rối nghiêm trọng bắt đầu vào tháng 6/1985.
Ngày 13/6, một
nhân viên CIA phụ trách lưới gián điệp
theo kế hoạch đến gặp gỡ Tolkachev.
Đúng lúc hai bên gặp nhau, một tá nhân viên KGB
xuất hiện và đưa
nhân viên CIA này về Lubyanka – trụ sở của KGB (ngày nay là FSB).
KGB thu được máy ảnh mini, tài liệu, hàng
ngàn đồng rouble... mà nhân viên CIA định trao
cho Tolkachev. Nhân viên KGB sử dụng các biện pháp
nghiệp vụ để thẩm vấn về số
đồ này. Tuy nhiên nhân viên CIA không dao động
và phía t́nh báo Liên Xô buộc phải thả ông ta ra
vào nửa đêm sau khi đă thông báo cho Đại
sứ quán Mỹ. Một
tuần sau nhân viên t́nh báo Mỹ này được
đưa về nước.
Vụ bắt giữ nhân viên CIA đă được
công bố rộng khắp trên báo chí Liên Xô. Nhưng
người dân Liên Xô phải đến tháng 9 năm
đó mới biết về vụ bắt gián điệp
Tolkachev vào tháng 6.
Về việc Tolkachev
bị phát giác, có một chi tiết là trong
hàng ngũ t́nh báo CIA cũng có một kẻ phản
bội, đó là Aldrich
Ames – người này đă làm việc cho KGB
từ năm 1985. Anh này
đă cung cấp cho KGB thông tin về các vụ ṛ
rỉ vào tháng 4/1985. Nhưng măi đến tháng 6/1985,
anh ta mới cung cấp thông tin về toàn bộ trường
hợp của Tolkachev.
Một số nguồn tin Nga tuyên bố phía Liên Xô
đă biết về gián điệp Tolkachev một
thời gian và chủ động cung cấp thông tin t́nh
báo giả cho ông ta nhằm phá âm mưu của Mỹ
nhái theo công nghệ Liên Xô. Nhưng không biết chính
xác KGB biết được manh mối về Tolkachev
từ thời điểm nào.
Sau đó vào năm 1986,
báo chí Xô viết đưa tin Tolkachev
đă bị tử h́nh v́ tội phản bội
Tổ quốc.
Vào năm 2015, CIA
đă giải mật hơn 900 trang tài liệu nói chi
tiết về chiến dịch t́nh báo này. |