Chúc Mừng Đại Hội 

Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang Kỳ II


Mỗi sáng mai thức đậy ta cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy,ta có thêm ngày nữa để yêu thương, theo như câu nói của thi sĩ Kahlil Gibran. Thật vật, đời vốn đáng yêu khi ta có bạn bè chung quanh. Tuần rồi vợ chồng tôi được tham dự Đại Hội Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang Kỳ II gồm 2 buổi, buổi Tiền Đại Hội diễn ra tại nhà hàng Paracel Seafood, quan khách tham dự chật ních nơi đây vào ngày thứ Sáu 22/05/2015. Ngày chính thức vào thứ Bảy ngày 23/05/2015 được tổ chức tại Hội Trường Khách sạn Hilton tại thành phố Costa Mesa, thuộc quận Orange County miền Nam California. Con số tham dự viên nghe đâu hơn 800 vị từ khắp các nơi đổ về. 

Người viết xin gửi lời tri ân và ngưỡng mộ công tác mà Ban Tổ Chức (BTC) đă quán xuyến thật hoàn bị cả năm trời hoạch định trong tinh thần ang say, tận tụy, và khéo léo phục vụ tập thể. Ư nghĩa của cuộc họp mặt hội ngộ rất khó lảm v́ tốn kém, cần thời gian chuẩn bị vất vả, và điều hợp khắp các nơi tham gia, một cơ hội thật hiếm có này đă quy tụ được nhiều đồng môn thân hữu vốn là những sĩ quan Hải Quân và gia đ́nh từ khoá 1 đến khoá 26 xuất thân từ trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang từ các nơi trên thế giới tề tựu về góp mặt tham dự dịp hội ngộ 2015 này.


Cả năm trước đó nhà văn HQ Tam Giang Hoàng Đ́nh Báu gửi tôi bài viết "Hăy Về Với Nhau", nội dụng kêu gọi những đồng môn "cá hồi" từ khắp các nẽu đường ly hương hăy quay về với nhau như banner ghi rơ theme "Trùng Dương Hội Ngộ, Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, Niềm Hănh Diện & Nỗi Nhớ", tôi cứ măi nh́n banner thu hút thị giác tôi, và rằng không quên bài thơ "Trùng Dương Hội Ngộ" với những 16 câu thơ Đường như do ráp nối 2 bài thơ dạng 8 câu 7 chữ, do thi sĩ Đồng Văn sáng tác, mà 2 câu kết là "Bao năm xa cách về đây nhé, Nhắc nhở nhau nghe những đoạn trường".

Bài của HQ Tam Giang Hoàng Đ́nh Báu dẫn nhập:

"Ngày 22 và 23 tháng 5, 2015 là ngày các khóa cựu sinh viên sĩ quan Hải Quân Nha Trang gặp mặt kỳ 2 tại Orange County, Nam California.

Nhớ lại ngày 15 tháng 8 năm 1951, chính quyền Pháp ở Đông Dương đồng ư cho tuyển mộ một khóa sinh viên sĩ quan Hải Quân gồm 9 sinh viên, 6 theo ngành chỉ huy và 3 theo ngành cơ khí. Cho đến ngày 1 tháng 11 năm 1952, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang xây xong và khai giảng khóa 2 sinh viên sĩ quan Hải Quân.

Từ đó liên tục 24 năm, mỗi năm một khóa và mỗi khóa học 2 năm cho đến khóa sinh viên sĩ quan cuối cùng là khóa 26 th́ biến cố 30 Tháng Tư, 1975. Qua bao thăng trầm theo vận nước, chúng ta mỗi người mỗi ngả sống khắp năm châu bốn biển.

Người sinh viên lớn tuổi nhất nay cũng đă trên 90 và người sinh viên nhỏ tuổi nhất cũng đă trên 60. Chúng ta tuy khác khóa nhưng cùng chí... đó là những thứ c̣n ghi lại trong đầu, trong tim để c̣n nhớ đến nhau. Do đó ai cũng mong được đến với nhau v́ quăng đường c̣n lại trong đời không c̣n bao nhiêu. Ngoài ra trong dịp hội ngộ nầy chúng ta cũng chia sẻ bao nỗi niềm đau thương v́ tổ quốc thân yêu của chúng ta bên kia bờ đại dương đang dần dà bị xích hóa bởi kẻ thù phương Bắc..."


Kỳ đài trước Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam tại bến Bạch Đằng, Sài G̣n

Tác giả Tam Giang ghi nhận tiếp trong một bài viết khá dài, tôi xin được trích đoạn như sau:

"Nha Trang thành phố biển tuyệt đẹp đă để lại trong ḷng người sinh viên sĩ quan bao kỷ niệm về băi cát trắng chạy dài từ làng Chụt cho đến Xóm Bóng, Ḥn Chồng. Đêm nào người sinh viên sĩ quan cũng nghe biển ŕ rào như lời ru, tiếng hát mời gọi của biển. Nhưng chớ có dại bước xuống tàu gặp lúc biển động để rồi ói ra mật xanh, mật vàng. Thời gian hai năm qua mau. Ngày ra khơi chẳng mấy chốc mà đến, bỏ lại người t́nh Nha Trang nhạt nḥa theo cát trắng và biển xanh. Rồi khóa sinh viên sĩ quan tiếp theo, nối tiếp truyền thống Hải Quân, đường phố và bờ biển Nha Trang lại vui trở lại v́ có những người t́nh bên những người t́nh áo trắng mới.

Chúng ta lại chia tay nhau. Người đi hạm đội, xuống chiến hạm để được lắc lư con tàu đi từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mâu, Phú Quốc. Người đi Vùng Duyên Hải, xuống các duyên đoàn cùng các ghe chủ lực, ghe Yabuta tuần tiễu các đảo và các cửa sông. Người đi Vùng Sông Ng̣i th́ xuống các giang đoàn tuần tiễu trong các sông rạch từ Cửa Việt cho đến tận Cà Mau, Năm Căn. Riêng Vùng 4 Sông Ng̣i với sông rạch chằng chịt, vùng kinh tế sầm uất của cả Việt Nam th́ được nhiều giang đoàn hùng hậu bảo vệ, canh giữ.


Quân kỳ

Thời gian 24 năm trong quân chủng Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa, chúng ta rất hănh diện đă góp phần cùng các quân binh chủng bạn bảo vệ vùng biển và các Vùng Sông Ng̣i. Về mặt Biển Đông, Hải Quân chúng ta đă chống kế hoạch xâm nhập của địch từ Bắc vô Nam qua các chiến tích từ Cửa Việt cho đến Vũng Rô, Ba Động, Cổ Chiên, Hàm Luông và kể cả chiến hạm chúng ta đă bắn ch́m một tàu VC ở vịnh Thái Lan năm 1971, v.v... Trong sông, nhất là Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hải Quân chúng ta đă giáng cho địch những đ̣n chí tử như trận Ba Lài, trận Tuyên Nhơn, trận U Minh Thượng, U Minh Hạ v.v... Đặc biệt, Hải Quân VNCH đă thật sự chống quân Tàu xâm lược bằng trận Hải Chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974. Dù không giữ được Hoàng Sa, Hải Quân VNCH đă gây cho địch thiệt hại nặng nề và được toàn dân Việt Nam thương mến ngưỡng mộ và thế giới kính nể bởi sự can trường và ḷng dũng cảm quyết bảo vệ từng tấc đất, tấc biển của cha ông để lại. Hải Quân VNCH c̣n bảo vệ ngư dân đánh bắt hải sản trên Biển Đông không để ghe, tàu các nước láng giềng phương Bắc cũng như láng giềng phương Nam uy hiếp. Ngược lại chính quyền Việt Nam ngày nay đă hèn với giặc, ác với dân nên các ngư dân miền Trung và miền Bắc luôn luôn bị giặc Tàu bắt bớ, đánh đập, tịch thu các dụng cụ đánh bắt cá. V́ thế người dân đánh bắt cá ở đảo Lư Sơn mà ngày xưa chúng ta gọi là Cù Lao Ré thuộc tỉnh Quảng Ngăi ngày nay không c̣n có biển để hành nghề...

Trong bất cứ quân bỉnh chủng nào cũng có những vị chỉ huy tài ba, những vị chỉ huy đáng kính. Riêng Hải Quân chúng ta cũng vậy, không một người sĩ quan nào trong đời ḿnh mà không có một vài người đi trước ḿnh đă làm cho ḿnh mến phục bởi tư cách cá nhân, khả năng chỉ huy và t́nh đồng đội. Bây giờ những niên trưởng đó không c̣n phong độ như xưa, nhưng tư cách những người đó vẫn không thay đổi. Tất cả đều muốn gặp lại nhau, ăn một bữa cơm, nh́n nhau, trao nhau nụ cười, nhắc lại vài kỷ niệm ở một nơi nào đó trên quê hương. Có người gặp lại nhau sau bao năm xa cách chỉ biết ôm nhau thật lâu, gọi tên nhau, xưng hô mầy tao, có người ̣a khóc. Những nhánh sông quen những vùng biển lạ năm xưa là những kư ức không bao giờ xóa nḥa, nó đi theo chúng ta cho đến hết cuộc đời nầy..."

Huy Hiệu Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang

Những hy sinh của các đồng môn của tác giả được đề cập, những chàng trai thế hệ đă giữ vẹn lời thế lấy Đại Dương làm Tổ Quốc, mà sử xanh lưu danh qua biến cố "Hải Chiến Hoàng Sa" trong thế trận không cân xứng "châu chấu đá voi" là chống chọi can trường lại giặc xâm lăng Bắc Hán, để rồi họ như những anh hùng Ngụy Văn Thà (Khóa 12 Nha Trang), hạm trưởng hộ tống hạm HQ-10 Nhật Tảo và HQ Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí (Khóa 17Nha Trang), hạm phó cùng với 74 thủy thủ đoàn bị thủy táng, hay an bài nơi thủy mộ Hoàng Sa, bài viết tiếp:

"Một số sĩ quan Hải Quân không may mắn ở lại sau năm 1975 phải đi tù hoặc bị lưu đày trong các trại “tập trung cải tạo.” Có người chết trong tù v́ đói hay bệnh tật không có thuốc men hay bị tai nạn lúc lao động. Nhưng phần đông muốn sống để được trở về với gia đ́nh phải có sức chịu đựng và ḷng dũng cảm phi thường. Ngoài ra các bạn tù cũng phải có sự tương thân tương ái để giúp đỡ nhau vượt bao gian nguy dưới sự trả thù tàn bạo của Cộng Sản.

Trước và sau 30 tháng 4 năm 1975. Một số sĩ quan Hải Quân đă để lại tên tuổi trong ḷng dân tộc như:

-HQ Trung Tá Ngụy Văn Thà (K 12), hạm trưởng hộ tống hạm Nhật Tảo và HQ Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí (K17), hạm phó cùng với 74 thủy thủ đoàn đă ch́m theo chiếm hạm xuống đại dương cạnh đảo Hoàng Sa.

-Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh (K5) đă hy sinh tại biên giới Việt-Lào.

-HQ Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (K 14) hy sinh giờ phút chót tại kinh Thủ Thừa, tỉnh Long An.

-HQ Thiếu Tá Đặng Hữu Thân (K12), sau 30 tháng 4, 1975 là người tổ chức Phục Quốc tại Khánh Ḥa, bị VC bắt và xử bắn.

-HQ Thiếu Úy Trần Thiện Khải (K24), hy sinh tại Nam Lào.

Trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam, biết bao chiến sĩ Hải Quân các cấp đă hy sinh trong bốn vùng chiến thuật và sau năm 1975 biết bao chiến sĩ Hải Quân các cấp cũng đă chết trong các trại tù Cộng Sản từ Bắc cho đến Nam. Và đây cũng là dịp chúng ta tưởng nhớ và tri ân các linh hồn tử sĩ đó. Qua bao đau thương mất mát của gia đ́nh và của đất nước, chúng ta cũng có một vài hănh diện là các sinh viên sĩ quan Hải Quân Nha Trang trẻ qua các nước khắp thế giới sau năm 1975 đă có những người học hành thành tài và đă thành công trên đất nước định cư. Riêng thế hệ thứ hai của chúng ta th́ đă thành công hơn chúng ta nhiều. Họ đă di sâu vào ḍng chính, nhất là tại Hoa Kỳ, họ đă thành công trong mọi lănh vực như văn hóa, xă hội, khoa học, kinh tế, chính trị v.v... Riêng về quân sự, các em đă theo gót cha ông và có mặt trong mọi quân binh chủng Hải, Lục, Không Quân làm rạng danh người Việt trên xứ người..."


HQ Hoàng Đ́nh Báu của khóa 11 HQ Nha Trang kêu gọi trong phần kết:

"Kính thưa các cựu sinh viên sĩ quan Hải Quân Nha Trang các khóa.

Chúng ta cũng ước ao, một ngày nào đó sẽ có Đại Hội Hải Quân với sự tham dự của các trường sinh viên sĩ quan Hải Quân Nha Trang, trường Brest (Pháp), trường OCS (Mỹ), các khóa sĩ quan Hải Quân đặc biệt, các trường hạ sĩ quan, các trường sơ đẳng, trung đẳng chuyên nghiệp đều tham dự.

Xin hăy về với nhau.

(California, ngày 4 tháng 9, 2014), HQ Tam Giang Hoàng Đ́nh Báu."


TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI QUÂN NHA TRANG
NHA TRANG NAVAL TRAINING CENTER
 

Tôi nhớ khi tôi post bài bài này ra internet, có anh bạn hỏi tôi các địa danh như  trường Brest (Pháp), trường OCS (Mỹ) nghĩa ra sao, Brest và OCS ở đâu. Nhân bài viết này tôi xin phép được sơ lược qua tí ti với các thân hữu chưa quen 2 đặc ngữ này.



Commandant Bùi Cửu Viên (b́a trái) và Commandant

Phạm Mạnh Khuê (b́a phải) cùng các SQHQ khác.

1/ Trường (Sĩ Quan) Hải Quân Hoa-Kỳ (Officer Candidate School– OCS) tại Newport, Rhode Island.

Đây là trường Đào tạo Hải quân Hoa Kỳ (tên tắt là OCS), tọa lạc tại Căn cứ Hải quân Newport, thuộc tiểu bang Rhode Island, cung cấp nhân tài hay đào tạo chuyên viên về ngành hải quân như các sĩ quan phục vụ trong ngành Hải quân Hoa Kỳ. Cùng với Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ (USNA) và Naval Officer Training Corps Reserve (NROTC), OCS là một trong ba cách chính đăng vào sĩ quan hải quân Mỹ có lương bổng.



OCS tại Newport, Rhode Island

Nguyên thủy Hải quân Mỹ mở ra hai chương tŕnh học về lái tàu và ngành cơ khí tại trường Officer Candidate School (OCS) tọa lạc ở Căn cứ Hải quân Newport, Rhode Island, và trường bay Officer Candidate Aviation School (AOCS) tại NAS Pensacola, Florida. AOCS đào tạo sĩ quan phi hành cho hải quân, sĩ quan cơ khí về máy bay (Officers Aviation Maintenance Duty), và các chuyên viên (sĩ quan) t́nh báo không gian, trong khi trường OCS phụ trách đào tạo tất cả các ngành của Hải quân khác như chuyên viên (sĩ quan) lo về vũ khí tác chiến Surface Warfare, chuyên viên (sĩ quan) phục vụ Submarine Warfare, đặc biệt sĩ quan ngành tác chiến hải kích (SEAL), cũng như sĩ quan tham mưu.

Do đó tương ứng với bên Không Quân Hoa Kỳ có trường The United States Air Force Academy (USAFA hay Air Force Academy), tọa lạc ở hướng bắc Colorado Springs trong hạt El Paso, tiểu bang Colorado. Về Bộ Binh th́ là The United States Military Academy tại West Point (USMA), thường được gọi tắt ngằn ngủn như "West Point", "Trường Bộ Binh" (Army), hay Học Viện (The Academy), tắt hơn nữa là "The Point", trường tọa lạc tại

vùng mang tên là West Point, thuộc hạt Orange (Orange county), của tiểu bang New York. Nên OCS là Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ hay trường Hải Quân Hoa Kỳ, cũng tương ứng với Học Viện Hải Quân Nha Trang hay trường Hải Quân Nha Trang của Việt Nam Cộng Ḥa.  

2/ Trường (Sĩ Quan) Hải Quân Pháp, École Navale de Brest:



Học viện Hải quân Pháp Brest

École Navale là Học viện Hải quân Pháp phụ trách đào tạo sĩ quan cho Hải quân Pháp. Vai tṛ của họ là mang trách nhiệm trên tàu, tàu ngầm, hàng không hải quân, những công tác tác chiến hay điều hành trong phạm vi hải quân nói chung. École Navale và viện nghiên cứu hài quân (AIRNAV) tại vùng lanvéoc-Poulmic, phía nam của thành phố Brest.


École Navale de Brest

Học viện được thành lập vào năm 1830 theo lệnh của vua Louis-Philippe. Thuở ban sơ viện được đặt trên các tàu, neo tại bến cảng Brest. Đến năm 1914, École Navale được di chuyển vào bờ tại Brest. Trong Thế chiến II, nhà trường đă bị phá hủy bởi chiến tranh do bom đạn và sau đó đă được chuyển đến gần làng lanvéoc-Poulmic, tọa lạc đối diện của vịnh Brest (Rade de Brest). Tuy học viện vẫn ở vị trí cũ này, và đă chính thức được khánh thành bởi Tổng thống Charles de Gaulle vào năm 1965.

Với nước Pháp th́ Học Viện Không Quân Pháp được gọi là École de l'Air, thuộc hha25ng trường lớn (grande école) tọa lạc tại vùng Salon-de-Provence, có căn cư Không Quân Salon-de-Provence, tọa lạc ở phía nam Pháp gần vùng biển Địa Trung Hải, có các địa danh Aix-en-Provence, Toulon và cảng Marseille. Pháp có trường đào tạo sĩ quan bộ binh là École Spéciale Militaire de Saint-Cyr (viết tắt là ESM, hay là "trường Bộ Binh Đặc Biệt Saint-Cyr"), các sĩ quan tốt nghiệp ở đây hănh diện được gọi là  "saint-cyriens", hay là "cyrards". Trường Bộ Binh Saint-Cyr tọa lạc tại trại binh Coëtquidan ở miệt Guer, thuộc vùng Brittany, hướng góc tây bắc nước Pháp, và ở hướng tây nam của tỉnh Rennes. Vùng Brittany cũng là nơi có thành phố biển Brest. Nếu OCS là Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ hay trường Hải Quân Hoa Kỳ, tương tự như Học Viện Hải Quân Nha Trang hay trường Hải Quân Nha Trang của Việt Nam Cộng Ḥa, th́ Học viện Brest của Hải quân Pháp, École Navale de Brest (một grande école) là nơi hănh diện kinh qua cho các sĩ quan Hải Quân Pháp.


Các vị sĩ quan Hải Quân tốt nghiệp ở Pháp và Mỹ về như Lê Triệu Đẩu (Khóa 4 Brest), Nguyễn Đức Vân  (Khóa 1 Brest) và Nguyễn Tiến Ích (Khóa 4 Brest). Tôi nhớ khi theo học tại Đại học Kính Tế Thương Mại Minh Đức tại Sài G̣n, tức trường Đại học Kinh Thương (School of Economics and Business Administration), chương tŕnh học theo mô thức các đại học tân tiến tại Bắc Mỹ và Tây Âu, tôi may mắn được thọ giáo 3 vị thầy gốc Hải quân VNCH chính hiệu nai vàng đạp lên lá vàng khô. Đó là các thầy Lê Triệu Đẩu (dạy môn Nghiên Cứu Tác Vụ), thầy Nguyễn Đức Vân (dạy môn Toán kinh tế) và thầy Nguyễn Tiến Ích (dạy môn Toán thống kê). Ở thế hệ của các thầy mộng ước xuất dương học kỹ thuật xứ người chẳng hạn tại các trường lớn Pháp Quốc như Hải Quân École Navale de Brest, Lục Quân Saint Cyr, hay Không Quân École de l’Air Salon de Provence,... có lẽ là ước muốn chung của những người trai thế hệ khi trở về xây dựng quê hương. Khi Hoa Kỳ vào Việt Nam, 3 vị thầy này lại xuất dương khăn gói quả mướp sang Hoa Kỳ tu nghiệp hoặc theo học bậc cao hơn. Tại Minh Đức, chúng tôi cố gắng nuốt môn học Nghiên Cứu Tác Vụ, tức Operations Research trong tên trong Anh ngữ, tên khác của nó là môn "Vận trù học", là ngành học liên quan về lănh vực toán học ứng dụng và khoa học h́nh thức (mô h́nh học), sử dụng các phương pháp toán giải tích và gồm phạm trù mô h́nh toán học, giải tích thống kê, và tối ưu hóa để t́m ra được lời giải đáp tối ưu hoặc gần tối ưu của những vấn đề ra quyết định phức tạp (phức hợp). Bài toán thường đề cập đến xác định kết quả cực đại (ví dụ như về lợi nhuận, hoạt động, hoặc sản lượng) hay cực tiểu (hầu đo lường sự lăng phí, rủi ro, hoặc chi phí) của một số vấn đề trong thực tế mà ngành kinh tế ứng dụng tóan và thống kê cần thiết cho kỹ nghệ. Ngoài ra môn Operations research hay vận trù học c̣n nghiên cứu phân tích các cấu trúc những t́nh huống phức tạp, tiên đoán được hành vi của hệ quả cho quyết định trong việc quản trị xí nghiệp, nhờ đó có thể nâng cao khả năng hoạt động của tổ chức hay công ty. Vận trù học có nguồn gốc từ các nghiên cứu trong quân sự trước chiến tranh thế giới lần hai, và các kỹ thuật của nó đă được phát triển để có thể áp dụng trong nhiều ngành kỹ nghệ. Phải nói ba vị thầy này diễn giảng đề tài rành mạch, GS. Lê Triệu Đẩu đứng lớp trong phong thái nghiêm nghị, thuyết giảng thao thao về đề tài. GS. Nguyễn Đức Vân th́ với bản tính xuề x̣a, vui tươi, học tṛ mến ông v́... ông cho điểm rộng răi, v́ học tṛ nam thường bị ám ảnh bởi Nha Động Viên của thầy Đạm. Tôi được biết có lúc người ta muốn đôn Thầy Nguyễn Đức Vân (HQ Khóa 1) lên nắm chức Tư lệnh Hải quân, nhưng ông từ chối. Có lẽ GS. Vân là người của phạm vi hàn lâm chữ nghĩa chăng ? C̣n GS. Nguyễn Tiến Ích diễn giảng bài vở say mê, dù phong thái chậm răi trong uyên bác, cho bài tập homework khiến học tṛ học đại học chúng tôi học mệt nghỉ. Thầy Ích với cá tính hiền ḥa, đượm nét thân thiện, thường nán lại sau giờ học giảng bài thêm. Nhắc lại những kỷ niệm này xin cám ơn dĩ văng có quư thầy HQ, không biết ngày nay ra sao, ai c̣n, ai khuất như luật thiên nhiên của vũ trụ. Mong mọi sự an b́nh.

GS. Nguyễn Tiến Ích c̣n theo học và tốt nghiệp tại trường Naval Postgraduate School (NPS) ở vùng Monterey, miệt bắc California. Những thành phố biển Monterey, Pacific Grove, Peble Beach và Carmel nằm ven biển san sát nhau, thắng cảnh nơi đây mang nét thơ mộng, hữu t́nh. NPS có những khóa học về Điện tử (Electronic), Cơ khí (Mechanical) và Truyền tin (Communications) kéo dài ba năm; riêng khóa học về môn Operations Research khoảng hai năm rưỡi; và khóa học về môn Operations Management kéo dài độ 18 tháng. Sĩ quan bộ binh thường được cử đến theo học tại NPS khóa Operations Research. V́ NPS nổi tiếng về bộ môn này. NPS là trường đại học về văn hóa cao cấp nhất của quân đội Mỹ, được công nhận bởi hệ thống đại học Miền Tây Hoa Kỳ và trường có quyền cấp phát văn bằng tiến sĩ. Sau bậc cao học tại NPS, GS. Nguyễn Tiến Ích sang học bên đại học MIT tốt nghiệp tiến sĩ.


Được biết số tham dự của 3 trong 26 khóa về tham dự đông người về tham dự nhất là Hải Quân các khóa 19 (Đệ Nhị Thiên Xứng), 21 (Đệ Nhị Nhân Mă)và 26 (Đệ Tam Kim Ngưu).Khóa 1 chỉ có Đề Đốc Trần Văn Chơn (Cựu Tư Lệnh HQVNCH). Khóa 2 không có đại diện tham dự, các khóa khác đều c̣ đại diện.


Lễ chào Quốc Quân Kỳ

Trong buổi lễ Ban Tổ Chức yêu cầu mỗi khóa có người đại diện phát biểu cảm tưởng. Khóa 1 th́ BTC hỏi người đại diện là vị niên trưởng cao cấp có mặt tại buổi lễ là Cựu Đề-Đốc Trần Văn Chơn, Nguyên Tư-Lệnh Hải-Quân Việt Nam Cộng Ḥa. Ông là vị Tư lệnh HQVNCH thứ 2 và thứ 7, và đă trải qua 12 tù dưới chế độ CSVN sau tháng 4 năm 1975.


Đô Đốc Trần Văn Chơn,

cựu Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam

Một vị sĩ quan trong BTC hỏi vị Cựu Tư Lệnh có cảm tưởng hay tâm sự ǵ hôm nay không. Ông nay đă 95 tuổi, sức khỏe trông phương phi tráng kiện, có mái tóc bạc phơ, như tiên lăo ông mở nụ cười vui vẻ đại để: "Mấy anh em muốn nghe chuyện ǵ ?", vị đại diện hỏi rơ hơn nếu ông có kỷ niệm học ở quân trường, và nếu có chuyện huấn nhục. Vị niên trưởng cao cấp cười: "Hà  hà hà... kỷ niệm với Hải quân th́ có nhiều, nhưng trên khóa tôi không có ai, dưới khóa tôi cũng ít người, việc huấn nhục chưa phổ thông". Tôi nghe thoáng từ xa đoán ra nét vui tươi dí dỏm và b́nh dị của ông. Thật vậy, các khóa sĩ quan hải quân như khóa 1 chỉ có 9 khóa sinh, khóa 2 được 16, từ khóa 1 đến khóa 6 sĩ số mỗi khóa không hơn 25 khóa sinh thời Pháp thuộc, thực dân không cho ta vươn lên nhiều. Cho đến khi sang thời VNCH và v́ nhu cầu thời chiến, sĩ số các khóa tăng vọt như khóa 19 có 272 khóa sinh, khóa 23 có 282 khóa sinh và khóa 24 có 279 khóa sinh,...

Trở lại câu chuyện của vị niên trưởng khóa 1 góp mặt góp ư có phần vui cho buổi lễ th́ những năm 1951-1952 của niên kỷ trước, việc huấn luyện thuở phôi thai, có lẽ thủ tục hay học tŕnh chưa tinh vi, chưa bài bản như các khóa sau theo thời gian trôi qua. Khi Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang được căi tiến theo nhu cầu t́nh thế. Huấn nhục trong các quân trường là giai đoạn tập sự chịu đựng những khổ h́nh, bullying and harassing at boot camp (period of a military training camp for new recruits with a strict discipline). Thời gian huấn nhục hay là đi là giai đoạn "hành xác" đă diễn tả đúng những ǵ mà một tân binh bước chân vào một quân trường phải chịu đựng về thể chất lẫn tâm lư. Tại các quân trường Hoa kỳ đây là thời gian CBT (Combat Basic Tranning) áp dụng cho tất cả binh sĩ, hạ sĩ quan và sĩ quan. Ảnh hưởng hệ thống đào tạo của các boot camp trong các quân trường Hoa Kỳ, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang đă áp dụng theo chương tŕnh huấn luyện như các quân trường đào tạo sĩ quan để những khóa sinh khắc phục được giai đoạn thử thách gian khổ về tinh thần cũng như thể xác, phải giữ kỷ luật nghiêm minh trong quân đội, khóa sinh bị khóa đàn anh đi trước quay trong những tuần lễ dáo đầu huấn luyện. Huấn nhục là một giai đọan cần thiết để các thanh niên chuyển đổi từ đời sống dân sự sang đời sống quân ngũ mà kỷ luât là điều quan trọng v́ “Kỷ luật là sức mạnh của quân đội". Các khóa sinh West Point hay Fort Benning phải trải qua sự huấn nhục. Ư niệm cần thiết. (Brimade, une période de formation de base de la survie, appliqué à l'école militaire pour les nouvelles recrues avec une discipline stricte.)


Cảnh huấn nhục khi vừa vào ngưỡng cửa quân trường

Hôm thứ Sáu Tiền Đại hội tại Paracel, vợ chồng chúng tôi được tham dự cùng với Commandant Bùi Cửu Viên và madame nhà văn Bùi Hồng Thủy từ DC bay sang, khu vực chúng tôi ngồi c̣n có Commandant Phạm Mạnh Khuê cùng phu nhân, HQ khóa 20 Đoàn Hữu Lương cùng phu nhân,HQ khóa 9 Nguyễn Minh Thơ và phu nhân Phan Thị Nhàn từ Florida bay sang, HQ khóa 21 Phan Chí Thiện và phu nhân Lê Thị Ái Hiếu, nhà báo Nguyễn Thị Thanh B́nh (chủ nhân tờ Phụ Nữ Việt, phu nhân của cố họa sĩ Long Ân), những vị HQ thân hữu như thi sĩ Đồng Văn, nhà văn Tam Giang Hoàng Đ́nh Báu. Nghe nói có nhạc sĩ Trường Sa HQ Nguyễn Th́n từ Montreal, nhà báo HQ Phạm Kim Seattle và nhà thơ Cát Biển HQ Nguyễn Sáng từ DC có về tham dự đại hội, rất tiếc không được gặp.

Commandant Bùi Cửu Viên chúc mừng đại hội

Buổi lễ của Hải Quân nên nhiều nhạc phẩm kinh điển, đặc trưng cho truyền thống của Hải Quân được tŕnh bày như Hải Quân Hành Khúc, Tiếng Sóng Vân Đồn, Hoa Biển,... đến những bản t́nh ca như Sao Rơi Trên Biển, Một Lần Xa Bến, Thủy Thủ và Biển Cả, Lính Mà Em, T́nh Ca Người Đi Biển,... đă được ca vang khi ta mường tượng lại dĩ văng màu áo trắng tinh của lính thủy ngày nào tô điểm đậm những kỷ niệm trên đại lộ Duy Tân (Avenue De La Plage) của Nha Trang, hay trên Bến Bạch Đằng Sài G̣n (Quai Le Myre de Vilers có Hotel Restaurant Majestic) của thuở cũ xưa, và đêm nay đây màu áo trắng Hải Quân ấy hiện ra đầy tại Paracel.

 

Tiếng ca hát liên hoan ngày vui hội ngộ của những cựu quân nhân thuộc binh chủng lấy phương châm "Tổ Quốc Đại Dương", người lính biển bước lên tàu ra khơi, bỗng thoáng thấy mắt người yêu nhuốm nét buồn, Xa xôi vạn hải lư con tàu trong đêm sương và anh ngước nh́n v́ sao đêm hẹn rằng t́nh đôi ta không hề phai...

"Chiều nay ra khơi

Thoáng thấy mắt em nhuốm buồn

Đời anh là gió sương

Anh đi khắp muôn phương...

Chờ một người đi xa

Áo trắng bay trong nắng tà

Nh́n theo lệ ướt nḥa

Khóc một người đi xa"

Hạm đội HQVNCH trong nhiệm sở hải hành

"Một lần xa bến bao nhiêu là buồn

Xa xôi hải lư con tàu hoen sương

Anh ngước nh́n v́ sao đêm hẹn rằng:

"Dù cho sông dài ngăn lối,

T́nh đôi ta không chóng phai..."



Một bài hát bằng Anh ngữ ngân lên khi màn đêm buông xuống, không gian mịt mờ, người lính ra đi không sờn ḷng chỉ mong người yêu nơi xa kia hăy chờ anh về, con tàu sẽ về bến...

"When the night has come

And the land is dark

And the moon is the only light we'll see

No I won't be afraid

Oh, I won't be afraid

Just as long as you stand, stand by me"

Trên đài cao chiến hạm anh nh́n v́ sao rơi và nhắc nhớ tên em. Em ơi, đêm đêm tàu băng vượt trùng dương anh mong t́m gặp hoa trắng mang về tặng em, cho anh th́ thầm t́nh ḿnh trắng như hoa sóng đại dương... 

"Lênh đênh đài cao chiến hạm

Anh nh́n v́ sao rơi

Nhắc nhớ tên em

Ngày xưa anh thường ngắm sao trời

Lạc đáy mắt mỹ nhân..."

 

"Tại em khi xưa yêu hoa màu trắng

Tại em suy tư bên bờ vắng

Nên đêm vượt trùng

Anh mong t́m gặp hoa trắng về tặng em

Cho anh th́ thầm

Em ơi t́nh ḿnh trắng như hoa đại dương..."


Người lính thủy của sự thủy chung, dù bao ngư nhân xao xuyến quyến rũ, bao mỹ nữ công chúa dưới thâm cung lôi cuốn, ngàn đời người lính thủy sẽ không thay dạ đổi ḷng. Hăy tin như vậy nhé...

"Càng đi xa anh càng nhớ em

Trước đại dương ngát xanh muôn trùng

Ḱa ngư nhân in h́nh trên sóng

Bao nàng công chúa dưới thâm cung

Em ơi! ảo h́nh kia lôi cuốn,

Nhưng anh đă nói anh yêu em

Th́ ngàn kiếp vẫn không thay ḷng..."

Khi nào tàu về bến anh hẹn ḿnh dạo phố, tay đan tay khi người t́nh chợt hỏi: "Gớm, sao anh ǵ mau vậy?". Người lính thủy vững tin trả lời: "Lính Hải Quân Nha Trang mà em!".

“Tàu về bến anh hẹn ḿnh dạo phố

Tay chinh nhân đan năm ngón tay mềm

Thường dỗi anh "Ḱa đi ǵ mau vậy?"

Anh mỉm cười khẽ nói: "Lính mà em!"."


Người viết bài xin kết thúc với bài ca dễ thương "Lính mà em!", v́ t́nh yêu vẫn đúng muôn thuở cho các khóa SVSQ Hải Quân VNCH dù thụ huấn từ TTHLSQHQ Nha Trang, hay École Navale de Brest hoặc OCS Newport, Rhode Island, sẽ mài măi là lính thủy thủy chung với quê hương đất nước, với tổ quốc đại dương, và với gia đ́nh.

(Người viết bài xin cám ơn quư nhiếp ảnh gia, quư nhạc sĩ, quư thi văn sĩ, quư chủ nhân của các trang mạng cho sử dụng h́nh ảnh hay trích đoạn tài liệu cho bài này. Đa tạ.)

Trần Việt Hải, Los Angeles.

 

Trở lại