Dưới áp lực của NATO, Tây Ban Nha 

từ chối tầu chiến Nga cập cảng tiếp liệu

Minh Anh

media
Hàng không mẫu hạm Nga đô đốc Admiral Kuznetsov ở ngoài khơi Na Uy (ảnh do máy bay trinh thám Na Uy chụp ngày 17/10/2016)REUTERS

Tổ hợp chiến hạm không-hải quân của Nga hôm qua 26/10/2016 thông báo rút yêu cầu xin phép ghé cảng Ceuta do việc Tây Ban Nha vào giờ chót thông báo đóng cửa cảng này tại Địa Trung Hải với các tầu chiến Nga. Căng thẳng Matxcơva – Madrid xảy ra trong bối cảnh quan hệ Nga – NATO ngày càng lạnh giá.

Trong một thông cáo, đại sứ Nga tại Madrid đă giải thích về việc rút lại đơn xin phép là do các tầu chiến Nga đă thay đổi lộ tŕnh. Nga đưa ra quyết định này sau khi bộ Ngoại Giao Tây Ban Nha vài giờ trước đó có yêu cầu Matxcơva giải thích rơ về khả năng tham gia vào chiến dịch oanh kích Aleppo, tại Syria của tổ hợp không-hải quân.

Trên nguyên tắc, hôm qua, nhóm tàu chiến Nga trên đường đến Syria sẽ phải ghé cảng Ceuta của Tây Ban Nha, nằm ở Địa Trung Hải, lọt thỏm giữa vùng lănh thổ của Maroc để tiếp liệu. Tổ hợp không-hải quân bao gồm chiếc hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov và 8 chiếc tầu chiến hộ tống, trong đó có chiếc tuần dương hạm hạt nhân Pie Đại Đế, tàu khu trục Severomorsk và một chiếc tầu ngầm.

Kế hoạch ghé cảng Ceuta của Nga cũng đă được bộ Quốc pḥng Tây Ban Nha xác nhận hôm thứ Ba 25/10/2016. Thế nhưng, tuyên bố trên của Madrid đă làm dấy lên làn sóng chỉ trích từ phía các nước thành viên trong khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương – NATO và các tổ chức nhân quyền.

Nghị sĩ châu Âu, cựu thủ tướng Bỉ, ông Guy Verhostadt, với lời lẽ gay gắt đánh giá quyết định này của Tây Ban Nha là « quá đáng ». Ông cho rằng đội tầu chiến của Nga chỉ có một mục tiêu duy nhất là « hủy diệt Aleppo » và « quấy nhiễu các lực lượng quân đội của Liên Hiệp Châu Âu và NATO ».

Anh quốc một cách công khai và tổng thư kư NATO, lời lẽ ḥa dịu hơn đă bày tỏ quan ngại về việc Tây Ban Nha – một thành viên của NATO tiếp tế cho các đơn vị của Nga được cho là đến chi viện cho chiến dịch oanh kích tại Syria.

Tuy nhiên, tổng thư kư NATO cũng phải công nhận việc có nên để tầu chiến Nga ghé cảng tiếp liệu hay không là quyền của mỗi thành viên. Bởi v́, theo như lời giải thích của đô đốc Alain Coldefy, cựu chỉ huy hai hàng không mẫu hạm Pháp chiếc Foch và Clemenceau th́ « Hiệp ước Liên Minh Bắc Đại Tây Dương không mang nhiều tính chất ràng buộc ».

Đây không phải là lần đầu tiên hàng không mẫu hạm Nga Kouznetsov đi vào vùng biển Địa Trung Hải kể từ khi được hạ thủy lần đầu tiên cách nay 20 năm. Lần triển khai mới nhất ngoài khơi Syria là vào năm 2014. Nhưng vào thời điểm đó, t́nh h́nh chiến sự chưa dữ dội như lúc này.

Hồi trung tuần tháng 10/2016, NATO đă lo ngại khi Nga thông báo đưa hàng không mẫu hạm và đoàn hộ tống, cùng với việc tăng cường thêm các chiến đấu cơ như MIG-29K mới toanh và trực thăng chiến đấu hỗ trợ cho hoạt động quân sự tại Syria.

Giới chuyên gia xem sự hiện diện của chiếc hàng không mẫu hạm duy nhất của Nga trong vùng biển Địa Trung Hải như là một sự biểu dương lực lượng bất thường. « Đấy vừa là một động thái chính trị đang được toàn thế giới theo dơi sát sao vừa c̣n là một sự thể hiện tính chủ quyền" của Nga ». Về mặt quân sự, hoạt động triển khai này c̣n làm tăng thêm đáng kể sức mạnh hỏa lực cho các chiến dịch đang tiến hành tại Syria.

Bất kể Nga có động cơ ǵ, câu hỏi đặt ra : Phải chăng căng thẳng giữa Matxcơva và Madrid chỉ là bề nổi cho tảng băng ch́m trong mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa Nga và NATO trong những năm gần đây, nhất là kể từ khi Matxcơva cho sáp nhập bán đảo Crimée vào lănh thổ Nga ? Có lẽ đấy cũng chính là điều đă khiến cho tổng thư kư NATO quan ngại và tuyên bố « không muốn có chiến tranh lạnh » với Nga sau khi kết thúc phiên họp NATO tại Bruxelles chiều tối qua.

Trở lại