Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ Vô Địch

Vi Anh

 

Hàng Không Mẫu Hạm [ HKMH ] Mỹ vô địch là v́ đó là biểu tượng của Mỹ về chiến tranh. Biểu tượng của nhân dân, chánh quyền, và quân lực Mỹ hợp đoàn tạo sức mạnh trả đũa không nước nào trên thế giới có thể chịu nổi.


Thực vậy, kể từ sau Thế chiến 2, hàng không mẫu  hạm Mỹ coi như vô địch trên các đại dương trên thế giới. Chưa có kẻ thù  nào dám tấn công, chưa HKMH Mỹ nào bị đánh ch́m trong các cuộc xung đột.

VNCH gọi là HKMH. CSVN gọi là tàu sân bay. Cũng như VN gọi Thuỷ Quân Lục Chiến c̣n VC gọi là lính thuỷ đánh bộ.
Chuyên gia Robert Farley, giáo sư người Mỹ chuyên nghiên cứu quốc pḥng, b́nh luận trên tạp chí National Interest cho biết có nhiều lư do để giải thích cho câu hỏi trên.

HKMH ngày nay rất khó đánh ch́m bởi kích thước đồ sộ, là biểu tượng sức mạnh của hải quân Mỹ và không ai biết Mỹ trả đũa ra sao nếu HKMH bị tấn công.

Một cuộc tấn công toàn diện có thể dẫn đến khả năng HKMH Mỹ bị đánh ch́m. Nhưng lực lượng thù địch của Mỹ sợ nhân dân chánh quyền,  quân đội Mỹ sẽ đ̣i hỏi phải trả đũa v́ HKMH được coi là biểu tượng của Hoa kỳ, một hiệp chủng quốc hùng mạnh trên năm châu, bốn biển của thế giới. Truyền thống của nhân dân và chánh quyền Mỹ, Mỹ là một trong chiến tranh hay ngoại giao. Kẻ thù nào của Mỹ khi bi Mỹ tấn công hay phản công th́ từ chết tới bị thương, chớ không thể thắng Mỹ.

Them vào đó theo chuyên gia Farley, kể từ sau Thế giới Đại Chiến Thứ 2, hầu hết các cuộc xung đột trên thế giới đều diễn ra với quy mô nhỏ, trong đó việc tấn công HKMH không phải là lựa chọn khôn ngoan trước cuộc phản công tră đũa tất yếu của Mỹ. Quân Lực Mỹ nói chung là quân lực hùng mạnh, tiền tiến nhứt hoàn cầu. Không nước nào dại ǵ tấn công HKMH biểu tượng của Mỹ,  thế nào Mỹ cũng phản công toàn diện và toàn quốc của nước gây hấn Mỹ vào HKMH.

Tấn công một HKMH Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến cục diện quân sự mà c̣n cả chính trị, kinh tế, ngoại giao nữa. Một lư do khác là không ai dám chắc cần bao nhiêu quả hoả tiễn để đánh ch́m HKMH Mỹ.

Khi tân công một HKMH Mỹ, Mỹ có thể huy động 10 HKMH từ những địa điểm khác nhau đến khu vực xảy ra xung đột. Vậy nên đánh ch́m một HKMH Mỹ mới chỉ làm sức mạnh của hạm đội Mỹ giảm xuống khoảng 10%.

Giáo sư Farley nhận định, đánh ch́m HKMH Mỹ là cách nhanh nhất để biến một cuộc xung đột nhỏ lẻ thành chiến tranh toàn diện, rất ít quốc gia trên thế giới ngày nay có thể đối đầu với Mỹ trong một cuộc chiến tranh toan diện, toàn quân, toàn dân như vậy.

Thử so sánh tương quan lực lượng chỉ của hải quân của Mỹ và TC. Hải Quân Mỹ vượt xa của TC nhiều. TC chạy theo sẽ hụt hơi, đột quị như Liên xô thôi.  Để tranh giành thế hải thượng (maritime supremacy) của Mỹ trên thế giới, Chủ Tịch Tập cận B́nh [TCB] nói TC có dự án làm ra đến 6 hàng không mẫu hạm [HKMH] để tung đến mọi đại dương trên thế giới. Nhưng nói cho dữ vậy chớ theo hăng tin Bloomberg hôm 06/03/2018, TC hiện giờ hăy c̣n thua xa Hoa Kỳ về hải quân, về chi tiêu quân sự và về số căn cứ quân sự ở ngoại quốc.

TC thua xa Mỹ về con số và tŕnh độ hiện đại của HKMH và tàu chiến. TC hiện thời chỉ có một chiếc HKMH Liêu Ninh mua chiếc cũ của Ukrain về tân trang lại. Về chương tŕnh phát triển HKMH trong số 5 chiếc được dự trù, hiện chỉ có 2 chiếc đang đóng.

Trong khi đó, Hải quân Hoa Kỳ đă có đến hơn 10 HKMH trong đó có chiếc USS Carl Vinson là chiếc lớn nhứt thế giới vận hành bằng nguyên tử lực. C̣n trong ngày tháng đầu nhiêm kỳ của TT Trump,  Mỹ  đưa vào sử dụng  hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford, vô địch về  giá cả, 13 tỷ Mỹ kim, vô địch về kỹ thuật, có hệ thống gián điệp bảo vệ tàu,  nhiều máy bay chiến đấu nhứt, vũ khí tân tiến nhứt, vũ khi laser mỗi phát bắn laser chỉ  tốn vào khoảng vài USD.

Về tàu chiến của TC, theo báo cáo của Bộ QP Mỹ, Trung Quốc vốn có 5 tàu ngầm nguyên tử, 53 tàu ngầm tấn công chạy diesel và 4 tàu ngầm trang bị các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 có tầm bắn 7.200 km.Và từ khi TCB lên cầm quyền năm 2013 đến nay, Trung Quốc đă đóng mới và đưa vào biên chế 77 tàu chiến các loại, từ tàu khu trục mang hoả tiễn dẫn đường đến khinh tốc hạm, tàu hậu cần.

C̣n Mỹ, tất cả các tàu lặn của Mỹ đều sử dụng nguyên tử lực, bao gồm 18 tàu trong đội h́nh, 36 tàu lặn tấn công lớp Los Angeles, 3 tàu lặn tấn công lớp Seawolf và 13 tàu ngầm tấn công lớp Virginia. Hải quân Mỹ cũng có 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga, 62 tàu khu trục lớp Arleigh Burke, 30 tàu đổ bộ và 18 tàu chiến tấn công ven biển.

TC cũng thua xa Mỹ về căn cứ hải quân trên thế giới. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đă gia tăng nỗ lực để thách thức sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Biển Đông, phát triển các hoả tiễn để chống các chiến hạm Mỹ, đồng thời bồi đắp các đảo đang tranh chấp ở Trường Sa để xây trên đó các căn cứ quân sự.

Dù TC lập được căn cứ quân sự ở Djibouti và trên tuyến hàng hải ở Trung Đông có một số các hải cảng TC mướn gọi là“xâu chuỗi ngọc”trong khuôn khổ sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường”, nhưng TC vẫn thua Mỹ.

Mỹ hiện có đến hàng chục căn cứ lớn Hải quân, chưa kể hàng trăm cơ sở quân sự nhỏ hơn ở  các nước trên thế giới. Nên Mỹ và các đồng minh vẫn dễ dàng biết được đường đi nước bước của các chiến hạm TC. Trong khi hạm đội của Mỹ có thể rời khỏi căn cứ San Diego mà không bị phát hiện và sau đó có thể mất dấu trong vùng Thái B́nh Dương mênh mông.

Theo các chiến lược gia quốc tế cho tới nay, hải quân Mỹ vẫn luôn đứng đầu thế giới về sức mạnh và năng lực, sở hữu số lượng lớn HKMH, tàu tuần dương hạm, tàu khu trục hạm, tàu hộ vệ, tàu ngầm và nhiều loại tàu chiến khác cùng các đơn vị đặc nhiệm. Có thể nói, hải quân Mỹ cũng là lực lượng tinh nhuệ nhất trong quân đội Mỹ../.(VA)

 

Trở lại