Hăy Về Với Nhau

Ngày 22 và 23 tháng 5, 2015 là ngày các khóa cựu Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang gặp mặt kỳ 2 tại Orange County, Nam California. Nhớ lại ngày 15 tháng 8 năm 1951, chính quyền Pháp ở Đông Dương đồng ư cho tuyển mộ một khóa Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân gồm 9 sinh viên, 6 theo ngành chỉ huy và 3 theo ngành cơ khí. Cho đến ngày 1 tháng 11 năm 1952, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang xây xong và khai giảng khoá 2 Sinh Viên Sĩ Quan Hái Quân. Từ đó liên tục 24 năm, mỗi năm một khóa và mỗi khóa học 2 năm cho đến khóa Sinh Viên Sĩ Quan cuối cùng là khóa 26 th́ biến cố 30 tháng Tư, 1975. Qua bao thăng trầm theo vận nước, chúng ta mỗi người mỗi ngả sống khắp năm châu bốn biển. Người sinh viên lớn tuổi nhất nay cũng đă trên 90 và người sinh viên nhỏ tuổi nhất cũng đă trên 60. Chúng ta tuy khác KHÓA  nhưng cùng CH̀A, đó là những thứ c̣n ghi lại trong đầu, trong tim để c̣n nhớ đến nhau. Do đó ai cũng mong được đến với nhau v́ quăng đường c̣n lại trong đời không c̣n bao nhiêu. Ngoài ra trong dịp hội ngộ này chúng ta cũng chia sẻ bao nỗi niềm đau thương v́ tổ quốc thân yêu của chúng ta bên kia bờ đại dương đang dần dà bị xích hóa bởi kẻ thù phương Bắc.

Trước hết chúng ta nhớ những bạn nằm bên cạnh, những bạn nằm giường trên, giường dưới. Những bạn xóm nhà lá, những bạn nghịch ngợm, những bạn hiền từ. Những bạn đó ngày nay dù c̣n hay đă mất mỗi lần gặp nhau vẫn được bạn bè nhắc đến tên. Khóa tôi (K 11) có 81 người mà người nào cũng có tên riêng (nickname), dù tên đó hay hoăc dở, đẹp hay xấu, dù bạn đó có chấp nhận hay không th́ đến nay cái tên cúng cơm đó vẫn c̣n là nguồn cảm hứng cho nhiều câu chuyện.

 Chúng ta cũng nhớ các thầy, các cán bộ giảng dạy, các huấn luyện viên kể cả các anh chị  bán câu lạc bộ, và người thợ giặt ủi đẩy chiếc xe ba bánh đến trựng vào những ngày cuối tuần. Chúng ta không thể quên được tiếng kèn của người thủy thủ già thổi chiếc kèn đồng với tiếng kèn dài lê thê báo hiệu giờ đi ngủ. Tiếng kèn đó lại đồn dập báo thức sinh viên dậy vào buổi sáng. Chúng ta cũng không quên những ngày cuối tuần, sinh viên sĩ quan không trực gác được mặc tiểu lễ đi bờ để xuống Chụt ăn tô phở ḅ thơm phức hay khúc bánh ḿ gà đậm đà t́nh quê hương. Rồi chúng ta leo lên xe Lam ra phố Nha Trang  thăm người t́nh bé nhỏ hay lang thang ngắm các em đi dạo phố. Tối về ra băi biển Nha Trang nằm nghe sóng vỗ để rồi thơ thẩn về lại trường. Nhưng không một sinh viên sĩ quan nào lại không nhớ 8 tuần lễ huấn nhục (brimade) là một truyền thống của Trường Sinh Viên Sĩ Quan Nha Trang đàn anh huấn luyện sinh viên sĩ quan khóa đàn em biết thế nào là kỷ luật quân đội.

Nha Trang thành phố biển tuyệt đẹp đă để lại trong ḷng người sinh viên sĩ quan bao kỷ niệm về băi cát trắng chạy dài từ làng Chụt cho đến Xóm Bóng, Ḥn Chồng. Đêm nào người sinh viên sĩ quan cũng nghe  biển ŕ rào như lời ru, tiếng hát mời gọi của biển. Nhưng chớ có dại bước xuống tàu gặp lúc biển động để rồi ói ra mật xanh, mật vàng. Thời gian hai năm qua mau. Ngày ra khơi chẳng mấy chốc mà đến, bỏ lại người t́nh Nha Trang nhạt nḥa theo cát trắng và biển xanh. Rồi khóa sinh viên sĩ quan tiếp theo, nối tiếp truyền thống Hải Quân, đường phố và bờ biển Nha Trang lại vui trở lại v́ có những người t́nh bên những người t́nh áo trắng mới.

Chúng ta lại chia tay nhau. Người đi Hạm Đội, xuống chiến hạm để được lắc lư con tàu đi từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mau, Phú Quốc. Người đi Vùng Duyên Hải, xuống các Duyên đoàn cùng các ghe Chủ Lực, ghe Yabuta tuần tiễu các đảo và các cửa sông. Người đi Vùng Sông Ng̣i th́ xuống các Giang đoàn tuần tiễu trong các sông rạch từ Cửa Việt cho đến tận Cà Mau, Năm Căn. Riêng Vùng 4 Sông Ng̣i với sông rạch chằng chịt, vùng kinh tế sầm uất của cả Việt Nam th́ được nhiều Giang Đoàn hùng hậu bảo vệ, canh giữ.

Thời gian 24 năm trong quân chủng Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa, chúng ta rất hănh diện đă góp phần  cùng các Quân Binh chủng bạn bảo vệ vùng biển và các Vùng Sông Ng̣i. Về mặt Biển Đông, Hải Quân chúng ta đă  chống kế hoạch xâm nhập của địch từ Bắc vô Nam qua các chiến tích từ Cửa Việt cho đến Vũng Rô, Ba Động, Cổ Chiên, Hàm Luông và kể cả chiến hạm chúng ta đă bắn ch́m một tàu VC ở vịnh Thái Lan năm 1971 v.v. Trong sông, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hải Quân chúng ta đă giáng cho địch những đ̣n chí tử như trận Ba Lài, trận Tuyên Nhơn, trận U Minh Thượng, U Minh Hạ v.v. Đặc biệt, Hải Quân VNCH đă thật sự chống quân Tàu xâm lược bằng trận Hải Chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974. Dù không giữ được Hoàng Sa, Hải Quân VNCH đă gây cho địch thiệt hại nặng nề và được toàn dân Việt Nam thương mến ngưỡng mộ và thế giới kính nể bởi sự can trường và ḷng dũng cảm quyết bảo vệ từng tấc đất, tấc biển của cha ông để lại. Hải Quân VNCH c̣n bảo vệ ngư dân đánh bắt hải sản trên Biển Đông không để ghe, tàu các nước láng giềng phương Bắc cũng như láng giềng phương Nam uy hiếp. Ngược lại chính quyền Việt Nam ngày nay đă hèn với giặc, ác với dân nên các ngư dân miền Trung và miền Bắc luôn luôn bị gịặc Tàu bắt bớ, đánh đập, tịch thu các dụng cụ đánh bắt cá. V́ thế người dân đánh bắt cá ở đảo Lư Sơn mà ngày xưa chúng ta gọi là Cù Lao Ré thuộc tỉnh Quảng Ngăi ngày nay không c̣n có biển để hành nghề.

Chúng ta cũng c̣n gặp nhau khi đi lănh tàu, sửa chữa tàu tại Philippines, Guam, Honolulu, San Diego, San Francisco, Philadelphia… Ngoài ra chúng ta cũng c̣n gặp nhau khi đi du học tại Hoa Kỳ hay đi thực tập trên các chiến hạm Hoa Kỳ tại vùng Đông Nam Á. Bao nhiêu chuyện vui buồn không sao kể hết.

Trong bất cứ Quân Bỉnh Chủng nào cũng có những vị chỉ huy tài ba, những vị chỉ huy đáng kính. Riêng Hải Quân chúng ta cũng vậy, không một người Sĩ Quan nào trong đời minh mà không có một vài người đi trước ḿnh đă làm cho ḿnh mến phục bởi tư cách cá nhân, khả năng chỉ huy và t́nh đồng đội. Bây giờ những niên trưởng đó không c̣n phong độ như xưa, nhưng tư cách những người đó vẫn không thay đổi. Tất cả đều muốn gặp lại nhau, ăn một bữa cơm, nh́n nhau, trao nhau nụ cười, nhắc lại vài kỷ niệm ở một nơi nào đó trên quê hương. Có người gặp lại nhau sau bao năm xa cách chỉ biết ôm nhau thật lâu, gọi tên nhau, xưng hô mày tao, có người ̣a khóc. Những nhánh sông quen, những vùng biển lạ năm xưa là những kư ức không bao giờ xoá nḥa, nó đi theo chúng ta cho đến hết cuộc đời nầy.

Một số Sĩ Quan Hải Quân không may mắn ở lại sau năm 1975 phải đi tù hoặc bị lưu đày trong các trại  “Tập Trung Cải Tạo”. Có người chết trong tù v́ đói hay bệnh tật không có thưốc men hay bị tai nạn lúc lao động. Nhưng phần đông muốn sống để được trở về với gia đ́nh phải có sức chịu đựng và ḷng dũng cảm phi thường. Ngoài ra các bạn tù cũng phải có sự tương thân tương ái để giúp đỡ nhau vượt bao gian nguy dưới sự trả thù tàn bạo của cộng sản.

Trước và sau 30 tháng 4 năm 1975. Một số Sĩ Quan Hải Quân đă để lại tên tuổi trong ḷng dân tộc như:

- Cố HQ Trung Tá Ngụy Văn Thà (K 12), Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm  Nhật Tảo và cố HQ Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí (K17), Hạm Phó trong số 74 tử sĩ Hải Quân  đă hy sinh, ch́m theo chiến hạm xuống đại dương cạnh đảo Hoàng Sa. Trong đó có cố HQ Trung Uư Vũ Đ́nh Huân (K24) thuộc HQ10, cố HQ Trung Uư Nguyễn Phúc Xá (K24) thuộc HQ4 và nhiều sĩ quan HQ khác.

- Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh (K5) đă hy sinh tại biên giới Việt- Lào.

- HQ Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (K 14) hy sinh giờ phút chót tại kinh Thủ Thừa, Tỉnh Long An.

- HQThiếu Tá Đặng Hữu Thân (K12), sau 30/4/75 là người tổ chức Phục Quốc tại Khánh Ḥa, bị VC bắt và xử bắn.

- HQ Thiếu Úy Trần Thiện Khải (K24) hy sinh tại Nam Lào.

Trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam, biết bao chiến sĩ Hải Quân các cấp đă hy sinh trong bốn vùng chiến thuật và sau năm 1975 biết bao chiến sĩ Hải Quân các cấp cũng đă chết trong các trại tù cộng sản từ Bắc cho đến Nam. Và đây cũng là dịp chúng ta tưởng nhớ và tri ân các linh hồn tử sĩ đó.

Qua bao đau thương mất mát của gia đ́nh và của đất nước, chúng ta cũng có một vài hănh diện là các Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang trẻ qua các nước khắp thế giới sau năm 1975 đă có những người học hành thành tài và đă thành công trên đất nước định cư. Riêng thế hệ thứ hai của chúng ta th́ đă thành công hơn chúng ta nhiều. Họ đă đi sâu vào ḍng chính, nhất là tại Hoa Kỳ, họ đă thành công trong mọi lănh vực như văn hóa, xă hội, khoa học, kinh tế, chính trị v.v. Riêng về quân sự, các em đă theo gót cha ông và có mặt trong mọi quân binh chủng Hải, Lục, Không Quân làm rạng danh người Việt trên xứ người.

Kính thưa các cựu Sinh Viên Sĩ Quan Hăi Quân Nha Trang các khóa:

Xin các quư vị ở 50 tiểu bang của Hoa kỳ, ở Úc Châu, Âu Châu, Canada hoặc từ bất cứ nơi đâu kể cả Việt Nam nếu sắp xếp được xin hăy (book) vé máy bay ngay bây giờ về đây dự  buổi họp mặt SVSQ/Nha Trang kỳ 2 tại Nam California, trước để thắp một nén nhang cho bạn bè, sau là để gặp nhau hàn huyên, vui cười thoải mái quên đi tuổi già. Chúng ta lại có dịp viếng thăm khu Little SàiGon, thủ đô của người Việt tỵ nạn cộng sản càng ngày càng mở rộng như một khu du lịch đẹp bên cạnh bờ biển thơ mộng Huntington Beach chỉ 15 phút lái xe. Tại gần khu phố Bolsa c̣n có tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ, tượng đài Thuyền Nhân và nhất là tượng đài Trần Hưng Đạo vừa mới khánh thành, vị thánh tổ của  Quân Chủng Hải Quân Việt Nam Cộng Ḥa. Ngài là vị danh tướng văn vơ song toàn dưới đời nhà Trần đă 3 lần đánh tan quân  xâm lược từ phương Bắc.

Chúng ta cũng ước ao, một ngày nào đó sẽ có Đại Hội Hải Quân với sự tham dự của các trường Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, trường Brest (Pháp), trường OCS (Mỹ), các khóa Sĩ Quan Hải Quân Đặc Biệt , các trường Hạ Sĩ Quan, các trường Sơ Đẳng, Trung Đẳng chuyên nghiệp đều tham dự.

Xin hăy về với nhau.

Muốn biết thêm mọi chi tiết xin vào  http://www.dai-hoi-svsqhq-nha-trang-2.org/index.htm

 

California ngày 4-9-2014

 

Tam Giang Hoàng Đ́nh Báu

 

Trở lại