Anh Quốc và các nước Nato tăng quân sang Đông Âu và Baltic

Phi cơ ném bom Nga bay sát không phận các nước Nato trong tháng 10  

Phi cơ ném bom Nga bay sát không phận các nước Nato trong tháng 10

Anh vừa cho hay hàng trăm binh sỹ, một số phi cơ và xe bọc thép sẽ được tăng cường sang Đông Âu và Baltic trong cuộc điều động lớn nhất của Liên minh Bắc Đại Tây Dương (Nato) sang phía Đông từ sau Chiến tranh Lạnh.

Quảng cáo

Căng thẳng giữa Nato mà Anh là một thành viên chủ chốt và nước Nga đang gia tăng, theo các báo Anh hôm 27/10.

Thông báo của Bộ Quốc pḥng Anh cho hay chừng 800 quân Anh cùng xe bọc thép sẽ được điều động sang Estonia, nhiều hơn con số nêu ra trước đó 150 người.

Phi đội các máy bay Typhoon thuộc Không quân Hoàng gia (RAF) từ căn cứ tại Coningsby sẽ sang Romania trong thời gian luân chuyển 4 tháng.

Được biết hai nước Nato khác là Pháp và Đan Mạch cũng cam kết tăng thêm quân cho các đồng minh tại Đông Âu và Baltic giáp Nga.

Phi cơ Typhoon của Anh nghêng tiếp Tu-95 của Nga ở Đại Tây Dương

Phi cơ Typhoon của Anh nghêng tiếp Tu-95 của Nga ở Đại Tây Dương

Không cho tàu Nga tiếp dầu

Hôm 26/10, đoàn tàu chiến Nga đi sang Syria qua ngả Địa Trung Hải đă bị nước thành viên Nato là Tây Ban Nha từ chối cho tiếp dầu ở Ceuta, lănh thổ của Tây Ban Nha ở Bắc Phi.

Do hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov dẫn đầu, đoàn tàu chiến Nga có cả các tàu tuần dương mang động cơ nguyên tử, tàu săn ngầm và có thể cả các tàu ngầm bảo vệ, sang Syria để tham chiến.

Trong tháng 10, Nato ghi nhận các chuyến bay của Không quân Liên bang Nga gần không phận của Na Uy, Anh và Pháp về phía Đại Tây Dương, khiến các nước này phải cử phi cơ lên nghênh tiếp.

Không chỉ các nước thuộc Nato tại châu Âu đưa thêm quân sang khu vực gọi là 'cánh phía Đông' của liên minh quân sự này mà cả Hoa Kỳ và Canada cũng cam kết tăng quân.

Hồi đầu năm, Tổng thống Barack Obama tuyên bố Hoa Kỳ sẽ đưa các đơn vị 'sẵn sàng chiến đấu' chừng 900 binh sỹ sang Ba Lan.

Lần đầu tiên, Hoa Kỳ cũng cho quân sang nước thành viên Nato là Na Uy và tin này đă gây ra phản ứng từ Nga.

Hôm 26/10, Đại sứ quán Nga ở Oslo nói Moscow "ngạc nhiên v́ Na Uy phá vỡ cam kết hàng chục năm qua" là không cho quân đội nước ngoài đến lănh thổ của ḿnh, theo trang Russia Today.

Na Uy, nước có biên giới 200 km với Nga, mời Hoa Kỳ đưa 350 lính thủy quân lục chiến sang đồn trú vào năm 2017.

Đoàn tàu chiến của Nga đang trên đường sang Syria

  Đoàn tàu chiến của Nga đang trên đường sang Syria

Canada và Ư th́ đă tăng quân sang Latvia trong lúc có tin vài trăm binh sỹ Đức sẽ sang Lithuania.

Bỉ, Croatia và Luxembourg cũng sẵn sàng đưa quân sang hỗ trợ các đồng minh ở Đông Âu và vùng Biển Baltic.

Tổng số quân Nato điều sang Đông Âu và Baltic lên tới chừng 4000 và được luân chuyển chứ không đóng thường trực.

Quan chức Nato nói khối này không muốn đối đầu với Nga nhưng phải tăng cường cam kết bảo vệ các đồng minh.

Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ, Ash Carter phát biểu tại hội nghị của Nato ở Brussels gần đây rằng khối Nato "phải cùng nhau tăng năng lực răn đe" để pḥng thủ.

Nato 'không muốn Chiến tranh Lạnh mới'

NATO Secretary-General Jens Stoltenberg delivers a press conference after a NATO defence ministers" meeting at the NATO headquarters in Brussels on October 27, 201

Tổng thư kư Nato Jens Stoltenberg nói đồng minh chỉ pḥng vệ

Nato không muốn có thêm đối đầu với Nga và không muốn thêm một cuộc Chiến tranh Lạnh nữa, Tổng thư kư của khối Jen Stoltenberg nói với BBC.

Kế hoạch triển khai thêm 4.000 lính ở Đông Âu với mục đích pḥng ngừa, không nhằm kích động xung đột, ông nói.

Bất chấp căng thẳng hiện thời, đồng minh quân sự không coi Nga là mối đe dọa, ông nói.

Quan hễ giữa phương Tây và Nga đang ở giai đoạn xấu nhất từ thời Chiến tranh Lạnh.

Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu áp lệnh trừng phạt lên Nga kể từ khi Nga sáp nhật Crimea của Ukraine năm 2014.

Chiến tranh Syria là điểm bùng phát căng thẳng, khi các nước lớn ở phương Tây cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh khi Nga ủng hộ chính phủ Syria và đánh bom vào các khu vực do quân đối lập chiếm đóng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin chối bỏ các cáo buộc này và ông nói ư kiến cho rằng Nga có thiên hướng quân sự hung hăng ở Châu Âu là "ngớ ngẩn".

Không có 'đe dọa'

Liên quân Nato lên đến 1.000 lính từ mỗi nước và sẽ được triển khai ở Ba Lan, Estonia, Latvia, Lithuania đầu năm tới.

Lực lượng này do Hoa Kỳ, Anh, Canada và Đức dẫn đầu.

Nhưng thay v́ muốn đối đầu với Nga, Nato tiếp tục "phấn đấu v́ quan hệ hợp tác và có tính xây dựng hơn," ông Stoltenberg nói.

"Nhưng chúng ta phải thực hiện đều đó dựa trên an ninh tập thể - sự răn đe".

Trong khi Nato không thấy bất cứ đe dọa sắp tới nào từ Nga, nhóm này phản ứng với hành động của Nga ở Ukraine, ông nói, cũng như thứ mà ông gọi là sử dụng sức mạnh hạt nhân để đe dọa các quốc gia Châu Âu.

Nato nói khối này tin rằng Nga có khoảng 330.000 lính đóng gần biên giới phía Tây.

Đầu tuần này, kế hoạch các tàu chiến Nga cập cảng Tây Ban Nha đă bị hủy sau khi đồng minh Nato lên tiếng họ quan ngại Nga có thể sử dụng để đánh bom thường dân Syria. 

Trở lại