Phán Quyết của Toà Án Quốc Tế Về Biển Đông

Ṭa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông.

“Ṭa kết luận không có căn cứ pháp l‎ư để Trung Quốc đ̣i quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Ṭa Trọng tài Thường trực ở Hague.

"Tòa xác định rằng, mặc dù các nhà hàng hải TQ và ngư dân của họ, cũng như những người như vậy từ các Quốc gia khác, đã từng trong lịch sử sử dụng những hòn đảo này ở Biển Nam Trung Hoa, hiện không hề có chứng cứ gì rằng Trung Quốc đã thực thi về mặt lịch sử sự kiểm soát đặc quyền trên toàn vùng nước hay tài nguyên. Vì thế, Tòa kết luận rằng không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường Chín Đoạn.”

Trung Quốc đă ra phản ứng, nói phán quyết “vô căn cứ”.

Tân Hoa Xă nói phán quyết “không có giá trị”. Hăng tin nhà nước Trung Quốc nói: “Toà trọng tài không có quyền tài phán, Trung Quốc không chấp nhận, cũng không công nhận.”

Philippe Sands, một luật sư cho Philippines trong vụ kiện, nói đây là “phán quyết rơ ràng và thống nhất ủng hộ pháp quyền và chủ quyền của Philippines”.

Trong văn bản 497 trang, các quan ṭa nói các tàu chấp pháp Trung Quốc gây rủi ro đụng chạm với tàu đánh cá Philippines trong vùng biển và việc xây dựng của Trung Quốc gây thiệt hại vô kể với các rạn san hô.

Nhật Bản tuyên bố phán quyết của ṭa án ở Hague là mang tính chung cuộc, ràng buộc pháp l‎ư, yêu cầu các bên liên quan tới vụ kiện thực hiện theo quyết định này.

Ngoại trưởng Fumio Kishida nói trong thông cáo rằng Nhật Bản đă luôn ủng hộ tầm quan trọng của luật pháp và việc sử dụng các biện pháp ḥa b́nh, không sử dụng vũ lực hay cưỡng chế trong giải quyết tranh chấp hàng hải.

"Đường Chín Đoạn" là ǵ?

Bắc Kinh tuyên bố "chủ quyền không thể chối căi" đối với khoảng trên 85% diện tích Biển Đông, tương đương 3 triệu trên tổng số 3,5 triệu cây số vuông toàn bộ vùng biển này.

"Đường Chín Đoạn" chạy có những chỗ cách xa khỏi Trung Hoa lục địa tới 2.000km và vào sát bờ biển Philippines, Malaysia và Việt Nam vài trăm cây số.

"Đường Chín Đoạn" ban đầu xuất hiện trên một bản đồ của Trung Quốc hồi 1947 với 11 đoạn đứt quăng, khi lực lượng hải quân của Trung Hoa Dân Quốc thuộc Quốc Dân đảng khi đó kiểm soát được một số đảo vốn do Nhật chiếm đóng trong thời Đại chiến Thế giới lần thứ hai.

Khi Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và Quốc Dân đảng phải bỏ chạy ra Đài Loan, chính quyền cộng sản đă tự tuyên bố ḿnh là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc và thừa kế toàn bộ các tuyên bố về biển đảo của nước này trong khu vực.

Sau đó, đầu thập niên 1950, hai "đoạn đứt quăng" được bỏ đi ở khu vực Vịnh Bắc Bộ như một hành động thân thiện của Bắc Kinh với chính quyền miền Bắc Việt Nam.

PCA là tổ chức liên chính phủ lâu đời nhất thế giới, chuyên xử lư các vụ tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp trọng tài "và các biện pháp hoà b́nh khác".

PCA được thành lập năm 1899 trong Hội nghị Hoà b́nh Hague, do Sa Hoàng Đệ Nhị của Nga tổ chức. Cơ quan này dẫn chiếu tới các hợp đồng, các thoả thuận đặc biệt, và nhiều hiệp ước khác nhau của Liên hợp quốc để phân xử tranh chấp.

Mỹ ra thông cáo về phán quyết của ṭa ở Hague. Bản tiếng Việt được đăng trên trang web Sứ quán Mỹ ở Việt Nam:

“Phán quyết ngày hôm nay của Ṭa án trong việc phân xử Philippines-Trung Quốc là một đóng góp quan trọng vào mục tiêu chung về một giải pháp ḥa b́nh cho các tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa. Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu các quyết định và không có b́nh luận về các giá trị của vụ kiện, nhưng một số nguyên tắc quan trọng đă được thể hiện rơ ràng ngay từ đầu vụ kiện này và có giá trị tái khẳng định.

Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ pháp quyền. Chúng tôi hỗ trợ các nỗ lực để giải quyết tranh chấp lănh thổ và hàng hải ở Biển Nam trung Hoa một cách ḥa b́nh, trong đó có thông qua trọng tài.
Khi gia nhập Công ước Luật Biển, các bên nhất trí về quá tŕnh giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước nhằm giải quyết các tranh chấp. Trong phán quyết của ngày hôm nay và trong phán quyết của Ṭa án từ tháng 10 năm ngoái, Ṭa án nhất trí phán quyết rằng Philippines đă hành động trong phạm vi quyền hạn của ḿnh theo Công ước về khởi xướng sự phân xử này.
Theo quy định trong Công ước, quyết định của Toà án là cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lư đối với cả Trung Quốc và Philippines. Hoa Kỳ bày tỏ hy vọng và kỳ vọng rằng cả hai bên sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của ḿnh.

Sau quyết định quan trọng này, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền tránh các tuyên bố hoặc hành động khiêu khích. Quyết định này có thể và nên là một cơ hội mới để làm mới những nỗ lực nhằm giải quyết các tranh chấp hàng hải một cách ḥa b́nh.

Chúng tôi khuyến khích các bên tuyên bố chủ quyền làm rơ yêu sách trên biển của họ phù hợp với luật pháp quốc tế – như được phản ánh trong Công ước Luật biển – và làm việc với nhau để quản lư và giải quyết tranh chấp của họ. Những bước đi như vậy có thể cung cấp cơ sở cho các cuộc thảo luận nhằm thu hẹp phạm vi địa lư của các tranh chấp hàng hải của họ, thiết lập các tiêu chuẩn về hành xử trong các khu vực tranh chấp , và cuối cùng là giải quyết tranh chấp tiềm ẩn của họ mà không có sự ép buộc hoặc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực.”

Trở lại