Berlin – Không kể
cuộc thăm viếng Việt Nam trước
theo tính cách cá nhân với gia đ́nh (năm
2006) để t́m về cội nguồn th́
lần này vào trung tuần tháng 9 năm
2012 của phó thủ tướng Đức
Philipp Rösler theo cấp cao nhà nước và
dẫn theo một phái đoàn đầu tư
kinh tế của chính phủ Đức
gồm 80 doanh nhân đến thăm
Việt Nam từ ngày 17 đến ngày
19/9, một tờ báo Đức đă
đưa tựa đề "Cuộc
trở về một quê hương xa
lạ (Fremde Heimat)" để nói về
vị phó thủ tướng Đức
gốc Việt Nam.
Từ tháng 5 năm 2011 Phó thủ tướng
Đức Philipp Rösler đang kiêm nhiệm
chức vụ Bộ trưởng Kinh
tế và Công nghệ của nước
Đức (Bundesminister für Wirtschaft und
Technologie, Bundesvorsitzender der FDP und deutscher
Vizekanzler), đồng thời là chủ
tịch đảng FDP (Đảng Tự
Do Dân chủ). Ông Philipp Rösler đang là
vị Phó thủ tướng thứ 16
của Đức từ năm 1949, sau
chiến tranh thế giới II và là vị
Phó thủ tướng trẻ nhất
của Đức chỉ mới 39 tuổi.
|
Như thế nh́n về
thế lực chính trị th́ ông Philipp Rösler
là một người gốc Việt Nam
đang có quyền lực chính trị cao
nhất trong khối người Việt
Nam sống tại hải ngoại. Vi
dụ trong mùa hè 2012 vừa qua khi nữ
thủ tướng Merkel đi nghỉ hè
ngoài nước Đức th́ Phó thủ
tướng Đức Philipp Rösler đă
thay mặt điều hành nội các chính
quyền Đức tại Berlin: trong lúc này
ông họp nội các cho thông qua 6 dự
luật quốc gia của chính phủ
Đức. Cuối tháng 8 năm 2012 ông
Philipp Rösler đă cùng với nữ
thủ tướng Angela Merkel đến thăm
Trung Quốc và đứng ngang hàng cũng
như ngồi họp chung với chủ
tịch cộng sản Tàu Hồ Cẩm
Đào và thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Trước khi khởi hành cuộc thăm
viếng Việt Nam Phó thủ tướng
Philipp Rösler cho báo chí biết: "Đức
là quê hương của tôi, nhưng tôi
đă được sinh ra tại Việt
Nam. V́ vậy, điều này dĩ nhiên không
phải là cuộc hành tŕnh hằng ngày."
Nghĩ đến thận phận mồ côi
của ḿnh ông nói tiếp: "Vừa lúc
này tôi nghĩ đến số phận
của những đứa trẻ mồ côi
và nạn nhân chiến tranh, điều này
làm tôi bồi hồi".
Theo sự ṭ ṃ của giới truyền thông
nói về Khánh Hưng thuộc tỉnh Sóc
Trăng, nơi đứa trẻ sơ sinh
Rösler (cho đến 9 tháng tuổi)
sống trong viện mồ côi của các
nữ tu công giáo vào năm 1973 th́ ông Rösler
cho biết chuyến đi này không mang
mục đích cá nhân và Sóc Trăng không
phải là một trong những điểm
dừng chân trên hành tŕnh của ông,
mặc dù ṭa đại sứ VN tại
Berlin đă muốn tổ chức cho ông Rösler
cuộc viếng thăm đặc biệt
tại Sóc Trăng. "Tôi đến
Việt Nam là Bộ trưởng Bộ
kinh tế Đức và như một
luật sư cho nền kinh tế Đức,
để hỗ trợ công việc kinh
doanh của chúng tôi (chính quyền Đức)
và không sử dụng cho việc nghiên
cứu tiểu sử của ḿnh", ông
Rösler trả lời. Tuy nhiên chuyến
đi có một chút "bồi hồi",
nhưng "Đức là nhà của tôi,
Việt Nam chỉ là một phần
nhỏ trong câu chuyện cuộc đời
của tôi". Vẫn có vài trách cứ
về cách nh́n nhận cội nguồn
của ông Rösler, mới đây ông cho
biết: "Nếu một người
được nhận nuôi mới 9 tháng
tuổi, th́ người đó chẳng có
những kỷ niệm nào về nơi chôn
nhau cắt rốn cả".
Nh́n theo quan điểm thông thường
của Việt Nam dành cho những người
đỗ đạt là quan trạng về
làng, hoặc vinh quy bái tổ th́ nh́n theo
lịch tŕnh làm việc của Phó thủ
tướng Philipp Rösler c̣n long trọng hơn
thế nữa. Đến nay chưa
từng có một người con dân
Việt Nam đại diện cho một
quốc gia tân tiến khác đến thương
thảo với cấp chính quyền cao
nhất của Việt Nam: gặp thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng
Ngoại giao Phạm B́nh Minh, Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi
Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Công thương
Vũ Huy Hoàng cùng với các đại
diện cao cấp khác của Chính phủ
Việt Nam.
Đây là một cuộc gặp gỡ
đối tác về kinh tế cấp cao
giữa hai quốc gia Đức - Việt
Nam. Dẫn đầu phái đoàn Đức
do Phó thủ tướng Philipp Rösler và
được tháp tùng bởi một
số Dân Biểu quốc hội Liên Bang
Đức, Quốc vụ khanh Bộ
Ngoại giao, bà Cornelia Pieper và nhiều
tập đoàn mũi nhọn hàng đầu
nổi tiếng của Đức như
Siemens, Mercedes, Audi, BMW, Deutsche Bank, Metro Cash
& Carry, Deutsche Telekom…
Phái đoàn Đức sẽ tham dự
Diễn đàn đối thoại Việt
Nam - Đức, được tổ
chức tại Hà Nội vào ngày 18/9.
Sau đó phái đoàn tham dự Diễn
đàn Kinh tế Đức - Việt,
dự lễ khai trương Trường
phổ thông giao lưu Đức - Việt
và Trung tâm Công nghệ Đức -
Việt tại Sài G̣n vào ngày 19/9.
Theo báo giới Việt Nam cho biết
về kim ngạch hai chiều giữa hai
quốc gia trong năm 2011 đă lên đến
gần 5,6 tỷ USD, tăng 33 % so với năm
2010. Về đầu tư, tính đến
nay, Đức có 185 dự án c̣n hiệu
lực với tổng số vốn
đăng kư đạt trên 900 triệu
USD.
Hai quốc gia trong cuộc gặp gỡ này
sẽ thúc đẩy các dự án ưu tiên
gồm có xây dựng tuyến tầu điện
ngầm số 2 Sài G̣n, trường Đại
Học Việt - Đức, Ngôi nhà
của Đức tại Sài G̣n.
Ngoài ra Việt nam đă vinh danh Phó thủ
tướng Philipp Rösler với việc trao
bằng Tiến sĩ Danh dự tại trường
Đại học Kinh tế quốc dân (Hà
Nội) vào ngày 17/9. Nơi đây ông Rösler
đă gặp gỡ đại diện 200
sinh viên và thuyết tŕnh về chủ
đề "Cơ hội của nền
kinh tế thị trường xă hội".
Kinh tế phải đi đôi với
"tự do dân chủ"
Một điều thú vị - dưới
bức tượng bán thân tô vàng của
Hồ Chí Minh, nhà lănh đạo cộng
sản VN được đặt tại
sân khấu của Đại học Kinh
tế quốc dân, th́ tại đó
một nhà chính trị Đức gốc
Việt Nam lại thuyết giảng
bằng tiếng Đức cho sinh viên và
ban giáo sư về sự ổn định
tiền tệ, sở hữu tư nhân và
tuân thủ hợp đồng. C̣n hơn
thế nữa ông Rösler nói một câu
ngắn gọn "Không có sự tự do
mà bị chia cắt ra", một lời
mạnh mẽ, tuy nhiên làm cho các lănh đạo
đảng viên hiện diện tối
mặt tối mày, nhưng các sinh viên
hiện diện vỗ tay và câu nói đó
làm họ hài ḷng, giới báo Đức
ghi nhận như thế.
|
Tại trường Đại
học Kinh tế quốc dân (Hà Nội),
Phó thủ tướng Philipp Rösler đă
đưa chủ thuyết của đảng
FDP do ông lănh đạo tại Đức:
có tự do mới phát triển kinh tế
tốt đẹp. Điều này ông Rösler
đă nói đến 7 nguyên tắc cơ
bản của nhà tư tưởng Ludwig
Erhard thuộc đảng FDP đă cải
cách mạnh mẽ nền kinh tế Đức
lên hàng cường quốc sau thời
hậu chiến 1945, một trong những
nguyên tắc đó là quyền Sở
Hữu Tư Nhân, để nhấn
mạnh "Nhà nước không phải là
các nhà doanh nghiệp tốt nhất".
Ông Rösler khôn khéo gieo vào ḷng sinh viên
lẫn ban giáo sư một tư tưởng
thực tiễn: "Tự do, đó không
phải là điều nguy hiểm, nhưng
nền tảng cho sự thịnh vượng
mà các bạn đang nh́n thấy tại quê
hương Đức của tôi."
Qua đó ông yêu cầu nước
Cộng hoà xă hội chủ nghĩa VN không
chỉ nhằm vào việc tư nhân hóa các
doanh nghiệp nhà nước và mở
cửa thị trường, mà c̣n để
cho người dân có tự do hơn. "Làm
thế nào để cho người dân suy
nghĩ, hành động và quyết định
chịu trách nhiệm cho chính ḿnh, mà
họ chẳng có sự tự do", ông
Rösler nói tiếp. Dưới mắt nh́n
của bộ trưởng kinh tế Philipp
Rösler soi vào nền kinh tế Việt Nam th́
chỉ có một cách duy nhất để
có thể mau chóng phát triển: "Không có
việc kinh doanh, nền kinh tế tự do
mà không có tự do xă hội. Cả hai
đều liên quan chặt chẽ với
nhau."
Cho sự nghiệp thành công riêng của ḿnh
ở Đức, ông Rösler đánh giá
đó là bằng chứng mà sự tự
do đă mang lại các cơ hội
tốt đẹp cho ông. "Việc đó
như một nền kinh tế quốc dân
lớn mạnh đă cho một người
đă được sinh ra tại Việt
Nam và được nuôi dưỡng trong
viện mồ côi thời chiến tranh có
một cơ hội để thăng
tiến trong một hệ thống dân
chủ, tự nhận trách nhiệm, để
có thể trở thành sức mạnh phát
triển một nền dân chủ". Ông
Rösler cũng nhấn mạnh đến
tầm quan trọng của kinh tế tư
nhân và sở hữu tư nhân: "Đó
không phải là vai tṛ của chính sách, nó
không phải là nhiệm vụ của nhà
nước để chỉ đạo
cuộc sống kinh tế" của người
dân.
Kinh tế phải đi đôi với
"chữ tín"
Chính quyền Đức nh́n Việt Nam là
một thị trường xuất
khẩu cho tương lai, v́ thế
mục đích của chuyến đi này
nhằm cải thiện sự hợp tác,
kinh tế, chính trị và xă hội. "Tất
cả các lư do trên chúng tôi muốn
gửi một tín hiệu rơ ràng rằng nước
Đức có một sự quan tâm mạnh
mẽ và mở rộng hơn nữa
về hợp tác kinh tế", ông Roesler.
Một người gốc Việt Nam đă
nhắc nhở nhẹ nhàng cho nhà nước
Việt Nam nguyên tắc sống c̣n trên
thị trường thế giới: Điều
kiện tiên quyết cần thiết cho
việc đầu tư nước ngoài là
"chữ tín" của hợp đồng
và tự do hợp đồng. Các nhà
đầu tư nước ngoài phải
được xác tín rằng họ có
thể dựa vào lời hứa và
thỏa thuận đă được kư
kết. Các công ty Đức luôn luôn phàn
nàn rằng các hợp đồng ở
Việt Nam không được đáp
ứng và các hóa đơn không được
thanh toán.
Trong túi áo mang theo danh sách 5 người
tù nhân chính trị
Bộ Ngoại giao Đức đă
gửi theo thông điệp cho Phó thủ tướng
Philipp Rösler mang đến Việt Nam và ngày
18/9 sẽ trao trực tiếp đến
thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
danh sách 5 người tù nhân chính trị
đang mắc phải bệnh tật trong
tù.
Ở Việt Nam, các nhà bất đồng
chính kiến đang bị bức hại và
theo dơi, tự do báo chí không tồn
tại. Những cuộc bắt bớ này
làm cho giới ngoại giao phải lên
tiếng. Ông Rösler biểu lộ rơ ràng
tại Đại học Kinh tế
quốc dân: "Tự do là không nguy
hiểm, nhưng là nền tảng của
sự thịnh vượng", điều
đó "các Bạn có thể thấy trên
đất nước của tôi (nước
Đức)".
Người Công Giáo Việt Nam luôn
gặp khó khăn tại Việt Nam
Trước ngày lên đường
viếng thăm Việt Nam, Phó thủ tướng
Philipp Rösler đă trả lời phỏng
vấn của tuần báo Spiegel, trong đó
ông có nhắc đến người Công
Gáo Việt Nam.
Spiegel Online: Tại Việt Nam, cộng
sản vẫn c̣n cai trị với một
hệ thống độc đảng. Trong
chuyến đi này ông có để ư đến
việc tôn trọng về nhân quyền?
Philipp Rösler: Tôi đang dấn thân trong
Ủy ban Trung ương của người
Công giáo Đức, do đó điều này
cũng quan trọng đối với tôi
để mời đại diện
của Giáo hội Công giáo (VN) tham dự
một buổi tiếp tân tại Đại
sứ quán Đức ở Hà Nội. Người
Công giáo tiếp tục gặp khó khăn
tại Việt Nam. Lời mời trên như
thế là một xác nhận rơ ràng từ
phía của tôi.
Spiegel Online: Ông đă được
rửa tội vào năm 2000. Có phải
quyết định này liên quan cùng
với thực tế rằng các nữ tu
Công Giáo đă cứu sống ông?
Philipp Rösler: Đó không phải là yếu
tố quyết định. Nhưng ai đă
cảm nghiệm được sự nguy
hiểm và nghèo túng trong cuộc chiến
tranh Việt Nam mà các Nữ Tu đă
dấn thân cưu mang các trẻ em mồ côi,
th́ người đó sẽ ǵn giữ nó
măi trong tâm trí của ḿnh.
Phó thủ tướng Philipp Rösler sẽ
kết thúc cuộc viếng thăm
Việt Nam vào ngày 19/9 và sau đó ông
sẽ lên đường đi thủ
đô Bangkok để gặp Thủ tướng
Thái Lan Yingluck Shinawatra và Phó Thủ tướng
Kittirat Na-Ranong. Tại đây ông Philipp Rösler
sẽ khai mạc cuộc họp Ủy ban
Kinh tế với doanh nghiệp Đức
và Thái Lan.
Hà Long
|
|