Đảng Cọng Sản Việt Nam Chịu Trách Nhiệm Hoàn Toàn Về Việc Mất Hai Quần Đảo Hoàng Sa Và Trường Sa

Trần Trọng Nghĩa

Hơn bao giờ hết, năm 2004 này nhắc nhở cho tất cả mọi con dân Việt Nam, dù là ở đâu đi nữa, hai mối hận ghi xương khắc cốt. Mối hận thứ nhất là mối hận chia đôi đất nước bởi Hiệp Định Genève 1954, cách đây vừa tṛn 50 năm. Mối hận thứ nh́ là mối hận 30 năm Trung Cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Từ mấy tháng nay, Hà Nội đang ráo riết chuẩn bị kỷ niệm 50 năm "chiến thắng Điện Biên Phủ". Họ không hề đả động đến Hiệp Định chia cắt đất nước mà họ đă kư kết với thực dân Pháp và Trung Cộng. Nhưng, song song với những chuẩn bị này, điều làm người ta chú ư là, mặc dù đă kư kết với Bắc Kinh "Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ" và "Hợp Tác Nghề Cá", từ đầu năm đến nay Hà Nội đă trực tiếp hoặc gián tiếp lên tiếng xác định chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bài viết đầu tiên trong đợt xác nhận chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa được đăng trên báo Lao Động ngày 17/01/2004. Tác giả bài này là ông Dương Trung Quốc, một sử gia nổi tiếng trong nước và đang được nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội trọng dụng. Mở đầu ông viết: "Việt Nam vẫn luôn khẳng định Hoàng Sa là một bộ phận lănh thổ thiêng liêng của ḿnh. Bởi v́ chủ quyền ấy đă được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và nhà nước Việt Nam đă quản lư và khai thác vùng lănh thổ trên biển Đông này". Ông đă nêu những tài liệu lịch sử của người nước ngoài đề cập đến vùng quần đảo này ở ngoài khơi Việt Nam như "sách Hải ngoại kư sự của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của nhiều tác giả Tây phương như Le Poivre (1749), J.Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlaff (1849)...". Về các tài liệu của Việt Nam, ông đă viện dẫn "Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ (soạn năm Chính Hoà thứ 7-1686) và sách Phủ Biên Tạp Lục của bác học Lê Quư Đôn (1776)". Liên tục đến triều Nguyễn, sử gia Dương Trung Quốc cũng nêu những sử liệu được ghi trong "Bộ chính sử Đại Nam Thực Lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn". Cuối bài ông đă viết "Cần phải nói lại một lần nữa là trong suốt nhiều thế kỷ liên tục trước đây các tài liệu thư tịch của nhà nước Việt Nam kế thừa nhau và những chứng tích như cầu tàu, trạm khí tượng, hải đăng... của Việt Nam (trước đây do người Pháp sử dụng, khai thác và chính quyền Sài G̣n cũ quản lư) vẫn c̣n đó, thể hiện chủ quyền lịch sử và thực tiễn đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa".

Ngày 08/02/2004, tờ báo điện tử VietNamNet đưa tin giáo sư tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc, chủ nhiệm Khoa Lịch Sử, trường Đại Học Khoa Học Xă Hội và Nhân Văn, thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội "sẽ công bố lần đầu tiên một số tư liệu và bản đồ do ông t́m thấy, trong đó có nhiều tấm bản đồ khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam". Cũng theo tờ báo này, hồi đầu năm, Hà Nội cũng đă có những cuộc triển lăm các "tư liệu về chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa" ở nhiều nơi trong nước. Theo báo Nhân Dân th́, "Sáng 19-1, Sở Văn hóa Thông tin Khánh Ḥa tổ chức triển lăm trưng bày một số h́nh ảnh giới thiệu về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". Tờ báo cho biết, trong cuộc triển lăm, đă có trưng bày "gần 40 bức ảnh triển lăm gồm bản đồ và các thư tịch cổ của Nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 khẳng định chủ quyền của Việt Nam trong việc quản lư và xây dựng, bảo vệ đối với hai quần đảo trên".

Mới đây, ngày 28/02/2004, tờ VietNamNet lại đưa tin, Hà Nội có thể sẽ xây dựng, với kinh phí 150 tỷ mỹ kim, một thành phố nổi trên mặt biển giữa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thành phố này sẽ mang tên là "Hoàng - Trường". Tờ báo đă phỏng vấn Tiến sĩ Trần Văn Khoát, Tổng giám đốc Keystone (Công ty Quản lư phát triển đá Đỉnh ṿm) là một Việt Kiều lâu năm tại Mỹ về công tŕnh này. Ông Khoát đă cho biết: "Lịch sử Việt Nam chứng minh Việt Nam là chủ của một lănh hải rộng hàng triệu cây số vuông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tôi rất tâm đắc với một tài liệu nói rằng, trong Hội nghị San Fransisco năm 1951, quốc tế đă bỏ phiếu xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam và Liên Xô và Trung Quốc cũng có mặt trong hội nghị đó và không hề phản đối".

Gần đây nhất, Hà Nội tuyên bố dự tính sẽ đưa một đoàn du lịch thăm viếng Trường Sa vào tháng 4/2004 tới đây. Lập tức sau đó, Bắc Kinh đă cực lực phản đối với lời lẽ đầy hăm dọa. Theo tin của đài BBC, Luân Đôn th́, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Khổng Tuyền nói với các nhà báo tại Bắc Kinh hôm thứ năm (25/03/2004): "Trung Quốc giữ chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc của Trường Sa) và việc Việt Nam làm là vi phạm chủ quyền của Trung Quốc". Ngay ngày hôm đó, người phát ngôn của cộng sản Hà Nội là Lê Dũng đă phản bác rằng chính Việt Nam mới có chủ quyền "không thể chối căi" không những đối với quần đảo Trường Sa mà cả quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đă đánh chiếm hồi đầu năm 1974. Lê Dũng c̣n nhấn mạnh: "việc tổ chức tour du lịch tới Trường Sa là hoạt động dân sự b́nh thường của Việt Nam nằm trong lănh thổ Việt Nam". Theo hăng thông tấn Reuters th́ từ tháng 10/2003, Hà Nội đă chỉ thị cho Bộ Quốc Pḥng và Ngành Du lịch tổ chức các ṿng du lịch đến quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Khánh Ḥa 250 hải lư. Theo tin mới nhất nhận được th́ Sở Du Lịch tỉnh Khánh Ḥa sẽ tổ chức chuyến du lịch đầu tiên tại Trường Sa với sự cộng tác của Bộ Quốc Pḥng, vào trung tuần tháng 4/2004 tới đây. Giám đốc sở này là ông Trần Sơn Hải c̣n cho biết thêm rằng, chuyến đi giữa tháng Tư mang tính thử nghiệm. Nếu thành công, sẽ tiếp tục thực hiện tour này.

T́nh h́nh có thể coi là rất căng thẳng. Người ta e ngại là thay vào những lời tuyên bố ngoại giao qua lại, sẽ là những tranh chấp bằng vũ lực. Liệu t́nh huống này có thể xảy ra được không ? Cộng Sản Việt Nam có khả năng chấp nhận một sự đối đầu quân sự với Bắc Kinh hay không ? Hoặc giả đây chỉ là một đ̣n cân năo, một vở kịch mà Trung Cộng thủ vai phụ cho Hà Nội để dẫn đến sự phê chuẩn Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ bởi Quốc Hội của CSVN ?

Ở thời đại ngày hôm nay, không v́ một ṿng du lịch mà người ta sẵn sàng chấp nhận một cuộc chiến tranh đổ máu. Đi du lịch mà phải có sự hộ tống quân sự th́ chắc chẳng du khách nào dám đi. Vả lại, Hà Nội không thể v́ một ṿng du lịch ra Trường Sa, chẳng có kỳ quan, cảnh đẹp ǵ đáng thưởng lăm mà làm mất khách du lịch nước ngoài tới những vùng khác của Việt Nam bị lâm vào t́nh trạng bất ổn v́ đe dọa chiến tranh. Hậu quả sẽ vô cùng tai hại cho nền kinh tế đang lúc cần tăng trưởng của Hà Nội. Trung Quốc là một nuớc lớn, tiềm năng quân sự của họ chắc chắn là hơn hẳn tiềm năng của cộng sản Việt Nam. Cho dù chiến hạm Mỹ có ghé bến Sài G̣n, cho dù Tổng Tham Mưu Trưởng Anh Quốc có viếng thăm Hà Nội, hiện nay, chưa có chỉ dấu ǵ Hà Nội có được một sự hậu thuẫn của một cường quốc nào khả dĩ có thể đương đầu với Trung Cộng. Trong khi đó, Hà Nội vẫn coi Bắc Kinh là sư phụ để học tập: học tập làm sao đảng nắm chính quyền vĩnh viễn, học tập làm sao tiến hành kinh tế thị trường XHCN, học tập đưa tư sản vào đảng cộng sản vv... và vv... Như vậy, những ǵ cộng sản Hà Nội thỏa nhượng cho Bắc Kinh về đất đai, lănh hải từ trước đến nay là chuyện đă rồi. Bức công hàm của Phạm Văn Đồng, những lời tuyên bố của Ung Văn Khiêm và những người lănh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, sự câm lặng của họ khi hải quân Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974... đă là những bằng chứng đủ để Trung Cộng xác nhận chủ quyền của họ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tấn tuồng gây căng thẳng hiện nay chỉ nhằm làm dịu ḷng căm phẫn của không những đồng bào trong và ngoài nước mà cả đa số đảng viên đảng CSVN và lấy lại ḷng tin và sự ủng hộ của quần chúng. Họ đă chẳng vừa mới hội họp với Trung Quốc từ ngày 21 đến 28/02/2004 để bàn lần thứ 8 về Hiệp Định Hợp Tác Nghề Cá ở Vịnh Bắc Bộ đó sao? Chẳng lẽ trong kỳ họp này họ đặt lại vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ? Không thấy báo chí loan tải

 

Trở lại