
Trước khi trở thành quốc vương Anh, thái
tử Charles có khối tài sản riêng, được
thẩm định lên đến 100 triệu euro. Tài
sản của ông hiện giờ tăng lên gấp 6
nhờ khối tài sản khổng lồ thừa kế
từ nữ hoàng Elizabeth II và không phải trả
thuế thừa kế.
Vậy tài sản của nữ hoàng có ǵ ? Theo trang
Sunday Times, được đài TF1 trích dẫn ngày
10/09/2022, nữ hoàng có tài sản cá nhân là 370
triệu bảng Anh vào năm 2022, tăng 5 triệu
bảng so với năm 2021. Nếu như Điện
Buckingham - dinh thự hoàng gia ở Luân Đôn, lâu đài
Windsor cách Luân Đôn 30 km về phía tây, thuộc
sở hữu của Nhà nước, th́ lâu đài
Balmoral - nơi nghỉ hè của hoàng tộc ở
Scotland - và dinh thự Sandringham - nơi tổ chức
dạ tiệc cuối năm truyền thống của
hoàng gia - là tài sản của hoàng gia, và được
chuyển cho vua Charles III.
Ngoài ra, tân vương Anh Quốc c̣n được
thừa kế Công quốc Lancaster. Đây là tài sản
riêng của quốc vương Anh từ thời Trung
Cổ, mang lại cho hoàng tộc 20 triệu euro hàng năm.
Nữ hoàng Elizabeth II c̣n có rất nhiều cổ
phiếu và một bộ sưu tập tem hoàng gia, trị
giá đến 100 triệu bảng, theo các tác giả
của bảng xếp hạng « Rich List » 2021 của báo
Times. Những đồ trang sức nổi tiếng
của hoàng gia, được thẩm định vào
khoảng 3 tỉ bảng Anh, về mặt biểu tượng
là thuộc về nữ hoàng và được tự
động chuyển cho người kế vị.
Ngoài tài sản riêng của hoàng tộc, c̣n phải
kể đến các khoản đóng góp công. Nhà báo
Thomas Pernette của Point de Vue giải thích trên đài
truyền h́nh TF1 rằng « Quốc vương
được hưởng « trợ cấp chủ
quyền » (sovereign grant) có nghĩa là số tiền
mà chính phủ chuyển hàng năm (cho phép chi trả
những chi phí liên quan đến hoạt động
đại diện chính thức của nhà vua hoặc các
thành viên hoàng tộc, trong đó có tiền lương
của nhân viên, bảo tŕ và dọn dẹp cung điện,
các chuyến đi chính thức cũng như các
cuộc chiêu đăi). Tuy nhiên, khái niệm tài sản cá
nhân là hoàn toàn tương đối. Dĩ nhiên, vua
Charles III rất giầu nhưng tài sản mà ông
thừa kế được chủ yếu gắn
với chức vụ của ông ».
Điều đáng nói là vua Charles III không phải
trả bất kỳ khoản thuế thừa kế nào.
Ưu đăi này có từ năm 1993 để tránh trường
hợp nếu nhiều quốc vương qua đời
cách nhau vài năm, tài sản của nhà vua hoặc
nữ hoàng sẽ biến mất, giảm tới 40%
mỗi lần thừa thừa kế. Bộ Tài chính Anh
từng giải thích là « các tài sản riêng như
dinh thự Sandringham và lâu đài Balmoral được
sử dụng vào mục đích chính thức cũng như
mục đích riêng » nên cho rằng hoàng gia phải
« có mức độ độc lập nào đó
về tài chính đối với chính phủ
đương nhiệm ».
Tuy nhiên, ưu đăi này chỉ áp dụng đối
với việc chuyển tài sản thừa kế
giữa một quốc vương và người
kế vị. Theo David McClure, tác giả một cuốn sách
về tài chính hoàng gia, « có khả năng là nữ
hoàng để lại di chúc và những khoản
tiền nhỏ » có thể được chia cho con
cháu, « nhưng không phải là toàn bộ tài sản
» v́ được trao cho vua Charles III.
Một điều thú vị khác, đó là tân vương
c̣n sở hữu tất cả các con thiên nga ở Vương
quốc Anh, cũng như tất cả các con cá heo và cá
voi ở ngoài khơi bờ biển Anh. Nhà báo Marc Roche
của tuần báo Le Point giải thích : « Vào thời
Trung Cổ, đời sống rất khó khăn,
những con thiên nga, cũng như các loại cá, cá
tầm và cá voi, là những món ăn rất được
ưa chuộng ở hoàng gia và v́ thế người
ta muốn bảo vệ chúng. Không phải v́ lư do sinh
thái, mà đơn giản là muốn bảo đảm
nguồn cung loại thực phẩm này cho hoàng tộc
». Những luật này chưa bao giờ được
băi bỏ và hiện giờ cho phép bảo vệ
những loại vật này.
|