Bao Nỗi Tang Thương:
Chinh chiến và sự chia ĺa

Trí Lực

 

Chứng tích tội ác Cộng sản – Oan hồn xứ Huế

 trong cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 1968  

     Hẳn người dân xứ Huế không ai là không kinh hoàng mỗi khi hồi tưởng thảm cảnh Tết Mậu Thân (1968). Quân Cộng sản miền Bắc chiếm giữ cố đô gần một tháng trời. Binh lửa ngút ngàn, cảnh vật tang thương, biết bao người bị chôn sống một cách thê thảm, nhiều nhất là ở vùng Băi Dâu, Gia Hội.  

Tội ác Cộng sản-Thảm sát Tết Mậu Thân 1968  

     Ngày ngày có những người vợ đi kiếm xác chồng, những đứa con t́m nhận xác cha. Than ôi! Nỗi oán hờn chất ngất, lời lẽ nào kể sao cho xiết; niềm đau thương tràn ngập, bút mực nào viết lên cho tận. Sau khi b́nh định trở lại, hàng trăm thi thể bị trói gô được khai quật từ các hầm hố, rồi đưa về an trí tại trường trung học Gia Hội. Giáo hội tỉnh nhà công cử Thượng tọa Thích Chơn Thức tại Tổ đ́nh Tường Vân và ban kinh sư làm lễ siêu độ vong linh và chẩn tế cô hồn. Mấy hôm sau, dân chúng cố đô ngậm ngùi tiễn đưa những quan tài không ai thừa nhận đến nơi an nghỉ ngh́n thu tại nghĩa trang Ba Đồn.  

Ngậm ngùi tiễn biệt bao oan hồn bất hạnh  

     Khoảng năm 1976, công tŕnh đào thủy lợi nam sông Hương của chính quyền Cộng sản đă xóa sổ nghĩa trang này, địa danh Ba Đồn ch́m vào quên lăng. Không c̣n cảnh hằng năm các đoàn thể Phật tử đến nơi đây thắp hương tưởng niệm và lập đàn chay siêu độ hồn oan, ngơ hầu an ủi phần nào các vong linh bất hạnh, làm ấm ḷng kẻ quá văng chốn tuyền đài. Giờ đây, nghĩa trang Ba Đồn, nơi an táng những người bị chôn sống vào đầu xuân Mậu Thân không c̣n nữa, đảng Cộng sản đương quyền đă cố t́nh xóa đi vết tích của một thời huynh đệ tương tàn, bởi nơi đây như là một chứng tích lịch sử về tội ác chiến tranh, một thảm cảnh đau thương trong cuộc nội chiến giữa hai miền Nam Bắc, giữa chủ nghĩa Cộng sản và chính thể dân chủ tự do.  

     Thấm thoát đă gần bốn mươi năm trôi qua, chiến cuộc mùa xuân Mậu Thân hăy c̣n làm cho người dân xứ Huế bàng hoàng mà cứ ngỡ như mới xảy ra hôm nào.  

     Ngày mồng hai Tết Mậu Thân, chiến sự bắt đầu nổ ra ác liệt, dân chúng ở các vùng lân cận như An Ninh Hạ, An Ninh Thượng, Trúc Lâm, An B́nh, Long Hồ… nườm nượp tản cư đến chùa Linh Mụ. Ngôi Đại hùng bảo điện rộng năm gian hai chái không đủ cho mọi người trú ẩn; tam quan, nhà Hộ pháp, nhà bia, lầu chuông trống ở phía trước đầy ắp những người; phía sau là điện Địa Tạng, Quán Âm cũng không c̣n chỗ trống. Không những khi xảy ra chiến sự mọi người mới t́m chốn nương thân ở cảnh chùa, mà c̣n năm nào băo lụt lớn, dân chúng cũng t́m đến Linh Mụ để lánh nạn, bởi địa thế ngôi chùa tọa lạc trên ngọn đồi cao.  

     Vào đầu xuân năm ấy, tiết trời xứ Huế rét mướt, cảnh cơ hàn đè nặng lên cuộc sống người dân thời ly loạn. Ôn Linh Mụ san sẻ cho mọi người từng lon gạo, nắm rau, khoai sắn trong vườn chùa đă nhổ sạch mà chẳng đủ lót dạ cho đàn trẻ con nheo nhóc. Lúc ấy, quân Cộng sản miền Bắc đang kiểm soát vùng này, chúng cử người đến gặp ôn, buộc phải mở cửa tháp Phước Duyên cho chúng treo cờ Mặt trận giải phóng miền Nam trên tầng thứ bảy. Hầu như ôn lường trước được hậu quả thảm khốc, nên mặc dù họ yêu sách năm lần bảy lượt, nhưng ôn vẫn một mực chối từ.

 

Phước Duyên bảo tháp  

      Ôn nêu lư do rằng, hiện giờ trong chùa đang có hàng trăm đồng bào đến tá túc, nếu máy bay phát hiện cờ địch quân trên ngọn tháp, th́ nơi đây không làm sao tránh khỏi những trận mưa bom. Chùa tan nát không nói làm ǵ, nhưng hăy c̣n bao nhiêu mạng sống dân lành vô tội.

     Ôn viện lẽ nhà chùa không cất giữ ch́a khóa tháp, các ông muốn mở cửa tháp th́ cứ việc liên hệ với văn pḥng Giáo hội tại chùa Từ Đàm. Ôn nhất mực chối từ, thế là bộ đội Cộng sản không sao thuyết phục được tấm ḷng vị tha độ lượng của bậc cao Tăng.  

     Vào đêm mồng bảy Tết năm ấy, mưa phùn lạnh buốt thấu xương, chứng bệnh dạ dày măn tính của ôn tái phát, lại thêm cơn hen suyễn hành suốt đêm ngày. Liêu pḥng bên trái ngôi chính điện chùa Linh Mụ tuy đă đóng kín các cửa để ngăn chặn những cơn gió lùa, thế nhưng không làm sao dứt được những cơn ho ngất từng hồi, lại thêm chứng xuất huyết dạ dày đang hành hạ thân tứ đại của ôn. Mọi người trong chùa thay phiên nhau chăm sóc ôn tận t́nh.  

     Hoàng hôn phủ xuống vạn vật, từng tiếng chuông ngân ḥa lẫn với tiếng đại bác trong đêm dội về thành phố, làm tăng thêm nỗi buồn man mác trong ḷng người. Đêm dần khuya, bỗng nhiên bên ngoài liêu pḥng có tiếng gơ cửa, ôn bèn hỏi:

      - Ai đó? Có việc ǵ giữa đêm hôm khuya khoắt thế này?  

     Bên ngoài, một giọng nói người miền Bắc vọng vào:  

     - Bẩm cụ, chúng cháu là bộ đội giải phóng, nay xin vào gặp cụ Đôn Hậu.  

     Không có cách nào từ chối, ôn ra hiệu cho chú Tâm Kiến đốt đèn rồi ra mở cửa. Vài người mặc trang phục bộ đội Cộng sản miền Bắc lần lượt bước vào pḥng, vai mang súng AK. Sau khi mời ngồi, ôn cất tiếng hỏi:  

     - Các ông cần gặp tôi có chuyện ǵ?  

     - Bẩm cụ, chúng cháu vâng lệnh ban chỉ huy vùng mới giải phóng, đến mời cụ đêm nay xuống đ́nh làng Xuân Ḥa để họp.  

     - Họp hành ǵ th́ để sáng mai hẵng tính, tôi đang bị xuất huyết dạ dày và lên cơn suyễn nên không thể nào đi được.

     - Bẩm cụ, xin cụ gắng sức đi một chốc rồi về ạ.  

     Ôn nhất định từ chối, các người ấy bèn từ giă ra về. Khoảng nửa giờ sau, toán bộ đội quay trở lại dường như đông hơn, họ gơ cửa đ̣i vào. Ôn tiếp họ và vẫn dùng lời lẽ chối từ giống như lần trước. Một người trong số ấy h́nh như là cấp chỉ huy dùng lời lẽ thuyết phục ôn, rằng họ chỉ mời ôn về đ́nh làng Xuân Ḥa để họp bàn việc dân một chốc, rồi sẽ tiễn ôn trở về chùa ngay. Cuối cùng, không thể nào trái ư họ, ôn đành miễn cưỡng choàng áo ấm vào người, rồi bảo chú Tâm Kiến đi theo và không quên nhắc chú ấy soạn một ít thuốc men.  

     Ngoài cửa, dưới giàn hoa lư, có mấy người khác đứng chờ và đă chuẩn bị chiếc vơng có đ̣n gánh. Họ mời ôn nằm lên vơng, phủ kín tấm vải dù che mưa. Đoàn người lặng lẽ gánh ôn ra hướng cửa tả chùa Linh Mụ rồi mất hút trong bóng đêm.  

     Trời vẫn mưa lâm thâm, cơn gió lùa thấm lạnh. Xa xa, vài đóm hỏa châu lập ḷe trong màn đêm u tịch, ánh lửa từ từ hắt xuống ḍng Hương rồi vụt tắt. Tiếng súng đ́ đùng từ phía làng Nguyệt Biều bên kia sông vọng lại, ḥa lẫn tiếng côn trùng rả rích canh thâu. Đâu đây xao xác tiếng gà gáy đầu báo hiệu giờ dóng đại hồng chung sắp đến.  

     Thời gian lặng lẽ trôi giữa ḍng đời bất tận…

Trí Lực

 

trở lại