Bao Nỗi Tang Thương:
Mái chùa xưa
Trí Lực

     Hơn bốn trăm năm lịch sử, kể từ khi Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, dựng lập chùa Thiên Mụ vào năm 1601, ngôi cổ tự này đă trải qua bao cuộc bể dâu, sao dời vật đổi.  

     Ḥa thượng Thích Đôn Hậu nối ḍng pháp Lâm T ế đời thứ bốn mươi hai, pháp danh Trừng Nguyên, pháp tự Giác Thanh, ôn[1]*  là đệ tử của Tổ sư húy Thanh Ninh, tự Tâm Tịnh, khai sơn Tổ đ́nh Tây Thiên ở cố đô Huế. Là một vị Tăng xuất chúng trong chốn thiền môn, ôn được Giáo hội đương thời bổ nhiệm trú tŕ quốc tự Linh Mụ vào khoảng năm 1945, thời điểm mà đất nước Việt Nam bước qua giai đoạn lịch sử cực kỳ đen tối - Việt Minh cướp chính quyền. Chẳng bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại Việt Nam, Việt Minh rút lên chiến khu Việt Bắc, tiếp tục chín năm kháng chiến chống Pháp. Đến năm 1954, hiệp định Genève được kư kết, ḍng sông Hiền Lương ở vĩ tuyến 17 chia đôi hai miền Nam Bắc, chế độ Cộng sản cai trị miền Bắc, chính thể đệ nhất Cộng ḥa ở miền Nam.  

Ḥa thượng Thích Đôn Hậu

(1905-1992)  

     Ôn đảm nhiệm trụ tŕ quốc tự Linh Mụ trong cảnh hoang tàn, bởi một thời đây là chiến địa. Năm 1947, thực dân Pháp càn quét vùng này, chúng t́nh nghi ôn hoạt động cho Việt Minh nên đă bắt ôn cùng với hai người nữa rồi chuẩn bị hành quyết. Quân lính Pháp buộc người này đào huyệt chôn người kia, vụt chốc hai người ngă gục. Đến lượt ôn là người sau cùng, họng súng của chúng chực chờ nhả đạn, hầu kết liễu oan uổng mạng sống của một nhà sư. May thay! Giữa lúc tính mạng của ôn như ngh́n cân treo sợi tóc, th́ đức Từ Cung[2]**  được tin cấp báo, lập tức can thiệp với ṭa Khâm sứ Pháp tại Huế, yêu cầu ngưng ngay cuộc hành h́nh thầy Đôn Hậu. Chính phủ Pháp đành phải nhượng bộ, bởi lẽ họ cũng chẳng có bằng cớ ǵ để chứng minh rằng, ôn hoạt động cho Việt Minh. Thế là, cây cỏ đồi Hà Khê dường như bừng sống dậy, nước B́nh Hồ không thể nào nhuốm máu oan khiên! Thoát đại nạn trong đường tơ kẻ tóc, ôn Linh Mụ xem đức Từ Cung chẳng khác nào một vị cứu tinh cao cả, ân nghĩa sâu nặng ấy, ôn luôn luôn canh cánh bên ḷng. Sau này, thỉnh thoảng ôn đến cung An Định để thăm hỏi sức khỏe của bà, hai vị hàn huyên tâm đắc.  

Đoan Huy Hoàng Thái Hậu

(1887-1980)  

     C̣n nhớ hôm nào, sau buổi giảng kinh Di Đà sớ sao cho Tăng Ni tại Phật học đường Báo Quốc, nghe tin đức Từ Cung tạ thế, ôn xúc động trước tin buồn đột ngột. Hôm ấy, mưa gió dầm dề, nước sông Hương tràn bờ, ḍng nước lũ chảy xiết từ ngọn nguồn xuôi về cửa biển Thuận An, thôn Kim Long và Xuân Ḥa nằm dọc ven sông ngập ch́m trong ḍng nước bạc. Khi ấy, ôn bảo tôi đi đ̣ ngược ḍng theo đường Kim Long lên Linh Mụ để lấy một ít thuốc men và đồ dùng rồi trở về chùa Báo Quốc. Ôn ở lại đây để ngày mai cùng Ḥa thượng Thích Thanh Trí đến cung An Định làm lễ phúng điếu và tiễn đưa linh cữu Hoàng Thái Hậu đến nơi an nghỉ cuối cùng.


[1] * Từ đây trở xuống, tôi dùng chữ ôn tức là Ḥa thượng Thích Đôn Hậu, trú tŕ chùa Linh Mụ, Huế. Đây là từ xưng hô rất mực tôn kính của Tăng Ni và Phật tử xứ Huế để bạch với các bậc Ḥa thượng, hoặc các vị trưởng lăo tôn túc.

[2] ** Đức Từ Cung: Tức Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, thân mẫu của cựu hoàng Bảo Đại.

 

trở lại