Buổi tŕnh diễn vỡ bi hài kịch “ Con Nhà Giàu”.

Chủ nhật ngày 25 tháng 10, 2015 tại Saigon Performance Art Center thuộc thành phố Fountain Valley, California đă có một buổi tŕnh diễn vỡ bi hài kịch  “Con Nhà Giàu” từ tác phẩm “Con Nhà Giàu” của nhà văn Hồ Biểu Chánh, được đạo diễn bởi Howie Nguyễn và tổng biên tập kiêm điều hành Đỗ Thanh cùng nhiều tài tử điện ảnh với nhiều tiếng hát sáng giá của tân nhạc Việt Nam tŕnh diễn. 

Saigon Performing Center-H́nh của Tam Giang

Dưới bầu trời ấm áp của Miền Nam California, xuất đầu diễn lúc 1:30 PM đă được đông đảo đồng hươngngười Việt ở vùng Little Saigon đứng chật cả trong cũng như ngoài rạp. Số người tham dự có đủ mọi thành phần, mọi thế hệ nhưng nhiều nhất là những người lớn tuổi, có cụ được con cháu đẩy xe lăn đưa vào rạp.

Đồng hương đang chờ vào rạp hát-H́nh của Tam Giang

Trước khi nói về vỡ kịch “Con nhà giàu”, xin t́m hiếu qua về tiểu sử nhà văn Hồ Biểu Chánh.Tên thật của ông là Hồ Văn Trung sinh năm 1885 tại G̣ Công. Thời Pháp thuộc ông làm đến chức đốc phủ sứ (quận trưởng). Ông là người thông minh, yêu dân, yêu nước. Ông sáng tác hơn 100 tác phẩm gồm tiểu thuyết,nghiên cứu, phê b́nh văn học cùng nhiều bản dịch văn học Trung Hoa. Sở trường của ông là văn xuôi tự sự nói về cuộc sống của người miền Nam vào đầu thế kỷ 20. Cách diễn đạt trong thơ, văn của ông luôn nôm na, b́nh dị. Ngoài tiểu thuyết ông c̣n viết truyện ngắn, kịch và thơ . Ông mất năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định thọ 74 tuổi.

Phần đầu của buổi tŕnh diễn là các màn ca múa của ban Việt Cầm tại Little Saigon tŕnh diễn với tiếng hát ca sĩ Mai Vi và ca sĩ Thúy Hằng, chen vào là các bài hát ca ngợi t́nh yêu quê hương như: Vọng cổ buồn, giấc mơ cánh c̣, ḷng mẹ, thời gian qua mau, người đi ngoài phố, t́nh xưa, đời đá vàng, người Việt Nam… do nhiều ca sĩ chuyên nghiệp tŕnh bày.

Đoàn kịch Đỗ Thanh tŕnh diễn:

Nhà văn Hồ Biểu Chánh đă mô tả cuộc sống b́nh dị của người dân miền Nam trong vùng đồng bằng sông Cửu Long với ruộng lúa mênh mông, tôm cá đầy đồng. Xă hội thời đó có hai giai cấp là chủ điền và tá điền. Nhân vật chính trong chuyện xoay quanh công tử Trần Thượng Tứ con của chủ điền tên Kế Hiền Toại. Ông Kế Hiền vợ mất sớm lúc ông mới ngoài 40. Ông tiếp tục lấy vợ hai là cô Lê Thị Nho mới 18 tuổi. Thị Nho hay bà Kế Hiền trẻ đẹp nhưng biết chiều chuộng chồng và đối xử tử tế với con chồng.

Một năm sau, bà Kể Hiền sinh cho chồng một con trai, đặt tên Trần Thượng Tứ. Bà Kế Hiền là người khôn khéo, nh́n xa thấy rộng khi biết chồng sức khỏe ngày càng yếu nên đă thuyết phục chồng viết di chúc để lo hậu sự và phân chia tài sản. Vợ chồng  Hiền Toại mới nhờ Hương Chánh Dung làm di chúc v́ ông nầy biết chữ. Hương Chánh Dung gặp bà Kế Hiền có nhan sắc th́ mê mệt. Bà Kế Hiền biết tâm địa của Hương Chánh Dung nên gạ gẫm ông ta viết di chúc có lợi cho ḿnh và đứa con trai. Ông Kế Hiền mất sau khi di chúc đă được kư với phần lợi thuộc về ḿnh và con trai. Từ đó, Thượng Tứ được mẹ chiều chuộng nên không chịu học hành mà lao vào cuộc sống bê tha rượu chè, ăn chơi xem tiền bạc như  cỏ rác.Vài năm sau bà Kế Hiền lại thuyết phục con trai lấy vợ là cô Hậu, con gái út của một nhà giàu trong vùng.Cô Hậu không đẹp nhưng có học, dịu dàng, nết na và chân thật khác hẳn tính t́nh chồng.Mục đích của bà Kế Hiền là muốn con trai ḿnh ở rể để hưởng gia tài bên vợ sau nầy.Thượng Tứ không thương vợ, chỉ biết có nhiều tiền để ăn chơi nên hay đánh đập vợ v́ cô ta không chịu lấy tiền của cha mẹ đưa cho Thượng Tứ. Dù Thượng Tứ đối xử không tốt với ḿnh, Hậu cũng thường lui lui tới thăm lo mẹ chồng.

Bà Hội Đồng Kế Hiền lâm bệnh nặng sắp mất bởi có người con mất dạy và bất hiếu. Thượng Tứ mới cảm thấy hồi hận v́ đă làm cho mọi người đau khổ v́ ḿnh, Thượng Tứ cũng nhờ sự kiên nhẫn  và các đức tính của vợ đă hóa giải ḿnh thành một người hoàn toàn khác trước. Thượng Tứ quỳ xuống xin lỗi mẹ, xin lỗi vợ và mọi người trong gia đ́nh và hứa sẽ là một con người tử tế, lương thiện và nhân ái.

Các diễn viên đă lột tả mọi khía cạnh của người dân miền Nam sống bên nước lớn nước ṛng. Người dân miệt vườn luôn  đôn hậu, ăn nói hiền lành, nói sao làm vậy, chất phát nhưng bộc trực, đôi lúc cộc cằn.Thời tiết bốn mùa ấm áp, gạo củi, cá mắm không thiếu nên không  ai đói.Dù nghèo hay giàu người dân miền Nam đều ăn mặc đơn giản giống nhau.Với chiếc áo bà ba, cái quần đen, cái khăn rằn quấn cổ che nắng đội mưa hoặc khi cần người nông dân quấn khăn vào cổ rồi nhẹ nhàng lên ruộng đi cày đi cấy. Gặt lúa xong lại xuống thuyền đi câu cá hoặc đánh bắt cá vào mùa nước nổi.

B́nh minh ló dạng đă thấy mênh mông rừng tràm, rừng đước, bát ngát dừa xanh, kinh rạch đâu cũng có hoa tím lục b́nh. Người dân quanh năm vừa làm vừa chơi cũng đủ no nên họ không cần bon chen, tranh dành, nói năng không quanh co. Nhiệt t́nh với bạn bè, lối xóm nhất là với khách xa đến chơi. Từ đó người miền Nam hay sinh nhậu nhẹt.

Chiếc cầu tre c̣n là văn hóa miệt vườn in sâu trong tâm khảm của người dân phải tha hương.Cầu khỉ hay chiếc cầu tre bắc qua sông rạch là nét đẹp độc đáo cho ḍng sinh hoạt của người dân miền Nam nói lên cái đơn sơ, mộc mạc, ấm áp nhưng đầy t́nh nghĩa làng trên xóm dưới.

Các diễn viên hóa trang và hóa thân đủ mọi thành phần của xă hội thời đó. Qua lời nói mộc mạc, qua tiếng cười, tiếng khóc, tiếng đùa trong những căn nhà đơn sơ  nhưng đầy ấp t́nh người ḥa lẫn với hương thơm của đồng ruộng bao quanh tạo không gian miền quê êm đềm.

 Cuộc sống của những chủ điền hay những nhà giàu  thường ở trong những căn nhà rường ba gian hai chái, cột mít, cột lim với cái tủ thờ chạm xà cừ kê gian giữa, bộ trường kỷ để phía ngoài cũng ở gian giữa, bên trái bộ xa lông chạm trổ dành cho các ông, bên phải bộ ván gơ đen láng dành cho các bà trông thật trang trọng.Khi nhà có quan khách đến chơi hay có việc quan hôn tang chế th́ tiếng mời gọi, tiếng chào nhau đều bắt đầu bằng miếng cau miếng trầu. Nhà chủ điền luôn có kẻ ăn kẻ  người ở trong nhà.Phía sau nhà lại có vườn rộng trồng đủ loại cây cho hương thơm ngào ngạt như cây cau, bưởi, lài v.v. tạo một không gian văn hóa miền quê Việt Nam đầy t́nh nghĩa gia đ́nh, bạn bè và họ hàng.

Đêm về, tiếng thở của các ḍng sông lớn, sông nhỏ, ḥa với tiếng ểnh ương, tiếng  c̣, tiếng hạt bay đêm mà người miệt vườn gọi là âm điệu hoàng hôn tạo cho các nghệ sĩ  đờn ca tài tử với chiếc đàn bầu, đàn gáo thành tiếng ca ai oán, năo nuột.Từ đó miền Nam đă sản sinh biết bao nghệ sĩ cải lương tài hoa. Đó cũng là sự hài ḥa của đất trời, sông nước và con người miền Nam.

Giai cấp chủ điền và tá điền ở Việt Nam đă bao năm sống bên nhau, đă chia sẽ bao đắng cay, thăng trầm từ đời ông đời cha, từ bắc xuống nam không sao tránh khỏi va chạm. Thêm vào đó là cảnh cường hào ác bá tạo cho miền Nam nhiều vấn nạn nhưng không trầm trọng, không độc ác như dưới thời công an trị của  XHCN hiện nay.

Văn hóa miệt vườn hay văn hóa miền Nam Việt Nam cũng vậy thôi. Trên thế giới, mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa riêng. Nhà văn Hồ Biểu Chánh cũng như nhiều nhà văn miền Nam khác đă viết nhiều về đời sống của người phương Nam hay Văn Hóa Miệt Vườn. Sau năm 1975, người cộng sản từ miền Bắc xâm chiếm miền Nam đă ra sức tiêu diệt toàn bộ nền văn hóa nầy bằng cách thu hồi sách báo cũ rồi đốt sạch, bắt cầm tù, hoặc cho đi cải tạo dài hạn những nhà văn miền Nam mà họ cho là bọn biệt kích văn hóa Mỹ-Ngụy.

Ngày nay người ta lại thấy tại Saigon có “Hội chợ mua bán sách cũ” và tại Hà Nội  có “Đại hội sách cũ” và người dân hai nơi nầy đều nô nức mua những sách cũ nhất là các sách cũ xuất bản tại miền Nam trước năm 1975.Cộng sản Việt Nam tàn bạo không khác ǵ Tần Thủy Hoàng thời Chiến Quốc bên Tàu.

Văn hóa của một dân tộc hay một miền đều khác nhau. Văn hóa miền Nam rất phong phú và độc đáo nên ít có thay đổi theo thời gian.Do đó phải tôn trọng và ǵn giữ giá trị nền văn hóa nầy bằng cách phải chấp nhận sự khác biệt văn hóa để sống và tồn tại.

Đoàn Kịch Đỗ Thanh chào khán giả trước khi kết thúc -H́nh của Tam Giang

Buổi tŕnh diễn vỡ bi hài kịch kết thúc lúc 5:30PM với nhiều tiếng khen của khán giả .Những người lớn tuổi có người đă không cầm được nước mắt bởi họ đă thấy chính ḿnh trong đó ở một thời xa bên quê nhà. Câu chuyện chính trong“ Con nhà giàu” của nhà văn Hồ Biểu Chánh và phần kịch bản hôm nay có nhiều chỗ khác nhau bởi đạo diễn Howie Nguyễn và tổng biên tập và điều hành Đỗ Thanh muốn có tiếng cười lẫn tiếng khóc trong một vỡ kịch dài mà thời gian lại quá ngắn.

California ngày 27-10-2015

Tam Giang Hoàng Đ́nh Báu

Trở lại