Trợ
chiến hạm Nơ Thần (Nguyễn Văn Trụ) HQ
225
Trong
số những chiến hạm của Hải Quân
Việt Nam Cộng Ḥa, Trợ Chiến Hạm có
lẽ là loại chiến hạm có mặt từ ngày
thành lập HQVNCH và tiếp tục hoạt động
cho đến ngày VNCH kh6ng c̣n là một quốc gia.
Trợ Chiến Hạm là tên Việt cho các tàu đổ
bộ loại LSSL (Landing Ship Support Large) của HQ Hoa
Kỳ.
Trong thời kỳ Thế Chiến thứ hai, HQ Hoa
Kỳ đă sử dụng nhiều loại chiến
hạm đổ bộ gọi chung là Landing Ship như
LST (Landing Ship Tank), LCT (Landing Craft Tank), LSD (Landing Ship
Dock)..sau đó phát triển thêm những loại LCI (L)
=Landing Craft Infantry (Large)… Những LCI này được
gắn nhiều loại súng khác nhau từ phóng rocket,
súng cối, đại liên, đại bác… Và sau cùng
được bổ sung và phát triển hơn
nữa thành một loại chiến hạm có cấu
trúc lớn hơn, trang bị hỏa lực mạnh hơn
để trở thành đúng nghĩa là một
chiến hạm LCS (L) với tên phụ là Mighty Midget.
Khi Thế Chiến II chấm dứt 123 chiếc LCS(L)
ở trong t́nh trạng c̣n hoạt động
được, sau đó do nhu cầu của cuộc
Chiến Tranh 'Lạnh' giữa hai khối Tự Do và
Cộng Sản, các LCS(L) được đưa ra tái
sử dụng dưới kư danh mới LSSL và Hoa
Kỳ đă viện trợ những chiến hạm này
cho các quốc gia đồng minh như Pháp, Ư,
Nhật, Đài Loan.. qua các chương tŕnh quân viện như
Mutual Defence Assistance, SecurityAssistance.
Trợ Chiến Hạm trong Hải Quân Pháp
tại Việt Nam:
Trong chiến tranh VN, Pháp đă nhận được
quân viện từ Hoa Kỳ và Hải Quân Pháp cũng
nhận một số chiên hạm để sử
dụng tại chiến trường Đông Dương.
Ngày 25 tháng7 năm 1950, 6 chiếc LSSL được bàn
giao cho Pháp tại Puget Sound: đó là những chiếc
LSSLs 2, 4, 9, 10, 28 và 80. Sau chuyến hải hành vượt
Thái B́nh Dương, các chiến hạm này cặp
bến SàiG̣n vào ngày 17 tháng 9. Lúc đầu HQ Pháp
đánh số các chiến hạm này từ 1 đến
6, nhưng sau đó (cuối 1951) đổi thành các
số 9021 đến 9026 và đến 1953 dùng tên các
vơ khi thời Trung Cổ để đặt cho các
chiến hạm này. (Trước đó HQ Pháp đă có
3 chiếc LSSL, với 6 chiếc mới nhận HQ Pháp
có được 9 LSSL để sử dụng trên
chiến trường Đông Dương).
Các chiến hạm của HQ Pháp mang những tên:
Arbalete (9021), Arquebuse (9022), Hallebarde (9023), Javeline (9024),
Pertuisane (9025), Rapière (9026) và vào 1953 thêm 3 chiếc
được Hoa Kỳ chuyển cho Pháp là những
chiếc Etendard, Oriflamme và Framée.
Các LSSL được dùng để yểm trợ cho
các Dinassault (Hải đoàn xung phong) trong các trận
đánh chống lại lực lượng Việt
Minh tại những vùng sông rạch Bắc VN như các
khu vực Sông Đáy, Sông Hồng. đồg thời
hoạt động tuần pḥng ven biển từ Trung
ra Bắc và trên sông Cửu Long tại miền Nam.
Trong thời gian từ 1952-1954, các chiến hạm này
đă yểm trợ nhiều cuộc hành quân của
Lực lượng Liên Hiệp Pháp.
Sau khi Hiệp Định Geneve được kư
kết, phân chia VN thành hai miền, chiến hạm
Pertuisane đă được dùng để chuyên
chở người di cư từ Bắc vào Nam.
Trợ Chiến Hạm của Hải Quân VNCH:
- Các Trợ Chiến Hạm do Pháp chuyển giao: Khi vai
tṛ của Pháp chấm dứt, họ đă chuyển
một số chiến hạm trong đó có các LSSL cho
Việt Nam.
Chiếc Arbalète là Trợ Chiến Hạm đầu
tiên được chuyển giao cho HQVN vào ngày 12 tháng
10 năm 1954 tại Sài G̣n. HQVN đổi tên chiến
hạm này thành Nỏ Thần HQ 225. Với giai đoạn
đầu của tổ chức HQVN chưa đủ
nhân lực và c̣n thiếu kinh nghiệm để
điều hành nên tuy được chinh thức xem là
một chiến hạm của VN nhưng vẫn do sĩ
quan và thủy thủ đoàn (25 người) Pháp
kiểm soát và điều hành, thêm vào đó là 30 nhân
viên HQVN .xem như 'học nghề'. Đến
khoảng cuối năm 1955, chiến hạm trở thành
'không thể hải hành' nên được giải ngũ,
chuyển cho Đài Loan để phế thải,
lấy những cơ phận c̣n dùng được.
Chiếc Arquebuse được chuyển giao vào năm
1955 và trở thành Linh Kiếm HQ 226.
Chiếc thứ ba được Pháp chuyển lại
là chiếc Framée, chuyển vào tháng 3 năm 1956, và
thay thế cho chiếc Arbalete phế thải, HQVN
vẫn dùng tên Nỏ Thần HQ 225 đặt cho
chiếc này.
Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến
tranh chống Cộng, các chiến hạm này theo Đ/Tá
Đỗ Cẩm ghi lại: 'LSSL là những chiến
hạm thật sự chiến đấu đầu tiên
mả HQVN tiếp nhận và là niềm hănh diện
cho HQVN. Hỏa lực của chiến hạm thật
ghê gơm nhất là khi yểm trợ cận mục
tiêu. Chiến hạm gây kinh hoàng cho VC trong những năm
50-60, và giúp rất nhiều cho các cuộc hành quân
tại các vùng sông ng̣i khi khả năng của KQVN và
Pháo binh c̣n giới hạn..'
Các Trợ Chiến Hạm do Mỹ chuyển giao: Ngoài
3 Trợ Chiến Hạm kể trên, Hoa Kỳ cũng
chuyển giao cho HQVNCH 4 chiếc nữa để
tổng số Trợ Chiến Hạm lên đến 7
chiếc. Từ 1957, HQVNCH đă dùng tên các chiến sĩ
HQ hy sinh để đặt cho các Trợ Chiến
Hạm:
HQ 225 Nguyễn văn Trụ
HQ 226 Lê Trọng Đàm
HQ 227 Lê văn B́nh
HQ 228 Đoàn Ngoc Tảng
HQ 229 Lưu Phú Thọ
HQ 230 Nguyễn Ngọc Long
HQ 231 Nguyễn Đức Bổng
Đặc tính chung của các Trợ Chiến
Hạm:
-Trọng tải trung b́nh 250 tân, tối đa 384
tấn
-Kích thước: dài 158 ft, rộng 23.7 ft
-Vận chuyển: hai máy diesel, mỗi máy 1600 mă
lực
-Vận tốc trung b́nh 14 hải lư/giờ, tối
đa 16.5 hải lư/giờ
-Hỏa lực: 1 đại bác 76.2 mm, 4 khẩu 40 mm, 4
khẩu 20 mm và nhiều đại liên.
-Thủy thủ đoàn: 60-70 người
Vai tṛ và Nhiệm vụ cũa Trợ Chiến
Hạm:
Trong những năm 1950, các Trợ Chiến Hạm
thuộc HQ Pháp hoạt động trên chiến trường
Đông Dương thường được giao
những nhiệm vụ như tuần pḥng ven
biển, và do hỏa lực trang bị trên tàu khá
mạnh nên được dùng vào việc yểm
trợ cho các cuộc hành quân thủy bộ. Những
'dinassaut' của Pháp gồm một số chiến
đỉnh nhỏ như LCT, LCM và LCVP gắn thêm
nhiều đại liên, súng cối để tăng
hỏa lực..Khi hành quân thường có thêm một
LSIL để dùng làm nơi đặt Bộ Chỉ
Huy, và khi có mặt của Trợ Chiến Hạm th́
chiếc này sẽ giữ nhiệm vụ đó. Đài
chỉ huy của Trợ Chiến Hạm khá cao, giúp tăng
được tầm quan sát nhưng lại trở thành
mục tiêu bị địch quân nhắm bắn.. Các
nhân viên quan sát trên pháo tháp dễ bị 'băn
sẻ'. Các Trợ Chiến Hạm rất hữu
hiệu trong công Tác bảo vệ các đoàn tàu
thuyền cần di chuyển trên những ḍng sông
bị CQ phục kích.. Lực lượng Việt Minh
trong thời gian này chưa có những vũ khí
nặng để gây tổn hại cho các đoàn công-voa
trên sông. Nguy hiểm nhất chỉ là ḿn thả trôi
hoặc đặt vào tàu để phá hoại.
Một số cuộc đụng độ giữa
lực lượng VM và Pháp trên những vùng sông ng̣i
dều đưa đến những tổn thất
nặng cho VM như các trận phục kinh trên Sông
Đáy (11-1952), trận giải vây Mao Khê (23-3-1951),
chiến dịch Phủ Lư-Ninh B́nh (29-5-1951) giữa các
SĐ 308 và 304 VM và Dinassaut 3 của Pháp.
Trong những năm 1953-54, các Trợ Chiến Hạm
Pháp đă đụng độ rất nhiều
trận với VM.tại những khu vực Phát
Diệm, Bùi Chu, Thanh Hóa, Hưng Yên và những
tiền đồn dọc Sông Hồng.
Sau Hiệp định Geneve, HQ VN tiếp nhận hai
Trợ Chiến Hạm từ người Pháp và
tiếp tục sử dụng các tàu này theo kiểu HQ
Pháp, nghĩa là tuần ven biển, sông rạch và
yểm trợ hành quân thủy bộ.
Từ 5-19 tháng 6, 1955, các giang đoàn xung phong 22, 23 và
25 được sử dụng trong các cuộc hành quân
dẹp các lực lượng quân đội Giáo phái
Ḥa Hảo trong khu vực Cần Thơ, Long Xuyên.
Bộ Chỉ Huy chiến dịch được đặt
trên Chiến hạm Nỏ Thần.
Về nhiệm vụ tuần duyên, từ tháng 12-55,
Nỏ Thần được giao nhiệm vụ
tuần tra ven biển từ Vũng Tàu đến Mũi
Băi Bùng.
Vai tṛ yểm trợ hỏa lực và tiếp vận
cho các tiền đồn xa xôi nơi vùng sông rạch
giảm dần khi Không Quân VNCH lớn mạnh, các phi
vụ Skyraider và trực thăng vơ trang được
sử dụng nhiều hơn.
Trong những tháng đầu năm 1970, các Trợ
Chiến Hạm trỡ thành lực lượng chính
bảo vệ các đoàn tàu tiếp tế cho Kampuchea
trên thủy lộ Pnnompenh-NeakLuong. Chuyến tiếp
vận sau cùng được thực hiện vào ngày
30 tháng Giêng 1975.
'Dự án Hải sử' (Vũ Hữu San) đă
viết về sự hữu hiệu của Trợ
Chiến Hạm và giang pháo hạm như sau:
' Trong ṿng 25 năm chiến tranh, loại Trợ
Chiến Hạm LSSL là loại chiến hạm có
hỏa lực mạnh nhất trong sông ng̣i VN, kế
đó là các Giang phao hạm. Khi hành quân phối
hợp với lực lượng bạn, hai loại tàu
này thường được dùng như soái hạm
lưu động cho CHT hành quân. Với hỏa
lực hùng hậu, chiến hạm yểm trợ
hải pháo rất đắc lực khi tiến quân.
Tuy vậy đôi khi tại vùng đồng bằng sông
Cữu Long, các tàu này đă được sử
dụng vào các công Tác tuần tiễu sông ng̣i. Lâu lâu
cấp chỉ huy c̣n dùng hai loại tàu này thường
trực để yểm trợ cho lực lượng
diện địa ven sông. Trong công Tác này chiến
hạm thường đơn độc nên dễ dàng
bị địch phục kích khi giang hành và cả khi
neo lại nghỉ ngơi.
Hạm đội HQVNCH được tổ chức
thành 3 Hải Đội (Tuần duyên, Chuyển
vận và Tuần dương). Giang pháo hạm
thuộc Hải đội 1, tuần duyên (gồm
cả các PGM=Tuần duyên hạm và LSIL=Giang pháo
hạm).
Victor Croizant (Đại Tá TQLC Hoa Kỳ) trong 'The Brown
Water Navy' đă viết một bài 'tiêu biểu' về
hoạt động của Giang Đoàn Xung Phong 23 trong
trận Hàm Luông 4 tháng 10 1965 như sau: 'Chiến
hạm HQ 226 được giao nhiệm vụ tuần
giang trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long
trong các tháng 9 và 10, 1965. Các báo cáo từ Cố
vấn Mỹ ghi nhận chiến hạm đă yểm
trợ cho 3 công Tác trục vớt các tiểu đỉnh
bị ch́m, yểm trợ hải pháo cho 9 cuộc hành
quân, cho hai chuyến tiếp liệu và tuần tra
đơn độc 9 chuyến.Hoạt động
đặc biệt hữu hiệu nhất của HQ 226
là yẩm trợ cuộc hành quân của Giang đoàn
23 trong cuộc đổ quân cho TĐ 41 BĐQ tại
Hàm Luông, Kiến Ḥa ngày 4 và 5 tháng 10. Trong trận này
21 chiến sĩ BĐQ và HQ hy sinh cùng 57 bị thương..
Cuộc hành quân bắt đầu từ 7 giờ sáng,
xuất phát tại Bến Tre. BĐQ dùng tàu xuôi ḍng
để đổ bộ vào khu vực t́m và
diệt một lực lượng VC đă bao vây
tấn công một tiền đồn và xă ấp
đêm hôm trước. Thời tiết không cho phép dùng
trực thăng để đổ quân như dự
trù.Lực lượng giang đoàn tiên công lúc 11
giờ sáng, hộ tống bởi một phi cơ quan
sát của LQ HK. Phi cơ không ghi nhận được
hoạt động của CQ. Lúc 12 giờ , HQ 226
dẫn đầu khởi pháo vào một mục tiêu
nghi ngờ, lập tức VC nổ súng dự dội vào
đoàn tàu từ bờ bên phải và vào HQ 226 từ
bờ trái.Hai LCM chở quân trúng đạn, một
ở t́nh trạng gần ch́m phải kéo: cả hai
ủi băi vào bờ trái, BĐQ đổ bộ và
tạo một ṿng đai pḥng thủ, các tiểu
đỉnh tạm rút chỉ HQ 226 trụ lại để
yẩm trợ cho toán BĐQ và phi cơ được
gọi đến để oanh kích..Các LCM trở
lại đổ thêm quân tiếp viện. HQ 226 ở
lại chiến trường suốt đêm..Sáng 5/10,
lực lượng VNCH thanh toán chiến trường.
Lược sử và hoạt dộng của các
Trợ Chiến Hạm:
1) HQ 225 Nguyễn văn Trụ:
-Chiến
hạm được khởi đóng ngày 27 tháng Giêng
1945 tại cơ xưởng Commercial Iron Works, Portland
(Oregon).
-Hạ thủy ngày 7 tháng Hai, 1945.
-Gia nhập HQHK ngày 5 tháng 3, 1945 và nhận kư hiệu
USS LCS(L)(3)-105 sử dụng cho Lực lượng
trừ bị.
-Danh hiệu đổi thành Landing Ship Support Large USS
LSSL-105 vào ngày 28 tháng Hai, 1949.
-Chuyển cho Lực lượng Tuần Duyên Ryukyu ngày
12-03-1952
-Chuyển cho HQ Pháp ngày 28 tháng 12, 1953 , được
đặt tên là RFS Framée.
-Chuyển cho HQ VNCH năm 1957, cũng đặt tên là
Nỏ Thần (HQ 225) , sau đó năm 1970 đổi tên
thành Nguyễn văn Trụ. (HQ Trung Úy Nguyễn văn
Trụ, Khóa 2 HQ/VN hy sinh trong một trận đánh
thuộc chiến dịch Nguyễn Huệ tại Long
xuyên vào tháng 12/1955).
-Bị đặc công CS đánh ch́m ngày 30 tháng 7 năm
1970
Vài hoạt động của HQ 225:
(Danh số HQ 225 đă được dùng cho hai
LSSL,chiếc thứ nhất tiền thân là Arbalète.
Hoạt động của Nỏ thần (LSSL-2)
được tóm lược trong phần trên).
-Từ
1956-57, HQ 225 thứ nh́ thay cho chiếc thứ nhất
phế thài, vẫn được đặt tên là
Nỏ Thần, nhận những nhiệm vụ như
tuần tra trên sông Cửu Long và dọc duyên hải
Nam VN từ Vũng Tàu đến Hà Tiên, bảo
vệ các thuyền đánh cá VN trong khu vực
Vịnh Thái Lan chống các vi phạm của
Cambodia.
-
16 tháng Hai-1969 HQ 225 dùng hải pháo giúp đẩy lui
cuộc tấn công của VC tại Vĩnh Long và 28 tháng
11 cũng đẩy lui cuộc phục kích của VC
tại Tam Giang, Đầm Dơi.
-Từ 1970, HQ 225 được đặt dưới
sự chỉ huy của Hải đội tại Căn
cứ Năm Căn. Rạng sáng ngày 30 tháng 7 năm
1970, HQ 225 thả neo, cột giây tại căn cứ Năm
Căn, nơi cửa sông Bồ Đề, và bị
đặt ḿn phá hoại, phát nổ lúc 2 giờ sáng.
Tàu ch́m nhanh xuống đáy nước. Hạm Trưởng
Nguyễn Ngọc Quyền kể lại: ' Tôi cho
lệnh đào thoát, bỏ tàu khi nước ngập
1/3 tàu trong vài phút; một số thủy thủ không
thoát kịp v́ lo thu nhặt vật dụng cá nhân' . Công
cuộc tiếp cứu tuy diễn ra nhanh chóng, tuy nhiên
17 nhân viên thũy thủ đoàn bị mất tích và
được xem là hy sinh theo tàu.. Do nước
chảy xiết và khu vực kém an toàn nên việc
trục vớt chiến hạm không được
thực hiện. Điều tra sau đó t́m thấy
những sợi dây nylông dài cột theo dây neo và tàu
bị ch́m do đặc công 'thủy' VC gài ḿn.
Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng trong 'Năm Căn, vùng
xôi đậu' đă kể lại vụ ch́m tàu như
sau: 'Đêm thứ hai của một chuyến nghỉ
bến sau đó, giữa lúc Hải và Trung sĩ Hoan
đang đội mưa đi từ câu lạc bộ
về pḥng, th́ bỗng giật ḿnh v́ hai tiếng
nổ liên tiếp kinh hồn xen lẫn với
những tiếng sấm chớp ầm ầm của cơn
mưa miền nhiệt đới, cả hai chạy
vội ra cầu tầu. Cảnh náo loạn hăi hùng
đang diễn ra trước măt mọi người:
chiếc LSSL, nằm giữa gịng sông, nghiêng hẳn phía
tả hạm; trên boong chính nhân viên nhôn nháo, cố
kiếm cách nhảy xuống..Chiếc PCF trực
ứng chiến rà đến. Hải và Hoan cũng
vội vă nhảy xuông PCF của ḿnh, gỡ dây,
nổ máy phóng ra chiến hạm, chỉ đủ th́
giờ cùng chiếc PCF trực, đón được
một số nhân viên và vị hạm trưởng
..vẫn c̣n ngơ ngác chưa hoàn hồn v́ chấn
động của tiếng nổ..'
2) HQ 226 Lê Trọng Đàm:
-Khởi đóng ngày 5 tháng 7, 1944 tại George
Lawley&Sons Corp. Neponset, MA.
-Hạ thủy: 15 tháng 7, 1944
-Gia nhập HQHK ngày 11 tháng 8 1944 , nhận kư hiệu
USS LCS(L)(3)-4
-Hoạt động trong khu vực Thái b́nh dương
trong Thế chiến 2
-Đ́nh động sau thế chiến, lưu giữ
tại LL Trừ bị (Columbia Reserve Group, Astoria OR
-Nhận kư hiệu mới USS LSSL-4 ngày 28 tháng Hai, 1949.
-Chuyển cho HQ Pháp ngày 15-8-1950 đổi thành RFS
LSSL-2 và sau đó thành RFS Arquebuse (L-9022)
-Chuyển cho HQVN năm 1955, đổi tên là RVNS Linh
Kiếm (HQ-226) và sau đó đổi thành Lê Trọng
Đàm
-Bị đánh ch́m ngày 3 tháng 10, 1970
Vài hoạt động:
HQ 226 Linh Kiếm được giao nhiệm vụ
thuộc Hải lực HQVN. Một trong những
nhiệm vụ của Lực lượng này là
tuần pḥng trên sông và yểm trợ cho các Giang
đoàn xung phong trong các cuộc hành quân.
Vai tṛ yểm trợ của Trợ Chiến Hạm
được chứng minh cụ thể trong trận
Hàm Luông (4-5 tháng 10, 1965): Trong trận này Giang đoàn
Xung phong 23 được giao nhiệm vụ đổ
bộ TĐ 41 BĐQ gần khu vực Bến Tre nơi
sông Hàm Luông (Kiến Ḥa) để t́m và diệt
một TĐ Công quân hoạt động tại đây.
Chiến hạm Linh Kiếm đă được
sử dụng làm hỏa lực yểm trợ, giúp
đẩy lui lực lượng Cộng quân đang
phục kích đoàn tàu từ cả hai ven bờ.
HQ 226 cũng nhận nhiệm vụ tuần tra trên sông
Sài G̣n bảo vệ tàu thuyền di chuyển qua khu
vực Rừng Sát.
Trong năm 1968, HQ 226 Linh Kiếm luôn luôn 'bận
rộn'. Hạm Trưởng Lê văn Rạng điều
khiển chiến hạm tham dự nhiều cuộc hành
quân trong khu vực sông Cửu Long, kể cả
yểm trợ bảo vệ các tỉnh, thị xă
trong Tết Mậu Thân. Từ 3 đến 5 tháng Hai,
HQ 226 ngăn chặn các cuộc tấn công của VC vào
Vĩnh Long từ ngă sông Cổ Chiên. Riêng trong
thời gian từ cuối tháng Giêng đến đầu
tháng 3/68, Chiến hạm đă yểm trợ hỏa
lực trong 36 vụ đụng độ với CQ..
do những chiến công này Đ/Úy Rạng đă
được ân thưởng huy chương Bronze
Star with Combat V của TT HK.
Ngày 6 tháng 5, 1968, HQ 226 bị VC phục kích trên sông
Cổ Chiên từ cả hai bên bờ. Chiến hạm
phản kích diệt nhiều VC để chỉ
bị tổn thất nhẹ với 5 chiến sĩ
bị thương.
Ngày 3 tháng 10 năm 1970, HQ 226 trong khi đang thả neo
trên sông Cổ Chiên, đă bị đặc công
thủy VC bơi lặn, thả trôi xuôi gịng từ
Cồn Giai, đặt ḿn vào giây neo. Vụ nổ gây
một lỗ hổng lớn nơi mũi tàu, gây
tử thương cho hai thủy thủ và làm tảu
ch́m sâu dưới 8m. Chiến hạm bị hủy
bỏ và không được trục vớt.
3) HQ 227 Lê văn B́nh:
-Khởi đóng ngày 10 tháng 8, 1944 tại George Lawley
& Sons Corp, Neponset, MA
-Hạ thủy: 19 tháng 8, 1944
-Gia nhập HQ HK ngày 10 -9- 1944, kư hiệu USS LCS(L)(3)-10
sau đó đưa vào đ́nh động trong Lực
lượng HQ Trừ Bị thuộc Hạm đội
Thái B́nh Dương. Kư hiệu được đổi
thành USS LSSL-10 ngày 28 tháng Hai, 1949.
-Đưa ra tái hoạt động và chuyển (cho mượn)
cho HQ Pháp ngày 15 tháng 8 năm 1950, đặt tên là RFS
Javeline (L-9024)
-Pháp trả lại HK vào năm 1955
-HK chuyển cho Nhật ngày 7 tháng 5, 1956, đặt tên
là JSDFS Hinageshi.
-Nhật trả lại HK và HK chuyển cho HQVN ngày 15
tháng 9,1956 và trở thành HQ-227 Lê văn B́nh. (HQ Trung Úy
Lê văn B́nh, Khóa 10 HQ/Nha trang thuộc GĐ 28 XP,
tử trận tại Cà Mau năm 1965 khi chiếc LCM 6
chở Pháo Binh đi hành quân bị trúng ḿn.)
-Bị ch́m ngày 2 tháng 10, 1966.
Vài hoạt động:
Vào lúc 2 giờ 31 sáng ngày 2 tháng 10, 1966: HQ 227 thả
neo ở khoảng 800 m trên sông, phia Tây Căn cứ
Giang đoàn27 ở Mỹ Tho. Chiến hạm đă
bị đặc công VC (giả dạng binh sĩ Điạ
Phương Quân đi trên tàu) đặt ḿn phá
hoại. Hai quả ḿn phát nổ gây tàu ch́m, nhưng
v́ mực nước không sâu nên phần boong c̣n trên
mặt nước. Nhân viên cơ khí đă dùng bơm
để tháo nước, vá tạm lỗ thủng
để đưa tàu lên mặt nước. HQ Trung
Tá Trần văn Triết, Tư lệnh GĐ 27 đă
trực tiếp chỉ huy cuộc trục vớt, sau
đó HQ 227 được LCM 8 kéo về Sai Gon để
sửa chữa, nhưng v́ tổn thất quá nặng
nên đành bị phế thải.
4) HQ 228 Đoàn Ngọc Tảng:
-Khởi đóng 7-7-1944 tại George Lawley & Sons corp
-Hạ thủy: 17-8-1944
-Gia nhập HQ HK 6 tháng 9, 1944. Kư hiệu USS LCS(L)(3)-9
-Tham dự các cuộc hành quân trong vùng biển Thái b́nh
Dương, sau đó được đ́nh động
và tồn trữ trong LL Trừ bị.
-Kư hiệu đổi thành USS LSSL-9 ngày 28-9-1949
-Chuyển cho HQ Pháp ngày 15-8-1950, thành RFS Hallebarde (L-9023)
-Trả lại HK năm 1955
-HK chuyển cho Nhật (7-5-56) đổi tên thành JFDSF
Asagao
-Nhật trả lại HK để HK chuyển cho HQVN
(15-9-56) để trở thành HQ 228 Đoàn Ngọc
Tảng
-Di tản đến Philippines (4-1975), HQ Phi đổi tên
thành RPS La-Union (LF-50), dùng lấy cơ phận và
phế thải vào năm 1980.
Vài hoạt động:
- 4 tháng 6-1967, HQ 228 giúp đẩy lui cuộc tấn công
của một đại đội VC vào đồn
Đức Mỷ, khoảng 26 km phia Nam Vĩnh Long, và
ngày 17 tháng 6 , HQ 228 cùng hai PBR giúp giữ vững
tiền đồn Lo Xe bị hai ĐĐ VC bao vây.
5) HQ 229 Lưu Phú Thọ:
-Khởi đóng ngày 6 tháng Giêng,1945 tại Commercial
Iron Works, Portland Oregon
-Hạ thủy 27-1-45
-Gia nhập HQ HK 13-2-45, kư hiệu USS LCS(L)(3)-101
-Đ́nh động và tồn trữ trong LL Trừ
bị Astoria OR
-Đổi kư hiệu (28-2-49): USS LSSL-101
-Chuyển cho HQ Nhật (30-4-53) thành JDS Tsutsuji
-Nhật trả lại HK để chuyển cho HQ VN
(28-4-56) trở thành HQ 229 Lưu Phú Thọ (Khóa 10 HQ/NT)
-Di tản sang Philippines (4-75), phế thải để
lấy cơ phận rời.
Vài hoạt động:
HQ
229 ngoài những nhiệm vụ yểm trợ hành quân,
lịch sử chiến hạm c̣n có thêm một
'sự kiện' đặc biệt: Tháng 12, 1966 Hạm
Trưởng HQ 229 nhận được lời yêu
cầu của một quận trưỏng (bạn thân
của Hạm Trưởng) chở tiếp liệu
đến cho một tiền đồn trong vùng xa xôi
nơi VC bao vây cắt cả đường bộ
lẫn đường sông. Đây không phải là
nhiệm vụ của chiến hạm. Trong chuyến
tiếp tế này tàu c̣n chở thêm 1 ḅ đực và
4 ḅ cái để binh sĩ tiền đồn nuôi thêm,
làm thực phẩm dự trữ. Chuyến đi
gặp trở ngại do sóng gió nên hai con ḅ sút giây,
chạy loạn trong tầu và bị gẫy chân; tuy
cả 5 con đều đến được
tiền đồn nhưng tin bị lộ nên Hạm
Trưởng bị truy tố ra ṭa án Quân Sự
về tội danh 'chở súc vật trái phép'. Hạm
Trưởng sau đó được miễn tố nhưng
vẫn bị phạt.
6) HQ 230 Nguyễn ngọc Long:
-Khởi đóng 18-12-44 tại Commercial Iron Works
-Hạ thủy 6-1- 45
-Gia nhập HQ HK 24-1-45 kư hiệu USS LCS(L)(3)-96
-Hoạt động tại vùng Thái B́nh Dương
-Đ́nh đông và đổi kư hiệu (28-2-49) thành
USS LSSL-96
-Chuyển cho Nhật (30-6-53) thành JDS Shobu
-Trả lại HK để chuyển cho VN ngày 28-4-65
trở thành HQ 230 Nguyễn ngọc Long
-Di tản đến Philippines (4-75) HQ Phi đổi thành
RPS Sulu (LF-49)
7) HQ 231 Nguyễn Đức Bổng:
-Khởi đóng 5-12-44 tại George Lawley & Sons Corp.
-Hạ thủy 13-12-44
-Gia nhập HQ HK 31-12-44 kư hiệu USS LCS(L)(3)-129
-Hoạt động trong khu vực Viễn Đông Thái
B́nh Dương cho đến đầu năm 1946
để đ́nh động và xếp vào LL Trừ
Bị.
-Đổi kư hiệu thành USS LSSL-129 (28-2-49)
-Chuyển cho Nhật (30-6-53) thành JDS Botan
-Trả lại HK 28-4-65 và HK chuyển cho HQVN ngày 19-6-66
để trở thành HQ 231 Nguyễn Đức
Bổng. (HQ Trung Úy Nguyễn Đức Bổng, Khóa 10
HQ/NT hy sinh năm 1965 tại Băi Ngao, Kiến Ḥa).
-Di tản sang Phi (4-75) trở thành BRF Camarines Sur (LF-48)
Chuyến hải hành sau cùng của các Trợ
Chiến Hạm:
Trong tổng số 7 Trợ Chiến Hạm của
HQVNCH, ngoài 3 chiếc bị ch́m do đặc công VC
đặt ḿn, 4 chiếc c̣n lại đều di
tản được sang Philippines.
HQ 228:
-Thàng 4-1975: HQ 228 Đoàn Ngọc Tảng do HQ Thiếu
Tá Nguyễn Hoàng Be làm hạm trưởng được
điều động về công tác tại Vùng 4 Sông
ng̣i với nhiệm vụ chính yếu là yểm
trợ Hạm đội 21. Chiến hạm thường
xuyên hoạt động tại căn cứ HQ Cần
Thơ.
-HQ 228 Tách bến Cần Thơ lúc 00 giờ 20 ngày 30
tháng 4-75 mang theo Phó Đề Đốc Đặng
Cao Thăng, Tư lệnh Hạm đội 21 cùng
Bộ Tham mưu, trên chiến hạm c̣n có Chuẩn tướng
Chương Dzềnh Quay, Tham mưu trưởng Quân
đoàn 4. Chiến hạm trên đường ra
biển dù 'trên máy PRC-46 của tàu vẫn phát lời
kêu gọi cũa Tướng Nguyễn Khoa Nam..các quân
nhân không được tự ư rời nhiệm
sở..' Chiến hạm..giữ im lặng vô tuyến
trên suốt thủy lộ đường ra biển.
HQ 228 đến điểm tập trung ngoài khơi Côn
Sơn và theo đoàn chiến hạm HQVN hải hành
đến Subic Bay.
-HQ
228 đến Phi mang theo 149 người trong đó có
37 nhân viên thủy thủ đoàn..
HQ 229:
-HQ
229 Lưu Phú Thọ do HQ Th/Tá Vương Thế
Tuấn lảm Hạm trưởng rời VN theo
Cửa Tiểu đến Subic Bay với 37 người
gồm 34 thủy thủ và 3 người tị
nạn (?)
-HQ 230:
Trong
những ngày cuối cùng của VNCH, HQ 230 được
Bộ tư lệnh Hạm đội biệt phái cho
Bộ Tư lệnh Vùng 4 Duyên Hải.cùng 3 chiến
hạm khác là các Giang pháo hạm HQ 330 và 331, Tuần
duyên hạm HQ 602.
Tư
lệnh V4 Duyên Hải là Đại Tá Nguyễn văn
Thiện. Hạm trưởng HQ 230 là Thiếu Tá
Nguyễn Nguyên.
Cuộc
di tản ngày 30 tháng 4 của Vùng 4 Duyên Hải đă
được ghi nhận với nhiều điểm
trái ngược của những người trong
cuộc.
-
Đại Tá Thiện trong bài hồi kư '4 chiến
hạm di tản từ đảo Phú Quôc ' (Trang Lưu
niệm Khóa 7 Đệ Nhất Thiên Xứng) ghi
lại: Ông đă họp với các Hạm trưởng
của 4 Chiến hạm để định điểm
hẹn là ngoải khơi cách Ḥn Thơm chừng
một hải lư về phía Tây. Ông đă dùng LCM 8
để cùng gia đ́nh rời Bộ Tư lệnh
sau khi họp tuyên bố giải tán Vùng 4 Duyên
Hải, đến HQ 230 và di chuyển ngay về Poulo
Panjiang. Ông cho biết là 8 giờ sáng ngày 1 tháng 5,
một số gần 40 PCF từ Hải đội 5
Duyên Pḥng (Năm Căn) và HĐ 4 DP do ḍ t́m tần
số trên máy PRC-25 nghe được sự liên
lạc giựa 4 chiến hạm nên đến với
đoàn tàu (?) và được vớt lên các
chiến hạm di tản. Đoàn tảu 4 chiếc do
HQ 230 dẫn đầu, theo sau là HQ 330 gịng theo HQ 331 (dùng
làm chiến hạm dự trữ) và sau cùng là HQ 602
hải hành về hướng Singapore.
- Trong bài 'Trong cảnh sống c̣n' phổ biến trên
nhiều website hải ngoại và trong tập sách
'Một thuở làm trùm' tác giả Nguyễn Tấn Hưng,
Trưởng Pḥng 2 Bộ Tư lệnh V4 Duyên Hải
đă ghi lại nhiều điều khác biệt hơn:
..' Trợ Chiến Hạm HQ 230 vừa kéo neo, chúng tôi
chạy ra vừa kịp lúc. Cho ghe rà lại bên hông
định cặp nhưng bị bắn đuổi. Tôi
nh́n lên đài chỉ huy thấy ông hạm trưởng
Nguyễn Nguyên (mới vài ngày qua dă đich thân lên
xin tôi bản đồ vùng TBD). Tôi tin tưởng
ở ḿnh, đưa tay vẫy rồi kêu to:
Commandant..cho tụi tôi lên với.. nhưng bị
bắn đuổi..'
-Tác
giả Nguyễn Hữu Duyệt trên HQ 330 ghi lại
trong' Vùng 4 DH những ngày cuối' (Lướt sóng 40)
: 'Sau khi Tách bến HQ 330 chạy ṿng quanh phía Nam Phú
Quốc để phối trí và đến điểm
hẹn là Ḥn Khoai, vớt được khoảng 400
người. HQ 331 bị cháy cả hai máy, bất
khiển dụng, trên tàu có khoảng 300 người nên
được HQ 330 kéo theo, dự trù sẽ chuyển
số người này khi gặp được
một dương vận hạm. HQ 330 dẫn đầu
toán. Kéo theo HQ 331, sau đó là HQ 230 và HQ 602 đi
về Singapore. Sau khi bị Singapore từ chối không
cho tị nạn, đoàn tầu quyết định
đi về Úc'.. Ông viết tiếp: ' Tôi nghĩ
chiếc HQ 230 phải là chiếc dẫn đầu v́
có vị TL V4 DH trên đó và ông đă hứa là
sẽ dẫn đoàn tàu đến nơi đến
chốn với kinh nghiệm của ông..nhưng HQ 330
vẫn được chỉ định dẫn đầu
chạy với một chân vịt nhưng lại kéo
thêm HQ 33, kế đó là HQ 230 và sau cùng là HQ 602.
-
Theo Đ/Tá Thiện: 'Đoàn tảu chúng tôi rời
An Thới với 4 chiến hạm và gần 3000 người,
đến Subic bay với 3 tàu và khoản 2500 người
tỵ nạn..' Tuy nhiên, trong List of RVNN ships evacuated to
the Philippines on April 30, 75 (ht*p.Hoangsaparacels.blogspot.com) th́ các
con số do HK ghi nhận như sau:
-HQ 230: mang theo 145 người gồm 40 thủy thủ
đoàn và 105 người tị nạn. HQ 330/ 331.. không
rơ số người nhưng chắc chắn không
thể có 2500 người trên hai tàu này.
Con số của Đ/Tá Thiện có lẽ bao gồm
cả số người trên Tàu Trường Thanh (trên
tàu có Tướng Lân TQLC cùng bộ tham mưu) cũng
ghé Singapore xin tị nạn nhưng sau đó tự t́m
đường đi Philippines (?).
HQ
231:
Chiến
hạm HQ 231 Nguyễn Đức Bổng, do HQ Đ/Úy
Nguyễn văn Phước làm Hạm trưởng,
trong thời gian tháng 4 năm 1975 được tăng
phái cho vùng 2 Duyên hải, giữ nhiệm vụ
hộ tống và bảo vệ các Dương vận
hạm trong khi làm công tác chuyẻn vận và di
tản thường dân và các đơn vị quân
đội thoát khỏi các vùng CQ sắp chiếm.
Cuối tháng 4, HQ 231 di chuyển về Căn cứ
Đồng Tâm và sau đó được giao
nhiệm vụ ngược ḍng Mekong về Cù lao An
Long (Long Xuyên), biệt phái cho Bộ Chỉ huy Liên
giang đoàn án ngữ tại Tân Châu. Tối 29-4 ,
chiến hạm được lệnh về Đồng
Tâm, Mỹ Tho..Sáu giờ sáng 30, khi đến Đồng
Tâm, căn cứ đă bị CQ nằm vùng khống
chế, HQ 231 chạy quanh Mỹ Tho-Đồng Tâm và
khi có lệnh 'buông súng' của DVM, chiến hạm
chạy ra biển theo đường Cửa Tiểu,
rồi đến Côn sơn và sau cùng đi Subic bay. HQ
231 đến Phi với 126 người gồm 58
thủy thủ và 64 người tị nạn.
Người
chuyển: HẢI LƯ |