Đường Xưa Lối Cũ: Hà Nội

Bạn thân,
Khi du thuyền chỉ mới vào tới vịnh Hạ Long tôi đă thấy bồi hồi. Đúng là thượng đế đă ưu ái cho VN chúng ḿnh một mảnh giang sơn mỹ lệ, thế nhưng rồi chợt thấy xót xa khi thấy những con thuyền mỏng manh với vài ba đứa trẻ được bố mẹ áp sát vào du thuyền để … ăn xin! Tôi bùi ngùi quay mặt, không muốn nh́n cả những thân xác khô gày trên những chiếc xà lan xuôi ngược, chở đày vật liệu để xây cất những nhà cao từng trên bờ, đón người ngoại quốc sang nghỉ ngơi. Thiên nhiên mỹ lệ nhưng đa số dân chúng vẫn đói khổ, và mảnh đất nước này có c̣n giữ măi được không hay là rồi sẽ lại thuộc về đám người phương Bắc gian tham!

Trên đường từ Băi Cháy/Quảng Ninh, nơi tàu thả neo, về Hà Nội chúng tôi đă đi qua vài nơi quen thuộc như Hải Dương và Bắc Ninh. Quê tôi chỉ cách Hà Nội hơn 10 cây số, trước đây thuộc về Bắc Ninh nhưng nay đă là một phần của Hà Nội, mặc dù phần đất đó vẫn c̣n rất chân quê. Dân làng tôi thường nói ngọng, lẫn lộn giữa “l” và “n”, nên một ông anh họ từ quê ra Hà Nội học đă từng bị chế giễu là tác giả được giải “Lobel” với tác phẩm “Nàm Thế Lào Để Không Lói Ngọng”, thế nhưng mỗi lần nghĩ tới nơi chôn nhau cắt rốn đó tôi vẫn không khỏi thẫn thờ nhớ thương.

Cô em tôi sinh ra là lớn lên tại Đà Lạt, chỉ nghe mẹ tôi mỗi lần nhớ nhà lại nhắc đến “Đ́nh Đào, Miếu Thượng, Chùa Lê”, nên lần này về qua đất tổ đă đi đến tận những nơi đó, và nhất là ra xem cầu Vương bắt ngang con sông đào uốn lượn quanh làng, nơi chị tôi thường dắt tôi ra đứng ở đầu cầu chờ mẹ tôi gánh lúa về từ bên kia sông. Em tôi đă không t́m được những ǵ mẹ tôi thương nhớ v́ làng tôi bây giờ không c̣n nhà tranh vách đất, không có cây đa và lũy tre, và cũng chẳng c̣n cánh đồng lúa thẳng cánh c̣ bay. Người dân đă bán đất cho Tàu, cho Đại Hàn xây nhà máy, lấy tiền cất nhà lầu, đi làm công thay v́ “chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa” như xưa. Hơn 40 năm trôi qua, làng tôi và Bắc Ninh bây giờ trông như ngoại ô Sài G̣n trước năm 1975, dân làng không đói khổ nhưng đất nước này vẫn c̣n thua kém xa những nước láng giềng.

Chiếc xe du lịch đưa chúng tôi vào Hà Nội bằng cầu “Nhật Tân”, cây cầu “hoành tráng” mới nhất vừa mới được khánh thành. Người lái xe h́nh như rất tự hào nhưng với chúng ḿnh những người đă từng có dịp đi đây đi đó th́ cầu Nhật Tân cũng giống như những cây cầu tầm thường mà chúng ḿnh đă từng vượt qua bên trời Âu Mỹ. Qua cầu Nhật Tân “hoành tráng”thế nhưng tôi lại nhớ cây cầu Long-Biên ọp ẹp mà ngày xưa mỗi lần nghỉ lễ tôi được ngồi xe hàng, về quê để câu cá, bắn chim hay ôm thân cây chuối tập bơi ngoài sông đào.

Mười năm trước tôi đă có dịp về Hà Nội t́m dấu chân xưa, và đă có chút ngỡ ngàng, nên lần này trở lại tôi không mấy c̣n nôn nóng. Người lái xe đưa chúng tôi “tham quan” những thắng cảnh tiêu biểu của thành phố, và tôi chỉ hững hờ đưa mắt nh́n. Xe qua hồ Tây, một người bạn đi chung vốn rất trầm lặng bỗng la lên thảng thốt: “Đó, chỗ đó là nhà tôi ngày xưa, phiá trước là đường Cổ Ngư, tôi và bố tôi vẫn thường ngồi câu cá bên bờ hồ…”. Anh lạc giọng thẫn thờ … Đường xưa lối cũ c̣n sống măi với những người tha hương. Bốn mươi năm hay 100 năm cũng chỉ là một khoảng thời gian rất ngắn trong giấc mơ trở về quá khứ, phải thế không bạn thân!

Thật ra lần này về Hà Nội tôi muốn t́m gặp hai người bạn văn. T.L. và tôi biết nhau từ lâu, từ khi cô bạn trẻ đó c̣n là sinh viên trên đất Pháp, nhưng chưa hề gặp nhau. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, T.L. về nước làm việc cho một cơ quan tài chánh ngoại quốc, và thường viết cho tôi, mong một ngày nào gặp mặt để cùng nhau đi dạo trên con đường Trường Thi dưới trời mùa thu Hà Nội. Mặc dù đă hứa hẹn nhiều lần nhưng bây giờ tôi mới có dịp trở về, và chúng tôi đă gặp nhau trong quán cà phê Thủy Tạ bên hồ Hoàn Kiếm. T.L. đằm thắm và dễ thương hơn là tôi tưởng. Người con gái đó cũng rất lễ phép và giữ được giọng nói “Bắc Kỳ” xưa, không bị pha trộn âm hưởng của vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh như những người Hà Nội mà tôi đă từng gặp gỡ.

Chỉ tiếc là mùa thu Hà Nội năm nay nóng quá, và tôi cũng chỉ có vài tiếng đồng hồ tại thành phố, nên chúng tôi chỉ trao đổi với nhau một chút tâm t́nh chứ không có th́ giờ đi t́m “cây bàng lá đỏ, mái ngói thâm nâu” như chúng tôi hằng ước ao. Chia tay, hẹn gặp lại nhau một ngày nào khác, ở bên đó hay bên này, v́ với địa vị và thân thế, có lẽ T.L. có thể xuất ngoại bất cứ lúc nào nhưng điều tôi mong mỏi là tương lai của Việt Nam sẽ thuộc về những người trẻ như T.L., những người có kiến thức và nặng ḷng với quê hương.

Người bạn thứ hai tôi muốn gặp là một nhà văn đă đứng tuổi, nhưng tiếc thay v́ th́ giờ eo hẹp nên chúng tôi chỉ trao đổi qua điện thoại. Anh D. sinh ra và lớn lên tại miền Bắc nhưng anh và tôi đồng cảm về thân phận con người, nhất là những người lính, dù là bộ đội miền Bắc hay quân nhân VNCH. Anh cũng như tôi đều ước ǵ sau cuộc chiến chính quyền đối xử với những người lính miền Nam giống như là tướng Grant đă mở rộng ṿng tay đón nhận “bên thua cuộc” sau trận nội chiến của Hoa Kỳ để cùng nhau xây dựng một nước Mỹ hùng cường. Tôi không thể gặp anh để cùng uống với anh một chén tương phùng như anh muốn thế nhưng tôi tin là chúng tôi đă hiểu nhau hơn. Tôi nói với anh là một ngày nào đó tôi sẽ trở lại nếu như vẫn c̣n một nước Việt Nam!

Bạn thân,

V́ nhớ thương quê cha đất tổ nên tôi đă trở về thăm thêm một lần thế nhưng thực t́nh tôi không có nhiều kỳ vọng về chuyến đi. Tôi cũng đă không thất vọng v́ đâu đó trong niềm nhức nhối của quê hương tôi vẫn thấy c̣n có t́nh người. Riêng K. và một người bạn đă có những ngày vui v́ được nếm và mua tất cả những món quà quê hương. Mấy món quà đó th́ ngay cả bên Mỹ này cũng có, và có thể c̣n ngon và sạch hơn, thế nhưng cốm Ṿng bọc bằng lá sen th́ không phải chỉ để ăn mà c̣n để nh́n, để thấy cả một trời thương nhớ đó bạn thân.

Vài hàng thăm bạn, “đường xưa lối cũ” c̣n có những nơi mà anh em chúng ḿnh đă một thời hy sinh cả tuổi xuân, và tôi đă về gặp bạn cũ. Bạn chờ tôi viết tiếp nghe.

T́nh thân,

Ngụy Xưa
Dec. 12, 2015

Trở lại