Giờ nghỉ…

Phan

Tôi không thích túm năm tụm ba với cánh đàn ông ngoài băi đậu xe mà nhiều người vẫn nghĩ là chuyện đàn ông giờ nghỉ chỉ vui thôi, cho khuây khỏa thôi. Thật sự khuây khỏa cũng có, khi ai đó có câu chuyện vô thưởng vô phạt nhưng vui, đem ra kể để mọi người cùng cười giờ nghỉ th́ khuây khỏa thật. Nhưng những chuyện ấy dường như ngày càng hiếm nên toàn chuyện nhạt; và cũng v́ nhạt nên những người thích kể thường thêm tục tĩu vào để gây cười. Nên càng nhạt.

Rồi đàn ông có lắm chuyện không? Không lắm đàn ông nhiều chuyện thật, nhưng lưa thưa những người đàn ông thích nói th́ lại nhiều chuyện hơn cả đàn bà.

V́ thế mưa nắng, lạnh nóng ǵ tôi cũng chui vô xe ngồi thư giăn với ly trà nguội. Lại có thời gian xem qua điện thoại xem có tin nhắn, điện thư ǵ không? Việc gấp th́ trả lời vắn tắt cho kịp giờ, không gấp th́ chiều về phúc đáp cho đủ đầy…

Nhưng hôm nay lạ lùng hơn mọi ngày thường trông giờ nghỉ để ra ngoài hít thở khí trời. Hay bởi như có điều ǵ đó bất an trong ḷng. Tôi quyết định ngồi lại chỗ làm để tĩnh tâm. V́ chợt nhớ tới anh bạn Công giáo, cứ mỗi năm anh đi tĩnh tâm một tuần, không điện thoại, internet ǵ hết. Và thực sự tôi có thấy anh khoan ḥa hơn sau những lần anh đi tĩnh tâm về. Tôi không có phước phần được hưởng nhan thánh Chúa, nhưng làm theo điều hay lẽ phải chắc Chúa cũng thương t́nh.

Sau vài lần hít thở thật chậm nhưng sâu như nhập thiền. Tôi nhận thức được sự chờ đợi đă trở lại sau tháng năm dài buông xuôi trong không gian hợp nhất – không c̣n phân biệt ngày hay đêm, đói hay no, buồn hay vui. Những năm tháng khó khăn ấy vẫn c̣n nguyên trong sự chờ đợi một đổi thay – là bất an.

Nhưng điện thoại, tin nhắn, đem tôi về đời thực với xe đă sửa xong, anh ra lấy xe; Bên bảo hiểm xe tới đáo hạn, gọi đóng tiền; Thuế nhà báo sớm để chuẩn bị đóng trước trung tuần tháng giêng… Đời nhiều chuyện đă rằng, nhưng đạo đâu khi chỉ thấy những đêm sao lung lạc ngay trên ghế ngồi trong xưởng.

Nghe nói thiền định không phải tṛ chơi nên đừng giỡn! Nhưng nh́n quanh chỗ làm thường ồn ào, đông người qua lại. Giờ cũng không gian ấy nhưng yên lặng như tờ, không một bóng người… Nó lại biến thành cái chợ làng về đêm trong trạng thức mơ hồ, lờ mờ những dăy sạp trong ánh sáng cuối ngày, hăng hăng mùi chợ tàn, cái mùi của đủ thứ mùi trộn lại… từ cọng cải úa tới củ khoai sùng bị vứt bỏ, cánh hoa c̣n tươi rói nhỡ nhàng như nửa chừng xuân thoắt găy cành thiên hương, nên bị vứt lại chợ đời với mùi tanh hàng cá lấn lướt nhất theo những lọn gió xộc vào mũi. Đó là nhành cúc trắng trong chiều bái biệt quê nhà.

Rồi đàn chó hoang lặng lẽ đứng nh́n tôi với đôi mắt lạc loài ở chợ làng ven sông huyện An biên, thuộc tỉnh Kiên giang. Đêm đó tôi xuống thuyền vượt biển. Chiếc giầm chèo khua khẽ nước sông đêm tạ từ quê mẹ. Không biết giờ tay chèo c̣n hay mất, thương nhành cúc trắng không may hôm bái biệt quê nhà hay thương người ở lại! Thương cả lũ chó hoang lạc loài có bộ lông đồng phục như công an biên pḥng …

Uất khí tụ đan điền trùng trùng th́ thiền hành ǵ khi hoả tâm ngùn ngụt. Nên chỉ c̣n ḷng mang mác buồn với mùi hương c̣n nhớ mông lung…

Bỗng chiếc ghế đang ngồi của tôi nhúc nhích bánh xe. Già Mike đến từ đâu không biết nhưng hoài niệm tan đi. Ông nói, “hôm nay tôi về sớm được không?”

“Ông lại có hẹn bác sĩ?”

“Không. Chiều nay sinh nhật vợ tôi.”

“Vậy th́ chúc mừng sinh nhật bà. Ông định mấy giờ ông về”

“Bốn giờ rưỡi. Chứ về sáu giờ rưỡi th́ trễ quá! Vợ tôi không ăn trễ được…”

“Được thôi ông già. Không có ǵ trở ngại. Tôi sẽ làm công việc của ông.”

Ông Mike cảm ơn tôi bằng bàn tay hộ pháp như nải chuối già, ông ṿ đầu tôi là thương lắm theo kiểu cao bồi thời thượng.

Ông đi vài bước, nhưng quay lại, dứ dứ vô mặt tôi xấp tiền, “Tôi có hai mươi hai đồng… hai mươi hai đồng cho tối nay đó anh bạn trẻ…” Ông c̣n nói ǵ đó nữa nhưng v́ vừa nói vừa rời đi nên tôi không nghe. Chỉ biết tạ ơn Chúa ḷng lành. Xin người giữ ǵn cho Mike, bông hoa cuộc sống trái mùa đừng dị dạng.

Tôi ngồi cười thầm với già Mike không tuổi! H́nh ảnh ông đạp cái xe đạp tới hăng những sáng sớm gợi nhớ trong tôi. Hôm phải đi làm sớm quá th́ ông gắn thêm đèn chớp đỏ chỗ sau yên ngồi đạp để xe hơi thấy ông mà tránh; hôm mưa mới tội nghiệp ông già trùm poncho vẫn ướt; hôm nào có hẹn bác sĩ th́ mới được vợ đưa rước bằng xe hơi.

Nh́n ông thấy chán đời v́ già khú rồi c̣n cực như trâu. Nhưng ông giàu hơn nhiều tỷ phú trong mắt tôi là sự bằng ḷng với hiện tại nghèo khó và bệnh tật. Chính hai thứ đánh gục người ta dễ nhất lại giúp Mike có được nụ cười Di lặc.

Mike nhặt được cô vợ khi ông đóng quân ở Đông Âu. (Bởi khi nghe ông kể chuyện t́nh của ông, tôi nhớ lắm truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân viết vào thời Ất dậu 1945 khi nạn đói đă giết chết hai triệu người miền Bắc). Ông nhặt bà từ địa ngục về thiên đàng… để bà biến thiên đàng của người cựu quân nhân Hoa Kỳ thành địa ngục. Nhưng ra tù, ông đi t́m bà trước. Đơn giản với suy nghĩ ông Mike là vợ ông không thể sống nếu không có ông.

Chắc vậy, nên hoạt cảnh bà đón ông đi bác sĩ thật mùi. Bà đậu xe bên kia đường chứ không lái vào parking của hăng, (v́ ông sợ cọ quẹt xe người khác). Già Mike trông phải ngó trái cẩn thận không xe mới lững thững băng qua đời vội vàng, người hợt hời…

Thật nhịp nhàng, ăn khớp với bà bước xuống xe. Thế giới chỉ c̣n hai người hôn nhau là tồn tại với mắt môi cười…

Rồi bà gỡ ba lô trên vai ông ra (v́ ông đi xe đạp nên đeo ba lô). Hôm đi xe hơi cũng đeo ba lô luôn v́ chắc quen với ba lô từ thời c̣n đi học, tới thời đi lính.

Bà lững thững đi ṿng qua đầu xe. Mike ṭ ṭ theo mở cửa, đỡ bà ngồi vào ghế passenger. Già Mike nhanh nhẹn trở về ghế lái. Nhưng chậm lên đường v́ c̣n phải cài seat belt cho vợ cẩn thận như đóng nắp quan tài. Chả biết Mike sợ người chết trở về, hay sợ đời tôi cô đơn… chỉ biết Mike là đức ông quư hiếm sắp tuyệt chủng trên đời.

Giờ làm, rồi lại giờ nghỉ nối tiếp mười hai tiếng ngày thật dài. Cái break time bốn rưỡi chiều. Mike khoác tay tạm biệt tôi v́ đă nói trước với nhau rồi mà. Tôi lại ngồi nghĩ với hai mươi hai đồng trong thời lạm phát này th́ họ đi đâu ăn mừng sinh nhật? Uống ǵ? Quà. Quà mới là nan giải. Lại c̣n hoa. Hoa ǵ?

Tự nhiên tôi đặt cho ḿnh hàng loạt câu hỏi khó để đường về thong dong mới nghĩ ra. Chắc không có hoa ǵ đẹp hơn hoa ḷng bất tử, nên quà cũng miễn luôn là vừa. Ăn. Họ sống từng tuổi đó rồi th́ có ǵ ngon trên đời mà họ chưa ăn qua. Chắc hai ông bà đưa nhau đi ăn kem cho vừa túi tiền. Mát miệng mùa hạ, ngọt lừ tin yêu, dư hương thuở nào thơm tho ngày ấy sao th́ nay cũng vậy; lại đỡ phiền cho hai bộ răng đă bỏ đi chơi quên về…

Nhưng tôi về tới nhà mới niệm. Tôi nhắm mắt lại h́nh dung ra bữa tiệc thương hương. Người ta biết rất nhiều về mùi hương, nhưng mùi thương không thương không hương. Bởi có triệu loại nước hoa nhưng sao người ta chỉ nhớ mùi thương người t́nh; quê tôi điêu linh nhưng đâu thiếu kiều hoa hạnh thảo… sao tôi măi nhớ mùi chợ chiều; mùi thương khó của sinh linh mà mỗi người là một; mùi kiếp nạn dễ ai quên…

Tôi thương những ṿng quay xe đạp của già Mike mất rồi! Ṿng nhỏ giọt mồ hôi cơm áo, ṿng nhân sinh giáp hạt sự đời…

Tôi nghe Mike tâm sự tới ngỡ ngàng về cuộc đời của Mike đă nhiều lần trốn chạy buồn chán rất thời đại. Nên ông ám ảnh tôi, hay thách thức tôi đây?

Tôi thương Mike lặng thầm nên đi bắt bí mấy tay trốn việc phải tới giúp ông để ông c̣n thêm ngày nào là ngày đó bằng chứng cho độ lượng.

Những lúc nh́n ông vă mồ hôi già không bằng khi nh́n ánh mắt hiền lương khoan thứ với đời của ông. Tôi thấy người ta được lập tŕnh sẵn cho một đời người từ khi có ư thức là phải biết phân biệt tốt và xấu. Rồi từ đó, ai cũng sống theo gương tốt như người máy là không bao giờ làm sai; nên cũng không bao giờ hiểu tốt là ǵ? Xấu là sao? Tốt và xấu đều có nhưng tốt với người này chưa chắc với người khác; xấu với ngựi rủi thành may với người có duyên th́ sao?

Nếu lặng ḷng giây phút sẽ thấy giữa hai phạm trù thiện và ác, may và rủi, bất và hạnh,… ranh giới rất mơ hồ. Một việc rủi đến khóc được th́ lại cười với hậu quả mỹ măn không ngờ; một chuyện buồn tan nát lại ngộ hạnh cuối chân mây…

Tôi thích Mike già tự tại. Chan ḥa. Chưa bao giờ nghe ông kể khổ, chỉ thấy Mike ngủ gục v́ sức già làm sao chịu nổi 12 tiếng ngày mà cứ triền miên… Đánh thức ông không nỡ, mà không khều ông dậy th́ biết được điều ǵ sẽ xảy ra?

Nhưng toàn tâm hết ư tôi vẫn không nghĩ ra được bữa tiệc mừng sinh nhật (cho đúng) với hai mươi hai đồng trong túi. Có lẽ người ta sống với khái niệm có sẵn để lăng phí tư duy th́ Mike sống với tư duy để đừng lăng phí nữa! Bao nhiêu là đủ, bao nhiêu là vừa trong đời này! Rồi chuần mực của tốt là tốt hay là xấu. Người ta chỉ biết tin tốt xấu có sẵn mà sống; Mike th́ sống để kiểm nghiệm lại. Tôi chờ ông qua đêm để sáng ra được nghe bữa tiệc hơn đời…

Phan

Trở lại