Đi tướng Robert E. Lee 1807-1870

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Robert E. Lee

 

Robert E. Lee, Đại tướng Lục quân Liên minh miền Nam.
Ảnh do Julian Vannerson chụp năm 1863

Tiểu sử

Tên thật

Robert Edward Lee

Biệt danh

"Marble Man"

Sinh

19 tháng 1, 1807
Stratford HallVirginia

Mất

10 tháng 12, 1870 (63 tuổi)
Lexington, Virginia

Nơi chôn cất

Lee Chapel
Đại học Washington và Lee
Lexington, Virginia

Binh nghiệp

Phục vụ

Hoa Kỳ
Liên minh miền Nam

Năm tại ngũ

1829–1861 (Hoa Kỳ)
1861–1865 (miền Nam)

Cấp bậc

Đại tá (Hoa Kỳ)
Đại tướng (miền Nam)

Chỉ huy

Giám đốc Học viện Quân sự West Point
Binh đoàn Bắc Virginia

Tham chiến

Chiến tranh Hoa Kỳ-Mexico
Cuộc đột kích Harpers Ferry
Nội chiến Hoa Kỳ

Công việc khác

Hiệu trưởng Đại học Washington và Lee

 

Robert Edward Lee (19 tháng 1 năm 1807 – 12 tháng 10 năm 1870) là sĩ quan quân đội Hoa Kỳ, nổi tiếng v́ ông nhận chức Đại tướng thống lănh quân đội Liên minh miền Nam trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865).

Cha ông là Thống đốc Virginia Thiếu tướng Henry Lee III (biệt hiệu khinh kỵ Harry) (17561818). Gia đ́nh ḍng dơi Sir Thomas More và vua Scotland Robert II. Là sinh viên xuất sắc của Trường Vơ bị West Point, Lee cầm quân suốt 32 năm, tham gia chiến tranh Hoa Kỳ - Mexico.

Đầu năm 1861, Lee phản đối Virginia ly khai chính phủ, nhưng đồng thời từ khước lời mời của tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln thống lănh quân đội Liên bang miền Bắc. Sau đó, Lee quyết định theo ủng hộ quân nhà, ban đầu chỉ làm cố vấn quân sự cho tổng thống miền Nam Jefferson DavisTháng 6 năm 1862, Lee nhận chỉ huy các đội quân Liên minh miền Nam tại Mặt trận miền Đông và kết hợp các đơn vị thành Binh đoàn Bắc Virginia.

Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, tướng Lee thắng lớn tại trận Bull Run thứ nh́trận Fredericksburg và trận Chancellorsville. Nhưng hai lần ông đem quân tấn công miền Bắc đều thất bại. Trong trận Antietam năm 1862 ông suưt bị thua và phải từ từ rút về. Năm sau, 1863, ông kéo quân đến đánh trận Gettysburg ở Pennsylvania và bị thảm bại. May cho ông là tướng miền Bắc George Meade không biết lợi dụng cơ hội đánh đuổi, nên Lee lại thoát được, chạy về Virginia.

Mùa xuân năm 1864, tướng miền Bắc Ulysses S. Grant kéo quân đánh miền Nam và dần dần tỉa ṃn lực lượng của tướng Lee. Trong hai chiến trận Overland và , tuy tướng Lee gây nhiều thiệt hại cho quân miền Bắc, quân của ông cũng tổn thất và không phục hồi lực lượng kịp cho các trận đánh tiếp theo. Đầu tháng 4 năm 1865, tướng Lee bắt đầu kéo tàn quân chạy về thủ phủ Richmond, Virginia. Tướng Lee bị buộc phải đầu hàng tướng Grant trong trận Appomattox ngày 9 tháng 4 năm 1865. Tuy quân miền Nam vẫn c̣n một số lực lượng rải rác khắp nơi, tin tướng Lee và binh đoàn Bắc Virginia đầu hàng là một tổn thất tinh thần khủng khiếp cho Liên minh miền Nam. Hai tháng sau, toàn thể lực lượng miền Nam phải buông súng và quân miền Bắc chiến thắng, kết thúc cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.

Tướng Robert E. Lee được quân sử Hoa Kỳ ca ngợi là vị tướng dụng binh tài t́nh và táo bạo, tuy quân số của ông kém đối phương rất nhiều, ông vẫn có khả năng đánh thắng hoặc cầm cự lâu dài. Nhưng nhiều người cũng chê ông là hiếu thắng để thất bại trong hai lần Bắc Chinh.

Trong những tháng cuối của nội chiến, tướng Lee cho dân nô lệ nhập ngũ để tăng cường lực lượng nhưng đă quá trễ. Sau khi ông đầu hàng, tướng Lee ra lời khuyên binh sĩ miền Nam c̣n ẩn núp khắp nơi đừng tạo chiến tranh du kích công phá chính phủ miền Bắc và ông kêu gọi ủng hộ ḥa b́nh Nam-Bắc.

Trong thời hậu chiến, Robert E. Lee làm hiệu trưởng trường cao đẳng và ủng hộ Tổng thống Hoa Kỳ Andrew Johnson trong chương tŕnh tái thiết đất nước và ḥa giải giữa các vùng đối địch nhau. Ông đồng thời chống đối chính sách cực đoan cho nô lệ vừa được trả tự do quyền bầu cử và tước quyền bầu cử của những người theo Liên minh miền Nam khi trước. Ông khuyên nhóm chính trị Liên minh miền Nam suy tính lại vị thế của ḿnh và tham gia chính phủ toàn quốc.

Tướng Robert E. Lee là một anh hùng quân đội của miền Nam Hoa Kỳ và sau khi ông mất, ngay cả những người miền Bắc cũng phải thán phục ông. Robert E. Lee được công nhận là một biểu tượng cao đẹp trong quân sử Hoa Kỳ.  

Bài Học của Tướng Lee

Mạnh Kim

https://4.bp.blogspot.com/-dg1vVWdt2pg/WZXiexzJqbI/AAAAAAAA0Qc/_0t5-l9Y6G0VzRWrTI3bNIdbDtr67F1xACLcBGAs/s400/20861976_10156207097664796_3377060051359533067_o.jpg

Sự kiện bạo động kinh khủng tại Charlottesville (bang Virginia) ngày 12-8-2017 đă bắt đầu một phần từ mâu thuẫn dai dẳng giữa phe ủng hộ duy tŕ tượng tướng Robert E. Lee và phe yêu cầu dỡ bỏ. Ngay từ hồi c̣n sống, tướng Lee đă tiên đoán điều này.  

Jonathan Horn, tác giả quyển “The Man Who Would Not Be Washington: Robert E. Lee's Civil War and His Decision That Changed American History”, cho biết, sau khi Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc và tướng Lee trở thành chủ tịch Washington College (Lexington, Virginia) năm 1865, ông nhiều lần được đề nghị dựng tượng nhưng luôn từ chối v́ cho rằng điều đó sẽ “khiến những người chiến thắng (phe Liên bang) giận dữ”. Trong lá thư 1866, ông viết: “Về việc dựng một tượng đài như vậy như một h́nh thức suy tưởng, tôi tin rằng, cho dù điều ấy có mang lại cảm giác tri ân cho miền Nam như thế nào th́ hành động này trong điều kiện hiện tại của đất nước cũng chỉ mang lại ảnh hưởng tŕ trệ thay v́ thúc đẩy thành quả và sự tiếp nối…”.  

Tháng 6-1866, tướng Lee cũng bác bỏ đề xuất dựng tượng Stonewall Jackson, vị tướng mà tài năng và sự nổi tiếng chỉ đứng sau ḿnh. Ông nói rằng sẽ là không công bằng khi yêu cầu gia đ́nh các cựu binh Liên minh (Confederate, phe miền Nam) quyên tiền để dựng tượng trong khi họ đang vất vả mưu sinh sau chiến tranh. Ba năm sau, khi “Hiệp hội tưởng niệm chiến trận Gettysburg” mời đến địa điểm lịch sử trên “nhằm dự lễ động thổ cho các công tŕnh đá hoa cương tưởng niệm”, tướng Lee nhẹ nhàng từ chối và nêu lư do: “Tôi nghĩ rằng sẽ khôn ngoan tinh tế hơn, nếu đừng mở ra những vết loét chiến tranh mà nên học theo tấm gương của các quốc gia luôn cố gắng xóa bỏ dấu vết xung đột nội chiến đồng thời cam kết cùng nhau quên lăng những xúc cảm từng được sinh ra (và gây mâu thuẫn thời chiến tranh)”.  

Lee tin rằng thay v́ bỏ tiền của lẫn thời gian để tưởng niệm các vị tướng Liên minh, “Tất cả những ǵ tôi nghĩ có thể làm bây giờ là trợ giúp những phụ nữ đáng kính và rộng lượng khi họ nỗ lực bảo vệ những ngôi mộ và ghi dấu những địa điểm an nghỉ của những người đă ngă xuống và trông chờ ngày mai tốt đẹp hơn” – tướng Lee viết năm 1866. Trong những năm cuối đời, Lee không viết bất kỳ hồi kư nào kể lại các chiến tích “Bắc chinh”. Thay vào đó, ông viết một quyển tiểu sử ngắn về bố ḿnh, Henry “Light-Horse Harry” Lee, một người hùng của cuộc chiến giành độc lập nước Mỹ. Sử gia Jonathan Horn cho biết thêm, tướng Lee thậm chí không muốn được chôn trong bộ quân phục Liên minh hiển hách, và c̣n yêu cầu các cựu binh Liên minh không vận quân phục cũng như mang cờ Liên minh đến dự đám tang ông.  

Bức tượng gây tranh căi tại Charlottesville (Virginia), được điêu khắc gia Henry Merwin Shrady bắt đầu thực hiện và được Leo Lentelli hoàn thành, đă hiện diện kể từ năm 1924 nhưng vài năm gần đây nó được một số cư dân, viên chức địa phương lẫn vài tổ chức yêu cầu dỡ bỏ. Lo sợ của Lee đă thành sự thật: những khơi gợi quá khứ dễ duy tŕ xúc cảm cho tương lai và xúc cảm thường trở thành ng̣i nổ cho những rạn nứt và xung đột cho một dân tộc từng chia cắt và binh đao bởi nội chiến.  

Chỉ những tượng đài lịch sử ghi danh các anh hùng và chiến công chống ngoại xâm mới thật sự là quá khứ cần được giữ ǵn và nhắc nhở hậu thế, chứ không phải những nhân vật hoặc dấu ấn chiến tích của bên này hay bên kia sau cuộc nồi da xáo thịt với chính đồng bào ḿnh. Cái giá phải trả sau những cuộc hả hê lịch sử của một dân tộc từ chối ḥa hợp hoặc thất bại trong ḥa hợp thường là sự đập đổ trong một tâm trạng hả hê không kém, một khi lịch sử được viết lại, như một quy luật tự nhiên rằng không có ǵ là bất biến và vĩnh hằng. Càng nhiều tượng đài th́ sự đập đổ càng dữ dội và càng khủng khiếp.

Trở lại